Hẳn nhiều độc giả từng dự những đám hiếu ở nước ngoài cũng như Hà nội. Có những cáo phó viết rằng “Nếu quí vị dự định mua hoa đến viếng, xin dành số tiền đó gửi vào tài khoản XX của tổ chức từ thiện YY”. Đó không phải sáng kiến mới mẻ nhưng là một việc nghĩa cần nhân rộng.
Mới rồi, TPO đưa tin về 785 triệu đồng phúng viếng thân phụ Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang được gia đình tặng cho người nghèo, bệnh nhân nghèo ở TPHCM và Bình Phước hôm 14/9/2009.
Gần một tỷ đồng trong một đám hiếu tương đương với thu nhập cả đời của một gia đình bậc trung ở thành phố lớn. Bất luận thế nào, cử chỉ cao đẹp này đáng được khen ngợi và biểu dương, vì sau chuyện buồn, họ vẫn nghĩ đến chia sẻ với những thân phận nghèo khó. Xin đừng ai nghĩ rằng đây là kiểu PR trước đại hội Đảng.
Trước khi gửi tiền đi làm từ thiện, có thể ngài Thứ trưởng đã nghĩ về hậu quả nhãn tiền về uy tín của chính bản thân do những suy diễn đa chiều.
Tại sao lại có nhiều người “phân ưu” bằng tiền trong dịp này, lý do nào mà người đến viếng thay vì đốt nén nhang và cúi mình trước linh hồn người đã khuất lại đưa xếp tiền dầy cộm.
Đưa ra số tiền gần một tỷ thì dư luận sẽ hỏi, phần giữ lại có nhiều không, liệu có phải là tất cả, tại sao là con số lẻ.
Trong bối cảnh mà nạn hối lộ, đút lót tràn lan thì những câu hỏi trên không thể gọi là bất bình thường.
Trong trường hợp này, vị lãnh đạo nọ đã thắng bản thân, lấy tiền phúng viếng để chia cho người nghèo. Hành xử đẹp như thế sẽ giúp người sau noi gương và dân thường còn tin vào người cầm cân nẩy mực.
Với trào lưu xã hội hiện nay, việc mang phong bì đến nhà quan chức trong dịp lễ, tết, hiếu, hỷ không thể tránh được. Quân không nịnh sếp thì vô lý. Mà nịnh thì có vô vàn cách. Gọi đó là hối lộ là “sai”, vì đây là “tình cảm của chúng em với gia đình”.
Muốn hỏi thực hư, xin đến phỏng vấn mấy cửa hàng bán hương hoa trước cửa những nhà tang lễ lớn của thành phố. Họ biết khá rõ đám ma nào “thu nhập” cao.
Quà cáp vẫn tới nhà quan, chức càng to thì phong bì càng dầy, đám ma càng lớn và đám hỷ càng nhiều mâm. Đó là cái vòng luẩn quẩn của hệ thống. Mọi quyết định kể cả ra bởi Bộ Chính trị cũng khó giúp xóa “tệ nạn” kiểu này.
Ở phương Tây văn minh hay các nước đang phát triển có chuyện này không? Có chứ. Chỉ có điều, luật pháp chặt chẽ, chính phủ minh bạch thì nạn phong bì sẽ hiếm hoặc mất hẳn.

Tuy nhiên, nước ngoài thì kệ người ta, “cái nước mình nó thế”. Nhân dịp nhà thủ trưởng có “đám”, mục đích mang phong bì đến để làm gì, chắc ai cũng biết. Một số đến để phân ưu, nhưng số khác vừa chia buồn và tranh thủ xin chia…phần chức tước, bổng lộc.
Phương thuốc chữa ư. Văn minh nhất là tuyển chọn cán bộ phải thông qua thi cử minh bạch, lên lương, thăng chức không phải do thân quen với sếp mà phải dựa trên khả năng của ứng viên, được hội đồng có uy tín thông qua. Khi nào sếp phải “cầu cạnh” người hiền tài thì chuyện một đám hiếu thu hàng tỷ sẽ bớt đi.
Nhìn vào hiện trạng đất nước còn lâu mới đạt được lý tưởng đó. Thôi đành chung sống vậy, dù ta đang coi “tham nhũng và hối lộ” như là thách thức với sự tồn vong của chế độ. Nói thì rất hay với những mỹ từ thật xuôi tai, nhưng trong thực tế, chưa làm gì mạnh mẽ để cải thiện, dẫu có bao nhiêu ban bệ.
Vì vậy, cần một giải pháp khác thực tế hơn. Nếu các quan to, khi có người thân mất, nên đưa ra cáo phó sau đây “Nếu quí vị tới viếng, xin không gửi vòng hoa và phong bì. Nếu có hảo tâm, xin gửi tiền vào hộp từ thiện để cạnh quan tài. Toàn bộ số tiền thu được sẽ hiến tặng cho người nghèo”.
Không còn “xung đột lợi ích” nếu phong bì dầy cộp bị xé ra, lấy tiền cho vào hộp mà không danh sách người gửi. Việc đó nên để ban lễ tang làm mà không có sự tham gia của gia đình.
Có thể những đám sau đó, phong bì mỏng hơn và số lượng ít đi. Nhưng người đến viếng chắc sẽ thanh thản, người đã khuất lại giúp hồi sinh những tấm lòng cao cả, thiết thực hơn, nhân văn hơn. Phải chăng đó cũng là mong ước của người chết và cả người đang sống.
Tiền bạc do phân ưu mà có, được phân chia lại cho người khốn cùng theo cách đó, hỏi rằng ai còn nghi ngờ.
Còn những kẻ dùng cái xác trong quan tài làm nhịp cầu tiến thân cũng phải suy nghĩ về độ dầy của chiếc phong bì và tính hiệu quả của nó.
Hiệu Minh.
Chau thich rat nhieu bai viet cua chu. Chau thich cach hanh van, cach ke chuyen va ly giai rat nhe nhang ma thau dao cua chu.
Them mot ly do nua vi que chau cung o Hoa Lu a, ong noi chau o thon Bach Cu. Mac du sinh ra va lon len o Hanoi nhung chau van thay rat gan bo va yeu que minh.
em xin góp với các bác một chuyện. ở Việt nam ta,nhiều công ty sản xuất bánh kẹo có những sản phẩm hộp thì rõ đẹp, rõ to, mở ra bên trong được khoảng 15 cái bánh loại nhỏ (chẳng bằng cái bánh qui ‘Vân” ngày xưa, nằm trong 3 lớp bao bì. với số tiền bỏ ra, lúc bóc hộp bánh cứ có cảm giác mình bị lừa, chán thật. nhưng lại cũng có những cây nến thơm,do trẻ khuyết tật làm ra, bán chỉ có 4-5 nghìn đồng, chỉ bọc một lớp polyetylen mỏng, không một chút quảng cáo,bao bì đẹp … thật phí ơi là phí.
Đám của quan chức thì khỏi nói rồi. Nhưng mỗi người đóng góp một ít cũng có cái hay của nó. Đám ma, xây cất mồ mả dạo này tốn kinh người. Bỏ vào phong bì 5 chục hay 100k cũng giúp cho bạn chi tiêu.
Tuy nhiên, tôi thấy các bạn hay mua vòng hoa mà khuyên mãi không được. Điều này Sài Gòn hay hơn Hà Nội, vòng hoa cườm để lại, có người đến thầu hết, quy ra tiền rồi để dành tiền đó xây mộ, làm đám giỗ sau này…
Hà Nội ta, mỗi lần đi theo xe ra nghĩa trang là một lần làm nhiệm vụ vác vòng hoa đến oải cả người. Lúc ấy thì vòng hoa tả tơi hết, trông chán lắm.
Tôi đang hì hục viết báo cáo về Tiêu dùng và sản xuất bền vững ở Việt Nam, hòng kiếm mấy đồng Obama để tiêu. Đại khái là thúc đẩy những thiết kế sản phẩm sao cho tốn ít bao bì nhất mà vẫn đẹp, dùng ít vật liệu khó tiêu hủy mà vẫn vững chắc, tỉ lệ bao bì so với nội dung phải thật thấp. Đúng lúc này một cô bạn tự dưng đến nhà chơi biếu một hộp bánh Hải Hà to vật vã (30x40cm), đỏ rực, bìa cứng, trong lót vải vàng chóe, lại có cả nam châm để dính nắm hộp vào. Trong đó có 6 cái bánh to bằng nắm tay, và tất nhiên lại một lớp hộp nữa.
Thế là chả muốn viết báo cáo nữa, chán quá! Việt Nam mình càng ngày càng đi xa trào lưu thế giới!
Nghĩa tử là nghĩa tận
Sau khi đọc xong bài “Phân ưu & phân chia” của bác Hiệu Minh cháu chợt nghĩ ra một câu hỏi rằng: Căn nguyên nào của một hiện tượng mang màu sắc văn hóa truyền thống, tính nhân văn giữa người còn sống với người đã chết và giữa người còn sống với những người vẫn còn sống?
Chợt nhớ ra câu “nghĩa tử là nghĩa tận” để giải thích cho hiện tượng. Nhưng chưa hiểu tường tận bèn vào http://www.google.com.vn để tra thì thấy những người dân bình thường tranh luận với nhau. Có thể hiệu một cách khái quát: Đó là cái nghĩa của người còn sống với người vừa mới qua đời trong việc lo hậu sự. Qua đó, người ta nên bỏ qua cho nhau mọi hận thù, ghen ghét, đố kị; để lần cuối cùng thắp nén nhang, cho linh hồn người đã nằm xuống được siêu thoát. Những việc làm này không mang tính vụ lợi, không mong được đáp lại, hoàn toàn mang tính tự nguyện của người còn sống với người đã mất, đó chính là tận cùng của tình cảm giữa con người với con người (1).
Không biết đại ý ấy có chính xác hay không, nhưng giữa con người với con người thì đó là tình nghĩa. Trong chiến tranh, cái tận cùng của sự khốc liệt, người ta vẫn để các bên lo công tác tử sỹ, cho đến thời bình thì cái việc hậu sự ấy nghiễm nhiên trở thành một nghĩa cử được cả nhân loại đề cao. Một hoạt động giầu tính nhân văn mà lại bị biến tướng để phụ vụ lợi ích không chính đáng của người còn sống thì thật là mất hết tính người.
Cháu cũng xem mấy phim về Maifia. Đám tang là cơ hội để phục vụ cho các hoạt động đánh giá đồng bọn, xây dựng bè cánh, tổ chức lực lượng và để thực hiện tội ác. Vậy thì những đám hiếu ở Việt Nam cả của giới doanh nhân cũng như quan chức được tổ chức để đạt các mục tiêu phi nhân văn thì có lẽ chẳng khác nào bọn uống máu người không biết tanh kia!
Tuy nhiên, nói đi rồi nói lại…
Đám tang cũng là cách mà qua đó con người, xã hội thể hiện các phản ứng của mình. Tức là cách đối xử của người còn sống với những người vẫn còn sống. Giới hoạt động nghệ thuật, phê bình xã hội cũng lấy sự kiện đám tang để phản ánh thực trạng cuộc sống. Vũ Trọng Phụng đã thành công ở khía cạnh này thông qua một đám tang trong tác phẩm Số Đỏ.
Đó là chuyện văn nghệ. Đời sống thật thì sao? Hiếu và Hỷ là những việc trọng đại trong đời sống xã hội Việt Nam. Ở nông thôn, khi có người “nằm xuống” thì hàng xóm láng giềng, thân bằng cố hữu góp vào nón chè, bơ gạo là để giúp người còn sống trong lúc hoạn nạn. Họ cũng xắn tay góp việc nhà đám. Mỗi người một việc, ai làm được việc gì thì làm việc đó. Đúng là trong hoàn cảnh này, gia quyến cũng chỉ biết trông cậy vào cái tình của bà con. Việc làm đó là để san sẻ nỗi đau, để bày tỏ tình cảm thân thành đối với người đã khuất và những người vẫn còn sống!
Ở thành phố, dịch vụ tang lễ không thể thay thế toàn bộ sự chia sẻ giúp đỡ của những người thân. Người thành phố vốn lạnh nhạt với nhau, nhưng khi có sự thì họ vẫn bày tỏ tình cảm với nhau. Nhiều tổ dân phố đã có được sự gắn kết tình cảm nhờ những sự kiện như vậy. Thế mới biết, người sống cần sự giúp đỡ như thế nào!
Ví dụ sau đây cho thấy những nghĩa cử cao đẹp giữa con người với con người. Trong bài “Nghĩa tử là nghĩa tận” đăng trên báo Tuổi trẻ, ông Đặng Kim Nghĩa, đội trưởng Đội mai táng từ thiện của Hội chữ thập đỏ quận 2, thành phố Hồ Chí Minh trả lời phóng viên báo về trường hợp mai táng cho người nhiễm HIV/AIDS rằng:“Để tránh cho gia đình ấy mặc cảm là con cái họ bị xã hội xa lánh, chúng tôi cũng khâm liệm như những người bình thường khác mà không phải bịt mặt, đeo bao tay… Vì vậy mà, người thân của họ có lẽ sẽ bớt đau lòng hơn…” (2).
Chỉ tiếc một điều, ở đâu đó thành phố và nông thôn người ta lại coi đám tang như là một món quà của người đã chết!
Chú dẫn:
(1) http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070928065055AABEKmI
(2) http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=29142&ChannelID=3
Sắp tới lễ Trung thu rồi đây mà có lẽ bánh TT bây giờ làm ra cho người lớn biếu xén qua lại thì phải. Bánh TT mà không dành cho trẻ em, đơn giản là vì giá nó cao quá. Có những hộp bánh giá lên tới cả triệu bạc. Thất kinh!
Môt cái bánh thường thường giá cũng 50K vnd…Con nhà nghèo thì tiền đâu ăn cái bánh giá tương đương 5 kg gạo ( gạo thường), con nhà có tiền chút thì cha mẹ cũng không mua cho vì không đáng phí tiền, mua trái cây hay bánh kẹo khác ăn sướng hơn…
Ở nước ta việc hiếu hỷ rất được coi trọng, giàu nghèo gì đều phô ra trong các dịp đó để thiên hạ biết.
Thường những đám hiếu của gia đình các quan chức thì bao giờ cũng là đề tài bàn tán của nhân dân trong vùng. Thường khi thấy một đoàn xe hơi nối tiếp đậu kín tang gia là dân tình biết ngay nhà này có con cái làm to ( làm quan ) đây.
Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng nhiều khi người ta không đơn giản chỉ đến viếng , thắp nhang cho người quá cố; các quan nhỏ cứ muốn nhân dịp này để thể hiện lòng trung của mình với quan trên thông qua lượng tiền phúng điếu, các quan to thì cũng muốn đo xem lòng quan nhỏ đối với mình nặng cỡ nào…
Nhân vật ngài thứ trưởng và gia đình trong bài này còn có một tấm lòng đáng quý, biết dùng tiền phân ưu để chia sẻ cho dân nghèo khốn khó. Họ thực sự đáng hoan nghênh.
Tu lau lam roi chuyen hieu hy o VN minh no cu lan lon cong tu. Noi la cong thi ko han la dung, noi la tu thi lai cang sai vi co vi nao bo tien tui mua ve may bay, hay thue phuong tien rieng ma di lien tinh tham vieng the dau, neu co thi la cac vi da nghi huu thoi. Noi viec hieu ma nhu vay da la khong hay roi con viec hy thi lai cang khong hay. Tien phung vieng hau het la cua co quan doanh nghiep, chinh no lam doi chi phi quan ly, chi phi san xuat len cao do anh a. Nguoi VN thuong ngai noi den viec hieu, nhung da den luc phai can co cuoc cach mang trong viec nay.Du sao viec lam cua gia dinh ong Thu truong cung la dang hoan nghenh, va toi mong rang cac vi “day to cua dan” theo do ma hoc tap
Em cũng được thay mặt công ty viếng đám hiếu ngài thứ trưởng hôm đó tại nhà tang lễ thành phố HCM. Thực tế, ông đã có cáo phó trước về chuyện tiền phúng điếu như bác đề cập, mọi người đến viếng đều biết trước tiền phúng điếu sẽ được gia đình làm từ thiện.
Chuyện hiếu hỷ là tập quán đẹp của dân tộc mình, khía cạnh đáng bàn là liệu người đi phúng điếu đa số là quan chức ngành y tế của 64 tỉnh thành trên cả nước, lãnh đạo các bộ ngành liên quan khác, giám đốc, thành viên HĐQT các công ty dược phẩm…có sử dụng thời gian làm việc và công quỹ vào việc này hay không.
Em đã chứng kiến giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà nội phải rất khổ sở mới lấy được vé máy báy, thân chinh bay vào viếng trong sáng sớm, rồi vội bay ra; hay đoàn đại diện một vị lãnh đạo cao cấp vào viếng, có lẽ cũng không ít người phải nghỉ việc hôm đó. Em nghĩ sẽ còn nhiều người như vậy.
Liệu những người này có chắc chắn rằng họ sử dụng tiền bạc cá nhân và thời gian rỗi để làm một việc rất cá nhân này không? Nếu không, thì đó là một lãng phí rất lớn của xã hội!
Blog HM: Đây quả thật là một thông tin vô cùng giá trị và giúp ngài Thứ trưởng Quang rất nhiều. Tại sao báo chí khi đưa tin lại không đề cập đến chi tiết này. Cảm ơn Philtinlan
Chúc mừng người nghèo tp HCM và Bình Phước. Cái tập quán “Nếu quí vị dự định …. xin dành số tiền đó gửi vào tài khoản XX của tổ chức từ thiện YY…” thật là đẹp – được thực hiện thường xuyên trong rất nhiều nhóm sắc tộc, gồm cả người Việt, ở Úc.
Pingback: Điểm tin ngày 27-09-2009 « Bố cu Bill