Năm quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốc

Sức mạnh cơ bắp. Ảnh: internet

Bài trên Nghiên cứu Biển Đông có ý phản bác lại ý kiến của RICHARD MCGREGOR đăng phía dưới.

Báo “The Jakarta Globe”  đăng phân tích của Minxin Pei, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế  thuộc Đại học Claremont McKenna (Mỹ), cho rằng hiện có 5 quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốcmà chúng ta cần lưu ý để từ đó có thể hiểu rõ hơn và đánh giá đúng hơn vai trò mới của Trung Quốc trên vũ đài thế giới.

Quan niệm sai lầm thứ nhất là “sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gạt sang bên lề ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á”. Điều này hoàn toàn không đúng. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á đang gia tăng; nền kinh tế Trung Quốc hiện lớn nhất trong khu vực; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mọi quốc gia châu Á; tiến trình hiện đại hóa quân sự của nước này đã biến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thành một lực lượng chiến đấu mạnh nhất trong khu vực…. Tuy nhiên, thay vì gạt sang bên lề hoặc thay thế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, sự mở rộng quyền lực của Trung Quốc đang thúc đẩy hầu hết các nước châu Á gần gũi hơn với Oasinhtơn và nâng cao vai trò của Mỹ. Sự hiện diện của “chú Sam” vẫn được hoan nghênh vì nó ngăn chặn Trung Quốc nắm quyền bá chủ khu vực, đồng thời thúc đẩy sự cân bằng chiến lược.

Hiện nay, sức mạnh của Trung Quốc càng gia tăng thì cam kết của Mỹ đối với khu vực càng trở nên quan trọng. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây đã công bố một chiến lược mới đối với châu Á. Trong khi Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ thì hầu hết các nước trong khu vực lại có cảm giác yên tâm và lặng lẽ hoan nghênh. Hiện các mối quan hệ an ninh của Mỹ với các nước châu Á chủ chốt như Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Việt Nam tốt hơn bao giờ hết.

Quan niệm sai lầm thứ hai là “dự trữ ngoại hối khổng lồ giúp Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn”. Đúng là Trung Quốc sở hữu khoảng 2.000 tỷ USD trong kho bạc và nợ thế chấp, và 800 tỷ USD trái phiếu chính phủ châu Âu. Nguồn dự trữ khổng lồ đó của Trung Quốc có thể gây lo lắng cho phương Tây và đem lại cho Bắc Kinh nhiều uy tín và quyền khoe khoang, nhưng chúng không đủ khả năng đem lại cho Bắc Kinh nhiều ảnh hưởng ngoại giao.

Kho tiền tệ của Trung Quốc là kết quả từ một chiến lược tăng trưởng dựa trên một đồng tiền được định giá thấp để duy trì sức cạnh tranh xuất khẩu. Nếu giảm đầu tư vào nợ của Mỹ, Trung Quốc hoặc phải tìm các khoản đầu tư thay thế – một công việc không hề dễ dàng trong bối cảnh hiện nay, hoặc phải xuất khẩu ít hơn sang Mỹ – một ý tưởng không tốt cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

Quan niệm sai lầm thứ ba là “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát được Internet”. Mặc dù đầu tư khá nhiều cho công nghệ và nhân lực, song Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn lớn trong việc “thuần hóa” không gian mạng sôi động ở nước này. Mặc dù công nghệ lọc Internet của Trung Quốc tinh vi hơn và Bắc Kinh đưa ra các quy định chặt chẽ hơn so với các chế độ khác, song tốc độ tăng trưởng dân số trực tuyến của quốc gia (hiện đã vượt ngưỡng 500 triệu) và tiến bộ công nghệ (như vi-blog kiểu Twitter) đã khiến cho việc kiểm duyệt phần lớn là không hiệu quả. Chính phủ đã liên tục phải chơi trò đuổi bắt, và nỗ lực mới nhất là buộc các vi-blog đăng ký với tên thật. Việc thực thi các quy định như vậy quá tốn kém.

Nói chung, Bắc Kinh có thể kiểm duyệt một cách chọn lọc những gì họ cho là “nhạy cảm”, song bất cứ khi nào có tin tức mới nhất – chẳng hạn một vụ bê bối tham nhũng, một sự cố nghiêm trọng hay một cuộc biểu tình lớn chống chính phủ – trên Internet đầy rẫy những lời chỉ trích chính phủ. Việc phục hồi trật tự mạng phải mất một thời gian và khi đó thiệt hại chính trị cũng đã xảy ra.

Quan niệm sai lầm thứ tư là “chế độ của Trung Quốc đã mua chuộc được tầng lớp trung lưu”. Ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế hai con số đã đưa khoảng 250-300 triệu người Trung Quốc – chủ yếu là ở đô thị – vào tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc chịu đựng tình trạng hiện tại bởi có một sự cải thiện lớn so với sự cai trị độc tài trong quá khứ, và vì không có giải pháp tình huống thực tế hoặc ngay lập tức.

Tuy nhiên, như “Mùa xuân Arập” đã chứng minh, chỉ cần một sự kiện đơn lẻ hoặc một bước đi sai lầm của giới cầm quyền cũng có thể biến các công dân thuộc tầng lớp trung lưu thành những nhà cách mạng triệt để. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có một cuộc khủng hoảng kinh tế. Hiện tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng trở nên không hài lòng với nạn tham nhũng, tình trạng bất bình đẳng, khả năng chi trả cho nhà ở, ô nhiễm và dịch vụ nghèo nàn…

Tại Thượng Hải, cách đây vài năm, hàng nghìn công dân thuộc tầng lớp trung lưu đã tổ chức buổi “đi bộ tập thể” nhằm ngăn việc mở rộng một dự án tàu hỏa cao tốc. Một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra hồi năm ngoái ở Đại Liên đòi đóng cửa một nhà máy hóa dầu gây ô nhiễm môi trường. Bắc Kinh cũng biết không thể duy trì sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu.

Quan niệm sai lầm thứ năm là “tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại”. Thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã được “hạ nhiệt” từ hơn 10,3% năm 2010 xuống 9,2% năm 2011, và sự dịch chuyển xuôi dốc này sẽ tăng tốc trong những năm tới. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặp “cơn gió ngược lớn” bởi dân số lão hóa – với số công dân từ 60 tuổi trở lên chiếm 12,5% dân số trong năm 2010 – sẽ thu hẹp khoản tiết kiệm và cung nhân lực, làm tăng chi phí lương hưu và chăm sóc sức khỏe. Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Trung Quốc phải làm ra các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải đổi mới nhiều hơn, mà muốn đổi mới nhiều hơn cần phải nới lỏng sự kiểm soát của chính phủ và tự do trí tuệ hơn.

Theo The Jakarta Global

Bài dịch trên Biển Đông Năm quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốc

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2012. Nguyen Tien Thinh

 

17 thoughts on “Năm quan niệm sai lầm về sức mạnh của Trung Quốc

  1. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BA 6-11-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

  2. Pingback: Tin thứ Ba, 06-11-2012 « BA SÀM

  3. Lão phu

    Tôi không am hiểu TQ hiện nay, do tôi không có điều kiện tìm hiểu sự thực. Còn truyền thông thì mỗi người một góc nhìn khác nhau. Do đó tôi không dám lạm bàn. Chỉ mong nghe các còm sĩ bàn luận, mà hình như các còm sĩ cũng mải hóng hớt tin tức ở bển nên chờ hoài thẳng thấy.
    Tôi chỉ biết một quy luật, gieo cái ác thì gặt cái ác. Cái ác dù có mạnh bao nhiêu cũng không làm tôi sợ. Và chắc chắn nó sẽ bị dập tắt. Những người gieo cái ác chắc chắn phải trả giá.
    Có lẽ chúng ta cũng đang phải trả giá cho những gì chúng ta gây ta cho Chiêm Thành và Chân Lạp. Không sửa được nữa, chỉ có tích đức cho các thế hệ sau được chừng nào hay chừng nấy. Vậy mà chúng ta lại đang tiếp tục ăn vào tương lai, tàn phá tất cả.

    1. Dove

      Lương tâm là một bà lão đã rụng hết răng. Nó mà cắn thì chỉ thấy nhồn nhột thôi.

    2. Dove

      Am hiểu TQ là việc bất khả thi. Nhưng am hiểu Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường để đoán con voi TQ đi về đâu là cần thiết. Về ông Tập, Dove đã bàn rồi, còn về ông Lý, xin trích lại một đoạn phát biểu của ông nhân dịp thăm EU:

      “Thế giới ngày nay cần cả tư duy phương Tây và tầm nhìn phương Đông. Nếu Trung Quốc và châu Âu có thể đạt được thành công bằng việc phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tương ứng của mình, chúng ta sẽ khiến thế giới hoà hợp và thịnh vượng hơn”.

      Ông Tập và ông Lý có thể sẽ là “bộ đôi” của TQ như Putin và Medvedev của Nga

      Cũng như Hoa Kỳ, TQ có thể trở thành một cường quốc có trách nhiệm nhưng cũng có thể trở thành một con ác thú hung dữ, thậm chí rất dữ. Tuy nhiên đúng như Lão phu nói chẳng việc quái gì phải sợ TQ.

      Vậy, nếu hiểu TQ chỉ là ác là sai đấy. TQ đơn giản chỉ là TQ – một dân tộc vĩ đại với những khát khao và bi kịch của nó.

  4. Pingback: Tin thứ Ba, 06-11-2012 | Dahanhkhach's Blog

  5. Dove

    McGregor viết nhảm nhí quá đi mất, sức mạnh khủng khiếp nhất của TQ chỉ vẻn vẹn trong 6 từ: xây dựng thể chế dân chủ.

    Điều kiện cần là ông Tập làm TBT, điều kiện đủ là Đảng Cộng sản TQ vẫn nắm quyền lũng đoạn chính trường trong nhiều thập kỷ tới.

    Về ông Tập thì khả năng vào Bộ chính trị xem ra là chắc chắn, nếu ông nắm TBT thì coi như điều kiện cần đã hội tụ đủ. Ông Tập có kinh nghiệm vào loại “khủng” trong việc phát triển kinh tế dân doanh. Ông ấy hiểu quan hệ giữa dân chủ và phát triển kinh tế dân doanh ko hề kém giới tinh hoa chính trị phương Tây. Có quyền TBT trong tay, việc ông ta khởi động tiến trình xây dựng thể chế dân chủ với những ưu điểm vượt trội so với “mùa xuân Ả Rập” đương nhiên là chuyện khỏi phải bàn.

    Về điều kiện đủ, thìển nghĩ cũng đã rõ. Cho dù hàng nghìn đảng con sẽ được thành lập thì đảng CS vẫn thừa đủ sức lũng đoạn chính trường TQ trong hàng chục năm tới. Lấy thí dụ, nếu có tranh luận bầu cử thì “chiến sĩ nhân quyền” Ngải Vị Vị mà đối mặt với Mạc Ngôn “vú to mông nẩy” thì “mất điện” ngay tút xuy‎t. Để cho chắc hơn, thì bắt chước Hoa Kỳ, yêu cầu các ứng viên phải gây quỹ bầu cử. Dám cam đoan là dù CIA, nghiến răng trợn mắt vung quỹ “kín” ra tài trợ cho chân gỗ nhân quyền thì cũng chẳng bõ bèn gì.

    Miến Điện làm dân chủ, tuy chưa có gì đáng gọi là thuyết phục, ngoài việc cho bà San Kuyo ra tranh cử, thế mà phương Tây đã lạc quan tếu. Cho nên, nếu TQ mà cho Ngải Vị Vị và thậm chí cả Đạt Lai Lạt Ma ra tranh cử, thì chắc chăn Phương Tây sẽ quên béng mấy thây ma DC ở Đông Âu và hỉ hả vô cùng.

    Trong cơn mừng vui dân chủ đến tột đỉnh như vậy thì chỉ có mỗi Dove là buồn. Đọc lại mấy dòng cảnh báo của Tocqueville về thể chế dân chủ với đầy rẫy những nguy cơ bị giới tinh hoa lạm dụng của Mỹ thì lại thấy buồn thêm. Đọc Jill Stain (ứng cử viên TT Mỹ của đảng Xanh) – nền dân chủ Mỹ thậm chí ko phải là DC lưỡng đảng, mà đơn giản chỉ là DC của 10 tập đoàn tài phiệt thì buồn đến thúi ruột, thúi gan luôn.

    Than ôi, ông Tập của TQ có đủ 6 chữ: trí lực, quyền lực và tài lực để chơi ván bài xây dựng thể chế dân chủ nhằm chính danh hóa quyền lũng đoạn của đảng Cộng Sản TQ và phát huy toàn diện vị thế của chủ nợ toàn cầu. Thương cho Obama, tiện thể thương luôn cả ông Nguyễn Phú Trọng và Đồng Chí X nữa.

    Vậy đề nghị Tổng Cua gỡ ngay McGregor xuống và tiện tay gỡ cả còm của Dove nữa để đỡ bị ném đá, để bà xã đỡ phải phiền muộn vì chồng xách mé DC.

  6. Em không hiểu nhiều về chính trị, thời cuộc với những khía cạnh sâu sắc của vấn đề, nhưng em nhớ không nhầm thì TQ đã vượt lên Nhật giành ngôi vị là nước có tổng thu nhập quốc dân cao trên thế giới, rồi lại còn lấy đi vị trí là nước xuất khẩu nhiều trên hành tinh cũng đã từ lâu là vị trí của Nhật..nhìn hình ảnh thì cũng thấy các thành phố của TQ hiện đại đâu có kém gì các nước phát triển khác nhưng chắc còn lâu TQ mới có được chế độ an sinh xã hội, cơ chế quản lý dân chủ minh bạch, tôn trọng quyền con người như các nước văn minh thật sự khác.
    Đợt vừa rồi sau bao nhiêu năm ở các thành phố của TQ lại dấy lên biểu tình phản đối Nhật với chủ quyền đảo Điếu Ngư(???), vvv và vv…trời ơi, em nhìn thấy những con người trẻ tuổi, mặt mũi non choẹt hô khẩu hiệu chán rồi thì còn tìm cách phá hủy các cơ sở thương mại của người Nhật ở các thành phố đó. Em nhìn thấy những khuôn mặt khoái trá khi họ phá được một cái cửa sổ, làm hỏng được một góc cửa hiệu của người Nhật..mà sao em thấy sợ, thấy cái đất nước đó đã nguy nga tráng lệ như thế mà sao con người vẫn man rợ vậy.

  7. Dân đỏ

    Ai cũng biết làTàu khựa hiện nay rất mạnh và rất gian ác. Mạnh+Ác = TQ, cho nên hễ nói đến tàu khựa ai cũng vãi linh hồn.

  8. qx

    Giới cầm quyền và giàu có Trung Quốc hoặc là hành xử hoặc là tuyên bố họ có sức mạnh đó, không phải thế giới bên ngoài bị nhầm lẫn đâu.

    Hãy xem những công ty Trung Quốc làm ăn ở nước ngoài ngạo mạn như thế nào. Hãy nhớ lại những tên tướng không-hải-lục Trung Quốc tuyên bố như thế nào, đe dọa ra sao. Hãy xem lại những tuyên bố Trung Quốc trên biển Đông như thế nào, đe dọa cả Mỹ ra sao, vv…

    Nhưng có lẽ “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” chẳng bền đâu.

    qx

    1. Tịt Tuốt

      Có thể tóm tắt 5 quan điểm về sức mạnh của tác giả bài viết nêu ra là thế này:
      1. sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gạt sang bên lề ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á
      2. dự trữ ngoại hối khổng lồ giúp Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn
      3. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát được Internet
      4. chế độ của Trung Quốc đã mua chuộc được tầng lớp trung lưu
      5. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại

      Không biết tác giả bài viết đã lấy thông tin từ nguồn nào mà cho rằng 5 quan điểm trên là sức mạnh của TQ. Đọc bài, tôi cảm thấy dường như tác giả đang ở trong tình trạng lý luận kiểu người rơm (straw man argument). Nghĩa là tác giả đả dựng lên 5 quan điểm về sức mạnh TQ rồi lý luận phản biện lại chúng tương tự dựng lên một người rơm rồi đấm đá vào đó.

      Nếu nghĩ kỷ thì có thể cho 5 quan điểm trên có thể cho rằng đó là những đặc tính kinh tế chính trị của TQ chứ không thể gọi là sức mạnh.

      Cho dù chúng ta không ưa gì tàu khựa, nhưng đành phải công nhận rằng tàu khựa đang mạnh lên thật sự:
      – Về giá trị tiền tệ: Theo số liệu thống kê cuối năm 2010, thì đồng Nhân Dân Tệ của TQ tăng lên 13 lần trong lưu thông, nghĩa là giá trị của đồng Tệ tăng rất lớn và có khả năng nhảy vào rổ tiền tệ thế giới.

      – Về kinh tế: Các số liệu cho thấy vào thời điểm kết thúc năm 2010, GDP của Nhật đạt mức 5,474 nghìn tỉ USD, trong khi của Trung Quốc là gần 5,8 nghìn tỉ USD. Kinh tế TQ đã vượt qua nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau thế giới sau Mỹ.

      – Về tài chính: Nhiều tổ chức tài chính uy tín thế giới đều nâng bậc xếp hạng TQ, trong khi đó thì Mỹ và Hàn quốc bị đánh tụt hạng.

      Con khủng long Trung Quốc đã thật sự thức giấc và trở nên rất mạnh là sự thật. Sân khấu toàn cầu hóa là sân chơi tốt nhất cho con khủng long này, thay vì là Hoa Kỳ hay Liên hiệp Âu châu như tiên đoán trước đó của những kẻ đẻ ra trò chơi kinh tế toàn cầu hóa.

      Biết giặc biết ta thì mới thắng giặc được còn nếu chỉ biết dèm pha, dè biểu và tự huyễn hoặc mình thì đến khi lâm khốn giặc đã ngồi ngay sau lưng thì thần Kim Quy có xuất hiện để báo cho ta thì cũng đã muộn. 🙄

      1. Ngẫm mà buồn chú nhỉ!? Con cứ thắc mắc hoài là tại sao Việt Nam mình tự hào học giỏi, thông minh, siêng năng nhưng lại không phát minh ra được cái gì nhiều, toàn bán mồ hôi làm công cho người ta? Thằng Tàu khựa nó cũng chẳng phát minh ra cái gì nhiều nhưng nó lại giỏi ăn cắp, cái gì nó cũng nhái, làm giả được rồi bán cho khắp thế giới với giá rẽ (nhân công đông, giá rẽ mà). Hàng của nó từ cao cấp đến hạ cấp đều có chất độc hại mà nước nào cũng dùng của nó (rẽ quá mà, ai không ham!) nhưng ở các nước người ta còn có kiểm định rồi tịch thu, khuyến cáo…khá nghiêm ngặt nên dù sao thì cũng đỡ, nước mình cũng có nhưng ít quá! Tự người dân bán tin bán nghi rồi vẫn mua, vẫn dùng, vẫn ăn vì nó rẽ. Hic. Giờ con đi đâu con cũng hay kêu bạn bè tẩy chay hàng TQ, độc hại lắm, đừng có dùng! Nhưng nói rồi lại nghĩ sao mà xấu hổ thế! Không dùng hàng của nó thì dùng cái gì? Người dân đâu có nhiều quyền lựa chọn! Giới có tiền thì dùng hàng EU, giới bình dân, nghèo thì dùng cái gì??? Hàng VN có nhưng ít quá mà lại xấu, có cái kim cũng không làm nổi!!! Hu hu.. Các nhà khoa học Việt Nam, các người tài nhà mình đi đâu hết rồi chú??? Để cho dân khổ thế không biết!?

        1. lyviet

          @Nga Voi Nguyen ,người tài nước Việt ở đâu ?Tôi ko biết nhưng ko ít nhà khoa học VN ở Đông Âu đang mải mê kiếm tiền ngoài các chợ giời ,hoặc nhà hàng …Tôi từng ngạc nhiên khi biết chủ một nhà hàng ăn ở Đức đã học xong cao học ,và …phục vụ ăn uống ,he he .Tôi cũng biết vài người từng tốt ngiệp bằng đỏ bên ĐÂ mà bây giờ chỉ là thợ tiện,phay hay thợ hàn…và lương còn kém hơn tôi đến vài trăm euro/tháng .Như vậy học Đại Học để làm gì nhỉ ?Tất nhiên họ bị sát hạch và ko đậu nên mảnh bằng chỉ có giá ngang mảnh giấy wc ,ha ha .Còn những người học bên này và bên ĐÂ nếu thật sự tài năng họ được trọng dụng ,họ có cuộc sống rất sung túc …và họ ko có vào đây comm với chúng ta .Tôi biết ,nhưng thôi nói các bác lại nổi nóng mắng cho thì buồn .Còn người tài ở VN cũng ko thiếu …nhưng có cả người đang làm xe ôm ,xích lô …Đã có người như thế ở Ta …và giờ này là giảng viên Đại Học bên trời Tây.he he .

    2. mười tạ

      Trung Quốc có chi mà sợ,
      chỉ sợ chúng ta không khôn ngoan như Nhật hay Hàn thôi,

Comments are closed.