Jamestown – cái nôi của nước Mỹ

Bảo tàng Jamestown - first settlement. Ảnh: HM

Tháng tháng mình vẫn nhận hóa đơn của công ty “điên nặng” (điện) có tên là Dominion mà không biết dịch ra tiếng Việt thế nào cho đúng nghĩa. Bọn điện ở đâu cũng vậy. Dominion – toàn là Đê nặng – độc quyền, độc đoán, độc điện…đều đúng.

Hóa ra Dominion là tên lóng của bang Virginia, nơi có tới 8 tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, James Madison, James Monroe, Woodrow Wilson, William Henry Harrison, John Tyle và Zachary Taylor. Bang này dominate (lũng đoạn) nước Mỹ là phải thôi.

Người ta còn gọi Virginia là “Mother of States – mẹ của các bang”, vì các bang sau này là Kentucky, Indiana, Illinois, West Virginia và một phần Ohio thuộc vào lãnh địa của Virginia trước kia.

Như vậy, Virginia vừa là bố Mỹ (có 8 tổng thống) vừa là mẹ của Hoa Kỳ. Virginia đẻ ra nước Mỹ dù “nàng” vẫn còn trinh (virgin = trinh tiết) sau 400 năm.

Mấy tháng trước, cu Luck lôi bài tập về nhà hỏi bố về Jamestown, một thành phố nhỏ cửa vịnh Chesapeak, cách nhà khoảng 250km. Trường tổ chức đi thăm, nó về bắt mình tả thành phố, viện bảo tàng. Đã đến bao giờ đâu mà tả với chả viết. Mình băn khoăn, Jamestown sao lại quan trọng thế.

Du khách Việt. Ảnh: HM

Mấy tuần trước, nguyên TBT VNN Nguyễn Anh Tuấn đưa vợ con từ Boston tới nhà chơi và ngỏ ý muốn đi xem Virginia. Charlotteville vừa đi về, Great Falls qua lại vài chục lượt, Annapolis thuộc lòng, Baltimore xem cá heo nhẩy mãi cũng chán. Thôi thì đi Jamestown dù chả biết có gì hay không.

James là tên của vua James I (James I of England – 1566 -1625) trị vì nước Anh cổ đại. Bố này biết tin Colombo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát hiện ra thế giới mới (New World – châu Mỹ) và nghe nói bên đó nhiều vàng bạc châu báu nên sai quân đi hôi của.

Cuối năm 1606, ba chiếc thuyền buồm có tên Susan Constant, Discovery, and Godspeed, do thuyền trưởng Christopher Newport thuộc Virginia Company của London, đi từ Anh, sau 5 tháng đã tới Mỹ và đổ bộ vào một nơi gọi là cửa biển Cape Henry vào ngày 10-04-1607.

Trên tầu có 105 người và 39 thủy thủ, chẳng có chân dài nào trên tầu. Chả hiểu 5 tháng lênh đênh trên biển thì đám thủy thủ trẻ kia giải quyết chuyện tế nhị ra sao.

Mấy cụ chọn hòn đảo ở cửa vịnh Chesapeak (có sông James đổ ra) là nơi thuyền đậu vì địa điểm chiến lược, nước sâu để bảo vệ khỏi kẻ xấu tấn công, lại có thể quan sát đất liền. Cuộc chinh phục nước Mỹ của dân Anh da trắng chính thức bắt đầu.

Do muỗi bọ, bệnh tật, đói rét, thậm chí uống nước biển mặn không lọc nên hầu hết lớp người đầu tiên đến đây đã bị chết.

Jamestown là thủ phủ bang Virginia cho tới năm 1699 cho tới khi chính phủ đô hộ quyết định rời đô về Williamsburg cách đó vài chục km.

Hôm nay tới đây thì Jamestown không còn là hòn đảo mà đã nối với đất liền sau 400 năm. Hôm đoàn của ông Luck, ông Bin, bà Minh (con gái NAT) tới thăm thì được thỏa thích trèo lên 3 cái thuyền giả cổ (made in China?), thử giường nằm của thuyền trưởng, xoay súng thần công và thậm chí được kéo buồm.

Những chiếc thuyền lịch sử. Ảnh: HM

Đoàn du lịch VN xem danh sách toàn bộ thủy thủ và hành khách trên ba chiếc thuyền, không có tên Nguyễn nào, chán thế. Mà tài thật, sau 4 thế kỷ tên tuổi vẫn giữ được. Lịch sử Mỹ chán, không có truyền thuyết như Thánh Gióng hay bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, 50 người lên rừng, 50 người xuống biển, anh chị em ruột lấy nhau rồi đẻ ra dân tộc Việt.

Ngày 1-10-1608, sợ cánh đàn ông đi lăng nhăng vì lâu không thấy váy đàn bà nên vua James quyết định gửi hai thiếu nữ là Margaret Forrest and Anne Burras trên chiếc tầu Mary and Margaret sang Jamestown. Nàng Anne tới đây được bác thợ mộc John Laydon rước về làm vợ và đây được coi là đám cưới đầu tiên của nước Mỹ.

Công ty Virginia đầu tư khá tốn kém vào Jamestown nhưng xem ra mọi chuyện không như các nhà mua bán cổ phiếu bên London tính toán. Giống y trang Vinashin của ta, cho tiền vào đó như cho vào tầu há mồm.

Cuối cùng phải thay giám đốc bằng ông John Smith. Trước đó, nghe nói chàng Smith rất cần cù, thường đi tìm thức ăn cho cả làng, kể cả việc buôn bán, đổi chác hàng hóa với dân quanh vùng. Trong một lần đi chợ, bị dân da đỏ phục kích. Các bạn đi theo bị giết hết, Smith tự trói mình với một tay dẫn đường người da đỏ, thủ lĩnh sợ giết nhầm nên Smith thoát.

Tuy vậy, anh ta không bị xử trảm vì đã biếu thủ lĩnh da đỏ cái la bàn. Hối lộ bên Mỹ có từ cách đây 400 năm.

Thú vị thay, một cô gái da đỏ tên là Pocahontas của tộc trưởng Powhatan đã nuôi nấng, giúp đỡ chàng Smith trong lúc khó khăn. Năm 1608, khi toàn bộ trang trại của người Anh bị cháy, cô gái này đã tiếp tế thức ăn và quần áo cho dân Anh. Cô còn xin tha tội cho những người da đỏ bị cầm tù. Lãng mạn quá trời.

Sau này Pocahontas đã cưới một người Anh góa vợ có tên là John Rolfe. Trong một lần trở về nước Anh để kêu gọi đầu tư cho công ty Virginia bên Mỹ, nàng đã bị ốm chết ngay khi lên đường quay về Virginia. Thương thay cho phận người đẹp.

Xem lịch sử công ty Virginia biết thêm là họ cũng có stock (cổ phiếu) như dân Hà Nội mua bán trên sàn như bây giờ. Cũng lúc lên, lúc xuống và cuối cùng thì công ty bị vua James xóa sổ vì làm ăn thua lỗ. Vua tài trợ mãi thế nào được cho bọn ngu. Chả được như Vinashin của ta, được Thủ tướng luôn ủng hộ hết lòng.

Cu Luck còn kể về House of Burgesses (nhà của bọn tư bản giãy chết) trong bài học lịch sử. Hóa ra đây là một nhà thờ mà các ông tai to mặt lớn gặp nhau và quyết định hiến pháp cổ đầu tiên của Hoa Kỳ. Có thể gọi đó là quốc hội Mỹ cũng nên.

Cánh di dân Ba Lan sang hồi đó không được vào bỏ phiếu nên điên tiết, giở trò đình công – truyền thống Công đoàn Đoàn Kết. “Cuốc hội” Jamestown sợ quá liền đồng ý cho một đại diện Ba Lan vào, thế là im re.

Tới Jamestown sẽ được xem những chiếc thuyền đầu tiên của dân Anh vào Mỹ. Họ là những ông tổ của Mỹ trắng. Nếu thấy Anh và Mỹ thân nhau thì bạn đừng ngạc nhiên, chẳng qua vì dân Anh đẻ ra nước Mỹ.

Anh NAT nghe chuyện và nghĩ, các bác bên ta nên thoáng một chút, nên cho con cháu ra thế giới cho thoải mái. Biết đâu, sau 500 năm nữa, ai đó lại viêt là vào năm 2004, nhà Tổng Cua ở Virginia là nơi tập kết của dân Hoa Lư sang Mỹ thì sao.

Jamestown - Cái nôi của nước Mỹ. Ảnh: HM

Jamestown là cái nôi của Hoa Kỳ vì có nhiều cái đầu tiên: cuộc đình công đầu tiên, nô lệ đầu tiên, đám cưới đầu tiên, mối tình da trắng-da đỏ đầu tiên, hợp tác win-win đầu tiên giữa các dân tộc, thủ đô đầu tiên của Hoa Kỳ, Quốc hội đầu tiên, những dòng hiến pháp đầu tiên. Biết đâu có cả cuộc làm tình đầu tiên giữa Mỹ trắng và cô da đỏ mà lịch sử không ghi lại.

Năm 1699, thủ đô Jamestown được chuyển về Williamburg, mang tên của vua William III của nước Anh. Jamestown chính thức thuộc về lịch sử.

Đến Mỹ mà không tới Washington DC coi như chưa biết Mỹ. Tới DC rồi mà không biết Virginia và nơi ở của mấy tổng thống đầu tiên ở Charlotteville coi như chả hiểu gì về Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Mỹ.

Không tới Jamestown coi như chả biết gì về lịch sử nước Mỹ, nơi người Anh lần đầu đặt chân và dựng nên Hoa Kỳ ngày nay. Mà không tới thì khó mà dạy hai cu Luck và Bin về lịch sử cấp 1.

Cuối cùng, tới Virginia mà không thăm lão Cua coi như chả biết gì về con cháu vua trẻ trâu Đinh Tiên Hoàng đang lang thang làm thuê xứ người vì chót dại đốt đống rơm tại quê nhà cách đây nửa thế kỷ.

Chúc các bạn vui.

HM. 17-07-2011. Jamestown – Virginia.

Tắc đường trên xa lộ 64 đi Jamestown. Chán quá chụp ảnh chơi. Ảnh: HM

Xem thêm: Jamestown trên WIKI

36 thoughts on “Jamestown – cái nôi của nước Mỹ

  1. Pingback: Thử làm người Mỹ trong một ngày trên National Mall « Hiệu Minh Blog

  2. Pingback: Jamestown – cái nôi của nước Mỹ « Vinhchan

  3. Mèo

    Bác Hiệu Minh, xem ảnh bác chộp lúc tắc đường, thấy xe cộ xếp hàng ngay ngắn bác nhỉ. Chứ ở VN í à, bên cạnh xe bác sẽ có một hai xe đỗ song song ngay, không có chỗ cho bác chộp ảnh đâu.

  4. Trần Đạt

    Tôi thích đoạn này nhất:
    “Virginia vừa là bố Mỹ (có 8 tổng thống) vừa là mẹ của Hoa Kỳ. Virginia đẻ ra nước Mỹ dù “nàng” vẫn còn trinh (virgin = trinh tiết) sau 400 năm.”

  5. ThịMetj

    Em thích những bài ” học thêm ” sinh động của Luck và Bin . Hình ảnh xa lộ 64 đi JamesTown rất nghệ thuật . Cảnh tắc đường có nhưng không chen lấn xô đẩy như bên Hà Nội ta . Thật tự hào vùng đất sinh ra tám đời tổng thống Mỹ . Nói theo kiểu Việt là vùng đất địa linh nhân kiệt của xứ Cờ Hoa .

    Ngày mai lại được nhìn thấy các thiên thần nhỏ Việt Nam ” học thêm ” về lòng yêu nước Việt thân yêu ở Bờ Hồ ,nơi gươm thần trả lại mà ” ánh vàng vẫn còn le lói dưới mặt hồ xanh ” Tuổi thơ không ai quên hình ảnh ấy ,chắc anh HM và mọi người cũng vậy

  6. Các bác bàn về cái nôi nghe rôm rả quá. Bàn về cái nôi của nước Việt, mà thôi, dùng từ đất Tổ nghe cho to tát, trong entry nhân tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời, nhân trả lời chị Dã Quỳ (hay Dạ Quỷ???, không dấu nên đoán bừa) tôi có đặt giả thiết đất Tổ của chúng ta là làng Bình Đà (Hà Tây, rồi Hà Sơn Bình, rồi lại Hà Tây và nay đã là Hà Nội).

    Cách đây vày chục năm, trẻ em Hà Nội có mấy thú chơi tao nhã mà rẻ tiền. Mùa hè thì hỳ hục đạp xe ra Nghi Tàm mua cá chọi. Cá Nghi Tàm khét tiếng dữ mà giá lại rẻ. Lần nào đi thì cũng phải mấy đứa lớn 1 chút đèo mấy đứa bé. Đứa bé ngồi sau để cầm cá, đứa lớn đi cùng để cá không bị trấn lột.

    Mùa đông, dịp sắp đến Tết, thú chơi là đi Bình Đà mua pháo. Làng Bình Đà làm pháo khét tiếng mấy trăm năm. Đạp xe gần 20 km đến cũng chỉ để mua mấy bánh, mấy quả pháo đùng và quan trọng là thuốc pháo để về quấn pháo cối. Có chú được giao trọng trách mua pháo cho cả họ (cô, dì, chú, bác) hay cả mấy nhà hàng xóm. Năm nào cũng nghe tin có người quấn pháo bị tai nạn nổ chết hoặc thương tật vĩnh viễn nhưng vẫn không chừa. Đúng là có thời, tự mình coi tính mạng mình rẻ rúng thật.

    Mà đi mua pháo cũng có an toàn đâu. Dọc đường cũng có trai làng gái bản ra cướp pháo. Mấy chú đi mua cũng phải thủ nhị khúc, dao, gậy theo người, người đi buôn kiêm tiêu cục luôn. Mùa đông, ai ních thêm được cái áo trấn thủ của bộ đội cũng thấy an tâm hẳn. Ai được mách có đường tắt tránh các loại thập diện mai phục còn an tâm nữa…

    Gõ đến đây lại nhớ câu hát

    Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu. Một thời đạn bom, một thời hòa bình…

  7. Ngày Trời không…nhắm mắt.

    … Đoàn người lặng lẽ nối đuôi nhau, rồng rắn giữa trời chiều. Bước chân nặng trịch, gánh gồng bóng tối. Chiếc áo quan đè nặng bờ vai. Mồ hôi nhuễ nhại, họ cứ chầm chậm bước đi. Bóng hoàng hôn phủ vội lên tấm khăn trắng lung lay nơi quan tài gỗ mọt. Gió tạt vô hồn, phần phật rút vội mấy tấm khăn tang.

    Thằng bé lững thững bước theo cha mẹ. Tiếng sáo dập dìu hòa nhịp với kèn ma.

    Già là phải chết.

    Buổi chiều vàng lơ lửng giữa chân trời. Thấp thoáng mây hồng vơ vẩn trên cao. Chúng chèn nhau thành từng cụm tròn bông lấp lánh. Thằng Tẹt giơ tay lên, mơ hồ tóm lấy.

    – “Ông ơi. Kẹo bông kìa.”

    Hô hố cười. Ông tư lự ngắm nhìn đôi má thơ ngây của thằng bé phập phồng theo nhịp nhún. Nó toe toét vươn tới khóm mây hồng, rồi lấy bàn tay núc ních chực chờ bắt gọn. Một lúc sau, thằng Tẹt ngồi bệt xuống sân, miệng hổn hển:

    – “Ông ơi, sao con không tóm được tụi nó? Con muốn ăn.”

    Lụ khụ, bước chân khập khiễng tiến đến gần thằng Tẹt. Nó loáy hoáy đứng dậy đỡ ông xuống chiếc ghế mòn đặt bên sân. Bóng nắng trải dài trên đất sỏi, phủ lấy mấy hàng bông dại mới vừa ươm.

    – “Tại con còn bé quá. Chưa tóm được đâu. Phải cố ăn cho cao rồi dễ dàng bắt lấy.”

    – “Dạ.” – nó hào hứng gật đầu – “Vậy ông tóm được rồi phải không? Ông mang kẹo xuống cho con ăn đi.”

    – “Ông già rồi con ơi. Không đứng thẳng được, sao lấy chúng đây?” – Mỉm cười, đôi mắt đục mờ ư ứ nước nhấp nháy nhìn thằng Tẹt.

    – “Ông đâu có già. Tóc ông còn đen mà. Ông…”

    Chưa kịp mở lời, từ trong nhà vọng lên tiếng gọi.

    – “Tẹt, mang cơm cho ông!”

    Nó dạ một tiếng rõ to rồi chân sáo chạy vào. Một thoáng sau, nó chầm chậm bê một mâm cơm đến. Môi nó mở rộng, chèn hai bờ má phúng phính đẩy đến tận mang tai. Ngồi xuống cạnh bên, nó đặt cơm lên chiếc bàn sờn mòn mục ruỗng. Tập tễnh, nó đặt vào tay ông một chiếc đũa con.

    – “Tẹt mời ông ăn cơm. Con giới thiệu món cho ông nhe.”

    – “Thôi. Tẹt ngồi xuống đây, ăn cùng với ông.”

    -“ Dạ, mẹ không cho Tẹt ăn đâu. Mẹ nói thức ăn của ông cũ rồi, ăn vào đau bụng lắm.

    Ngậm ngùi, ông đánh rơi chiếc đũa. Gió thoảng qua, hớt hải giật lấy giọt nước mắt chảy dài. Bờ má hóm hém già nua mang đầy nếp nhăn chi chít, giờ đây tụ hội khó coi. Bần thần, trái tim ông thắt nghẹn.

    -“Đũa nè ông. Dơ rồi. Để con chạy vào mang cho ông đôi khác nhé.”

    Nói xong, thằng Tẹt lật đật chạy vào nhà tìm mẹ. Tiếng quát âm âm, như cố tình rành rọt truyền đến tai ông:

    – “Không đổi gì hết. May là thay bát sành sang nhựa cả rồi. Già mà cứ lắm chuyện.”

    Thằng Tẹt lủi thủi ra sân. Mặt mày bí xị, nó cúi đầu chẳng dám nhìn ông. Ngồi xuống, nó ngả vào ông nhè nhẹ. Nước mắt tàn phai rỏ xuống gương mặt dỗi hờn của nó. Đớn đau, tay ông ôm lấy thằng cháu đức tôn mà uất ức. Bờ môi khốc nghiệt chẳng nên lời, chỉ lầm bầm phát ra những tiếng nấc tròn xa xiết. Thằng Tẹt len vào lòng ông, ôm lấy tấm thân già còm cỏi, răng rắc những da xương. Nó không hiểu vì sao nội khóc, chỉ lẳng lặng vuốt ve tấm lưng lép ông mình.

    – “Ông đừng khóc. Tẹt thương ông nhất nhà mà. Để Tẹt đút cơm cho ông nha.”

    Nó nguầy nguậy mang đũa vuốt lên ngực áo rồi và cơm đưa lên miệng.

    – “Đũa sạch rồi. Ăn xong, hai ông cháu mình thổi sáo nha. Ông há miệng đi, không nóng đâu. Ông ăn ngoan, rồi sẽ mập như Tẹt đó.”

    Vừa nói, nó vừa vỗ đôm đốp vào cái bụng mỡ ngân ngấn của mình. Mắt nó ti hí nhìn ông, miệng cười tròn trĩnh. Từ từ, miệng ông đớp lấy đũa cơm thằng Tẹt. Nhóp nhép tận hưởng vị đắng chát xen lẫn ngọt ngào, ông gạt đi nước mắt.

    Trời gió. Những cơn lạnh cứ râm rấp tràn vào. Hai ông cháu chui tỏm vào chăn trùm kín mít. Âm thanh đêm vắng khẽ ru đưa, tiếng chuông gió rập rờn lanh canh trên cửa sổ. Thằng Tẹt đã say giấc, nhưng ông vẫn cứ thao thức vì cơn ho gió kinh niên. Cứ trở trời là ông ho sống chết. Mỗi lần cơn ho đến, ông lại cố dằn nén xuống đáy lòng. Con dâu mà nghe thấy, nó lại sang và vác thằng Tẹt về phòng. Nhớ đến lời ngoa ngoắt của con dâu: “Cha chết được rồi, đừng mang theo thằng Tẹt”, lòng ông lại đớn đau xao xác.

    Ngao ngán, ông thấy lả người đi. Dạo này yếu lắm, tay chân cứ bẩy hẩy thâu đêm, xương cốt rã rời đôi lúc tưởng chừng như lìa lặt. Rút chai dầu gió từ trong túi áo, ông xoa nhẹ lên đầu. Đây là quà của thằng Tẹt. Đớn lòng, ông ngậm ngùi thấy vết đỏ trên má nó, vì tội làm vỡ chai dầu quý lúc đến trường.

    Mấy bữa rày, ông rọp người trên giường bệnh. Chẳng ai màng tới, vợ chồng con trai cứ tị nạnh cho nhau. Cuối cùng, con trai ông ngồi đồng trong mấy quán café bóng đá, còn con dâu cứ đánh bạc thâu đêm. Ở nhà, chỉ còn ông và thằng Tẹt. Nó phá tung nhà bếp để nấu cháo cho ông nhưng cuối cùng đành phải nhờ bà Năm hàng xóm. Vừa ăn, thằng Tẹt vừa đút cho nội mình. Nó vui tươi cười nói: “Ông ăn nhiều vào cho hết bệnh. Tẹt mập rồi, Tẹt không đói đâu.”

    Tiếng cãi vả trong nhà đưa ông trở về thực tại. Chuyện vợ chồng thường ngày là thế. Cứ dăm ba bữa lại inh ỏi bên tai. Ông kéo thằng Tẹt vào trong, để tránh đi lời đôi co âm ỉ. Chập chững, ông đứng dậy đến bên khe cửa. Đóng lại cho khỏi phiền hà…

    – “Túng tiền nữa rồi. Còn không? Đưa tôi trả nợ.”

    – “Lại thua cá độ chứ gì? Tôi sạch túi cho mấy sòng tứ sắc rồi.”

    – “Thế tiền chị Hai gửi về cho cha tháng này đâu? Đưa tôi mau.”

    – “Anh điên à. Mỗi lần gửi về, tôi đều chia đôi cả. Tại anh ăn chơi cho lắm vào, đến cả chục triệu cho cha mà cũng hết.”

    – “Cô không thế à? Không nhờ tôi nói với chị ấy là cha bệnh nặng, thì hai tháng nay cô có tiền chơi bạc không?”

    – “Á à. Đỡ hơn người nào là con mà cha bệnh không cho một miếng thuốc. Thôi, tôi không nói nữa. Bây giờ túng rồi, phải làm sao cho có tiền trả nợ. Không là tháng sau cả nhà phải ra đường đấy.”

    – “Hay mình… báo với chị Hai là cha chết. Tiền cúng điếu của mọi người và tiền Hai lo đám ma chắc chắn sẽ rất nhiều. Nhớ xem, Hai là người thương cha nhất, chắc chắn sẽ tổ chức rình rang. Còn tiền bạn bè cha từ nước ngoài gửi về nữa. Mình hốt hẩm cho xem.”

    – “Được. Nhưng ổng còn sống sờ sờ kia, làm sao mà chết.”

    – “Để tôi tính. Già rồi mà sao không chết đi cho nhờ, cứ bám hoài như thế, riết mà mạt.”

    – “Mong ổng chết ngay cho tiện.”

    Người ông đổ sụp. Trái tim đập mạnh liên hồi. Cơn đau di chuyển khắp tay chân. Môi ông há hốc trong cơn ho khù khụ. Thanh quản vỡ toang, huyết tràn ra bờ miệng. Quờ quạng giữa bóng đêm, mắt ông dường như mù hẳn. Ào ạt, nước mắt chao chác rơi trên gương mặt khổ đau. Ông lê về giường, nơi thằng Tẹt đang ấp chăn kín ngủ. Ánh mắt ông khẩn khoản, cầu cứu đứa bé đáng thương. Mấp máy, ông nghẹn ngào kêu tên thằng cháu.

    – “Tẹt ơi…”

    Lời xin lỗi chửa kịp cất ra, đã chết ngay giữa cổ. Nằm sát đất, tay ông phủ phục lặng lờ.

    Buổi đưa tang lảng vảng giữa trời giông. Xa tít bên kia là giàn mây bị đem ra xử tử.

    Giọt nước mắt nhân tạo của chúng con cứ thế lần lữa rơi, che đi nụ cười nở toe nơi khoé miệng. Thằng Tẹt bám lấy quan tài, nức nở gọi tên ông. Gọi mãi không thấy trả lời, nó lẳng lặng dỗi hờn. Ông bỏ nó đi rồi, tới tận chân trời và không bao giờ quay lại. Nó ghét ông. Ông nhẫn tâm lắm, sao ông không ở lại với nó, khi nó vẫn cần ông dạy lớn.

    Tay nó nắm chặt cây sáo trúc ngày xưa ông chuốt, món quà đầu tiên từ dưới quê lên. Lẳng lặng, nó đặt sáo lên môi. Âm sắc chạm lấy nền trời, nó mong ông có thể nghe thấy chúng. Những tang khúc vật vờ vang lên rục rã, có lúc bặt câm khi lệ tràn cay xé miệng.

    Tẹt lẳng lặng đi theo đám rước, mà chẳng biết về đâu. U hồn, nó cứ miên man thổi sáo. Đám ma của kẻ vắng số kết thúc ở một ngọn đồi hoang, nơi con người già nua được đưa về đất, kết thúc một kiếp dài đau khổ ngút ngần. Áo quan bỗng dưng bật nắp, để lộ ra đôi mắt vuốt hoài không nhắm được. Nhìn thấy ông, thằng Tẹt càng nức nở hơn. Và lặng lẽ, nó đặt vào tay ông cây sáo trúc.

    Thắp lên nén nhang tạ tàn trời không chứng giám, hai đứa con tiếp tục hợp đồng khóc thiết thê. Mưa đang giăng kín nơi nơi. Thằng Tẹt ngẩng mặt lên bầu trời và thấy ông đang choàng tay ôm lấy. Nhòe nhạt cười, nó gọi lớn:

    – “Ông ơi…”

    (Tác giả Đăng Thank)

  8. Ích Duệ

    Cái nôi của nước Việt Nam ở đâu, anh chị em nhỉ?
    Dân ta có vẻ sành nôi của người, chuyện của người, danh lam thắng cảnh… của người hơn của ta. Hay ta không có nôi và cũng chẳng có gì đáng nói.

    Mặt khác, tôi rất thích câu:

    Ở nhà nhất mẹ nhì con
    Ra đường lắm kẻ còn ròn hơn ta!

    1. Bác Ích Duệ ơi, hình như phải viết là “giòn” chứ ko phải “ròn”. Chữ “giòn” chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ đẹp khoẻ mạnh: “vừa xinh lại vừa giòn”. Nước da …đen giòn, đẹp giòn.
      Xin phép viết lại & trích thêm từ Ca dao cũ:

      “Ở nhà nhất mẹ nhì con
      Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”
      ——–
      “Cau già dao sắc lại non,
      Người già trang điểm lại… giòn như xưa”
      ——–
      “Người xinh cái bóng cũng xinh,
      Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn”.
      ——–
      “Bây giờ nhạt phấn phai son
      Gương soi kém tỏ người giòn kém tươi
      ———
      “Ai cho em mặc nâu non
      Để cho em đẹp em giòn em xinh
      Ai cho em đứng một mình
      Dang tay dứt mối tơ tình làm đôi
      ——–
      Gái làng dù có mấy con
      Dù đẹp dù giòn vẫn muốn lấy ba anh
      (Ca dao vùng Hà Nam Ninh cũ).

      Ngoài ra các cụ nhà ta cũng hay nói câu “nhiều con, giòn mẹ”…là ý nói sinh nhiều con thì mẹ hao mòn… nhưng cha lại

      Trở lại câu hỏi :”Cái nôi của nước Việt Nam ở đâu”?
      HTH thấy câu hỏi này thật khó có câu trả lời ….thật hiểm quá, bác Ich Duệ à!
      Có lẽ ở VN nếu chia thành những CÁI NÔI NHỎ ra thì dễ được công nhận hơn:

      – Cái nôi của các làn điệu quan họ ở Hà Bắc cũ
      – Cái nôi của Cồng chiêng ở Tây Nguyên
      – Cái nôi của văn hóa dân tộc ở Hòa Bình

      Hay phải chia ra các giai đoạn gắn với lịch sử của Đất nước thì dễ xác định hơn nhỉ?

      HÃY CÙNG XÁC ĐỊNH “CÁ NÔI CỦA NƯỚC MÌNH LÀ GÌ? Ở ĐÂU?”

      HAY CÁI NÔI CHUNG LÀ LÒNG YÊU NƯỚC TRONG MÁU HAY GEN ADN NẰM TRONG MỖI NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA?

      1. Quý Vũ

        Bác ui, tui cũng đang lẩm bẩm “cái nôi”, “ở đâu” vâng vâng, đại khái thế, thì nghe một cái kẻng, ối trời, gấu nhà mới đập….bình trà và: “trời ơi là trời, ông léng phéng ở đâu, hả, giờ còn đi tìm mua nôi, hả, khổ thân con này, hả, hả….”.

        Trăm sự tại già Cua mà ra cả, giời ơi là giời!

      2. Ai Nghĩ Dùm Tôi

        Cụ Cù bình luận chữ GIÒN
        Chị em còm sĩ ngửa…LưNG đứng xem 😛

      3. Quý Vũ

        Bác ANDT, phải nghiêm chỉnh (bác không được nói lái) “nhắc nhở” bác lần 2, thơ lục bát gieo vần gì lạ rứa?

      4. Cụ Cù bình luận chữ GIÒN
        Chị em còm sĩ ấm…LÒNG ngồi xem
        ———————————
        Chẳng ai dám đứng mà xem
        Chỉ có một Lão lèm bèm …có Tôi
        Lão là: Ai Nghĩ Dùm Tôi
        Bắt thơ lục…rác, hôi hôi…cái vần
        Reo vần thì phải cho vần
        Reo mà như rứa, cái gì…lộ ra? ”

        Lạy hồn cái Lão…chết tiệt ANDT này! Đề nghị Tổng Cua rút thẻ …”cắt cái cờ” ngay.

      5. @bác Qúy Vũ:

        Trăm sự chỉ tại Cua thôi
        Của mình bỏ đấy, bình “nôi”…xứ người
        Quý Vũ bị … vạ, vẫn cười:
        Gấu nhà nện kẻng, gấu người (đã) tặng…”phôi”
        Xong rồi, mình sẽ sắm nôi
        Cho họ nhà Gấu, đâm trồi…nở hoa

  9. Ai Nghĩ Dùm Tôi

    Những người da trắng đầu tiên đến tân thế giới với ba mục đích: tìm vàng, tìm một tuyến đường để đi đến vùng biển Nam, và tìm những nhóm người thám hiểm bị mất tích trước đó.

    Trải qua những gian khó, họ không tìm được ra những thứ kể trên, nhưng đã tìm ra được thuốc lá. Cám ơn thuốc lá và cũng cám ơn nàng Pocahontas. Thuốc lá và nàng công chúa da đỏ đã được ghi công tạo dựng nên Jamestown, vùng đất định cư đầu tiên của những người Anh(và nay là người Mỹ) ở Tân Thế Giới.

    Tuy nhiên, Vấn đề người da đỏ bản xứ (Indian) là một vết đen của lịch sử nưóc Mỹ và nước Úc. Chính vì vậy mà chính phủ Mỹ và Úc đã có những chính sách ưu tiên cho người Indian để chuộc lại những lỗi lầm của họ.

    Trong bài phát biểu nhậm chức: MỘT NIỀM TIN TRONG CÁC ƯỚC MƠ ĐƠN GIẢN (A Faith in Simple Dreams), tổng thống Mỹ Obama đã viết: “Tôi viết lên điều này với sự hiểu biết rằng nếu những thế hệ cha ông trước đó của chúng ta đã không đứng lên để nhận lãnh trách nhiệm trong thời của mình, thì có lẽ tôi đã không đứng trong vị trí của tôi vào ngày hôm nay.”. Tại sao tôi lại nhắc lại niềm tự hào của tổng thống Mỹ về thế hệ cha ông của ông. Bởi vì tôi tự hỏi thế hệ cha ông của những người da đỏ bản xứ sẽ nghĩ như thế nào về những lỗi lầm để mất đất, mất nước. Những lỗi lầm không thể chuộc lại được khi thế hệ con cháu của họ chỉ còn lại một nhóm nhỏ bị lùa vào rừng sâu.

    Giá như người da đỏ không đổi da trâu lấy súng, ham cái lợi trước mắt mà quên đi cái họa diệt vong. Giá như quyền lực của người da đỏ không tập trung chỉ trong tay vị lãnh chúa của họ; vì an nguy của con gái cưng của mình, nàng Pocahontas, mà đã ngừng tấn công đám người da trắng đang nguy khốn vì rừng thiêng, nước độc và đói khát thậm chí ăn cả thịt người thì Jamestown có được hình thành, tiền đề cho một nước Mỹ hôm nay…
    Câu trả lời là họa diệt vong không thể tránh khỏi vì bộ tộc da đỏ lạc hậu với cung tên sẽ không đương đầu nỗi với một thế giới văn minh nhiều súng đạn.

    Bài học mất đất, mất nước, hiểm hoạ diệt vong của người da đỏ vẫn còn giá trị cho dân Việt chúng ta. Ý thức về bài học này, cho nên trong bài viết “Thời cơ vàng và hiểm hoạ đen”, cựu đại sứ Nguyễn Trung đã viết:
    Kẻ thù của nhân dân ta trên con đường thực hiện khát vọng thiêng liêng này(sánh vai với các cường quốc năm châu) là ai?
    Trước hết đó là sự lạc hậu, là ý thức chưa đầy đủ về sự lạc hậu của mình và về những biến đổi của thế giới chung quanh mình. Thắng được kẻ thù này, dân tộc ta sẽ thắng được mọi kẻ thù khác.Động lực và sức mạnh để chiến thắng kẻ thù này? Đó là phát huy tự do dân chủ để giác ngộ được sự lạc hậu phải khắc phục, quan trọng hơn nữa là để có sức mạnh tinh thần và vật chất nắm bắt bằng được vận hội mới đang đến với đất nước – bắt đầu từ giác ngộ đầy đủ vai trò một dân tộc tự do là chủ nhân ông của một đất nước độc lập tự do.

    Đúng như thế, nếu dân ta vẫn còn chưa có ý thức đầy đủ về sự lạc hậu của mình và về những biến đổi của thế giới chung quanh, không ý thức và phát huy tự do dân chủ thì cũng giống như người da đỏ Bắc Mỹ, tất cả những gì mà lớp cha anh hôm nay đánh mất, như là những món nợ mà lớp con cháu không thể đòi lại được từ những thế hệ đi trước. Có trả nỗi đâu mà đòi…những lỗi lầm không thể nào chuộc được…không thể chuộc lỗi.
    😛 😉 😀

    1. KTS Trần Thanh Vân

      Sự chênh lệch quá lớn về mức độ phát triển xã hội giữa những người da trắng đến từ Châu Âu và người dân da đỏ bản xứ đã dẫn đến những ứng xử sai lầm của các Tù trưởng bản xứ hay của nàng Công chúa xinh đẹp Pocahontas và cuối cùng là các chiến dịch thôn tính và họa diệt vong như ANDT đã phân tích là hoàn toàn đúng thôi. Và có lẽ, nếu không có nghề trồng thuốc lá và công nghệ thuốc lá nổi lên, thì cũng sẽ có một duyên cớ khác để từng đoàn thuyền vượt biển chở người Châu Âu, trong đó đâu chỉ có người Anh, mà còn Pháp, Bồ, Ý đại lợi, Tây ban nha…. sang chiếm trọn cả Tây bán cầu, trong đó hùng hậu nhất là nước Mỹ.
      Nhưng quan hệ giữa VN & TQ thì khác.
      Dân tộc Hán chỉ thống nhất được nước Trung Hoa và thực sự khẳng định được họ từ thời Tần Thủy Hoàng cách đây hơn 2000 năm ở Vùng Hoa Bắc, tương đương với thời An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa năm 257 Tr CN ( lúc đó công nghệ đúc đồng ở ta đã rất phát triển, nên mới có truyền thuyết Thần Kim Quy và cuộc kết duyên chính trị để ăn cắp bí mật nỏ thần của Trọng Thủy )
      Nếu dân tộc ta có vì do ứng xử sai lầm của Vua cha đã gả con gái và lòng cả tin nhân hậu của nàng Công chúa Mỵ Châu để dẫn đến họa diệt vong và hoàn toàn bị xóa sổ thì chính là vào thời kỳ đó.
      Nhưng ANDT thấy đó , cho dù chỉ là truyền thuyết thì kết cục câu chuyện kể rằng An Dương Vương đã rút kiếm chém đầu người con gái yêu, trước khi nhẩy xuống biển tự vẫn và ngày nay, tại Đền Cổ Loa, cả nước vẫn đang tôn thờ
      MỘT NGƯỜI CHA KHÍ PHÁCH THÀ CHẾT KHÔNG CHỊU LÀM NÔ LỆ và
      MỘT NGƯỜI CON NHÂN HẬU TRÓT NHẦM LẪN ĐỂ TRÁI TIM LÊN ĐẦU ,
      việc đó cũng để chứng tỏ rằng nhân dân ta đã có bài học cay đắng từ hơn 2000 vì sự ngây thơ chính trị rồi, thì hôm nay, cả Anh, cả Tôi, cả Hắn ta, có còn ai ngây thơ nữa đâu.
      Anh và Tôi, chúng ta thì cảnh giác cao độ rồi.
      Cò Hắn?
      Hắn thì vì ngu xuẩn tham lam chức quyền và bả hư danh.
      Hắn vì hèn hạ khiếp nhựơc trước uy quyền của bọn đại bá….
      và tất nhiên Hắn sẽ bị Trời phạt. Quy luật tất yếu là vậy.
      Hãy tin điều tôi nói.
      Trời sẽ phạt Hắn, cả bè lũ nhà Hắn, con cái Hắn, gia tộc Hắn,
      Tương lai không còn xa lắm nữa đâu.
      Hãy pha một tách Caffee đi. Một thức uống du nhập đã Việt Nam hóa rồi..
      Hôm nay Hà Nội trời có mưa lâm thâm.

      1. Cái nôi của HẮN là gì?
        Cái nôi của HẮN khì khì… ở đâu?
        Khì…khì…Nôi ngủ, Nôi sầu,
        Khò..khò..HẮN ngáy, bẩm Tầu…thôi nôi?

  10. Ngu si

    Oi ! Xin lay Tong Cua , Dung ke ve nuoc My nua ma lam cho Ngu Si dang rot nuoc mieng ra
    day ! Lam roi het tinh yeu to con cuoc thi trach nhiem thuoc ve T.Cua day nhe (!)
    Suyt quen mat ! Cam on T,Cua da co loi khen cai com cua lao Ngu nay ,lai con them ho ca
    dau nua .Hom nay lai tiep tuc” tra tan “moi nguoi may cau khong dau nua day .Oi cai may cua lao Ngu no cung ngu nhu lao (cay giong bong ,cua giong nguoi ma) Gia duoc o gan T。Cua may ra moi kha len duoc .Dinh khong quay ray chu nha nua ,nhung da chot ‘ tuong tu an phai
    mieng moi /Dung di tren lua ,nam ngoi trong suong ” (Xuan Dieu) nen khong chiu ngoi yen .Moi nguoi co ma thong cam nhe ! Cam on nhieu nhieu……….

    1. Bác Ngúi (vì gõ Ngusi trong Unicode lại thành Ngúi) nhớ trả tiền cho “thằng đánh máy” này nhé! Còm càng vắng, Lão Cù càng phải có ý thức để làm việc …tăng cường vậy.

      “Một năm, thêm mấy tháng rồi
      Thu đi, đông lại, bồi hồi sắp xuân
      Gặp em, em gặp mấy lần
      Tưởng quen mà lạ, tưởng gần mà xa

      Ai làm cách trở đôi ta
      Vì anh vụng ngượng, hay là vì em?
      Trăng còn đợi gió chưa lên,
      Hay là trăng đã tròn trên mái rồi?

      Tương tư ăn phải miếng mồi
      Đứng đi trên lửa, nằm ngồi trong sương
      Phải duyên, phải lứa thì thương,
      Để chi đêm thẳm ngày trường em ơi!

      HỎI – Xuân Diệu

      Em có mai xanh, có yếm vàng,
      Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghêng ngang.
      Xin theo ông Khổng về Ðông Lỗ,
      Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.

      CUA – Hồ Xuân Hương

      Xưa thời chúa ghét Nàng Thơ
      Nay thì thơ thẩn, lơ (tơ) mơ… suốt ngày
      Chỉ vì Nàng ngủ ban ngày,
      Cho nên Ta phải kéo cày…ban đêm
      Lúc giận, Nàng lại nghiện…game
      Thành ra, Ta phải thức đêm hầu…Nàng
      Vậy là Nàng đã nhập…hồn
      Khiến ta, cứ phải… bồn chồn lúc đêm

      THAN THỞ – Lão Cù

      Trích trong Tuyển tập “THỞ ĐÊM” (Thơ…hỏi đêm)
      Thơ chưa in đã bị tịch thu, nhưng dự định sẽ tái bản năm 2099,
      Liên hệ NXB Ông-Già-Lẩm-Cẩm 2099,
      Lưu hành độc quyền trong Cõi Thần Tiên,
      Cấm…bép xép dưới mọi hình thức, đọc kỹ…cảnh báo trước khi hiểu lời,
      Mọi chi tiết xin liên hệ laogialamcam2099@coithantien.com

      “Dạy mà đi…làm nhiệm vụ, hỡi các Còm ơi”!

  11. Tantruonghung

    Tác giả Khuyết danh của bài Cà fe đen & cafe trắng thi vị quá! Đã xác định là cuộc chiến “ai thắng ai” với 2 lực lượng đối kháng thì làm sao mà như thưởng thức cafe được.Nhất là trong tình hình hiện nay khi mà “lợi ích nhóm” đã được đẩy lên trên tất cả.
    Bài của HM là một bài lịch sử nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc về tiểu bang Virginia,trước đây nhiều người chỉ thấy về bang này qua những vỏ bao thuốc lá các loại.
    Cám ơn bạn HM!
    Mong có nhiều bài thế này và cũng mong nhiều lời bình hay.

  12. Lam Anh

    Bác HM viết về lịch sử hay quá ạ.
    Nếu các nhà soạn sách sử và thầy cô dạy sử cũng có được phong cách như của bác thì chắc không có tình trạng hàng ngàn điểm 0 sử trong kỳ thi Đại học vừa qua.

  13. Quý Vũ

    Vì ít đi đây đó nên tôi thích những bài viết dạng này. Bác Cua lâu lâu “nhỏ” một bài, cứ như nước mắm nhỉ.

    Cũng xin góp nhặt chút về tiểu bang Virginia, coi như múa rìu qua mắt các bác đang cày xới ở xứ cờ hoa.

    Virginia được xem là tiểu bang thuốc lá Mỹ, cũng là nơi mà cách đây đúng 130 năm, năm 1881, James Bonsack, phát minh ra chiếc máy cuộn thuốc lá tự động, sản xuất 200 điếu/phút (120.000 điếu/ngày 10 giờ). James Bonsack kiếm được rất nhiều tiền từ phát minh này. Trước đó dân thuốc lá hút tẩu là chính, vì một người thợ giỏi chỉ vấn được 4 điếu/phút nên sản lượng không nhiều. Từ khi có phát minh của James Bonsack, dân thuốc lá bỏ tẩu sang điếu. Ông này còn sống chắc cũng không đủ tiền trả cho dân hút thuốc lá bị ung thư phổi kiện, tội “liên đới chịu trách nhiệm”.

    Bác Cua nhắc đến Vinashin bắt phát rầu, thì ở Virginia có một nơi cực kỳ hấp dẫn, đó là Newport News Shipbuilding, nơi đóng tất cả các tàu sân bay của Mỹ. Không chỉ thế, các tàu ngầm hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân, tuần dương hạm cũng được đóng tại đây. Xa xưa hơn, các tàu chiến Mỹ tham gia Thế Chiến 1 và 2 cũng đập rượu hạ thủy ở Newport News Shipbuilding. Chẳng biết tên NewPort có liên quan gì đến tên vị thuyền trưởng Christopher Newport mà bác HM nhắc ở bên trên. Nếu có, vị nào nổi tiếng ở Vinashin chắc đang hy vọng vài trăm năm nữa, có tên đặt cho tàu sân bay của nhà ta.

    Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!

    1. Dung HN

      Sự đóng góp của bạn còm sỹ (HTH, QV và nhiều người khác) làm cho blog càng nổi tiếng. Không thể không thán phục tầm hiểu biết của các còm sỹ trong blog này.

      Những phản hồi như thế này làm cho chúng tôi học sử của nước Mỹ nhanh hơn sử VN.

      Cảm ơn các bác nhiều nhiều.

    2. Mong cho ước mơ của bác QV thành hiện thực… sẽ có 1 cái tên để đặt cho Tàu sân bay của VN lúc đó là:
      – Vina-bay (vì kiểu gì cũng có chuyện ăn bậy và bay….bớt ngân sách đóng Tàu)
      – Vina-bay-bay (Vịnh VN…bay trên Biển)
      Mà có thể lúc đó Vinashin đã đổi tên thành Vina-bye-bye và bay….từ trước rồi!

  14. Tổng Cua, tay ngang ưa giang hồ thích lượn lờ luôn bắt các Còm phải chạy theo sau để còn kịp ra …Còm. Mỗi ENTRY đều có gài 1 vài ý để gợi mở cho các Còm trừ Entry này…mất hút.
    Vậy lão Cù có mấy thắc mắc… vụng trộm nhờ các Còm giải đáp giùm:

    Cái nôi của Blog HM là gì (cái) gì? nó nằm ở đâu vậy nhỉ? Liệu có phải là “cái đống rơm đã cháy” không? Có thể cũng đúng mà cũng sai bét? đúng vì phải có chuyện đó thì mới có Tổng Cua rất oách-xà-lách ngày hôm nay mà cũng sai vì đã gọi là “cái nôi” thì phải tồn tại để còn khoe với thiên hạ, hoặc ít ra cũng phải còn dấu tích để người khác kiếm chứng?
    Cái đống rơm nếu ko thuyết phục thì chắc là cái … HANG CUA rồi… hê hê,

    Bằng suy đoán có vẻ không thuyết phục lắm Lão quyết định tranh thủ gọi điện hỏi Chủ tịch Google:

    – Thưa Ngài, tên tôi là Gúc-gật-gù, 1 tín đồ trung thành của Gúc-gờ-lờ, xin phép được đặt 1 câu hỏi ngắn gọn rằng “Cái nôi của Google Inc là ở đâu vậy Ngài?”

    Lão này giảng giải trên trời dưới biển 1hồi bằng 1 thứ giọng English nghe rất chuẩn có vẻ đang rất tự hào… nhưng cũng vì cái trình “inh-lích” của lão được đào tạo … cấp tốc ở tận …Lào nên chỉ hiểu được mỗi 1 từ cuối cùng, hình như là :” sớt, sớt đi, cứ sớt …đi nhé”. Có lẽ là …search, search and search … Pls Search in Google thế là cả sáng nay lão cứ hì hục, cắm cúi, mải miết tra hoài. Mà vẫn chẳng ra kết quả gì… toàn là nội nọ, nôi kia. Bằng chứng đây nhé:

    1. Một “cái nôi” của Nước Mỹ…đích thực hay khác? (Lão Cua cạy đang ở… Bển hình như có ý định lừa bịm các Còm chăng? Đề nghị Cua Tổng giải thích rõ: Nước Mỹ hiện nay có mấy cái nôi, cái nào là Nôi chính thức? cái nào Nôi là “dự bị”, không chơi bài lấp liếm kiểu đốt đống rơm đâu nhé!)

    Thành phố Philadelphia được người Mỹ gọi bằng nhiều tên: Philly (cách gọi ngắn, thân mật), City of Brotherly love (Thành phố tình huynh đệ), Cradle of liberty (Nôi tự do), The Quaker City (Thành phố của người Quaker) và The Birth place of America (Nơi sinh của nước Mỹ. Ngay trong thời gian Mỹ còn là một thuộc địa của Anh, Philadelphia đã là thành phố lớn thứ hai của đế chế Anh, chỉ sau London. Sau cuộc Cách mạng Mỹ, nó trở thành thủ đô của Mỹ trong thời gian từ 1790 – 1800, vì khi ấy, thủ đô mới ở Washington D.C ngày nay chưa được xây dựng xong. Sở thú và bệnh viện đầu tiên của nước Mỹ cũng hình thành tại thành phố này. Khi đi du lịch Philadelphia, du khách không thể không tham quan Dinh độc lập (Independence Hall) được xây dựng bằng những viên gạch đỏ vào năm 1732. Vì đó là nơi bản Tuyên ngôn độc lập được ký kết và loan báo vào ngày 4/7/1776 và Hiến chương Mỹ được thông qua vào năm 1787, cũng là nơi trưng bày chuông tự do dùng báo tin vui này.

    Đây cũng chính là nơi thành lập các binh chủng lục quân, hải quân, kỵ binh và lính thủy đánh bộ của quân đội Mỹ. Ngày nay, cách thành phố chỉ năm giờ đi xe là các căn cứ quân sự ở các bang Virginia, North Carolina, Maryland, New York, New Jersey, Washington D.C, Ohio, Connecticut, Delaware và Pennsylvania.

    Philadelphia cũng là cái nôi văn hóa, nghệ thuật của nước Mỹ vì có nhiều bảo tàng giá trị. Đáng kể nhất là Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia với hơn 300.000 nghệ phẩm, được xếp hạng ba trong danh sách những bảo tàng lớn và xuất sắc nhất nước Mỹ. Ngoài ra, còn là Hàn lâm viện Mỹ thuật Phialadelphia, Bảo tàng Rodin – nơi trưng bày nhiều tác phẩm của điêu khắc gia Pháp Auguste Rodin nhất ở ngoài lãnh thổ Pháp, barnes Foundation. Đây là kho tàng sưu tập tư nhãn hàng đầu thế giới với hơn 2.500 nghệ phẩm có tổng trị giá gần 10 tỷ USD, được trưng bày ở 23 gian, gồm: 181 tác phẩm của Renoir, 69 của Ce’zanne, 60 của Marisse, 44 của Picasso. Ngoài ra, còn có tranh của Van Gogh, Degas, Corot, Monet, Seurat, Manet, Rembrandt, Tintorette…

    1. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước: hạt gạo gắn liền với sự phát triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo cho đến nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu của đất nước. Nếu trên trái đất, diện tích đất trồng lúa chiếm 11% thì tại Việt Nam khắp nơi đều trồng lúa, nhất là ở các miền đồng bằng và trên thế giới số người được sống bằng lúa gạo là 50% thì tại Việt Nam là 100%. Trên thực tế, việc sản xuất ra lúa gạo là một hoạt động kinh tế đứng hàng đầu. Những cánh đồng lúa trải dài từ khắp miền núi, đồng bằng đến cao nguyên, hình thành nên nhiều vùng thâm canh cây lúa. Những vựa lúa lớn của nước Việt Nam cả về diện tích, sản lượng và chất lượng có thể kể đến như đồng bằng sông Hồng thuộc khu vực phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Nam Bộ…

    2. Italia – Cái nôi của nền văn minh Châu âu:

    Văn hóa Italia được thể hiện qua những di tích, những thắng cảnh tuyệt vời có rất nhiều trên đất nước này, như đấu trường Coloseum, như đài phun nước Trevi, như Vatican, như giáo đường Duomo, như rất nhiều quảng trường hiện diện trên khắp các thành phố, thị trấn Italia…. Tìm hiểu văn hóa Italia, chúng ta sẽ thấy một đất nước với một chiều dài lịch sử và một nền văn hoá đồ sộ, cổ kính và lâu đời “có một không hai”.

    Italia là vùng đất của những huyền thoại, của vẻ đẹp kiến trúc – lịch sử – văn hóa vang danh một thời. Trải nghiệm và thích thú, chính là cảm giác không thể nào quên khi du khách đã từng một lần đặt chân đến vùng đất xinh đẹp và cổ kính này.

    Có người cho rằng người Italia đã sáng lập ra du lịch từ thế kỷ 16, nhưng chắc chắn không một quốc gia nào trên thế giới có thể để lại cho nhân loại nhiều biểu tượng văn hóa, ngành công nghiệp ôtô hàng đầu, kiến trúc, thời trang, các vở opera kinh điển, hội họa, điêu khắc và ẩm thực.

    3. Athens là cái nôi của nền văn minh Tây Phương. Ngày xưa thành bang Athens là một đế quốc chạy dài từ Âu Châu (tới Spain) đến Á Châu (đến ngưỡng cửa Ấn Độ). Ngày nay đây là thủ đô và thành phố lớn nhất của Hy Lạp.

    Athens có một lịch sử lâu đời, kéo dài từ hơn 3400 năm trước. Nhiều học giả cho rằng Athens là cái nôi của nền văn minh Tây Phương và nơi phát sanh chế độ dân chủ ngày nay. Đây là quê hương của những triết gia lớn của nhân loại, như Socrates, Plato, Aristotle v.v.

    Trung Đông có thể là cái nôi của loài người: Việc các nhà khảo cổ phát hiện di cốt người có niên đại 400 nghìn năm tại Israel có thể buộc giới khoa học viết lại toàn bộ câu chuyện tiến hóa của nhân loại. Một chiếc răng có niên đại 400 nghìn năm mà các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv tìm thấy trong hang Qesem ở miền trung Israel. (Ảnh: AP).

    Từ trước tới nay giới khoa học luôn tin người hiện đại (Homo sapien) tiến hóa tại châu Phi cách đây chừng 200 nghìn năm. Sau đó tổ tiên của chúng ta di cư về hướng bắc, qua vùng Trung Đông để tới châu Âu và châu Á. Do vậy châu Phi được ví như chiếc nôi của loài người.

    Gần đây các nhà khảo cổ tìm được nhiều di cốt người cổ đại tại Trung Quốc và Tây Ban Nha – hai đất nước không thuộc châu Phi. Tuy nhiên, những bằng chứng đó chưa khiến giới khoa học thay đổi quan điểm đối với giả thuyết về cái nôi của nhân loại.

    Mới đây, trong lúc khai quật một hang có tên Qesem gần thành phố Rosh Ha’Ayin ở miền trung Israel, các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv tìm thấy 8 răng người có niên đại tới 400 nghìn năm, AP cho biết. Đây là những di cốt người có niên đại cao nhất mà giới khoa học từng biết.

    Giáo sư Avi Gopher, một nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv, nói rằng ông và các cộng sự sẽ tiếp tục nghiên cứu để xem liệu Trung Đông có phải là cái nôi của loài người hay không.

    4. Cái nôi của nền Văn hóa Việt Nam là ở … Hòa Bình?
    5. Cái nôi của nền giáo dục VN là … Văn Miếu chăng?
    6. Cá nôi của Tiếng Cười nằm ở đâu nhỉ? chắc ở bên dưới cái lưỡi và bên trong cái… cổ họng ….

    Cuối cùng sau khi ăn cơm trưa xong lão cứ liên mồm lẩm bẩm: “Có lẽ cái nôi bọn Google nằm trong chữ “TÌM KIẾM” này chăng?”.

    Nếu ai mà cứ tư duy kiểu: “Cái nôi của … chính là….1 số thứ khác” thì còn ra ối Còm hay …Pls.

    1. ti4mat

      Cái nôi của chí phèo, chính là cái lò gạch, mà mấy cái lò gạch ở quê ta thì lại gần mấy đống rơm, cẩn thận coi chừng mấy ông Chí Phèo qua thăm đám rơm cháy của bác Tổng cua, có thể cũng chưa chắc do bác đốt đống rơm mà do mấy anh Chí nhà ta đốt đấy.
      Chúc bác khỏe, vui

      1. THANH NGUYEN

        @tI4mat.Đúng đấy,hãy giữ lấy đống rơm mà làm chốn “tình tự”,củng nên cẩn thận với thằng chí phèo.

      2. Cũng có khi cái nôi của Chí phèo nằm trong “ánh mắt đưa tình” của Nở.
        Sau đó mới là cái lò gạch, bên cạnh lại có sẵn đống rơm…chưa bị cháy.
        Cái nôi của Chí phèo có thể chính là chất mem của giá trị…Tự Do chăng?

  15. Nhẹ nhàng và hay quá, lịch sử ừa đây chứ đâu, sao mẫy ông bộ trưởng không vào đây mà đọc trang HM về cách làm.
    Cám ơn anh và chúc mọi điều tốt lành!

  16. KTS Trần Thanh Vân

    Đẹp quá, nhưng mà buồn. đất nước đang bất an. Người bạn ở xa quê ạ.

    1. KTS Trần Thanh Vân

      À này, tôi không nghĩ là tôi được bóc tem cái Entry này đâu nhé.
      Bây giờ là 10 g 47 am ở Hà Nội. Tôi đang chờ con dâu tôi để cùng đi viếng mộ chồng nó, để LỄ TẠ về sự kiện hai đứa bé gái, thông gia HTH ạ.
      Sắp đến Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân rồi. Tục lệ nhiều đời của dân ta là thế.
      Nhấn phím, post lên rồi mới sực nhận ra cái TEM chưa bóc

    2. Trong ngày gì đẹp bằng xem
      Hiệu Minh Bờ lốc gặp Tem …Lão bà
      ———————————–
      Trong đời gì đẹp bằng “Em”
      Hiệu Minh đẹp nhất có … Tem Lão bà

      @KTS: Lạy giời luôn phù hộ cho Trúc Linh – Trúc Ly được khỏe mạnh và xinh đẹp!

Comments are closed.