Một ngày với Paris

Tour Eiffel. Ảnh: HM
Tour Eiffel. Ảnh: HM

Hôm nay TT Pháp tới Hà Nội, hang Cua nên viết về đế quốc sài lang. Nhân thể nhắc các cụ Hà Nội tiếp ông Holland rằng, thủ đô Paris nhiều lừa đảo, vào WC nó tính tiền, thì ký kết hợp đồng gì cũng phải cẩn thận.

Giấc mơ thăm thực dân Pháp

Thế kỷ 19 và 20, Pháp có thuộc địa có lúc tới 13 triệu km2 chỉ sau đế quốc Anh, Nga và Tây Ban Nha. Mặt trời không lặn ở nước Anh thì Paris cũng thế. Lúc đó, dân số Pháp vài chục triệu nhưng áp bức bóc lột tàn nhẫn tới 110 triệu dân thế giới. Người Việt ta phải vùng lên là vì thế.

Pháp có mặt ở khắp mọi nơi, từ Á sang Phi, Mỹ latin rồi Bắc Mỹ. Tại Hoa Kỳ dấu ấn Pháp có nhiều. New Orleans xinh đẹp là một ví dụ. Washington DC do kiến trúc sư gốc Pháp là  Pierre (Peter) Charles L’Enfant thiết kế. Phnom Penh, Vientiane, Hà Nội, Sài Gòn, Sapa, Tam Đảo, đều có dấu ấn sâu đậm của người Pháp.

Về nước Pháp mình toàn nghe nói, chỉ thoáng qua chục lần nhưng là…bay trên trời hoặc ngồi ở sân bay. Paris thì nhớ hơn vì có mấy câu chơi chữ từ mấy chục năm trước khi học tiếng Pháp bập bẹ “Je suis le chef  de 26 soldats, si sans moi Paris est pris – Qui je suis?”

Dăm năm trước đi qua Charles de Gaulle (CDG) do chuyến bay đi Washington DC bị chậm, mình được vào khách sạn ở qua đêm. Nhớ mãi cảm giác được ăn bánh mỳ, bơ, pho mát, rượu vang và các loại đồ ăn ngon tuyệt. Ngoài trời sương mù và hoa mùa xuân nở khắp nơi, mê mẩn luôn. Kể từ hồi đó cứ hứa đi Paris cho biết rồi chẳng có dịp.

Hồi tháng 5-2016 đi châu Âu, ở nhà Tuấn Anh bên Belgium (Bỉ). Hai anh em vừa đi Rome về thấy hay quá, bỗng muốn đi Paris, Tổng Cua sáng tạo toàn nẩy ra từ chân.

Hai vợ chồng Tuấn Anh lục lọi các loại, máy bay, xe bus rồi tầu nhanh TGV, hay đến ga CDG, về từ du Nord (bắc) nhé. Tìm được chuyến từ Brussels ngon nhất, hơn 90E hai chiều, rẻ bất ngờ. Nghiến răng đưa credit card, đau hết cơ quan đoàn thể.

Trèo lên đỉnh Eiffel

Sáng 7:15 đã lên tầu Thaly (TGV) lao đi vun vút, êm ru, chợp mắt một chút đã qua biên giới và tới CDG. Những cánh đồng lúa mỳ xanh mướt, bò hàng đàn thong thả gặm cỏ, trông như có anh Hồ Giáo sang đây khai hóa. Đi các nước ở EU mà như từ Hà Nội về Ninh Bình.

Mua thêm cái vé tầu từ CDG, 15 phút sau đã thấy Tour Eiffel sừng sững trong sương mù. Dù đã cuối tháng Năm nhưng vẫn lạnh, mưa lắc rắc, hoa đủ loại sắp nở, người thập phương đông như kiến. Rome đã đông, nhưng Paris chắc phải gấp đôi.

Hẹn trước với chị HG, một còm sỹ không mệt mỏi của hang Cua, sẽ gặp khoảng 4 giờ chiều bên sông Seine (Sen), gần nhà thờ Đức Bà. Lòng vui vui vì sang Paris mà có bạn đọc thật quí biết bao. Còn dặn chị, có lão hom hem, già lụ khụ, đeo ba lô máy ảnh, tay chống gậy đích thị là Tổng Cua.

Đến tháp Eiffel phải trèo lên đỉnh cho bõ công. Giá vé 34E lên đỉnh. Xếp hàng một lúc rồi cũng vào thang máy, lên xuống như đi dạo, nhẹ nhàng, nhìn xuống hơi rợn rợn, tới gần đỉnh thì ra.

Trên tầng 2 của Eiffel. Ảnh: HM
Trên tầng 2 của Eiffel. Ảnh: HM

Ngó quanh chụp ảnh và thấy Paris quả là đẹp dù trời mù. Sông Seine với những con tầu du lịch ngược xuôi, vài chục mét có một cái cầu. Đi vòng quanh tháp chụp lung tung, mãi chẳng được pô nào ra hồn nhưng ngắm cảnh thì mãn nhãn.

Trên tháp Eiffel có ảnh cảnh báo móc túi, phải cẩn thận. Ba lô đeo trước ngực, ví, hộ chiếu nhét trong túi quần gần chim, chạm vào là biết liền. Định đi tiếp lên chóp nhưng sợ còn nhiều nơi không đi, đành bỏ và đi bộ xuống, không thèm dùng thang máy. Loanh quanh dưới chân tháp rồi qua cầu trước mặt, chẳng biết tên gì.

Bỗng có một em nói tiếng Pháp lơ lớ, trên tay cầm cuốn sổ chữ chi chít, hỏi anh từ đâu đến. Je suis Vietnamien, dạ từ Việt Nam. Ah, Việt Nam anh hùng, pằng pằng America, cười sướng, dù vậy một tay ôm chặt ba lô và cho tay kia vào túi quần giữ…ví.

Thị bảo, chúng tôi là tổ chức từ thiện giúp trẻ em nghèo khắp thế giới. Hiện ở Syria đang có nhiều em như vậy, mong anh giúp. Đây anh ghi tên vào sổ để ủng hộ tinh thần, phản đối chiến tranh. Oui, thì ghi, sợ gì bố con thằng nào. Gian Công Cua, xóm Tụ An, rồi trả sổ.

Mợ ta liền bảo, giá như anh giúp 50E thì tốt quá. Lắc đầu, làm gì có nhiều thế. 30E, không. 20E, cũng không. Tùy anh, bao nhiêu cũng ok. Có 1E thôi. Merde, 1E thì đéo thèm, thị ngoáy mông đi thẳng. Chỉ vòng quanh chân tháp khoảng 30 phút thì có cỡ 4-5 thị mẹt như thế định làm tiền.

Rồi cũng qua bên kia sông, chả hiểu có cái nhà gì to lắm, chắc là đài tưởng niệm. Dân lang thang như mình khá đông vì trông kiểu ngó quanh, chụp ảnh tự sướng. Di gan nhìn biết ngay là bò lạc.

Đi bộ ra Khải Hoàn Môn

Xem bản đồ thấy từ Eiffel ra Khải Hoàn Môn vài km, chọn đi bộ vì tiếc tiền, với lại muốn xem phố ra sao. Thực ra đã mua 5 vé metro 1,5E một lần lên xuống, nhưng thích ngắm cảnh. Thấy cả đại lộ mang tên lão Paul Doumer (toàn quyền Đông Dương).

Lê bước trong mưa lạnh, đường rộng mênh mông như đường lên XHCN bên ta chẳng có ma nào đi, cứ băn khoăn có đúng hướng không. Thỉnh thoảng thấy một nhóm giở bản đồ. Định hỏi đường nhưng nghĩ hội này không hơn tay nhà quê Ninh Bình. Tự lo lấy thôi.

Đang đi bỗng một xe chặn bên đường và một chàng đẹp trai liến thoắng, chào anh, anh từ đâu đến. Dạ từ Việt Nam. Hắn vò đầu vò tai giọng lơ lớ, xin lỗi không nói tiếng Việt. Nhưng tiếng Anh thì ok. Hello, hello, vui quá anh ạ.

Hắn hỏi, anh vui không, Paris đẹp nhỉ. Sao anh buồn thế, du lịch chi mà mặt tái mét. Hắn không biết mình đang lạnh và muốn đi đái.

Khải Hoàn Môn. Ảnh: HM
Khải Hoàn Môn. Ảnh: HM

Rồi anh có muốn mua một số quần áo của Italia không, toàn loại nổi tiếng cả, trong xe hơi tới xem đi. Nghĩ bụng, lại bọn lừa đảo. Mình mếu máo, vừa mất hết ví ở chân tháp rồi, đang đi tìm sứ quán để xin hộ chiếu, anh có biết chỗ mô. Hắn lắc đầu và bỏ đi.

Thêm một đoạn thấy một cụ kiểu Thổ Nhĩ Kỹ hay Di gan “bỗng” đánh rơi cái nhẫn lóng lánh. Bà nhặt lên và nhìn mình. Anh ơi, tôi vừa nhặt được cái nhẫn này. Dạ, bà cầm đi, trời cho thì bà lấy về mà dùng.

Không, anh với tôi chia nhau. Anh cầm cái nhẫn đi, đưa cụ ít tiền là ok. Mả mẹ dân Paris, tưởng chỉ có Hà Nội những năm đói kém mới lừa kiểu này, hóa ra ở đây vẫn diễn vở này mấy thế kỷ nay.

Lại bài mất hộ chiếu và hỏi đường rồi xin bà có tiền cho 2E để mua cái bánh mỳ. Mụ lắc đầu chán ngán, biết là gặp tay lừa đảo có hạng. Đi một đoạn, ngoái lại thấy mụ lại đánh rơi nhẫn vì một đôi trai trẻ đang tới.

Lang thang mỏi nhừ chân rồi cũng tới Khải Hoàn Môn, trông hoa hòe hoa sói giống y chang cái tháp bên Vientiane, nhưng to gấp 2-3 lần. Khách du lịch thi nhau chụp ảnh, mình làm vài pô và đi dọc theo đại lộ Champs-Élysées ra sông Seine, một trong con đường đẹp nhất Paris.

Đại lộ đẹp ở Paris. Ảnh: HM
Đại lộ đẹp ở Paris. Ảnh: HM

Đói quá lại muốn vào đâu đó nhắn chị HG là sẽ có mặt đúng giờ. Vào McDonald có wifi nhưng đông nghẹt người, ầm ỹ. Chán rồi cũng được một suất ăn, no rồi đi đái không mất tiền, vào internet nhắn tin, cứ yên chí là sẽ gặp người đẹp thành Paris.

Đi Metro ra nhà thờ Đức Bà

Nghiên cứu bản đồ thấy đến nhà thờ Đức Bà khá xa, đành xuống metro, đau xót mất một vé. Metro Paris trông cũng đẹp, có nhạc nhẽo vui, nhưng rất phức tạp. Vừa đi vừa hỏi, quanh quẩn cả nửa tiếng, rồi có một cậu Trung Đông đến chào cười tươi, có thể giúp gì anh. Lại sợ lừa đảo hay khủng bố, sợ hết hồn.

Nhưng hắn chỉ vào ngực ý nói là nhân viên của metro giúp người cơ nhỡ. Quá mừng, hắn lèo nhèo một hồi bằng một thứ tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, mình thì cố rặn như rặn đẻ vài từ Pháp học cách đây mấy chục năm, rồi cũng đến được nhà thờ Đức Bà. Khu này càng đẹp, chỗ nào cũng lãng mạn, chỉ không thấy anh gù đâu.

Nhà thờ đông nghịt phải xếp hàng mới vào trong được. Đi vòng quanh thấy chỗ hàng rào đầy khóa của các đôi tình nhân. Đói quá lại vào kiếm đồ ăn. 15E được một bữa ra trò, thịt bò, khoai tây, bánh mỳ, ly café, phục vụ tận tình. Đồ ăn Paris nổi tiếng thật. No rồi đi tiếp.

Vòng quanh thấy chỗ nào cũng đáng xem, nghĩ đi thêm cũng thế thôi, trời thì lạnh, mưa nặng hạt. Vào đâu ngồi nghỉ vậy, già rồi ham chơi có ngày đi sớm.

Khóa tình yêu trước nhà thờ Đức Bà. Ảnh: HM
Khóa tình yêu trước nhà thờ Đức Bà. Ảnh: HM

Vào cafe Saint Severin cạnh quán sách Gibert Jeune mà chị HG hẹn, giở iPhone ra xem thư. Rồi alo cho chị. Giọng nam ngọt như mía lùi, chị bảo, trời chẳng nhận được thư anh gì cả, bây giờ mới thấy, mà từ chỗ chị ra nhà thờ khoảng 3 tiếng, phải hẹn từ sớm mới dám đi.

Hóa ra ở Paris nhưng cách nhau vài tiếng metro là thường, mình cứ tưởng như chợ Bưởi ra bờ Hồ. Chị còn bảo, có làm cho anh ít bánh, rồi định đi thuyền trên sông Seine, thế mà… Do mình cả. IT mà để thư trong hộp off-line, không được đi chơi Paris là phải thôi. Chia buồn lẫn nhau, đến giờ vẫn không biết mặt chị HG.

Lên đường ra ga du Nord, làm một đĩa thịt bò và khoai tây chiên, vừa ăn vừa nghĩ, dai ngoách thế này có thể là một phần nhậy cảm của con bò cái đẻ mấy lứa cũng nên. Đợi tầu thêm chút và hai tiếng đã tới Brussels, sao mà đi lại ở châu Âu sướng vậy hả giời.

Đang trên tầu Thaly, ­Tuấn Anh đã alo, anh ơi đến chưa, chắc hắn sợ anh Cua lạc lên đồi Mông Mác có đầy gái đợi. Mình đến đầu Bắc hắn đón đầu Nam. Cô vợ Hương phải “can thiệp” mới tìm ra anh Cua mặt mày tái mét do nhịn đói, rét và cả nhịn đái cho đỡ tốn Euro, nhưng lòng vui thì vô kể.

Một góc của Paris. Ảnh: HM
Một góc của Paris. Ảnh: HM

Một ngày lọ mọ ở Paris, tiền đi lại từ Brussels, ăn uống, vệ sinh, vé metro, chắc khoảng 200E, vui đâu chầu đấy, tiếng tăm bập bẹ, xem bản đồ vớ vẩn, thế mà đến được mấy nơi đáng giá, còn dư mấy vé metro làm kỷ niệm.

Nếu Rome là bảo tàng của nhân loại thì Paris là thủ đô thế giới, không hề sai.

HM. Paris. 28-5-2016.

308 thoughts on “Một ngày với Paris

  1. Trích còm của cụ Dove :
    Dove là người nghèo nhất Hang Cua, nhưng khi đi du lịch ở Châu Âu, hôm nào tiêu dưới 150 USD thì mừng hú vía. Chả hiểu Anh Cua định từ Bỉ sang Paris mà chỉ tiêu 50 Euro là ra làm sao? Hình như có một phụ nữ VN làm truyền thông bị cảnh sát vồ đấy. Chắc là chị ấy cũng có ý định tiêu 50 Euro/ngày.
    Với 50 Ơi hoàn yên tâm lang thang Paris hay bất cứ một thành phố lớn của Châu Âu một ngày , nếu cụ Cua không lên tháp eiffel với 34 eu thì hôm đó cụ ấy tiêu chưa đến 50eu . (Tất nhiên ở đây không tính tiền phòng ks ,vé tầu ,xe,máy bay)
    Còn lang thang kiểu “Tây balo” vào siêu thị mua ít bánh mì, vài lạng giăm bông, chai nước lọc thì một ngày cũng chỉ tốn khoảng ……10 EU .
    Nên nói đi du lịch phải tốn bao nhiêu tiền một ngày là vô cùng , cái quan trọng là một ngày đi được những đâu ? thăm thú được cái gì ? chụp được nhiều ảnh đẹp không ? mới là điều đáng bàn .

    1. Xin lỗi : Với 50 Ơi hoàn yên tâm lang thang Paris hay bất cứ một thành phố lớn của Châu Âu một ngày , đọc là : Với 50 Ơi hoàn toàn yên tâm lang thang Paris hay bất cứ một thành phố lớn của Châu Âu một ngày .

    1. quang ku

      Em chưa có dịp nào đi xe khách tuyến Hà Nội – Sài Gòn hoặc những tuyến cao nguyên, nhưng em dám khẳng định một điều là tất cả các tuyến đường đều thua tuyến quốc lộ 6 Hà Nội-Điện Biên
      Tại sao xe khách của tuyến cao nguyên liên tục bị mất phanh khi đổ đèo? phải chăng do cẩu thả của lái xe. trước khi leo đèo, đổ đèo tuyến tây bắc mọi lái xe đều được cảnh báo và kiểm tra hệ thống phanh.Em đi tuyến đường đó hai lần tất cả các lái xe đều tuân thủ đúng với những cảnh báo. Đường đi tây bắc hầu như là đèo dốc với những khúc cua khuỷu cánh tay cực nguy hiểm. với đèo Pha Đin từ chân lên đỉnh là 28 km và dốc Lũng Lô độ dài cũng chả kém bao nhiêu. mỗi khi xe leo đèo nếu xe yếu phụ xe phải xuống cầm theo con kê chạy theo chèn để xe không tụt dốc .
      phải chăng trình lái xe tuyến tây bắc cao hơn hẳn lái xe tuyến cao nguyên? Em nhớ Cụ Cua có viết bài về chuyến đi tây bắc của cụ xin cụ cho ý kiến về chuyện này

      1. Mình đã đi qua “Tứ đại đèo của vùng Tây Bắc” và có thể nói là vô cùng đáng sợ nhắt là có lần đi từ Hà Giang về Tuyên Quang trong đêm mưa tầm tã. Nhìn cách họ lái xe phải nói là thận trọng, không phóng liều như trong Nam.

        Bốn chuyến đi các vùng khác nhau mình đều ngồi cạnh tài xế và quan sát được các xe khác chạy trên đường.

      2. Con người ta thường những lúc gặp nguy hiểm thì thận trọng ,lúc ít nguy hiểm hơn thì sinh ra chủ quan , trình lái xe của hai nơi giống nhau cả thôi , tôi nghĩ vậy không biêt có đúng không .

      3. chinook

        Lái xe đổ đèo đòi hỏi những kĩ năng mà tài xế xe chu ên chở công cộng thuờng phải được huấn luyện , hoặc học tập chia sẻ lẫn với nhau.

        Đèo Bảo lộc sau 75 có nhiều tại nạn , Thuở đó, nhiều xe Miền Tây hay tài xế chuyên lái dưới Miền Tây được điều đi trên tuyến này và gặp tai nạn vì thiếu kinh nghiệm.

        Ở Mĩ, những đèo dài, nguy hiểm thuờng có những con đường nhỏ rẽ vô phía bên mặt của đuòng đèo. Đường nhỏ này dốc ngược , giữa lòng đường có đổ đá cao hơn cầu xe . Những xe mất thắng có thể đi vô con đường nhỏ này để được đường dốc và ụ đá giữa đường giữ lại. Có biển báo trước để xe mất thắng biết để chuẩn bị.

        1. Aubergine

          Anh Chinook biet nhieu that. Toi lai xe hon 30 nay ma khong de y nhung viec nay (con duong nho can deo)

    2. Đất Sét

      “Một người lái xe tải đang chạy phía trước (trên) đã nhận ra tình trạng này…..”

      Trên xe khách mất thắng có tới 40 người, thật khủng khiếp nếu không có sự nhanh trí, dũng cảm và đầy tình người của anh tài xế xe tải. Cám ơn anh Phan Văn Bắc, tài xế xe tải 49C-098.51, rất nhiều! Với tôi, anh là một anh hùng!

    3. Văn Mùi

      Đấy, bác Tổng cứ đưa những tin “dân mình với nhau” như thế này cho đỡ “nhức đầu”. Cảm thấy, đời vẫn còn đáng sống.
      Chỉ ái ngại cho bác tài xe tải. Đầu xe cũng móp cả. Nhưng cứu mạng người, không ai dám mặc cả, chỉ sợ không kịp. Hoan hô! Hoan hô!

    4. Mike

      Một câu chuyện hay và rất hồi hộp. Báo chí có thể khai thác thêm nhiều chi tiết như anh tài xế chạy phía trước làm hiệu như thế nào. Anh tài phía sau tiếp nhận ra sao. Khi phát hiện xe hư thắng, tài xế có thể gài về số 1 được không? Gài sang số 1 giảm tốc độ rất nhiều. Những chi tiết thế này có thể đóng thành phim. Quan trọng hơn hết trong câu chuyện này, tất cả lời khen đều chính đáng.

      Sự việc có thể xảy ra rất nhanh. Con đường có vẽ như chỉ hai làn xe và mỗi bên một làn xe. Vậy nếu xe sau chạy nhanh mà không muốn vượt mặt thì chỉ còn có cách húc xe trước. Trong tình huống đó, xe trước phải làm gì? Nếu không muốn bị húc thì chỉ có cách tránh sang đường phía ngược chiều và như vậy cũng nguy hiểm. Cách thứ hai có vẽ hợp lý là dùng xe mình cản xe sau. Tôi không hề có ý nghi ngờ về lòng dũng cảm và sự mưu trí của anh tài xế xe tải, nhưng tôi nghĩ là đặt vào trường hợp ít có sự lựa chọn như vậy, nhiều tài xế sẽ chọn cách như anh ấy.

      Riêng 3 bức hình ở trên thì hai bức đầu là đạt. Bức hình thứ 3 lại có vẽ làm hỏng câu chuyện vì thấy con đường ít dốc quá, lại rộng rải và hai bên có nhà cửa thì không cảm được cái nguy hiểm của tình huống. Khi thắng lại, tài xế xe tải chỉ thắng từ từ chứ không thể đạp mạnh đến độ cứng bánh vì cứng bánh sẽ giảm ma sát và khó kiểm soát. Cho nên vệt đen khó nói được cái gì.

      1. CD@3n

        – bạn Mike có lẽ đã lâu chưa “ngồi xe” đi đèo bảo lộc . Trên đường lên Đà Lạt ( QL 20), đã có DA nâng cấp, mở rộng và đã xong ( đơn vị QL là Cty BOT QL 20-trực thuộc CIPM Cửu Long, có vay hơn 300 tr $ của 1 ngân hàng Mỹ). vì thế, đường mở rộng hơn, phẳng phiu, và những đoạn “tương đối bằng” là những đoạn chuyển tiếp dốc, thường có quán xá, nhà dân ( tuy thưa thớt). chiếc xe mang biển KS của ĐL ( 49C…) không rõ có chở hàng hay không, nhưng nhìn hình, đây là loại xe sức chở k dưới 10T. Khi tài xế xe tải phanh, đương nhiên không “đến mức” bó cứng, và xe khách sẽ được “ghìm lại’ bởi sức nặng ( tự trọng + tải trọng) và lực phanh…khi 2 xe đã “dính vào nhau” thì xe tải phải “phanh hết cỡ”,vệt đen kéo dài trên đường là hậu quả ma sát bánh xe với mặt nhựa ( cháy đường). Một chiếc xe khách 45-50 chỗ, tự trọng khoảng 4T, 40 người x 50kg = 2T, vị chi là khoảng 6T, khi mất phanh, động năng = tổng trọng x (tốc độ) bình phương rổi chia 2, lớn lắm, nếu không có xe tải “ghìm lại”, chuyện gì sẽ xẩy ra…tuy nhiên, sự may mắn còn thêm ở chỗ, đoạn này không quá dốc và không phải là “cua tay áo” ( cua ngoạt tới gần 8-90 đô ) nên cũng đỡ “nguy kịch” hơn !
        – trên tuyến này, có 2 đèo dài, nguy hiêm : đo là đèo Chuối ( giáp ranh đồng nai-) và đèo bảo lộc. Vấn nạn ‘mất thằng” ( hỏng phanh) hay xẩy ra ở phía Nam hơn ngoài bắc, trươc tiên, cần xem lại “ông Đăng Kiểm” (?), sau đó, kết cấu của hễ thống phanh ( không khí nén hoặc thủy lực, hoặc kết hợp cả 2 trợ lực cho nhau..), các ống dẫn ( tuy-ô) thường bị xì, vỡ, gây ra tình trạng này. Vụ tai nạn đau lòng “xe khách mất thằng” ngay cửa ngõ vào TP Đà lạt mấy tháng trước, chở các cô giáo và h/s “được thưởng” đi nghỉ mát, tham quan ĐL vẫn còn dư âm vương vấn đâu đây, và cánh lái xe, nhất là U 30, đi lên từ “lơ xe’ cũng rất “ẩu và thiếu hiêu biết cần thiết + hiếu thắng” !

        1. CD@3n

          xem thêm :
          ——————–
          “Tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh rùng rợn của vụ tai nạn giao thông trên đèo Prenn Đà Lạt làm nhiều người chết nên đã đưa ra quyết định táo bạo đó”, anh Bắc chia sẻ.
          Theo anh Bắc, cái khó nhất tại thời điểm đó là phải làm sao cho 2 xe va chạm với nhau phải nhịp nhàng, nếu không sẽ gây lật xe khách ngay lập tức vì xe đang chạy với tốc độ rất lớn.
          Được biết, đoạn dốc nơi xảy ra sự cố có địa hình rất nguy hiểm, một bên là vực sâu, bên còn lại là suối, vách đá.”
          (http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/325439/trao-giai-vo-lang-vang-cho-tai-xe-diu-xe-mat-phanh.html)
          ———————–
          – xin nhắn gửi ô. Khuất việt Hùng, phó CT chuyên trách UBATGTQG, việc tặng “vô lăng vàng” mới chỉ là khích lệ “tinh thần’, nó “Ảo” lắm, mà dân “học Đức về” như anh, rất hiểu và biết cái gì “thực tế” hơn trên đời này, nhất là trong trường hợp cụ thể này ! 🙂

        2. Mike

          Cám ơn bác CD nhiều. Tôi chưa bao giờ lên Bảo Lộc hay Đà Lạt. Mà nói chung thì hơn hai chục năm chưa đi đường đèo ở VN bao giờ. Thực tình, mỗi lần nghĩ đến tình huống như vậy là hồi hộp đến run tay. Bởi vậy tôi mới nói là có thể dựng thành phim. Rất sống động, rất hồi hộp.

        3. CD@3n

          – cẩn nói thêm cho đầy đủ : chủ hàng của chiếc xe tải 49C…cùng ngòi trên cabin. Tài xế đã trao đổi rất nhanh, xin phép chủ hàng “ra tay”..ngưởi chủ hàng này, rất đáng khen ngơi, vì đã không nghĩ tới số hàng trên xe ( thậm chí là cả tính mạng của 3 người trên cabin- lái- phụ – chủ hàng), OK ngay, và việc đã “xẩy ra như phim hành động” trên quang đường gần 500m cho tới xuống chân đèo thược huyện Hu-oai của tỉnh Đ Nai..Một tai nạn GT thảm khốc đã tránh được, cộng hưởng từ nhiểu thứ, trong đo, nhân vật trung tâm là a. lái xe dũng cảm, mưu tri và đáy tình người ! 🙂

        4. CD@3n

          xem thêm :
          —————–
          “Khi thấy xe khách chạy với tốc độ cao và chao đảo nên nghi có việc không lành. Biết chuyện chảnh lành, khi còn 200 m nữa hết đèo, anh Bắc cho xe chạy chậm trước đầu ôtô khách nhằm làm giảm tốc độ xuống và dìu phương tiện này dừng lại. Khi ôtô khách dừng lại tôi cùng phụ xe phá cửa đưa khoảng 30 hành khách ra ngoài.
          Hiện trường cho thấy, chiếc ôtô khách đã dựa vào đuôi xe tải khoảng 400 m thì dừng lại. Sau khi xe dừng, cả hai phương tiện đều bị hư hỏng. Vết bánh xe tải thắng để dìu ôtô khách một đoạn khoảng 400 m trên đường.”
          (http://cafef.vn/tai-xe-xe-tai-cuu-xe-khach-khong-dam-nhan-la-anh-hung-2016090814060045.chn)
          ——————
          Ban ATGT TP Bảo lộc đã tặng lái xe Bắc số tiên 10 tr đvn. xin hoan hô !

      2. Đất Sét

        Mình vẫn hay đọc còm của bác Mike, nhưng đến giờ mới biết bác có thêm biệt tài vạch lá tìm sâu. Đây là câu chuyện có thật và nếu có vẽ ra thêm, cũng trên cái nền đẹp, đầy tình người để vẽ. Và câu chuyện này thật ý nghĩa trong xã hội VN hiện nay, vốn dần chỉ biết cái gì lợi cho mình mới làm.

        Hóa ra, người ta rất giỏi phê phán nhưng cái đẹp đáng ngợi khen, để có thể tìm thêm, nhân rộng ra thì thiên hạ khá kiệm lời. Khoác lác và khoe khoang kiến thức của mình cả mà thôi.

        1. Mike

          Bác Đất Sét lại tự ái vặt nữa rồi.

          Nói một cách nào đó thì “vạch lá tìm sâu” là bệnh nghề nghiệp của tôi. Luôn luôn cảnh giác với cái mình làm. Luôn luôn sẵn sàng để thấy mình sai.

          Tôi hoàn toàn không phê phán, khổ thiệt. Tôi rất cảm kích với câu chuyện đó nhưng không vì vậy mà không để tâm một chút suy nghĩ về nó. Nói giả dụ anh tài xế xe tải làm hoàn toàn vì phản ứng tự nhiên, hoặc một quyết định bất chợt không suy nghĩ gì, hoặc chỉ hoàn toàn một đưa ra một quyết định may mắn tình cờ, tôi vẫn cho đó là hành động đáng ngợi ca và tưởng thưởng.

        2. Đất Sét

          Ồ, nói vạch lá tìm sâu là tôi khen bác đó bác Mike ạ. Hóa ra bác áp dụng nghề nghiệp của mình vào con người giỏi thật.

        3. Mike

          “Khoác lác và khoe khoang” có được tính vô chổ bác khen tôi không vậy?

          Bác khen kiểu gì xin cứ tự nhiên.

          Tôi thì chê bác. Bác có đủ tuổi tác lẫn học thức mà đôi lúc phản ứng như một người chưa trưởng thành.

        4. Tranvan

          Nơi đây chắc thế nào cũng có DLV.

          Tôi là lính mới, lại “ít tay nghề” nên đến nay vẫn chưa nhận ra là những ai.

          Vả lại hình như mấy Cụ DLV ở nơi đây vừa có tài vừa khéo ? 🙂

          Ai ở trong đóng rơm xin dơ tay cao lên ! 🙂

        5. Đất Sét

          Bác Mike, bác có thấy bác rất vô duyên trong comment lúc: September 7, 2016 at 6:16 pm. Trong lúc cần khích lệ những điều tốt đẹp, bác đi mổ xẻ và xem như đó là tình huống buộc phải làm của người tài xế. Nên nhớ, nếu không có việc làm của người tài xế này, có thể biết bao gia đình đã xảy ra tang tóc.

          Sự việc có thể xảy ra rất nhanh. Con đường có vẽ như chỉ hai làn xe và mỗi bên một làn xe. Vậy nếu xe sau chạy nhanh mà không muốn vượt mặt thì chỉ còn có cách húc xe trước. Trong tình huống đó, xe trước phải làm gì? Nếu không muốn bị húc thì chỉ có cách tránh sang đường phía ngược chiều và như vậy cũng nguy hiểm. Cách thứ hai có vẽ hợp lý là dùng xe mình cản xe sau. Tôi không hề có ý nghi ngờ về lòng dũng cảm và sự mưu trí của anh tài xế xe tải, nhưng tôi nghĩ là đặt vào trường hợp ít có sự lựa chọn như vậy, nhiều tài xế sẽ chọn cách như anh ấy.

          Đọc lại đi!

          Bác Tranvan, nếu bác có ý khen tôi là DLV vừa tài vừa khéo, thì cám ơn bác nhiều lắm, và cũng ngộ ra khả năng tư duy của bác cực đỉnh.

  2. Tranvan

    Nước Pháp, cũng như những nước phát triển khác trên thế giới đã phải đối phó với vấn đề toàn cầu hoá về kinh tế và nhất là với hậu quả của ba sự kiện quan trọng :
    – Sự phát triển của TQ
    – Bức màn sắt bị xụp đổ
    – Bất an vùng Trung Đông

    Những nhà đầu tư, vì lợi nhuận, muốn hạ giá thành của sản phẩm, đã di chuyển một phần rất lớn, đôi khi là toàn bộ máy móc sang các nước có nhân công rẻ và tiêu chuẩn môi trường không tốn hao.

    Số người thất nghiệp tại các nước phát triển do đó đã càng ngày càng gia tăng. Hiện nay chưa có giải đáp tốt cho vấn nạn này.

    Cưu mang người thất nghiệp, nay lại phải cứu giúp dân tị nạn ồ ạt đổ vào vì chiến tranh trong vùng Trung Đông.

    Ăn , ở : miễn phí. Thuốc men y tế : miễn phí . Con cái đi học : miễn phí và có thêm trợ cấp. Đôi khi còn có phiếu đi nghỉ mát cũng miễn phí luôn.

    Khi số người được hưởng trợ cấp ít so với người có công ăn việc làm thì không sao. Nay tình trạng này có thể gọi là quá tải.

    Những người có thu nhập đã phải đóng thuế nhiều và cao hơn xưa. Gia đình tôi đã đột ngột bị tăng lên gần 40% tiền thuế. Hầu như hơn 2 tháng là tiền thuế. Mình chỉ còn giữ lại gần 10 tháng thu nhập.

    Năm tới, mùa bầu cử, họ “lưu manh” hứa sẽ trả lại 350 Euros cho người có lợi tức thấp. Vậy là những gia đình khác sẽ bị tăng thêm thuế để bù vào khoảng tiền “mua” lá phiếu.

    1. Tranvan

      Tình trạng kinh tế và an ninh của nước Pháp đã và đang xấu đi nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng.

      Khủng bố thì đành chấp nhận sống chung với lũ. Trừ khi có can đảm :
      – tuyệt giao với và cấm vận những nước chứa chấp và đào tạo dân quá khích.
      – Cấm đi đến và trở về từ những nước đó.

      Ngoài ra , để giảm bớt nạn di chuyển sản xuất ra nước ngoài, chính phủ cần “quảng cáo” mạnh , khuyến khích dân ưu tiên cho hành hoá nội địa. Tăng thuế nhập những hàng hoá mà trong nước có thể làm được. “Tự do mậu dịch, không thuế” đã làm gia tăng dân thất nghiệp !

      Tuy yếu đi, nhưng nước Pháp vẫn còn mạnh trong những ngành nghề sau :
      – Máy bay
      – Xe hơi
      – Tầu hoả
      – Tầu biển
      – Thuốc
      – Rượu
      – May mặc cao cấp
      – Nước hoa
      – Nông sản
      – Thiết kế và thực hiện những dự án (nhà máy điện, nhà máy hoá chất, cầu, đường, …).
      – …

      1. Tranvan

        Nước Pháp có 8 điểm son, không giúp ích cho xuất khẩu nhưng hỗ trợ cho đời sống yên bình của người dân :

        1 – Luật pháp rõ ràng và công bằng. Không ai có quyền tránh né trừng phạt khi phạm tội, kể cả tổng thống hay bộ trưởng.

        2 – Cảnh sát, công an , không có thể lộng quyền, tự tiện luật là tao. Người dân, nếu thấy bị ức hiếp hay bị trù dập có quyền khiếu nại và nộp đơn kiện. Ban đêm, cho đến 6 giờ sáng , dù là tội phạm, cũng được quyền nghỉ ngơi, chỗ cư ngụ được tôn trọng trong khoảng thời gian nghỉ ngơi đó.

        3 – Y tế cho mọi người. Bệnh nặng : bảo hiểm y tế của nhà nước lo cho 100%. Bệnh nhẹ : mình phải trả một phần (20%, 30%) nếu không có bảo hiểm phụ. Bảo hiểm phụ trả cho mình phần tiền này. Mới đây, để tránh nạn hoang phí, bệnh nhân phải trả tượng trưng một phần rất nhỏ, mặc dù có bảo hiểm phụ : 1 Euro mỗi lần đi khám bệnh, 0,5 Euro mỗi hộp thuốc. Dân nghèo thì hoàn toàn miễn phí, miễn luôn tiền đóng bảo hiểm.

        4 – Hệ thống giáo dục : hoàn toàn miễn phí cho đến 16 tuổi. Sách giáo khoa nhà nước cho mượn, cuối năm trả lại. Sau 16 tưổi, cho đến hết bậc đại học : cũng gần như miễn phí, chỉ phải đóng niêm liễm ở mức tượng trưng.

        5 – Đào tạo đủ mọi ngành nghề và đủ mức : thợ thuyền, cán sự , kỹ sư, BS, TS, … chứ không chỉ tập trung vào TS.

        6 – Hệ thống giao thông tốt và trải dàn khắp nơi.

        7 – Liên đới giữa người đi làm và người về hưu : Quỹ thu từ đóng góp của tất cả những người đang đi làm dùng để trả lương cho cho tất cả những người đang hưởng chế độ hưu trí.

        8 – Tự do , gần như 100% :
        – Tự do đi lại, không phải trình báo ai
        – Tự do ứng cử và bầu cử. Không đi bầu cũng chẳng sao
        – Tự do tư tưởng, có phản biện, có phê bình hay có ý kiến trái chiều cũng chẳng ai lấy cớ đó mà trù dập mình hay làm hại cả gia đình của mình
        – Tự do hội họp
        – Tự do biểu tình

      2. Từ nhỏ, thường nghe elvis phương hỏi: Pari có gì lạ ko em? Nhưng chẳng nghe “em” nói gì.

        Giờ xem tranh cụ mà thấy Pari lạ rất nhiều!

        Merci Mơ xi ơ. 🙂

        1. Tranvan

          Trăng Paris đẹp hơn trăng Bắc-Kinh ?

          Xin cám ơn quý vị đã ghé xem vài tấm hình, tôi còn nhiều lắm vì vẫn thường đi “du lịch” tại chỗ. Ở đây mấy chục năm rồi mà vẫn chưa biết hết … Paris.

          Khi nào có dịp tôi sẽ đưa lên vài tấm tranh . Hình chụp tranh tôi đã “quệt qua quyệt lại, quyệt tới, quyệt … lui!”. Vẽ tranh mất nhièu thì giờ và mệt (đầu) hơn chụp hình. 🙂

    2. Toàn cầu hóa chỉ làm cho khoảng cách giầu nghèo gia tăng khi số người giầu chỉ chiếm 1% dân số thế giới , nhưng tài sản họ nắm giữ lại gần 1/2 của nhân loại . Tình trạng bất cân xứng này nếu không được thu hẹp mà cứ gia tăng e rằng sắp tới có nhiều bất ổn trên toàn cầu .

    3. Mike

      Ở Mỹ đang lo chuyện quỷ an sinh xã hội sẽ cạn kiệt trong tương lai rất gần. Đến lúc đó, số người đi làm ít mà người về hưu lại nhiều hơn (do người già sống lâu hơn và sinh suất thấp), số tiền người đi làm đóng vào quỷ không đủ để nuôi những người hưởng. Các chính trị gia thì nối tiếp nhau “kick the can down the road” (trì hoãn), chẳng ai dám đụng tới chuyện nhức đầu này kẻo sợ mất phiếu.

      Không rỏ ở Pháp có thể để dành tiền hưu như 401k ở Mỹ không? Thường thì đóng 401k được mấy cái lợi. Thứ nhất là tiền đóng vào chưa đóng thuế (với thuế suất cao. Khi về hưu, do income thấp nên đóng thuế ít đi). Thứ hai là hãng thường góp vào một ít. Thông thường thì mình bỏ vào 1 đồng, hãng cho bỏ vào 1 đồng, cho tới 6% income thì hãng ngưng đóng. Ngoài ra còn có 403b, tiền mình bỏ vào đã đóng thuế. Khi rút ra không phải đóng thuế số tiền đó và quan trọng hơn là rút ra khi nào cũng được mà không bị phạt 10% hay 20% gì đó.

      Có lẽ Mỹ thua Pháp ở chổ lo cho người nghèo. Bù lại, thuế má nhẹ nhàng hơn.

  3. krok

    Cám ơn GS JONATHAN LONDON!
    Việt hơn cả người Việt!,
    Và đau và xấu hổ.

    ** Chơi với ai? **

    Chả hiểu tại sao còn có người trong nước (VN) thấy bất ngờ khi Putin đã ủng hộ những chủ trương bất hợp pháp và không thể chấp nhận được của bọn Tập. Việc một kẻ bắt nạt, bành trướng đã vi phạm luật quốc tế khi vào Crimea ủng hộ một kẻ bắt nạt, bành trướng khác ở Biển Đông không thế nào coi là bất ngờ. Cá mè một lứa cả.

    Pu bán tầu ngầm mà lại ủng hộ Bắc Kinh. Rõ chưa?

    Và ở bên Phil, người dân nước này sẽ dần dần thấy cái giá phải trả khá là cao cho quyết định mời một kẻ độc đoán bạo động là Duterte cầm quyền. Vì Phil từ lâu đã là một nền dân chủ thất bại, cũng không bất ngờ (dù buồn) dân dám chơi với ông ta.

    Nghe nói sắp tới ông ta sẽ chuyển xác chết của F. Marcos sang một ‘nghĩa trang anh hùng’. Rất tiếc, sự xuất hiện của ông (rất muốn gọi nó là điên!) Duterte đã, đang, và sẽ ảnh hưởng xấu đến những nỗ lực để có một giải pháp công lý và hợp pháp cho Biển Đông.

    Trước mắt của một nền dân chủ đã suy thoái nghiêm trọng do sự ảnh hưởng của những nhóm đặc lợi thì một tỷ lệ nhất định của dân số Mỹ cũng quyết định chơi với D. Trump, một kẻ mị dân nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến người dân thường.

    Việc nói thẳng về tình trạng khá là buồn của nền dân chủ Mỹ, việc thấy dân thường của Mỹ đã bị lừa bịp nhiều năm không có nghĩa là dân Mỹ nên chơi với Trump. Thực ra, dù Trump thua hay thắng thì cái gọi là ‘hiện tượng Trump’ ông đã gây ra thiệt hại quá lớn rồi.

    Còn đối với Việt Nam, ở đây xin không nói nhiều về chính trị trong nước vì đã nói nhiều lần rồi. Cái mình muốn nói về Việt Nam là như này: Tôi biết các bác có truyền thống chơi với Nga, chơi vơi Trung.
    Và tất nhiên biết lịch sử phức tạp và (trước đây) liên đới với Mỹ.

    Thế nhưng, khi nghĩ đến tương lai của Việt Nam thì thật phải cần thận khi chơi với những kẻ mà sẵn sàng ắn cắp Biển Đông của Việt Nam. Đúng không các bác ơi?

    Rất buồn khi thấy thế giới của chung ta đang rơi vào một tình trạng như thế này. Dù chiến lược của Obama đang trải qua một giai đoạn khó, dù ông đã bị xúc phạm bao nhiều tôi vẫn thấy người dân Việt Nam còn thấy tương lai của Việt Nam phải gần hơn với Mỹ.

    Trong thời gian khá là buồn này mời các bạn nghĩ đến những lựa chọn trước mắt. Đã đến lúc Việt Nam phải công khai (hay một cách rõ rằng nào đó) ủng hộ ‘mạng lưới an ninh mang tính nguyên tắc’ (principled security network) mà Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ A. Carter đã nêu ra vào mùa Xuân vừa qua? Tôi thấy nội dung của đề xuất Ông chả khác gì đối với quyền lợi của Việt Nam mà…

    Thế sân chơi Đông Á đang hỗn lọan. Có 2 kẻ bắt nạt, một kẻ điên, còn lại là Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, kể cả Sing. Vậy, chọn chơi với ai đây? Vẫn muốn bạn với tất cả hả? Chịu. Vậy, ít nhất nói rõ hơn, ok?

    JL

    1. CD@3n

      thế, Krok muốn nói : “ý Đ lòng Dân”, hay là nói cái gì khác nữa…dưng “đếch phải’ là lòng Dân? :mrgreen:

    2. phanhauhoa

      Chơi với ai đây? Đó là câu hỏi khó nhưng thử hỏi lại TA có dám giúp HỌ khi T+ gây chiến với HỌ. TA không giúp HỌ thì đừng bao giờ chờ HỌ giúp TA.

  4. krok

    Các bác đã nói khá đầy đủ tại sao kinh tế Pháp lại đì đẹt như vậy – chắc vì cánh tả quá mạnh.

    Tôi chỉ đi qua CDG giống TC nhưng biết nước Pháp có một cái hơn hẳn Mỹ.
    Họ ăn uống theo truyền thống, tức là có bữa ăn bình thường, nhưng coi ẩm thực là một nghệ thuật.
    Mỹ thì làm như điên, còn ăn thì xin lỗi, như sh*t. Cái gì mà sản xuất dây chuyền junk food, rồi cố nuốt trôi xuống cổ họng bằng ly nước đầy hoá chất với siro ngô, OMG.
    May mà có món beefsteak là khá, nếu không tính tới hormon tăng trưởng.
    Tôi là tôi thương dân Mỹ nhất!

    1. Đồng ý 100% với lão Cá Sấu. Đi ăn trưa với bọn Mỹ mà phát điên, nhồm nhoàm vài phát hết luôn cái bánh mỳ kẹp thịt kiểu Potbelly, mồm chúng lại to nữa (nghĩa đen+ bóng), làm một hơi cái cốc statbucks cafe nửa lít, lấy tay quệt mồm và về vp làm tiếp 🙂

      Ăn ngủ… tứ khoái thì mất mẹ nó vụ ăn, chả hiểu vụ kia thế nào. Mình chưa thử nên chịu.

      1. krok

        Đấy đấy có TC chứng giám nhé. Đề nghị Mike nên kiểm tra xem tỷ lệ ung thư của Mỹ hay Pháp cao? tui nhác ko xem, nhưng nghĩ là tụi Mỹ làm hùng hục – ăn toàn hoá chất – bệnh nhiều – cần nhiều bác sĩ giỏi lương cao để chữa.

        Tôi thích sống nhà Mỹ, ăn kiểu Pháp, vợ Nhật he he.

        1. Thanh Tam

          Sống nhà Mỹ , ăn Kiểu Pháp , vợ Nhật và lương …..Việt Nam , hu hu ..

        2. VA

          Hồi ở Mát, bận việc nên toàn xực Mcdonald, có mấy món cũng ngon đấy chứ. Roti của Italy còn có cốc bia nhỏ. Khi bận việc thì ăn nhanh là giải pháp tốt. Đi chơi trong Nam nhiều khi ko kiếm được món hợp khẩu ngoài mấy món ngòn ngọt cũng đành nhảy vào KFC.
          Đồ ăn VN vẫn là đỉnh nhất, tuy có vài món man rợ như trứng lộn nhưng thiếu nó chết liền.
          Lão Cua là “tởm” nhất, ăn lương Mỹ, ở nhà Hồ Tây, đặc sản Việt thi thoảng mỳ tôm, có vợ vẫn “tự do ko gì quí hơn”. Ngày ngày xách cái ống kính dài ngoằng đi chơi. Trong khi đại đa số dân chúng đây có độc lập mà ko có tự do, dân chủ chỉ thì thào … sau lưng vợ 😀

        3. Mike

          Tôi cũng nhác như bác thôi, chẳng biết Mỹ hay Pháp ung thư cao hơn.

          Riêng về ăn uống. Vấn nạn của dân Mỹ là ăn quá nhiều đường và muối. Một lon Coke chứa 8 muỗng càphe đường. Bánh sinh nhật mua ở Costco cắn một miếng là ngọt đến rùng mình. Đường làm tăng bệnh tiểu đường và mập phì. Muối làm tăng bệnh huyết áp và tim mạch. Tỉ lệ mập và béo phì (overweight và obesity) cao hình như là trên 50%, đặc biệt tập trung trong số dân nghèo hoặc/và học vấn thấp. Dân hispanic và gốc châu Phi có tỉ lệ mập phì rất cao.

          Còn dân VN ở Mỹ? Một nghiên cứu nhỏ được trình làng trong một “Medical group” bác sĩ ở SD mà tôi có dịp nghe (vì được giấy mời, và nghe nói đi tham dự có ăn tôm hùm nên ham chứ chẳng ham hố gì ba cái nghiên cứu y khoa), thì tỉ lệ tiểu đường ở sắc dân Vietnamese & Phillipine cao hơn hẳn mức trung bình. Ngoài ra thiếu Vitamin D cũng là vấn nạn của hai sắc dân này. Nghiên cứu này chỉ giới hạn ở San Diego.

          Về ăn uống, tôi chưa gặp trường hợp như hai bác Krok & Cua kể. Tôi vốn ít đi ăn ngoài với gia đình. Có đi thì lại chọn nhà hàng Việt. Còn lại, những lần đi ăn với “mẽo” chỉ giới hạn quan hệ ở chổ làm. Ăn cả công ty thì Dinner, Luncheon. Ăn tổ (5 người), hoặc nhóm (22 người) thì chọn các nhà hàng Thái, Ấn Độ, Ý, …, không ai đi ăn fast food bao giờ. Đi ăn fastfood thì đi làm gì cho mất thời gian? Tiền ăn xếp thanh toán nhưng hãng trả. Thấy mấy lão ấy ăn uống cũng kiểu cách thí bà. Nào dao, nào nĩa, mình kiểu cách không lại. Một nhận xét riêng là rất ít nhà hàng Pháp ở SD. Tôi chưa bao giờ nghe ai nhắc đến một nhà hàng Pháp, trong khi nhà hàng Ý thì rất nhiều, không hiểu tại sao.

          Trái cây và rau quả ở Mỹ bị thải ngay tại chổ tới 50%. Đây là sự phí phạm rất lớn. Chả trách mà cây trái ở các chợ Mỹ đẹp đến vậy. Điều này cũng giải thích lý do là những thứ đóng hộp, ép nước rẻ hơn nhiều so với trái còn nguyên. Ngoài khâu vận chuyển và bảo quản, còn có khâu thải hồi này làm tăng giá trái cây. Cũng vì vậy mà trái cây ở chợ Nam Hàn rất rẻ, do chất lượng không đều.

      2. Dove

        Theo phỏng đoán của Dove thi bên Mỹ toa lét xem ra na ná như bên Nga, nghĩa là tạm được. Còn vụ Đ.. theo chính bọn Nga thì Mỹ hơn hẳn vì gái Mỹ trong phim Hollywood hun sành điệu hơn hẳn gái Nga trong Mosphilm.

        1. CD@3n

          – ở các nước CN, nhịp sống rất “hối hả”, nhìn từ cách đi bộ trên đường, rất ít khi có cảnh “ung dung, la cà” ( trừ dân thất nghiệp kiếm việc làm). Người Pháp có câu sau : Dodo ( ngủ) – Bistro ( quán ăn và cafe sáng) – Metro ( xe điên ngầm + bus)- Boulot (công việc tại nơi làm). 4 công đoạn “Ô” này, cứ thế mà “vận hành chu trình kín”, đủ nói lên cuộc đởi kẻ đi làm xoay vòng …chong chóng. Tuy nhiên, ẩm thực Pháp có tư lâu đời và truyền thống, nước Mỹ mới có trên 200 lập nước, nên khó có thê so sánh và thua xa “ẩm thực Pháp” là đương nhiên. Riêng chuyện SX nông nghiệp, cái khẩu hiệu : NHANH, NHIÊU, TỐT, RẺ, cẩn phải xem xét lại Tốt (?)- như con gà nuôi ‘công nghiệp”, thì trứng và thịt nhất định “thua xa” nuôi tự nhiên !

        2. Dove

          Lưu ý Bistro là từ Pháp – Nga (na ná như Hán Việt). Số là, lính Nga đã vào tận Paris để đánh đuổi Napoleon I. Đối với những người lính này thì các nhà hàng Pháp phục vụ chậm quá do sốt ruột họ luôn mồm dục: быстро (bistro – nhanh lên).

          Thế là xuất hiện hàng loạt các quán phục vụ nhanh (Bistro) để câu lính Nga. Dove đã từng la cà một số quán Bistro ở Hà Lan và Bỉ và cả ở HN nữa, nhưng tốc độ phục vụ ko có gì khác biệt và giá cả lại rất đắt. Món ăn ko có gì đặc biệt, chẳng đáng phí tiền.

          Dove là người nghèo nhất Hang Cua, nhưng khi đi du lịch ở Châu Âu, hôm nào tiêu dưới 150 USD thì mừng hú vía. Chả hiểu Anh Cua định từ Bỉ sang Paris mà chỉ tiêu 50 Euro là ra làm sao? Hình như có một phụ nữ VN làm truyền thông bị cảnh sát vồ đấy. Chắc là chị ấy cũng có ý định tiêu 50 Euro/ngày.

      3. Aubergine

        ngày xưa dân Pháp ăn ngon, chứ bây giờ hết rồi. Thức ăn ở Pháp đắt ít nhất gấp đôi Mỹ, lương thì bằng 2/3 hay 1/2 Mỹ. Được cái là không phải để dành tiền cho con lên đại học, tien bác sĩ nha thương lúc ốm đau . . . Mấy tay ăn ngon đa số thuộc loại trung lưu khá (upper middle class), văn sĩ cỡ Jean Paul Sartre (ngày nào cũng ra hiệu ăn nổi tiếng La Coupole) hoac Marcel Proust hoac chính trị gia như F Holland, N Sarkozy. Các cậu kỹ sư phần mềm sang đây ăn nhậu hồ hởi lắm, steak chén thả dàn, ngay cả lobster (tôm hùm) cũng thế. Bên Pháp thì đừng hòng. Có lần đi chợ với bà chị dâu mua tôm hùm, giá US $100/kilo. Hôm đó bà khoản đãi ông bà suoi gia tương lai nên tiền không thành vấn đề.

    2. Văn Mùi

      Nghe các bác “kể xấu” bọn Mỹ về chuyện ăn uống, cũng muốn thanh minh đôi lời cho các bạn Mỹ, kẻo tội nghiệp họ.

      Thật ra, ở các nước CN phát triển từ Mỹ qua Âu cho đến Á ( Japan, Nam hàn, Đài loan, Singapo…) có một quy tắc vàng: “làm thì không nói”, miễn lý sự tại sao, thế nào?…Muốn có tiền phải “khẩn trương”, làm như điên mà ăn thì như “đói ba ngày, bây giờ mới được ăn”…

      Thế thì mới có tiền chứ. Nhưng mà phải công nhận: “hại sức khoẻ” là cái chắc. Chẳng biết cứ tích tụ ngày qua ngày như thế, không biết có cơ hội nhìn thấy ” sổ hưu” không, hay về hưu được mấy năm là…ngỏm. Lại còn định nâng tuổi hưu lên 65, 67 nữa chứ! “Yêu lao động” đến thế là cùng!

      Nói thế để các bác đang “chém gió trong giờ làm việc” ở xứ ta có thêm “nguyên liệu” tiếp cho cái cánh quạt của “cái cối xay gió” của chàng Đông Ki sốt.

      Đúng là “nghĩ mà nhức hết cả cái đầu”. May mà, mình là anh “phó thường dân”, chì còn có cách duy nhất là, trong mớ hỗn độn như ma trận ấy, tìm lấy một “khoảng trời bình yên” cho mình là được. “Khoảng trời bình yên” ấy là những trải nghiệm cũa các bác trong Hang “đi nhiều, biết lắm”. Thế cũng an ủi được phần nào…

    3. kimvan

      Hơn 20 năm trước, ở Moscow, thằng em nướng cho cái đùi gà to vật kèm thêm chai bia.
      Mình thực lòng khen ngon. Nó bảo đùi gà đông lạnh Mỹ đấy, chưa đến 1$ /kg.
      Sao cái thiên đường Mỹ nó long lanh thế nhỉ.
      Sau này thấy Mỹ nhập ồ ạt cá Basa, cái thứ dân nghèo VN cũng không muốn ăn, hôm rồi lại thấy chị Beo Hồng bảo bên đó 80 ngàn 12 cái đùi gà, 22 ngàn 12 quả trứng.
      Vậy thì đích thực là bẩn rồi, chẳng khác gì đùi gà của hãng CP, Việt Nạm, đầy hoóc môn tăng trưởng.
      Nhiều người Mỹ vẫn ăn sạch. Chắc chắn thế.
      Nhưng các bác cho em hỏi ngu tý:
      Khoảng bao nhiêu phần trăm dân Mỹ vẫn phải ăn thực phẩm bẩn, hay nói cách khác, số lượng thực phẩm bẩn ở Mỹ chiếm bao nhiêu phần trăm?
      Già rồi mà vẫn muốn biết, để yên tâm không tiếc nuối là đã bỏ lỡ cơ hội đến thiên đường.

      1. krok

        Gọi đó là thực phẩm bẩn thì không đúng bác ạ, gọi là thực phẩm bình dân hay công nghiệp thì OK. Họ dùng hormon nhưng được kiểm soát liều lượng chặt.

  5. CD@3n

    – đã gần chính ngọ, giờ này, TT F. Hollande và “soái ca” ĐLT chuẩn bị bước vào “tiệc trưa”, sau đó sẽ rời TSN để quay về Paris, xin phép được câp nhật tin này :
    ———————-
    “Hôm qua, phát biểu tại đại hội cổ đông, ông Vũ cho rằng những dư luận phản đối thép Cà Ná có những người vì lo lắng cho đất nước, nhưng cũng các dạng: Không biết gì mà thích phán xét; ganh tị và thọc gậy bánh xe; đối thủ không muốn Hoa Sen Group lớn mạnh và cả những kẻ muốn chứng tỏ quyền lực, một số nhà báo bất chính.”
    (http://plo.vn/thoi-su/theo-dong/ngu-gi-khong-lam-va-noi-so-lang-yen-651029.html).
    ———————-
    – chưa biết thực hư, nhưng nhìn “bộ dạng” và nghe “khẩu khí” của đại gia Hoa sen, ngưởi ta thấy …hơi “chướng” và “nguy hiểm” ! Lời “hưa” của đại gia về việc “giao tài sản cho NN” khi DA thép Cà-Ná gây “ô nhiễm”, có thê “tin” được không? và quan trọng nhất, cái tài sản mà ô. trao cho NN coi như “đền bù” ấy, thực sự trị giá bao nhiêu? so với thiệt hại mà nếu gây “thảm họa môi trường” kiêu Formosa..? 16 tỷ USD cho một DA thép, chiếm hàng ngàn ha đất đai ven biển, sao ô. không “dám” bỏ ra chừng “nửa tỷ đô-la” góp với NN, đẩy nhanh một tuyến Metro ở HN hay SG? thôi, xin không cmt tiếp, vì sợ mắc hội chứng “Paul Đu Me” …! :mrgreen:

    1. Cái rồng

      Phật tử mà phát biểu cũng gần như hàng tôm cá thì em cũng chịu. Mai kia giả sử NM thép có ô nhiễm thì liệu cả gia sản của Tôn Hoa sen có cứu được như kiểu Formosa ? Nói năng hồ đồ, coi mọi người như rơm rác, ít hiểu biết ko xứng với tinh thần nhà Phật

    2. krok

      Đại gia gì, lại một kẻ mặt người dạ thú định đem công nghệ tàu vào giết dân Việt Nam!

    1. Dove

      Nếu đúng thì:

      “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp bon chen làm chuột trong lọ lục bình”

      Ôi thôi thôi, cũng một kiếp người!

      PS: Trăm lạy cụ N. Ostrovski vì đã đạo văn của cụ. Cùng trăm lạy cụ Paven xí xóa cho Dove chẳng qua vì quá bức xúc hậu bối của cụ bỏ CS để theo nghiệp làm chuột trong lọ lục bình.

      1. Văn Mùi

        Xin tiếp lời bác Dove ( vì hôm nay bác “hơi hiền”, nên mạnh dạn…”vuốt râu…cọp” ):

        Đường “Quan lộ” từ nay anh đã hiểu:
        Dấn thân vô là phải chịu “nhọc nhằn”
        Là “bia kề tận miệng”, “gái kề vai”
        Là phấp phỏng chỉ lo…ngày “bóc lịch”

  6. Đà nẵng mấy hôm nay mưa nhiều vào chiều hay tối, có khi chiều kéo sang tối. Nó ít nhiều làm cho khách thập phương ru rú trong khách sạn hơn là đi đâu đó. Mt thì buồn nhưng các cô gái thì vui, vì du khách luôn muốn tiêu tiền và năng lượng bằng cách này hay cách khác.

    Nhưng cái mt để ý là các điểm ngập của thành phố khi mưa.

    Sinh thời, mỗi khi họp thành phố, ông Thanh thường chỉ ra chính xác tp đang có mấy điểm ngập và ở đâu. Sau đó tất cả đc khắc phục.

    Bây giờ vẫn còn điểm ngập, nhưng sẽ đc khắp phục ngay sau đó. Nhưng mt biết sẽ còn những điểm ngập tiếp theo, khi nhìn sang Paris.

    Paris, cái mt ấn tượng có lẽ ko như nhiều người. Đó là nơi cổ kính và khá ẩm ướt, với những đường cống thoát nước to như đường hầm xe lửa đi qua đèo Hải Vân, đc xây dựng từ hàng trăm năm trước.

    Riêng việc làm cống thoát nước, Paris đi trước Đà nẵng vài trăm năm.

    Hệ thống thoát nước, thông thường chẳng ai để ý, vì nó thường đc dấu kín, hay nằm dưới lòng đất. Ta chỉ thấy nó quan trọng khi xe ngập chết máy, hay khi giật nước mà cái hỗn hợp lềnh bềnh đó ko chịu rút đi.

    Hệ thống thoát nước: là thứ cần sự hoạt động nhịp nhàng của tất cả các điểm trong thành phố, một điểm thắt cổ chai có thể ảnh hưởng toàn hệ thống; và cần tuổi thọ vài trăm năm, vì ai biết sẽ có toàn nhà triệu đô hay bảo tàng Lu-vơ đc xây dựng bên trên.

    Chẳng có gì cổ kính khi mà vài năm hay vài chục năm đã phải đập đi hay cải tạo lại.

    1. Hai Cù Nèo

      “vài năm hay vài chục năm đã phải đập đi hay cải tạo lại” là qui trình đó bác 10 ạ

  7. CD@3n

    Tranvan says:
    September 6, 2016 at 1:10 pm
    “Một ông TT chỉ giỏi “chém gió”.”
    ———————–
    để co cái nhìn “đa chiểu” vê tình hình XH Pháp hiên nay, xin tiếp bác Trần Vân, đang sống tại Paris :

    “Hollande, candidat du changement devenu l’homme du passif”
    Clotilde Mathieu
    Mardi, 6 Septembre, 2016
    “350 euros de moins qu’en 2010 dans les poches des ménages, 200 000 personnes de plus au chômage, 0,8 point de croissance, amputée chaque année par la politique économique de François Hollande. Selon le bilan dressé par l’OFCE, la France ne va pas mieux depuis 2012.”
    (http://www.humanite.fr/hollande-candidat-du-changement-devenu-lhomme-du-passif-615079).
    ——————–
    – xin chuyển ngữ : Hollande, ứng viên của sự thay đổi đã thành người của thụ động” – 350 euro it hơn năm 2010 trong túi các bà nội trợ, 200K người rơi vào cảnh thất nghiệp, 0,8 điểm cho tăng trường, đó là hệ quả hàng năm bởi đường lối kinh tê của F, Hollande. Theo báo cáo cáo của OFCE, nước Pháp không cải thiên gì từ năm 2012,
    P.S. đây là tin lấy từ báo L”humanite, tờ báo của ĐCS Pháp, chứ không phải của cánh hữu.

    1. CD@3n

      và xin tiếp :
      —————
      “La perception des risques de pauvreté est de plus en plus intense chez les Français. Résultat, nous sommes de plus en plus nombreux à nous priver de nourriture saine et variée, de vacances, mais surtout de rendez-vous chez le dentiste.”..
      (http://www.humanite.fr/etude-les-francais-redoutent-de-plus-en-plus-la-pauvrete-615120).
      —————
      chuyên ngữ : “nguy cơ đói nghèo đã càng ngày càng tăng lên với người Pháp. Kết quả là chúng ta ngày càng đông đảo hơn trong việc bị cắt giảm nguổn thức ăn sạch và đa dạng, các kỳ nghỉ, và trước hết là việc đi tới nha sĩ để khám răng..” !
      P.S. cũng từ nguồn của tờ báo của ĐCS Pháp !
      chả thế, mà ô. Sarcozy, một gường mặt “cũ mèm” lại tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống trong kỳ bầu cử tới !

  8. huu quan

    Tôi biết nước Pháp nhiều có khi từ năm lên học cấp 3 (1985). Nhà trường do phải quy định có học ngoai ngữ nên mấy đứa nhà quê chúng tôi chưa biết chữ ngoại ngữ nào nên bị tống vào lớp tiếng Pháp. Ông thầy dạy tiếng Pháp (Vốn là phiên dịch viên cho quân đội Mỹ mới đi cả tạo về). Do không có giáo viên tiếng Anh nên nhà trường chọn ông này vào dạy tiếng Pháp (Dù đúng chuyên môn thì thầy giỏi tiếng Anh hơn và tiếng Pháp chỉ là ngoại ngữ thứ 2). Vì thất nghiệp nên thầy đành phải nhận trái nghề, dù rằng trong trường có vài giáo viên tiếng Anh đảm bảo trình thua thầy xa.
    Trường nghèo tỉnh lẻ, thầy chỉ có duy nhất 1 cuốn giáo trình nhờ mua ở chợ sách cũ Sài Gòn, học trò thì coi như học chay nên mấy năm học chả được bao nhiêu chữ, nhưng bù lại thầy kể (Bằng tiếng Việt) cho nghe rất nhiều về nước Pháp (Mà thầy cũng chỉ biết qua đọc sách). Tôi thích nhất câu chuyện thầy kể về bài văn nổi tiếng của nhà văn Anatole France. (Sau này, tôi thấy hình như Thanh Tịch có bài cũng một dạng Cover của Anatole France thì phải). Xin trích dẫn:
    “…..
    Ngày tựu trường
    Tôi xin kể các bạn nghe những gì làm tôi nhớ lại, hàng năm, bầu trời bị khuấy động vào lúc thu sang, những bữa ăn tối bên cạnh ngọn đèn, những đám lá ngả vàng trên cây run rẩy. Tôi xin nói các bạn biết những gì tôi thấy khi tôi đi ngang qua vườn Luxembourg, trong những ngày đầu tháng mười. Cảnh vật buồn buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là lúc những lá rơi từng chiếc, từng chiếc, trên đôi vai trắng của những bức tượng. Cảnh tôi thấy lại ở vườn Luxembourg là một chú bé hai tay đút túi, cặp sách trên lưng, đang đi đến trường, vừa đi vừa nhẩy như con chim sẻ. Chỉ có trí nhớ của tôi mới thấy được chú, vì lẽ chú chỉ là một cái bóng của tôi cách đây 25 năm về trước.
    Quả thật là chú bé đã khiến tôi phải quan tâm. Thời chú đang sống, tôi chả bao giờ để ý. Nhưng nay chú không còn nữa, tôi bắt đầu rất yêu chú. Chú nghịch ngợm nhưng không hung hãn. Tôi phải công nhận điều này cho chú, vì chú không hề để lại trong tôi một kỷ niệm xấu xa nào cả. Lẽ dĩ nhiên là tôi tiếc thương chú, hình ảnh của chú hiện lại trong tôi và tôi rất thích làm sống lại những kỷ niệm về chú.
    Cách đây 25 năm, trước lúc 8 giờ, chú đi qua vườn hoa xinh đẹp này để đến lớp. Tim chú có phần thắt lại vì đó là ngày tựu trường. Nhưng chú vẫn tung tăng tiến bước, sách vở trên lưng, con quay trong túi. Ý nghĩ sẽ được gặp lại các bạn làm chú vui vui. Có bao nhiêu điều sẽ được nghe, được thổ lộ. Có cần phải biết rõ là bạn Laboriette thực sự đã đi săn thú ở rừng Đại Bàng không? Chú có cần phải trả lời là chính chú đã cưỡi ngựa ở rừng Ô-véc-nhơ không? Khi người ta đã làm được một việc tày trời như vậy, đâu phải để giấu kín! Như vậy, thú vị biết bao khi được gặp lại các bạn. Cứ vậy, chú bé đi ngang qua vườn Luxembourg giữa một sáng mát trời. Những điều chú bé từng thấy trước kia, nay tôi lại thấy. Cũng bầu trời ấy, cũng mặt đất ấy, mọi vật đều có linh hồn xưa kia của nó. Những linh hồn đó từng làm tôi vui, tôi buồn, làm tôi xao xuyến. Chỉ chú bé là không còn nữa. Cũng vì lẽ đó mà khi càng có tuổi, tôi càng chú ý đến Ngày tựu trường!
    Anatole France
    Rồi sau này, được đọc những Victor Hugo, Alexandre Dumas (Cha và con)… hay nghe những ca khúc nổi tiếng như Dona Dona, Je N’pourrai Jamais T’oublier, Je T’Aime, Que sera, sera…bỗng thấy thèm đến Pháp, đến với Pari. ..
    Nhưng tôi thấy hay nhất một đánh giá về Pari của nhà văn hài hước người Thổ Nhĩ kỳ có tên Azit Nexin. Ông đã viết trong cuối “Vua bóng đá” về Pari như sau:
    …..
    Ở Pari nơi mà bất kỳ ai cũng có thể kiếm được cho mình một người tình “hợp khẩu vị”, Xait lại không gặp may một chút nào. Tất cả phụ nữ đều lẩn tránh chàng thanh niên còm nhom, vụng về, nhút nhát, người nối dõi của dòng họ Iuxup Pasa. Ngay cả tiền bạc của Xait cũng không giúp được gì anh trong việc thực hiện một mong muốn hết sức bình thường là có được một người bạn gái và thưởng thức vẻ đẹp của phụ nữ Pari!… Lạy thánh Ala, thế mà sau đó người ta vẫn nói rằng ở Pari…

    Con người đáng thương Xait hầu như đã hoàn toàn tuyệt vọng, thì đột nhiên hạnh phúc ấy ập đến với anh ngay trong ngôi nhà của chính người thầy của anh, một vị pháp sư Ấn Độ, một người phù thủy, một nhà tiên tri. Xait làm quen được với một người phụ nữ Arập. Họ khá nhanh chóng chuyển sang xưng hô “anh, em”, mặc dù giữa họ chưa có gì cả. Người phụ nữ đối xử với Xait với sự dịu dàng của người mẹ. Cô ta nhanh chóng hình dung được Xait đang ở trong tình cảnh đáng buồn như thế nào, và nói một cách thông cảm:
    – Xait thân yêu, em muốn giúp anh một việc. Tất nhiên là hoàn toàn vô tư, chỉ cần anh cho em một nghìn phờrăng (4) về việc đó.

    Xait sướng run lên, nhưng vẫn tự chủ dược:

    – Được mà… Nhưng chỉ có tiền thì để sau… Sau khi em đã giúp anh xong việc này đã.

    – Xinvuple (5) – người đàn bà Arập trả lời và dẫn chàng thanh niên trong trắng đến hiệu ảnh. Ở đó cô ta giới thiệu anh với chính người mẫu Madlen, một thiếu nữ có ảnh ở trong cặp, trong ví của tất cả đàn ông ở khắp các lục địa. Tập ảnh này như là bộ sách giáo khoa thực hành… Biết nói thế nào đây… về nghệ thuật làm tình. Madlen trong ảnh hoàn toàn không mặc gì cả, và không phải bao giờ cũng chỉ có một mình. Đúng hơn thì cô ta không bao giờ chụp một mình cả…

  9. CD@3n

    – Lai xin kể tiếp : VN hiên đang phát triên “ổ ạt” các nhà máy nhiệt điên chạy than công suất tới cả ngàn MW. các nồi hơi đốt than và ông khói, dù đã áp dụng CN hiện đại về đốt than và thu hồi bui than để chống bay qua ông khói, gây ô nhiêm trực tiếp không khí. Khối lương xỉ than thải ra là cực lớn, tới hàng trăm ngàn tấn/năm. (điển hình la vụ nhiệt điên Bình thuân, bãi xỉ khổng lồ, gió bay tứ tung, vào nhà cửa, đồng ruộng, vào mắt mũi, chén cơm, bát cánh.. khiên dân phân nộ biểu tình chặn QL 1A). Nước Pháp là nước có rất nhiêu nghiên cứu và kinh nghiêm trong việc thu hồi và tận dụng xỉ than làm VL xây dựng. VN trươc kia đã có cử ngưởi qua Pháp học tập, nhưng “chữ thầy trả thầy” và cũng không có đất dụng võ..!.Trong tình hinh hiên nay, có nên “quyết liệt” đặt lại v/đ này, “1 công ba, bốn lợi ích” ?. Nhưng liêu mấy ô. “trường ngành” : bộ CT, bộ KHCN, bộ TNMT,bộ xây dựng…và mấy ô. trên cao hơn nữa, có biết đến chuyện này, để mà “cùng làm” theo kiểu “ma-dê-in’ việt nam..?! :mrgreen:

  10. CD@3n

    – xin nói một chút về “know-how” của ngưởi Pháp trong lĩnh vực xây cầu “dây văng” ( cầu DV): Ai cũng biết, chiếc cầu DV đầu tiên ở VN là cẩu Mỹ thuân, nối Tiên giang-Vĩnh long ( xóa phà bắc Mỹ thuận).Cầu này do Úc viện trợ, nhưng tới giai đoạn “căng cáp” ( những sợi cáp treo nhịp cầu đểu kết nối về trụ cầu- có 2 trụ, cao khoảng hơn 90m). thì người thực hiện chính là cty “Freyssinet” của Pháp…hồi đó, trong đoàn, có 1 chuyên gia Pháp gốc Việt, nhưng hiên trường được che kín và bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó có lý do sợ rò rỉ “bí quyết”..! Nhiêu nước xây cầu DV, nhưng khâu “căng cáp” thì hầu như do Freyssinet thực hiên ( trừ CN xây cầu DV của Nhật – các DV được căng trước trong xưởng- đánh số- đóng hòm ra hiên trường, chỉ việc…lắp !).. Nói thêm chút : cây cầu DV RẠCH MIỄU, mà VN thường “tự hào” nói là cẩu DV “nội lực” do VN thực hiên, khâu căng cáp, cũng là do Pháp thực hiên, nhưng dưới cái tên là tư vần VSL ( thụy sĩ), không mang tên Freyssinet .( vì nhiêu lý do tế nhị không tiên nói ra..!). Freyssinet có thành lập một chi nhánh, mang tên Freyssinet Việt Nam, hoạt động ở dạng tư vần và “móc nối’..!
    nếu các bạn thích xem thêm về Cty ‘Freyssinet” , cò thể vào link sau 😦http://www.freyssinet.com/freyssinet/wfreyssinet_en.nsf).

  11. Aubergine

    Xin gui anh Tranvan va chi Hg,

    Có trời mới cai trị được nước Pháp bây giờ.

    Công đoàn thì quá cực đoan. F. Holland mới đề nghị sửa đổi luật lao động (tang gio lam viec trong tuần), thế là công đoàn xuống đường, biểu tình, làm tê liệt Paris mấy ngày. Lần nào tôi sang Pháp cũng gặp đình công. Bác sĩ mà cũng đình công thì hết thuốc chữa.

    Tôi nhớ một lần đi Normandie, đến gần trưa, chúng tôi ghé hiệu bán sandwich thì thấy cửa đóng then cài với tấm bảng : “Đang nghỉ trưa, sẽ mở cửa lại lúc 2 :00.” Tưởng chỉ có tỉnh nhỏ mới làm ăn như vậy. Trước khi về Mỹ, chúng tôi ghé hiệu bánh nổi tiếng LeNôtre để mua ít bánh ngọt về làm quà. Taxi đỗ trước cửa hiệu lúc 10:00 kém 5 phút, tôi vội đi xuống, (lão nhà tôi ngồi chờ trong xe). Nhìn qua cửa kính thấy nhận viên đi lại tấp nập, bánh đã bầy sẵn sàng trong tủ kính. Tôi gõ cửa ít nhất 3 lần, một cô đầm thò đầu ra, phán: chưa xong, không mở cửa được. Tôi chỉ vào đồng hồ đã 10:00 (giờ mở cửa hiệu), cô này không nói gì, đóng cửa sầm một cái. Vì đã lỡ để taxi chờ, tôi doi thêm 10 phút.

    Tôi nhớ cách đây vài năm, Carrefour (mot sieu thi lớn) bị phạt vì mở của ngày chủ nhật (phạm luật lao động Pháp).
    Pháp không cạnh tranh nổi với Trung Quốc, Mỹ, Đức, và Nhật (dĩ nhiên), Bắc Âu (?), Anh (?), có thể thua Canada, Úc. Nước hoa thơm và quần áo đẹp không cứu vãn nổi nền kinh tế của một quốc gia. (Biết rồi, Pháp có kỹ nghệ làm máy bay và xe hơi nhưng công nghệ thông tin thì zero). Thỉnh thoảng tôi lên Google và Facebook ăn cơm trưa với mấy đứa cháu. Một đám kỹ sư phần mềm Pháp ngồi cùng bàn, than thở với tôi về cach làm việc của Pháp.

    Theo lời họ, hệ thống giáo dục Pháp quá từ chương và lỗi thời. Cách tuyển người câu nệ, thiên vào bằng cấp/ thuơng hiệu hơn là thực tài. Phai tot nghiep grande ecole mới có việc tốt.
    Mark Zuckerberg và Bill Gates, nếu sinh trưởng ở Pháp sẽ không có ngày nay, vì hai ông tướng này không bằng cấp.

    Tôi là fan của nước Pháp và van hoa Phap. Tôi từng mơ ước có đời sống như các cousins ở Paris, nhiều nghỉ hè, không sợ bị mất việc, hệ thống xã hội, y tế tốt. Tuy nhiên, tôi nghĩ là với lối làm việc và buôn bản hiện giờ, sự “phồn vinh giả tạo” sẽ không đứng vững. Nhìn thấy mức thất nghiệp thì rõ. Tôi nhìn một cách tuyệt vọng nước Pháp đang từ từ đi xuống.

    Gần đây an ninh Pháp còn bị đám nhập cư Bắc Phi Châu đe dọa.
    Đây là tàn tích của thời thuộc địa. Các chính phủ trước không nhìn xa, cứ nghĩ rằng nếu lờ các vấn đề ở ghetto (khu người Bắc Phi Châu sống) thì mọi chuyện sẽ êm. It’s too late now.
    Trên đây chỉ là những nhận xét phiến diện về nước Pháp.

    Hy vọng những điều tôi viết không làm mất lòng các công dân Pháp.

    1. TamHmong

      Сhào chị Aubergine. Tôi hoàn toàn chia xẻ với chị những suy nghĩ và lo lắng của chị cho nước Pháp. Ngoài các “bất câp’ như chị đề cập còn thêm thói quan liêu không hề kém Việt Nam.
      Tôi có hai cô cháu gái đều học Polytechnique và lấy chồng Pháp ở Paris. Cháu đầu đã gần 40 làm cho CTy Điện lực Quốc gia Pháp. Hai vợ chống an phận ở Paris.
      Cháu thứ hai (ngoài 30) đang học dở ở Pháp thì được học bổng sang học ở Cornell University. Từ ngày sang Mỹ học cháu đã thay đổi rất nhiều.
      Sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ cháu và chồng Pháp (bạn học) không ở lại Mỹ và cũng không về Phap làm việc mà quyết định đi nước khác vì không thích môi trường làm việc kiểu “sang cắp ô đi chiều cắp về” ở Pháp.
      Các cháu hiện nay I con đang sống ở Singapore. Chồng làm cho Total vợ làm ở Japan Tabaco.
      Đôi này có vẻ hài lòng với điều kiện làm việc và cuộc sống ở Singapore. Các cháu này đã có hai con nhỏ 5 và 2 tuổi và có lẽ sẽ ở Singapore cho đến khi các con học xong đại học.
      Tôi hỏi cậu cháu rể tại sao không về Pháp thì cậu nói rằng cậu nói rằng cậu thích cuộc sống ở Singapore và tin rằng các con cậu sẽ có một nền tảng học vấn, văn hóa rộng và tốt hơn nếu ở Singapore để trở thành công dân toàn cầu.
      Khi tôi than thở với cậu về tính trạng nước Nga trì trệ và suy thoái nặng nề cậu ta cũng nói y như chị về nước Pháp “một con tàu đang dần chìm”. Cậu nói rằng có lẽ chỉ khi về hưu mới quay về Pháp.

      1. Aubergine

        Cảm ơn anh THM đã thông cảm với những băn khoăn, trăn trở của tôi. Tôi yêu văn hóa Pháp từ bé, nay phải chứng kiến một nước với quá khứ huy hoàng đang đi xuống. T T Holand có lỗi trong năm đầu sau khi nhậm chức (nhất là vụ tăng thuế), nhưng nguồn gốc của vấn để nằm trong cách suy nghĩ và lề lối làm việc của người Pháp.

    2. Mike

      Tôi cũng chú tâm tìm hiểu nước Pháp nhưng chưa dám đưa ra kết luận nào.

      Những nhận xét của chị Aubergine vừa vặn khít khao với những suy nghĩ riêng của tôi. Đó là công đoàn quá mạnh, là làm việc quá nhàn rổi, là luật lệ lao động quá khó cho giới chủ nhân đổi nhân lực. Nền kinh tế kém cạnh tranh là vì vậy. Khi khó sa thải thì cũng có nghĩa khó tuyển dụng thêm, khó dám mở mang bussiness, khó mạo hiểm, khó thử nghiệm cái mới….

      Nước Mỹ cũng từng trải nghiệm tác dụng tiêu cực của công đoàn. Đó là các hãng xe hơi ở Detroit một thời xất bất xang bang với công đoàn. Lương của người trong công đoàn cao hơn ở ngoài 36%. Những hãng xe hơi như Toyota, Honda, chi phí cho công nhân ở Mỹ khoảng $45/giờ (gồm lương, bảo hiểm, … – xe của các hãng Nhật lắp ráp ở Mỹ rất nhiều như Honda Accord, Toyota camry, … Lexus 350RX, …) thì General Motor mất $75/giờ. Ngoài lương và bảo hiểm các loại, công nhân xe hơi còn có Pension.

      Nước Pháp với một tuần làm việc 36 tiếng. Nghe thích thật, nhưng nghèo. Năng suất không cao hơn Đức mà làm ít giờ hơn thì phải nghèo hơn. Nhà nhỏ, đường chật, xe nhỏ, là tôi nghe cô bạn vợ sang Mỹ chơi ở lại nhà tôi cả tuần nói vậy. Anh chồng người Pháp của cô ấy thì mỗi lần nhìn Cadillac Escalade hoặc Toyota Land cruiser là ngắm mê mẫn. Thèm có chiếc xe to như vậy lắm. Họ lại còn mơ là sẽ sang San Diego định cư luôn. Hai vợ chồng sẽ mở tiệm bánh Pháp, …

      Bù lại họ đi chơi rất ghê. Đi khắp châu Âu. Nhưng châu Âu lại nhỏ, so với Mỹ.

      Về năng lượng, Pháp dùng điện nguyên tử tới trên 80%. Trong khi Đức đang nổ lực dùng điện “sạch” thì Pháp có vẽ kém hơn nhiều.

      Nói về lương Bác sĩ, nghe một anh bạn kỹ sư ở Paris nói là vào học Bác sĩ ở Pháp cũng dễ thôi. Nhà nước lại đài thọ chi phí. Ra trường làm cho hệ thống y tế nhà nước quản lý thì lương sao cao được? Đằng khác, vào trường Y của Mỹ khó hơn. Học xong lãnh một đống nợ 200->300ngàn. Rồi phải đóng bảo hiểm nghề nghiệp với số tiền không ít. Sơ suất bị kiện tụng là đền bạc triệu đến nhiều triệu. Làm việc thì tuần 50 -> 60 tiếng là thường, hỏi sao lương không cao được.

  12. Tiếp tục chủ đề Paris :,Trong một lần chờ transit ở sân bay Paris ,tôi được mục sở thị một cảnh sau:
    Một hành khách nam đang đứng hút thuốc (chỗ được phép hút) ,mắt lơ đãng nhìn máy bay lên xuống phía xa ngoài ô kính , không để ý tới tới tàn thuốc sắp rơi xuống sàn ,vừa lúc có hai anh cảnh sát đi lại một anh thấy thế cầm cái gạt tàn công cộng để các đó chừng 3 bước chân đến đặt cạnh vị khách nọ ,ông khách liền vẩy tàn thuốc vào gạt tàn rồi ngại ngùng nhìn hai chú cảnh sát , nhưng họ không nói gì chỉ mỉm cười gật đầu rồi rảo bước tiếp .Mọi hành động của họ diễn ra một cách tự nhiên nhưng lại để cho tôi ấn tượng rất tốt về công chức Pháp ,mặc dù chuyện xảy ra đã 20 năm rồi .Sân bay Paris cũng rất sạch ,thỉnh thoảng lại thấy mấy bác đạo hồi trải luôn khăn đội đầu xuống sàn khấu đầu làm lễ cầu nguyện gì đó .

  13. Tổng thống Pháp Francois Hollande tới thăm phố cổ Hà Nội cùng 9 cựu sinh viên học ở Pháp, trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu, vào chiều nay. Ông đi bộ đến một quán cà phê và vào trong trò chuyện với các cựu sinh viên.

    “Hà Nội hiện nay có nhiều địa điểm văn hóa chung rất thú vị của hai nước. Phố phường Hà Nội cũng có nhiều nét giống Pháp và tôi có cảm tưởng như đang ngồi trong một quán cà phê trên đường phố Paris”, Tổng thống Pháp nói và bày tỏ hy vọng “các bạn giữ gìn nét bản sắc này”. Nhóm sinh viên sau đó tặng Tổng thống Pháp bánh trung thu.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tong-thong-phap-dao-pho-co-ha-noi-ngo-nhu-o-paris-3463804.html

    1. Tranvan

      Paris về đêm, khu không có du khách, và chắc cũng không có ông TT Pháp này ghé thăm vì ông ta thường khinh dân nghèo.

      Một ông TT chỉ giỏi “chém gió”.

      Hãy chờ xem ông ta có giữ lời hứa khi xưa : không ra tái cử nếu số người thất nghiệp không giảm đi !

    2. quang ku

      Em vừa xem một clip trao tiền từ thiện của một nhóm hat rong cho những bệnh nhi nghèo. Khi nhận tiền thì một phụ huynh bệnh nhi có nói cảm ơn đoảng và chính phủ, em đang đánh chén vừa xem chút nữa thì phọt cơm ra. Cũng may anh ta chưa kịp nói hết thì có một cậu trong nhóm hát từ thiện chữa ngay , anh ơi bọn em đi hat là cá nhân thôi chứ không liên quan gì đến đoảng và chính phủ anh nhé . https://www.youtube.com/watch?v=W5eltS1uwg8

  14. thimai

    Đã mấy lần đến Pari , thấy thân thuộc ngay từ lần đầu tiên . Có lẽ vì Paris xô bồ nên thấy quê hương rất gần đây . Có lẽ vì quận 13 bà con Việt , Tàu vẫn cực kỳ vô tư ồn ào giữa phố . Vẫn có hàng rong trên vỉa hè , khi cảnh sát tới thì tất tả chạy đi. Rác rưởi nhiều . Trò níu kéo , lừa bịp khách du lịch vô biên .

    Vậy mà Paris không mất đi vẻ mỹ miều . Paris với kiến trúc tuyệt đẹp làm say lòng du khách . Ngồi thuyền trên sông Sein 1 chiều hè đầy nắng , đầy gió , bỗng quên đi mọi phiền muộn đời thường . Lạc vào giữa khu vườn , thấy không khí Paris trong trẻo biết bao .

    Vịt quay quận 13 rất ngon , chè cũng ngon . Nhưng hình như đồ ăn Pháp không ngon lắm , cũng có thể do khẩu vị từng người . Các cô gái Pháp cũng chẳng có nhiều người nghiêng nước nghiêng thành như trong tưởng tượng , nhưng các cô rất hay cười .

    Nhiều năm trước , thimai từng nghĩ , sao giữa lòng châu Âu mà Paris lại xô bồ đến thế . Lúc ấy ở Đức còn rất bình an . Cả nhà thimai đi xe đạp không cần khoá, đi ngủ nhiều khi cửa quên cài . Vậy mà giờ đây trộm đến thăm hỏi từng nhà , trò lừa bịp níu kéo cũng chẳng kém Paris. Có lúc nào sẽ giống Sài gòn không nhỉ ?

    Dù sao , vẫn yêu Paris.

  15. Dove

    Những nhân tố gì khiến hàng triệu con người từ đời này sang đời khác chung lưng đấu cật xây dựng nên một thành phố lớn và đẹp như Paris?

    Thiển nghĩ có 3, đó là:

    1) Cảnh quan thiên nhiên và vị thế địa lý;
    2) Chính quyền đô thị vững mạnh (quy hoạch, lập pháp và hành pháp);
    3) Sự tôn trọng nhân quyền: quyền tư hữu, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và quyền bình đẳng trước pháp luật;

    Có khá nhiều thành phố vốn to đẹp và phồn thịnh nhưng vào thập niện 1980 đã bị dồn đến bờ vực suy tàn, sau đó nhờ bãi bỏ CCVS thì hồi sinh một cách ngoạn mục.

    Hà Nội là một ví dụ, nhưng do các nhân tố (2) còn yếu và nhân tố (3) chưa được định hình hoàn chỉnh cho nên đã xuất hiện nhiều bất cập.

    Ghi chú: Nhờ bãi bỏ một phần CCVS Hà Nội đã hồi sinh và phát triển ngoạn mục.

    Nếu ko kịp thời chấn chỉnh thì càng được bơm nhiều ngân sách (mỗi năm gần 20 ngàn tỷ VND gần gấp đôi TP Hồ Chí Minh) thì HN càng nguy. Tương lai được bêu dạnh thành phố lỗ đen của ngân sách đã bắt đầu hiện hữu với nạn kẹt xe, úng ngập triền miên, những xa lộ chờ lún và đường sắt đô thị công nghệ dỡm nom xấu tệ của TQ.

    1. Kts Trần Thanh Vân

      Xin bổ sung một chút với anh Dove về lý do thứ hai, khiến Paris đẹp, và tráng lệ như chúng ta đang thấy,
      Không phải do ĐCS chỉ đạo đã đành, cũng không phải do có một Chủ tịch UBND là một kiến trúc sư tài năng du học ở Ba Lan về như ngài Nguyễn Thế thảo, càng không phải nhờ một anh tướng công an oắt con Nguyễn Đức Chung dám cãi nhau với các chuyên gia lâm nghiệp rằng Cây Mỡ tức là cây gỗ quya Vàng Tâm. Paris vì Napoleon đã tin và giao toàn bộ công việc quy hoạch và xây dựng lại thành phố Paris chật chội đầm lầy cho ngài Nam tước Hausmann, một luật sư, tỉnh trưởng tỉnh Sheine mà không có một đồng vốn để xây dựng.

      Vậy Háusmann và cộng sự đã làm gì để xây dựng được “Kinh đô ánh sáng” này?

      Đây là một chính sách tài chính tuyệt vời có thể nói là “Lấy mỡ nó rán nó” Tức là với tất cả các trục đường mới mở, ông chủ trương xác định “chỉ giới quy hoạch” ăn sâu vào so với “Đường đỏ xây dựng” ít nhất 50m, tức là ông mua lại của dân ( theo giá đền bù ) để bán lại cho các tập đoàn kinh tế lớn có ý định xây dựng các công có gia trị trình trong tương lại và ông thu được giá tiền chênh lệch khá lớn, đủ để thi công các con đường và hạ tầng kỹ thuật thành phố.

      Khác với ở Hà Nội chúng ta, tệ nạn “Lợi ích nhóm” đã điều khiển tất cả và từ khi quy hoạch chưa được phê duyệt, chưa công bố cho toàn dân biết, thì cả vùng đất hai bên đường đó, dù là khu dân cư cũ, dù là ruộng vườn hay ao hồ, đầm lầy, đều đã bị bọn đầu cơ bất động sản mua sạch với giá “bèo” và chính lũ đó đã thu được mối lợi khổng lồ để chia nhau.

      Vậy đấy, được sự ủy thác của Napoleon, Nam tước Hausmann đã để lại cho nước Pháp một niềm tự hào thật vô biên

      1. Tranvan

        Tôi xin phép đưa thêm ba “chi tiết ” :

        1 – Napoléon III chứ không phải Napoléon 1ER, chuyên nghề đánh nhau. 🙂
        2 – Chương trình sửa đổi đã được thực hiện trong vòng 18 năm (1852 à 1870)
        3 – Chương trình của Haussmann bao gồm toàn bộ , kể cả hệ thống thoát nước.

        Ngoài ra những chính phủ liên tiếp sau đó đã không phá bỏ chương trình và đã không cho phép xây nhà quá cao. Ngoại trừ vài trường hợp ngoại lệ. Dân chúng phản đối nên đã thôi không tiếp tục xây thêm nhà cao tầng nữa trong Paris.

        1. Kts Trần Thanh Vân

          Cám ơn Tranvan,
          Tôi nói Haussmann xây dựng các con đường và toàn bộ Công trình Hạ tầng kỹ thuật thành phố tức là đã bao gồm Hệ thống đường xá, đường hầm ở các ngã tư, ngã bảy và cả ngã 12 ở Khải hoàn môn, trong đó bao gồm hệ thống cấp điện cấp nước và tất nhiên cả hệ thống cống thoát nước rồi đấy ạ.
          Còn về kinh phí xây dựng thì thì chính quyền Nhà nước Pháp của Napoleon có phải bù thêm, nhưng “Kế hoạch tài chính” của Nam tước tỉnh trưởng Haussman là một tấm gương liêm khiết trong sạch để đời.
          Đầu năm 2014, nhân Hà Nội xôn xao về con đường Trường Chinh bị bẻ cong, do phải tránh nhà mấy ông tướng quân đội, tôi đã viết bài “Phải đổi thay” đăng trên Văn Việt, nói về kinh nghiệm và tấm gương xây dựng Paris của Nam tước tỉnh trưởng tỉnh Sheine.

        2. Tranvan

          Hệ thống thoát nước của Paris rất tốt, Paris không bị ngập vì trời mưa to. Nhưng có thể bị nạn khi nước sông Seine dâng lên quá cao.

          Sau thời Hausmann, Paris vẫn bị ngập hai lần (1910, 1924) khi nước sông Seine lên cao.

          Năm 1950, chính phủ Pháp đã phải cho đào thêm 4 hồ nhân tạo ở phía thượng nguồn để chứa nước khi cần. Nước sau đó sẽ được tháo ra, từ từ trả lại cho sông Seine, tránh cho Paris bị ngập.

          Mới đây , mực nước sông Seine đã lên khá cao. Hệ thống giữ nước trong hồ nhân tạo đã hoạt động hoàn toàn đúng với dự đoán.

      2. Dove

        Thưa chị Vân, theo quan điểm hiện đại, phát triển đô thị được xem như một cái kiềng 3 chân:

        1) Phát triển kinh tế địa phương (LED Local Economic Development), 2) Tài chính đô thị (MF: Municipal Finance) và 3) Cung ứng dịch vụ đô thị (MSD: Municipal Service Delivry).

        Khá phức tạp, nhưng muốn có mỡ nó, cả 3 chân phải phối hợp với nhau đồng bộ bởi quy hoạch phát triển kinh tế địa phương (LED planning) và chiến lược phát triển kinh tế địa phương (LED strategy).

        Hà Nội có quy hoạch mở rộng nhưng LED planning khập khiểng còn LED strategy về cơ bản là mì ăn liền.

        Tôi có cảm giác là HN đang đứng trước một làn sóng khủng hoảng địa ốc mới vì quá dư thừa chung cư thuộc phân đoạn mà người nghèo không với tới, người có tiền không quan tâm. Anh Trịnh Đình Dũng nhà mềnh sinh lực tràn trề, để xem rồi đây múa may ra sao.

        1. CD@3n

          nếu nói về qui hoạch “tầm nhìn’, thì nước Pháp nói chung, và Paris nói riêng, có thê dùng một cụm từ : ‘Miễn góp ý” ( như ngày xưa, chiếc xe IFA của DDR đã đóng biển đồng ngay trong cabin để nói lên sự “tự tin” về độ hoàn hảo của chất lương chiếc xe !).
          tới Paris, trong các quận đã hình thành, việc sửa chữa, cơi nói…được tiến hành rất qui củ, chặt chẽ và hợp lý. Chỉ có khu Saint-Denis là tập trung cho các “Gratciel- skybuiding- nhà chọc trời” chất liêu bao quanh là kính chịu lực. Bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh “lô nhô-cao thấp xô bồ” nhưa các TP của VN, đặc biêt là hà-lội và sai gon ! các quán cafe vỉa hè “cafe-terrasse” tạo ra cảm giác rất thoải mài khi ngổi uống nước với bạn bè hay làm bạn thêm với quyển sách. CD rất OK với một ý cmt về sự ‘ù lỳ- xơ cứng- ích kỷ- ..”của một số người Pháp…xin ví dụ : hệ thống siêu thị “Tang-frere- Tang brother” của người Tầu ớ Q.13, nhờ có tính “chịu khó và biết ơn chủ đã tạo cho mình chỗ làm”, nhân viên thường vui vẻ chấp nhận làm thêm giờ, giúp đõ lẫn nhau, dọn vệ sinh siêu thị..thậm chí không đòi trả công…nên siêu thị này đã phát triên rất nhanh chóng, từ Paris,đã phát triên sang một số TP lớn khác của Pháp. Nếu so với nhân viên người Pháp ( hoặc các sắc dân nhập cư khác) làm việc trong các siêu thị của Pháp, thì ‘một trời- một vực” ( đương nhiên đây là “quan điểm”- nêu ai không OK, xin cứ down thoải mái !)

        2. Kts Trần Thanh Vân

          Hi hi.
          Lại phải trả lời anh Dove.
          Đúng.
          Hà Nội đang khủng hoảng các dự án Bất động sản.
          Người nghèo thì không có nhà ở và nếu có ai gọi họ đến cho vài căn hộ trên đống cỏ lác mọc um tùm mới xây chưa xong phần thô, không lối đi không điện nước, thì họ cũng xin vái để “bỏ của chạy lấy người”.
          Còn nhà giầu thì lại càng thờ ơ, vì cái của nợ đó mà “ôm lấy”, thì đến bao giờ mới “đẩy đi” được để hoàn vốn?.
          Nhưng nếu nói lỗi đó là của anh Trịnh Đình Dũng là hơi oan, thời Kts Nguyễn Thế Thảo về làm chủ tịch UBND Tp Hà Nội và anh Nguyễn Hồng Quân làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thì Hà Nội Hà Tây sát nhập và người ta đã bỏ ra gần một năm ra soát lại hơn 700 dự án Khu đô thị mới đã được duyệt và nghe nói người ta có cắt bớt vài dự án, còn hầu hết đều được giữ lại, lý do đơn giản là các phong bao phong bì đã rải thảm kín hết rồi .

          Ngu xuẩn nhất là các nhà đầu tư, đi vay tiền về xây các khu chung cư hoành tráng ở Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín… để làm gì?
          Bây giờ nợ ngập đầu, nhà không bán được, trách ai?

          Còn anh Trịnh Đình Dũng thì tôi may mắn được quen biết từ năm 1990, khi tôi là Thư ký Dự án VIE 86.020 do UNDP tài trợ và đã từng tổ chức các lớp Short Training courses ở Việt Trì và lúc đó anh làm việc ở Sở XD tỉnh Vĩnh Phú, anh vui vẻ, hay hát….và tiếp đón chúng tôi rất ân cần.
          Sau khi tách hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Yên, anh trở về Vĩnh Yên và lên vù vù… tính tình vui vẻ hay hát của anh lại càng phát huy hơn cho đến lúc chúng tôi gặp lại, thì anh đã trở thành Bộ trưởng Bộ xây dựng nhưng vẫn hát vang ở Hội trường của Viện Quy hoạch Đô thị.
          Không biết hôm nay anh ấy còn hát nữa không?.

        3. CD@3n

          Dạ, thưa “bà bá” KTS .hôm nay, anh ấy không những chỉ hát “đúng qui trình’, mà “múa” cũng “đúng qui trình” luôn, KTS ơi..CD cũng “quen”, thâm chí là “thân’ với một số người- bản thân họ- rất đáng kính trọng và nể phục…nhưng, vào “guồng” rùi…thi…thôi…”lươm ơi” ..! sao lại ‘ngộ” thê, đất nước mình oi..?! :mrgreen:

    1. TKO

      Bác Cua, hình này trông mọi người vui vầy, riêng bác Cua “đẹp rạng ngời mà không chói lóa!”
      🙂

    2. Hôm nay cùng với VOV của Dong Manh Hung tới thăm bác Hợp mình nhớ ra câu chuyện trên internet từng đăng trên blog.

      Người ta có thể không nhớ chính xác bạn đã làm gì, bạn đã nói ra sao. Nhưng họ luôn nhớ là bạn đã giúp mang lại những cảm giác hay ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời.

      PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT ‘YOU DID, OR WHAT YOU SAID, ~BUT ~ THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

      https://hieuminh.org/2010/10/01/8854/#more-8854

  16. Tranvan

    Ông TT Pháp này thuộc loại kém. Sắp hết thời rồi nên đã tiện dịp tham dự Hội nghị G20 ghé thăm Vn , như đi du lịch không tốn tiền mà thôi !.

    1. NTD

      Bác Tranvan,
      TT Holland sau khi du lịch Hà Nội và TP HCM chắn chắn sẽ hắt ra một câu như mọi người Pháp khác đã đến đây: La France est nulle ici! Rồi về lại mắc chứng Hổ nhớ rừng (Thê Lữ).

    2. Họp G20 xong ,TT Pháp xuống Hà Nội ,TT Mỹ ghé Viêng Chăn ,chắc cũng phổ biến sơ qua nội dung cuộc họp bên TQ 🙂

  17. Tranvan

    Muốn “xem” Paris, ít ra cần 3 ngày.

    Những chỗ cần xem cho biết :
    – Tháp Eiffel + Quảng trường Trocadéro
    – Khải hoàn môn + Đại lộ Champs Élysées
    – Sacré Coeur + khu Montmartre
    – Notre Dame de Paris + Đảo St Louis
    – Khu Latin+ Sorbonne + Panthéon + Vườn Luxembourg
    – Pont des Arts + khu St Germain des Prés
    – 2 hay 3 Viện bảo tàng (Pompidou, Orsay , Louvres)

    Ngoài ra nên xem thêm :
    – Bastille
    – Place des Vosges
    – Mouffetard (ban đêm)
    – ST Germain + St Séverin (ban đêm)
    – Dọc theo sông Seine (ban đêm)

    Mua sắm, tiêu tiền :
    – Grands magasins (Lafayette, Au Printemps , le Bon Marché)

    Le Bon Marché là nơi dân nhà giầu mua sắm. Nhắm mắt mà mua , vì họ tuyển chọn phần nhiều là hàng cao cấp, kể cả rượu. Ăn trưa, hay chỉ nếm vài ly rượu ở đây cũng được được, giá cả cũng không quá đắt.

    TB :
    – Vé xe điện ngầm và xe bus, cùng một loại, nếu đi trong Paris. Mua mỗi lần 10 vé (một carnet) thì được giảm 20%.

    – Nên mua vé 1 ngày hay 3 ngày (*). Xin họ bản đồ số N.1, có đủ mọi tuyến Métro và một số đường xe Bus. Đi bao nhiêu lần cũng được.

    – Ngồi trên xe bus , chỗ nào thích thì xuống, sau đó đi tiếp hay đi ngượC trở lại , đi tuyến khác. Mình có thể xem dân Paris sinh hoạt khắp nơi mà không tốn tiền xe Taxis. Lần cuối trở về , nếu quá mệt, thì dùng Uber , để trở lại KS.

    (*)
    Một vùng Zone1 : trong Paris.
    Hai vùng Zone 1 et 2 : Paris + ngoại ô gần.
    Ba vùng, Zone 1, 2 et 3 : Paris + ngoại ô gần + ngoại ô xa hơn.
    ….

    1. Tranvan

      Tôi đã không nhắc tới hai khu Á đông tại Paris : Belleville, và Porte d’Ivry (quận 13).

      Không có hấp dẫn bằng những China Town tại London, San Francisco hay New York, BangKok.

      Nếu “nhớ nhà” quá hay vì cần ăn phở, mì, bánh cuốn, … mới nên lang thang đến đó. Đừng nên la cà tại hai khu đó vào buổi tối.

  18. TamHmong

    Quên. Xin nói thêm một chuyện. Cà phê vỉa hè Sài Gòn có hình thức và không khí khá giống cà phê vỉa hè Paris.

    Một người bạn học cấp hai Trưng Vương HN của tôi là người Hà Nội gốc. Anh đã chuyển vào sống ở Sài Gòn từ sau 1975.

    Mỗi lần vào SG anh đều hẹn tôi đến Cafe vĩa hè gần Nhà thờ Đức Bà. Có lần tôi cười và hỏi tại sao lại phải ra đây mà không ngồi Cafe máy lạnh ở Đồng Khởi hay vỉa hè bình dân cạnh xe ôm.

    Anh nói là muốn tặng tôi và bản thân mình một chút không khí của HN ngày xưa và nghe giọng Hà Nội “âm lịch” của tôi.

    PS. Bác Xang Hung ơi. Rất nhớ bác.

  19. CD@3n

    – entry này “treo” cho tới khi cuộc viếng thăm của F.Holland kết thúc ! cuộc đi thăm này, theo bình luận “chỉ biểu hiện lý thuyết nhiểu hơn thực tế” ! Nhìn vào thứ hạng của Phap trong các nước đầu tư vào VN curng như đối tác EU của VN, rồi kim ngạch thương mại…quan hệ kinh tê V-P chưa có thể so với “10 tạ = Tấn”! Nói chung, mỗi bên đều có “nội hàm riêng” (?), và rồi 2 cái HĐ kinh tê được ký kết,cũng chỉ là cái đã thực hiện ( nhất là mua Airbus của Vjet từ thời 3X). còn P tham gia vào làm đường, cầu ở VN..”hãy chờ xem”…( cũng chỉ là nói cho dzui vì nhiêu ly do..).. Rồi một bản thông cáo chung sẽ được ký, cũng chỉ để “đăng báo” cho “đẹp đội hình” !
    – không thê không nói tới nghề làm bánh ( bánh nói chung, b. Mỳ nói riêng) rất ngon của người P. Được biết, 1 số người V tại US cũng sang Paris, vào học nghề tại các Boulangerie ( = Bakery), có tâm chứng chỉ, vê Mỹ, mở lò bánh, phát đạt , các bạn đang sống US, xác nhận xem thế nào ?( ngay tại HN, giá một b.mỳ làm theo “công nghệ Pháp’ loại bình thường, cũng không dưới 20K/chiếc, trong khi các lò bánh VN chỉ là 5-7K/chiếc) :mrgreen:
    – các bạn là “phái đẹp”, không thê không nào “cưỡng lại” sự quyến rũ của thứ nước hoa “chanel 5″ rất nổi tiêng vì mùi thơm ‘quý phái”, và thơm rất lâu. Trên các chuyên bay của AirFrance, có bán loại nước hoa này. bạn nào đi, nhớ “bóp bụng” mua 1 lọ về làm quà cho vợ, con gái, hay là “bổ bịch”…NgaIvoire ui, hồi này “lặn đi đâu lâu thế”..?!.. 🙂
    – Một đặc điểm, mà có lẽ chỉ có nước Pháp mới có đối với “cách mạng VN” : trong thời WW1, ‘lính thợ” là người V bị đưa sang Pháp khá nhiêu, rồi định cư, lập gia đình, sinh con đẻ cái..( nhất là tại Marseiller). chính cộng đồng này đã ủng hộ CMVN rất nhiều trong những ngày “kháng chiến”. Con cháu chắt của những người “lính thợ” này hiên nay, thái độ và sự nhìn nhận thế nào “thể chế CS” hiên nay, nhờ các bạn trẻ tuổi sống tại Pháp thông tin giúp .

  20. TamHmong

    Chào các bác HC. Khi còn bé qua các câu chuyện của các nhà văn Pháp, của người thân trong gia đình đối với tôi Paris luôn là “Ville lumière”- Kinh đô ánh sáng là trung tâm văn hóa, văn học và nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật, thời trang và ẩm thực, tư tưởng và tri thức của toàn thế giới.

    Khi đã trưởng thành và có điều kiện tìm hiểu, có dịp đi lại tiếp xúc nhiều hơn tôi hiểu rằng ảnh hưởng của nước Pháp nói chung và Paris nói riêng trên thế giới không còn như cách đây 50 năm nhưng vẫn rất to lớn trên thế giới.

    Riêng về văn học nghệ thuật, thời trang, âm nhạc cổ điển, ballet thì Paris vẫn là trung tâm hàng đầu trên thế giới.

    Có thể nói rằng tất cả các nhà hoạt động trong các lĩnh vực này từ khắp các quốc gia Châu Âu, Nga, Nhật, Mỹ Latin tất nhiên cả Mỹ và bây giờ thêm Trung Quốc đều cố gắng “trình làng” công chúng và “lắng nghe” ý kiến thẩm định của giới phê bình Paris.

    Sự tiếp nhận của công chúng Paris sành điệu và nhận xét OK của giới phê bình Paris là giấy thông hành tốt nhất để họ có thế bơi ra biển lớn.

    Tôi cũng từng có dịp chứng kiến các nhạc công âm nhạc cổ điển Nga bạn bè Đặng Thái Sơn và bản thân Đặng Thái Sơn đã hồi hộp thế nào khi sắp phải đi Paris “trình làng”.

    Một ấn tượng khác của tôi về Paris qua sách vở và các câu chuyện của người thân đó là Paris chính là linh hồn của nước Pháp cũng như Sài Gòn là linh hồn của Nam Bô.

    Theo tôi Paris không chỉ là một thành phố với kiến trúc tuyệt vời mà còn là nơi tàng trữ là hồn cốt của nước Pháp. Paris luôn thể hiện bản chất lịch lãm tinh tế đầy nghệ thuật của người Pháp. Bản chất đã tạo nên một thành phố hiếm có với một không khí phóng khoáng
    vừa trí thức, vừa nghệ sĩ.

    Bản chất đã làm cho Paris trở thành cái nôi của văn minh văn hóa, nơi phát xuất những cuộc cách mạng cho tự do nhân quyền làm thay đổi cả thế giới, nơi tụ tập những danh nhân, nghệ sĩ, những triết gia, tư tưởng gia của nhân loại.

    Rất tiếc là tôi chưa bao giờ có dịp dừng chân ở Paris hơn một tuần nên chẳng hiểu cảm nhận của mình có đúng không?

    Tôi cả đời ở Hà Nội và Moscow nhưng tôi không có cảm giác như vậy về hai thành phố này. Riêng về nước Nga thì có lẽ Sankt-Peterburg thực sự mới là linh hồn của nước Nga.

    Cám ơn HM cho tôi có dịp nói chuyện về Paris.

    Chúc anh và các bác HC vui khỏe.

    1. Hang Cua hay ở chỗ là khen cứ khen, chê cứ chê. Dù chê nhiều lừa đảo, khó đi đái, nhưng câu kết của entry mới là đắt giá. Paris là thủ đô của thế giới.

      1. Văn Mùi

        Trong tìm hiểu một tác phẩm văn học, muốn thành công, người ta bắt buộc phải tìm hiểu cái gọi là “cá tính văn học” của nhà văn ấy. Đang “thưởng thức” phóng sự “Một ngày ở Paris”, bỗng phát hiện ra “cá tính văn học” của bác Hiệu Minh…Vui phết.

  21. Cháu mạn phép còm về 1 vị trí hơi nhạy cảm tí.

    Nhưng quả đúng là nhạy cảm, vì còn có chỗ “chạm vào là biết liền” thì không thể gọi là “hom hem, già lụ khụ, … tay chống gậy ” đâu chú Hiệu Minh ạ.

    Just a little joke ^^

    1. Xin phép tiếp tục chủ đề liên quan.
      Một cô gái mặc “mini juyp” đi xe buýt ở Hà Nội. Khổ nỗi đúng giờ tan tầm, xe đông nên cô phải đứng. Đứng cũng bất tiện vì trang phục của cô mà cọ quệt thì người xung quanh thấy hơi khó giữ khoảng cách. Một cụ già U70 nhìn thấy ái ngại quá, liền bảo: Thôi cháu ngồi tạm vào lòng ông vậy, đỡ phải đứng.

      Cô gái nói, thế ngại quá, dù sao ông cũng là người già, cháu còn trẻ. Với lại…

      Cụ già đáp: À, không phải ngại thế đâu, ông già rồi…

      Ngồi một hồi, xe lắc lư, cô gái đột nhiên bảo: ông ơi, ông hút thuốc lào à. Không cháu ạ. Mà sao quần ông có cái ống điếu cộm lên hay sao ấy. Hay là ông dùng điện thoại cục gạch Nokia đời Ơ-kìa?

      Cụ già dừng lại chút rồi nói: Thôi cháu lại đứng lên vậy. Vừa xong ông mới biết là ông chưa già như ông tưởng…

      Another joke ^^

  22. Hai Cù Nèo

    Thiên hạ toàn nói chuyện đi Tây đi Mẽo. Biết tới bao giờ mới có người bàn tới chuyện về thăm quê cha đất tổ. Đât U Minh này xem như lãng quên từ lâu rùi. Hu Hu Hu

    1. Văn Mùi

      Chia sẻ “tâm tư” của bác Hai. Lại nhớ Trịnh Công Sơn với ca từ “bất hủ”:

      “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Gọi suốt trăm năm một cõi đi về”

    2. Bọn tây có câu : Mọi nơi trên trái đất đều tốt đẹp ,nhưng không đâu bằng nhà mình .
      Thế nên năm nào bà con VK cũng về chơi tết VN đó thôi .

    1. Đúng là chả liên quan gì luôn, tựa thì cứ như review lại những gì tác giả thấy khi thăm Paris, nhưng khi đọc thì hóa ra là lịch sử hóa

    1. Thanh Tam

      Xem Clip này xong tôi lại được nghe bài Besame Mucho cũng do ban nhạc và Nhạc trưởng Andre Riêu biểu diễn tại Nhà hát ngoài trời tại Mexico ! Thật tuyệt vời !
      Nhạc Trưởng kiêm vĩ cầm André Rieu cùng đại ban nhạc giao hưởng rất nổi tiếng khắp thế giới.
      André Rieu sinh năm 1949 tại Hà Lan trong một gia đình truyền thống âm nhạc, bố cũng là nhạc trưởng, học violon khi mới 5t.

  23. krok

    Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.

      1. Dove

        Dove tin rằng phán xét của PCI chủ yếu chỉ liên quan đến tranh chấp giữa Philippines và TQ, ko can hệ gì mấy đến VN và các nước khác như Indonesia và Malayxia.

        Bởi vậy, đối với VN, việc TT Mỹ R. Nixon lờ đi chuyện Mao chiếm Hoàng Sa (1974) và việc thể chế J. Carter ủng hộ Đặng dậy VN một bài học (1979) là những hành động ủng hộ TQ có hậu quả hiện hữu và tai hại hơn rất nhiều so với tuyên bố suông của ông V. Putin.

        Thiển nghĩ về hai việc này thì anh Cua các bất đồng chính kiến Mỹ nô phát biểu mềm mại hơn Dove nhiều. Sau khi đọc còm của các bác, Dove sẽ cọp nguyên si những nội dung cơ bản để áp vào tuyên bố V. Putin.

        Tin rằng, làm như vậy ta sẽ dễ nhất trí với quan điểm của Thủ tướng Anh W. Churchill rằng ‘Ko có bạn hay thù vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn’.

        Biển đảo của mình thì mình phải tỉnh táo liên kết với những người cùng hội cùng thuyền để giữ lấy thôi, ko cả tin tim để trên đầu mang trứng giao cho ác được.

        1. Aubergine

          Tưởng chính phủ Bắc Viet hồi đó ủng hộ Trung Quốc chiếm Hoang Sa mà.

          Nixon “lờ đi”, giữ I’m lặng không có nghĩa là ủng hộ Trung Quốc chiếm Hoang Sa.

        2. TungDao

          Pu ăn phải bã mía của TQ, người ăn trước là Hun.
          Khi Tưởng mất đại lục, Tưởng đã vẽ ra một vùng đất mới của riêng mình cho đúng với vị thế của một Trung Hoa dân Quốc. Và Mao không dại gì để phủ nhận nó khi biết chắn chắn mình sẽ có chân ở Hội đồng bảo an.
          TQ đã có cớ và chỉ cần kích hoạt để cái cớ đó trở thành sự thật bằng quan điểm chứng cứ lịch sử, biến từ vùng biển, đảo không tranh chấp thành tranh chấp. Để giãi quyết tranh chấp TQ đưa ra 2 phương án:
          1/Công nhận vùng tranh chấp thuộc về TQ với bằng chứng lịch sử.
          2/Đàm phán song phương.
          Đây là cái bả của bọn đại Hán. Pu đã ăn và chịu nhục vì hiện Nga và TQ vẫn còn quýnh nhau trên quan điểm này, nhưng Pu cần Tập ủng hộ vì Pu muốn chứng minh mình vẫn là nước lớn như ai.
          Hiện nay sau khi Hun ăn bã mía, thì, Hun đã đưa vấn đề biên giới lên bàn đàm phán và đòi chia lại. Pháp sẽ là người ra phán quyết ai đúng, ai sai nhưng Cam của Hun không chịu. Vấn đề Pháp đến VN lần này có liên quan đến chuyện biên giới giữa Cam và VN. Nếu VN và Pháp không khéo léo sẽ kích hoạt tính dân tộc cực đoan của 2 dân tộc.
          Theo ngu ý của TD, tào lao bí đao, thì VN nên đưa vấn đề ra tòa và nói thẳng với Hun khi y tới VN sắp tới.
          Việc đưa ra tòa là cần thiết cho các hình mẫu tranh chấp vì trước đó Mã, Thái đã làm. Nếu VN dám đứng thẳng hiên ngang ra tòa về vấn đề Cam thì sẽ là tiền đề với TQ. Đây là giãi pháp tuyệt đối mà mình không cần phải nịnh bợ hay theo đuôi một tư duy ngụy biện nào.

        3. Dove

          @Aubergine:

          Miền Bắc cũng chỉ lờ đi như Mỹ, giữ im lặng ko có nghĩa là đồng tình. Bây giờ thì tuyên bố rồi Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. bằng chứng LS ko thể chối cãi.

          Thế còn vụ dạy một bài học – Dove kín kẽ lắm, hắn ta đưa 2 vụ cách nhau chỉ 5 năm, điều đó có nghĩa rằng VN đối với Mỹ chẳng xi nhê gì so với lá bài TQ.

          @TungDao:

          Tòa án đủ thẩm quyền xử và buộc TQ, Mỹ hoặc Nga và buộc thi hành án đơn giản là chưa ra đời. Nếu manh nha một tòa như thế thì Mỹ là nước đầu tiên phủ quyết, bởi nhẽ đây là quốc gia phá luật quốc tế nhiều nhất. Nếu TungDao biết một tòa như vậy công bố cho Dove biết để tiến bộ.

        4. TungDao

          Lão Dove à,
          Công lý có thể bị trì hoãn hoặc chậm thực thi, nhưng chưa bao giờ bị phủ nhận. Hiệp định Paris 1973 là một thí dụ.
          Để tiến đến một nền dân chủ cộng hòa, hãy bắt đầu bằng Startup trên tinh thần dân tộc. TD hứa sẽ theo lão đến cùng nếu lão cùng startup. Vậy nhé.

        5. LiemĐoan

          Thật không thể tin được đây là lý lẽ của bác Dove , một người Việt Nam :

          _Phán quyết PCI về đường lưởi bò không liên quan đến các nước VN , Indo , Malayxia …
          _Dove ngáo Nga đến mức khi Putin tuyên bố rỏ ràng ủng hộ lập trường của TC về đường lưởi bò mà y vẩn cho là lời nói suông , không quan trọng , thật hết biết …
          _ “Thiển nghĩ về hai việc này thì anh Cua các bất đồng chính kiến Mỹ nô phát biểu” , hết trích , Câu nói “Mỹ Nô” nói trên chứng tỏ Dove không có văn hóa trong tranh luận …
          _Trích dẩn câu nói của W.Churchill chỉ để biện minh cái bế tắc lúng túng của Dove mà thôi …
          _Xin bác Dove chỉ xem ai là người cùng hội cùng thuyền với VN , ai là ác là để ta tin mà giao trứng : Putin chăng ? Tập chăng ? hay là Hun ? Đừng ấp úng lập lờ như vậy .

          Một vài góp ý thẳng thắn …

      2. Dove

        Tờ Nikkei Asian Review, cho rằng việc ông V. Putin ủng hộ Trung Quốc có vẻ để nhằm các mục đích như sau:

        1) Gửi thông điệp cho Washington rằng Mỹ không thể phớt lờ Nga ngay cả khi Mỹ giải quyết các vấn đề ở châu Á.

        2) Gửi tín hiệu cảnh báo Mỹ không nên mở rộng ảnh hưởng ở các nước Trung Á và các nước Liên Xô cũ vốn được coi là “sân sau” của Nga.

        3) Chỉ trích các hành động quân sự của Mỹ ở nước ngoài, nói rằng đây là sự can thiệp bất hợp pháp của một bên thứ ba.

        4) Đạt được những lợi ích kinh tế lớn nhờ thái độ ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh hiện nay.

        Một động thái quan trọng hơn đó là TT Philippines Rodrigo Duterte, đã mắng ông B. Obama là kẻ “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khiến ông B. Obama mất bình tĩnh đến mức hũy cuộc họp song phương theo dự định. Khả năng Mỹ lờ lớ lơ để ông Tập dạy cho ông R. Duterte là rất cao.

        1. CD@3n

          “Một động thái quan trọng hơn đó là TT Philippines Rodrigo Duterte, đã mắng ông B. Obama là kẻ “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khiến ông B. Obama mất bình tĩnh đến mức hũy cuộc họp song phương theo dự định. Khả năng Mỹ lờ lớ lơ để ông Tập dạy cho ông R. Duterte là rất cao.” ( from cmt of Dove).
          “Thật không thể tin nổi” ! ( đó lại là cmt của bác Dove !) :mrgreen:

    1. Nếu theo phán quyết PCA, rất nhiều đảo Vn đang sở hữu, có người sinh sống đàng hoàn, sẽ “biến” thành đá – nghĩa là thu hẹp vùng đặc quyền kinh tế lại. Hình như từ 180 hải lý thành 5 hải lý thì phải.

      Có nhiều cụ, cứ thấy bất lợi cho tq, hay là phán quyết của Tây thì nhắm mắt nhắm mũi mà vote!

      1. trungle118

        đảo Ba Bình gì đó lớn nhất mà cũng không được nói chi các đảo VIệt Nam.
        THeo ý kiến của em là đã ký vào công ước quốc tế là phải tuân thủ. còn các đảo đó của Việt Nam hay không thì Việt nên kiện việc này lên tòa án quốc tế. thưc tế là Việt còn nghèo và là nước nhỏ mà không chịu tuân theo luật thì nói sao được thằng hàng xóm lớn xác và côn đồ không tuân thủ.
        chơi đúng luật với điều kiện trọng tài công tâm thì ta nên chơi, dẫu lợi hay hại là điều không chắc 100%. không thể cái gì có lợi cho ta thì đưa ra trọng tài cái gì hại thì bác bỏ luật như thằng hàng xóm là không được.

        1. Trật tự thế giới này đc tạo ra trước luật. Luật là thứ đi theo dọn dẹp cho gọn gàng hơn mà thôi.

          Ví dụ gần gủi nhất là cuộc thống nhất 1975 là ko như luật, nhưng thế giới phải chấp nhận cái chuyện đã rồi..

          Chuyện 2 con rái cá: hai con rái cá cùng bắt đc con cá, nhưng chúng nghi ngờ nếu tự chia sẽ ko công bằng, nên nhờ cáo chia hộ. Cáo cố tình chia phần lớn, phần bé, tất nhiên hai con rái cá ko chịu, cáo liền táp phần lớn sao cho bé hơn phần bé, … và cứ thế, đến lúc hai con rái cá chỉ còn hai mẩu con con.

          Nhờ cáo phân chia hay ko đều có cái đúng, nhưng ko có nghĩa là cố chấp 1 phương án.

    2. KS

      Nhắc lại hội nghị San Francisco: Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
      Putin chỉ làm những gì được kế thừa từ Liên xô cũ?

      1. Dove

        Đến năm 1971 thì Mỹ đã đuổi Tưởng ra khỏi Liên Hiệp Quốc và trao lại cho Mao quyền tài phán các đảo bị Tưởng lợi dụng chiêu bài giải giáp quân Nhật cưỡng chiếm. Chỉ 3 năm sau đó, tức là vào 1974, 2 tàu tuần duyên của Mao đã đánh cho hạm đội của ông Sáu Thiệu chạy vãi cả hủ tíu ra quần rồi chiếm luôn Hoàng Sa.

        Có vài người lính dũng cảm, nhưng Đệ Nhị Cộng Hòa thì hèn nhát đáng khinh. Đổ vấy trách nhiệm lịch sử cho LX rồi cho công văn Phạm Văn Đồng thì vẫn ko cải thiện được mấy hình ảnh thảm hại của ‘một thể chế chẳng giống ai’ (McNamara, Pentagon Papers).

  24. Aubergine

    Toi sap di Hung vao cuoi thang 9. Neu com si nao biet hotel/guest house tot o Budapest, xin cho biet. Toi can phong yen lang, an ninh, co toilet rieng. Gia khoang 30 – 50 dollars mot dem. Cam on rat nhieu.

    1. Chị nên vào trang : Booking.com , tìm khách sạn theo yêu cầu chú ý phần đánh giá của khách lưu trú về khách sạn đó . Đi du lịch châu Âu tháng chín này thì cũng rẻ mà thời tiết mát mẻ không nóng cũng không lạnh . Budapest không đẹp bằng Paris nhưng cũng có nhiều cái để thăm , mà giá cả lại gần như rẻ nhất châu Âu và cũng ít lừa đảo móc túi hơn Paris .
      Chúc chị có chuyến đi may mắn !

      1. Aubergine

        Xin cam on Hugoluu. Toi se vao trang nay.
        Toi di Paris it nhat la 10 lan. Bay gio co nan khung bo lam toi e ngai.

    2. Budapest (Buda – Pest) đẹp lắm chị ạ. Tôi đến đó cách đây 30 năm vẫn nhớ, bây giờ chắc thay đổi nhiều, nhưng mấy tòa nhà kiều Anh cổ vẫn còn.

      Chúc chị có chuyến đi vui.

      1. Aubergine

        Thank you, anh Hieu Minh. Your essay on One Day in Paris is so interesting, witty and real. I’ve been to Paris many times. Sorry my Vietnamese font doesn’t work today.

        If you ever go to the Bay Area, pl let me know.

    3. Aubergine

      Gia hotel 30 – 50 dollars mot ngay qua thap. Toi moi kham pha tren Trip Advisor. Muon o hotel trung binh phai mat 70 dollars mot ngay,

    1. Tranvan

      Paris, khu ít có du khách, trừ những người thích tìm xem những phim cinéma (rạp chiếu bóng, điện ảnh) cũ :

      1. Tranvan

        Nghệ thuật đường phố này rất phù du. Dù đẹp hay xấu, có khi ngay hôm sau đã bị thay thế !

      1. TKO

        Cụ Trần Vân ơi, quán này có tên ngộ ngộ ZORBA, TKO suýt nhầm là Zobra – TKO rất thích truyện này – Alexis Zobra – con người HL – tác giả Nikos Kazantzaki.

        1. Tranvan

          Truyện (và phim) Zorba le Grec cũng nổi tiếng lắm. Nhạc của phim ấy cũng hay.

        2. TKO

          @ Cụ Trần Vân:

          Khi nào cụ Trần Vân không ngại về an toàn thực phẩm ++, trở về quê hương VN, xuất hiện ở Nha Trang, cháu sẽ hát tặng cụ Trần Vân và phu nhân bài hát “Comme toi” – tất nhiên là bằng tiếng Việt vì tiếng Pháp cháu biết mỗi từ Merci beaucoup.
          🙂

          Jean-Jacques Goldman và “Comme toi”
          Jean-Jacques Goldman sinh năm 1951 tại Paris, cha mẹ là những người Ba Lan gốc Do Thái nhập cư vào nước Pháp vào thập niên 1930, nhập quốc tịch Pháp sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

  25. Châu Âu có hai quốc gia luôn đứng đầu trong Ăn -ẩm thực , Mặc-thời trang , Ở-kiến trúc đó là Pháp và Ý , nhưng cái “Gu” của người Pháp có vẻ tinh tế hơn thì phải? ! đó là theo cảm nhận của cá nhân tôi , cụ nào có nhận xét gì khác thì bổ xung thêm cho comment trong Entry này phong phú hơn, xin cảm ơn !

  26. Thanh Tam

    Đọc Entry này Tổng Cua viết bằng văn phong dân giã , nhưng khái quát những nét về Paris, nước Pháp và Châu Âu sau Brexit của Nước Anh . Pháp và Đức là trụ cột còn lại của EU nhưng đang phải đối mặt với Khủng hoảng người tị nạn : Những người định Lừa và móc túi Tổng Cua toàn người nói “lơ lớ ” tiếng Pháp , Di gan, Trung đông …Nhiều người nói rằng Nước Pháp bị nô dịch trở lại bởi dòng người từ các nước ở các nước thuộc địa của Đế quốc , thực dân Pháp ngày xưa, nhận định này không phải không có lý .
    Gần một Thế kỷ người Pháp khai thác và bóc lột được những gì ở Việt Nam thì Các Cụ chống Thực dân đã kể rồi . Nhưng những Công trình to lớn , những cơ sở Hạ tầng mà họ đầu tư Xây dựng vẫn hiện diện trước sự khâm phục của Người Việt : Cầu Long Biên Hà Nội khởi đầu mang tên Toàn quyền Paul Doumer , Ông Doumer này ở Pháp chắc cũng thuộc VIP thì mới được đặt tên cho Đại lộ ở Paris – Thế mà có Ông lên thi chương trình giải trí kiểu ” Ai là triệu phú ” trên TV được hỏi Cầu Long Biên HN đầu tiên được xây dựng mang tên ai ? Thì một thí sinh ở Miền Nam không nhớ đã văng tục : ” Đù me , người Pháp…” ! Giám khảo vỗ tay : Thật suất sắc , Đúng , Cầu Long Biên do Pháp xây dựng năm 1898 , hoàn thành năm 1902 ,đặt tên là cầu Doumer , Theo tên của toàn quyền Đông dương Paul Doumer ! Để xây cầu này, Người Pháp đã tuyển mộ 3000 công nhân bản xứ , 40 kỹ sư , đốc công , chuyên gia Người Pháp . Dùng 30.000m3 đá và kim loại…! Cả khán phòng vỗ tay ầm ầm …Cầu này từ 2 thế kỷ trước mà họ làm nhanh hơn Đường sắt trên cao do Trung Quốc giúp đỡ và Xây dựng ở Hà Nội đến gần 10 năm nay chưa xong !
    Còn bao dấu ấn , công trình thật lớn như Đường sắt , Đường bộ Bắc Nam ,Nhà hát lớn , Các Trường học …bệnh viện …! Nếu thiết kế chương trình cho TT F. Hollande đến thăm VN nên gợi ý cho TT đến thăm Cầu Long Biên , hoăc Trường ĐH Y Dược đầu tiên do Pháp xây dựng ở Phố Lê Thánh Tông Hà Nội , hoặc Bệnh viện Xanh Pôn … Trên các tuyến Phố Hà Nội và nơi khác vẫn mang tên những Danh nhân người Pháp mà cuộc đời gắn bó với Việt Nam ,hoặc đóng góp lớn lao cho Nhân loại như Bác sĩ Yersin ( Gôc Thuỵ sĩ ) , Louis Pasteus …
    Có lẽ Ông F Hollande thăm Việt Nam kỳ này mang đến thông điệp Sẽ ủng hộ Việt Nam về chính sách Biển Đông , mặc dù Trung Quốc có dải thảm cho Ông khi ông đặt chân xuống Băc Kinh , hơn là đón TT B. Obama . Nhân dân VN cũng sẽ chào đón Ông Hollande như chào đón Ông Obama, và cũng biết rằng Nước Pháp cũng đang đối mặt với khó khăn , trước mắt không thể giúp nhiều về vật chất cho VN .
    Người Pháp và Người Mỹ còn nhiều duyên nợ với Việt Nam , Sự hiện diện và cam kết hợp tác của hai nguyên Thủ cường quốc Mỹ và Pháp với VN là điều Băc Kinh không bao giờ mong muốn !

    1. Từ nay trong hang Cua qui định, không được Denmark nữa mà phải là Paul Doumer, hoặc lịch sự là Câu Long biên 😛

      1. taolao

        Bài viết của anh HM vui quá . Nhạc sĩ Đ.H có bài hát” Để quên con tim” có câu : Anh đi rồi anh nhớ bóng dáng người ở lại Paris em yêu ơi” được chế thành: Anh đi rồi anh nói sức mấy mà trở lại…. Không biết có dùng được cho trường hợp của anh không nhỉ?

    2. taolao

      Còm của bác Th. Tam và anh Cua đắt giá bởi dẫn câu trả lời của thí sinh “” Ai là triệu phú”. Tui cười quá xá.Bác TT đơn cử vài trường hợp ở Hà nội mà không thấy nhắc Sài gòn như nhà thờ Đức Bà, nhà hát thành phố, bưu điện v.v. Hiện nay ở đấy vẫn còn những tên đường như Pasteur, Yersin ,Calmet. Có chuyện một thời các bác nhà mình đổi tên đường Pasteur( nơi đây có viện Pasteur)thành N.T Minh Khai, nhưng bị Pháp phản đối, nếu đổi tên họ sẽ cắt viện trợ cho viện, nên sau đó phải giữ lại tên cũ . Và một chuyện trên Tuổi trẻ Cười nói về chuyện các bác cũng muốn đổi mấy tên như Yersin, Calmet bởi “tụi nó cũng là đế quốc sài lang cả thôi”, nhưng mấy hôm sau trợ lý nói nhỏ về thân thế mấy ông nầy và đặc biệt là khoản viện trợ,nên mấy sếp hồ hởi”sao không nói sớm cho biết về mấy ”đồng chí liệt sĩ” nầy.

    3. NTD

      Hầu hết các thành phố, hệ thống giao thông, các toà nhà đẹp là nhờ Pháp thiết kế và thi công còn tiền là lấy từ nước Việt.

  27. hg

    Doc bài của bac Cua cười đã, bác viết thiêt dí dỏm và khá chính xác, Bác mới ghé Paris môt ngày mà biết nhiều chuyên hơn cả Hg. Hg có bạn gặp nhiều chuyên dỡ khóc dỡ cười ở Paris (Hà Linh cũng có kinh nghiêm moc tui o Paris rồi). Riêng Hg thì gần 30 năm ở dây may mắn không (hay chưa) bi lường gat cươp bóc gì cả nhưng nghe kể thì nhiều.
    Paris đúng là muôn măt. Dep thì quá dep, thơ mông khỏi nói nhưng có những nơi rất khủng khiếp, tưởng như không phải ở châu Âu mà ở môt xứ sở xa xôi lac hâu nào đó.
    Buổi chiều anh Cua ghé trời Paris mưa tầm tả, Hg thiêt là ái ngai cho anh Cua xui xẻo, nhưng sau đó thì thấy mưa gió không làm ảnh hưởng bước chân giang hồ chi cả. Môt ngày mà đi thăm đươc quá nhieu nơi, quá giỏi, quá rành cách đi lai …. (Hg chưa bao giờ leo lên thap Eifel ). Dúng là công dân quốc tế !

    1. Cảm ơn chị HG vì những còm này. Chị và một số bạn ở Paris nên chia sẻ thông tin du lịch cho bà con trong nước khỏi bị bỡ ngỡ.

      Ân hận duy nhất hôm đó là không alo ngay cho chị lúc đến CDG mà cứ nghĩ mình mail rồi là OK. Hóa ra dân IT nhiều khi cũng lơ đãng.

        1. Cứ viết dần sẽ quen thôi ,chuyện sai chính tả , ngữ pháp ai cũng có lúc mắc phải ,viết nhiều thì ít mắc hơn , quan trọng là viết còm còn là cách thể dục trí não nữa .

      1. TungDao

        I can you.
        Không một ai có ý tưởng đến Paris trong một ngày (sáng đến, chiều về) với túi tiền 200E và đi một mình.
        Khi thời gian còn ở phía trước lão leo lên đỉnh Eiffel, đi bộ ra Khải hoàn Môn. Đến trưa lão bắt đầu hoảng vì mục tiêu kế tiếp là Nhà thờ Đức Bà và một cuộc hẹn với người đẹp. Đói, bí tiểu đẩy tâm lý lão càng hoảng nên phải đi metro để nhìn xéo nhà thờ. Lão lại đói khi vừa mới ăn nên lão cần uống trong khi cuộc hẹn đang đến gần mà trời thì bắt đầu trở về chiều, trể tàu là chuyện có khả năng xãy ra.
        Cuộc hẹn bị hủy không làm lão bớt hoảng, để trấn an lão tiếp tục ăn, lão ăn khoai tây và thịt bò nhưng lão nhai không còn ngon, có cảm giác như “một phần nhậy cảm của con bò cái đẻ mấy lứa”.
        Lão nhẹ người khi đã đặt chân lên tàu trở về điểm xuất phát. Lúc này lão mới thấy lạnh, đói và lại bí tiểu.
        Lão cười vì về được đến nhà. Hú hồn. Mất 200E mà “lòng vui thì vô kể” cho một cuộc du-hành.
        Vậy mà cụ TamHmong lại trách lão tiếc tiền không chịu mua thêm thẻ nhớ để chụp hình người mẫu Pháp. Bên cạnh tháp có Nữ thần Tự do và một lô một lốc các tượng nude mà lão còn không thèm nhìn thì người mẫu Pháp là cái đinh gì.

        1. Có chụp được mấy ảnh cởi truồng mà, để trên FB nên lão TD không biết. Dưng mà lão TD nói chuẩn cơm mẹ nấu rồi 🙂

  28. TamHmong

    Chào các bác HC. Thất vọng quá. Có thể nói là toàn phần. Còn hơn là bài TC viết về Ba Lan.
    Không thấy bóng hình một phụ nữ Paris nào trong bài. kể cả gốc Việt.
    Chẳng lẽ TC không có cả tiền để mua Flash card. Hy vọng được nghe phản hồi. Cám ơn.

    1. Sang Paris không thích chụp các cô, chả hiểu tại sao. Mà dạo này nói chung là như thế, bác thất vọng là vừa 🙄

      1. Cụ Cua đi hôm đó vừa mưa lại còn rét nên không thích chụp là đúng rồi , cụ sang vào tháng 7,8 mà xem các cô ăn mặc ” nghèo” nhất có thể bảo đảm cụ cứ “lòi cả pha” chứ không còn là mãn nhãn nữa 🙂

      2. Hg nhân thấy ở Praha phu nữ rất xinh đep và ăn diên, xác suẫt ra đường găp người đep cao hơn hẳn so với Paris.

        1. Bác nào mong đến Paris để ngắm người dep ngoài đường chắc chắn thât vong. Ngắm cảnh dep thi ok

        2. Hôm đó toàn thấy người chán lắm, chẳng muốn chụp tý nào. Đợi chi HG ra để hành nghề mà lại không gặp. Tiếc thế không biết 🙂

  29. Nhân đây cũng có đôi lời với cụ nào mới đi Paris lần đầu là không được mua bán sử dụng hàng bản quyền bị làm nhái như quần áo ,túi xách ,nước hoa … có thể bị phạt ,thậm chí cả tù giam .
    Khi đi máy bay trung chuyển qua Pháp mà hải quan phát hiện ra hành khách dùng hàng hiệu bị làm giả ( túi xách louis vuitton chẳng hạn) họ có quyền tịch thu và tiêu hủy .
    Ở VN mọi người còn ngây thơ với việc dùng hàng nhái , đến cựu chủ tịch Sang khi đi cày ruộng tịch điền mặc cả áo khoác đông giả mác của hãng ADIDAS ,thì dân thường như bà con ta còn ngây thơ đến mức nào 🙂

    1. Có cô ban ở VN sang bi hải quan Pháp soát vali và lôi ra môt áo thun cá sấu còn trong bao : tich thu kèm môt giấy phat 200euros.
      Tuy nhiên xác suất bi soát vali chua dên môt phần ngàn.

      1. Nói chung dân mình ra nước ngoài , đi du lịch ,dến công sở , bệnh viện rất ít khi để ý đọc các thông báo họ dán ở ngay cửa ra vào nên đôi khi phạm qui một cách rất đáng yêu 🙂 . Ngay cả các còm sỹ trong HC này không biết có mấy người đã đọc : Qui tắc ứng xử, do chủ Blog đề ra chưa ?

  30. krok

    Nóng: đại hán đang tập trung hàng chục tàu ở bãi cạn Scarborough – khả năng chuẩn bị xây đảo nhân tạo mới?

  31. TC Bình

    Đọc entry của lão Tổng về Paris hoa lệ, hai lão Dove và Lang Bình cũng đú đỡn rủ nhau đi..Ba Lê…cho biết.
    Tối, trời lạnh, hai lão ngủ sớm.
    Sáng ra, chung quanh Dove là mấy viên gạch cùng la liệt báo cũ. Dove bị viêm phổi.
    Ở giường kế bên, bên cạnh Lang Bình là viên gạch 50…kí lô gam. Lang Bình không bị viêm phổi nhưng…đái ra…lưỡi lam.
    Ngáo gì cũng chết 🙂

    ……
    Hóa ra chỉ là giấc mơ.
    Hú hồn…vần ồn còn nguyên. 🙂

  32. Tiếp xúc nhiều với dân châu Âu thì sẽ thấy dân pháp nhẹ nhàng ,thanh lịch đầy chất nghệ , hiền lành hơn các sắc dân châu Âu khác giống như ở VN tiếp xúc với người Hà Nội gốc vậy .
    Ở HC có cụ Trần Văn cũng lãng mạn ,hiền lành , mong manh kiểu nghệ sỹ !

  33. TungDao

    Paris thủ đô của kiến trúc. Để chiêm ngưỡng nó, tui, TD không cần qua đó một phần vì không có tiền mà quan trọng vì Pháp đô hộ VN 100 năm. Phải quýnh mãi Pháp mới chịu rút chân.
    Thay vì xem, sờ, nắn tháp Eiffel thì ở VN có 3 nơi để làm việc đó : Bưu điện SàiGòn, cầu Long Biên Hà Nội và cầu Tràng Tiền ở Huế. Ánh sáng chỉ thiếu ở cầu Long Biên, còn 2 công trính kia sáng lung ling, mãm nhãn.

  34. CD@3n

    – trong khi chở máy bay của TT F. Holland hạ cánh, mời coi cái “lày”- liên quan tới ngài Võ kim cư “mặt Formosa” , cảm ơn cho hiện :
    ————————-
    “Có thể ông đã tiên liệu trước rằng có “cầu mình” cũng chẳng hiệu quả cho lắm nên ông đã tiết kiệm thời gian của buổi làm việc và mạnh dạn đề xuất đường hướng phát triển theo tiêu chí “hướng ngoại” (kêu gọi nguồn lực tài chính từ các dự án ODA, cho phép Liên minh HTX cử một số đoàn nghiên cứu kinh tế hợp tác một số nước ngoài).
    Và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có một câu trả lời khá khéo léo, phù hợp cho đề xuất của ông Cự: “Các đồng chí hoạt động hiệu quả thì các đồng chí đi nước nào mà không được…”
    Còn nếu không hoạt động hiệu quả thì… “ ( hết trích- xem thêm : ttp://www.nguoiduatin.vn/ong-vo-kim-cu-muon-di-nuoc-ngoai-tam-nhin-xa-tren-10-km-a256558.html).
    ———————–
    “thật không thê tin nổi” ! :mrgreen:

  35. Lang thang Pris-Beclin -Praha ta có thể gặp một vài bóng cà sa(người châu Á) lượn lờ những chỗ đông khách du lịch gặp ai họ cũng giơ ra tấm nhựa cứng to bằng lòng bàn tay có in hình quan thế âm bồ tát , chỉ cần cầm vào là bạn đã cắn câu , nhà sư ”dởm” nhẹ nhàng rút cuốn sổ trong tay nải đeo bên mình ra nói”chúng tôi đang xây dựng một trung tâm phật giáo tại châu Âu, rất mong nhận được sự đóng góp của quí vị ”, nhìn vào sổ toàn thấy đóng góp 20, 50 ơ-rô cá biệt có cả 100 ơ-rô,lúc đó thì ít ai có thể từ chối giúp đỡ và nhận về tấm ảnh nhựa vô hồn .

  36. CD@3n

    – nói tới nước Pháp, phải nói tới rượu vang, xin lan man chút về sản phẩm này :
    – để làm rươu vang, phải có cây nho và quả nho. Trên thế giới, có tới khoảng 10k giống nho, nhưng chỉ có khoảng 1k giống nho có thê làm vang, chủ yếu gồm 6 loại : 3 trằng ( Chardonay, Sauvignon Blanc, Riesling) và 3 đỏ ( carbenet sauvignon, Merlot, Pinot Noir). có tới khoảng hơn 90% số vang được chế từ 6 loại nho này. Vang có 3 loại cơ bản : đỏ, trắng và vàng. Thành phần gồm : tới 80% là H2O, Alcohol từ dưới 10-17%,acit không quá 1%, còn lại là các chất tạo mầu, hương vị, bảo quản, muối khoáng.. Mỗi một chai vang, đều cần 1 cái nút. Nút này làm từ gồ sổi, không hút rượu và co dãn, đảm bảo kín khít, không cho không khí lot vào chai, làm hỏng rượu (vang hỏng thì đích thị là dâm tây trên cả tuyệt vơi đấy!). Tới 50% số nút được SX từ Bổ đào Nha, còn lại ở Pháp,Y, Tây ban Nha..Vào nhà hàng, nêu ăn đồ biển,hay thịt có mầu trằng, nên gọi vang trằng ( hoặc vàng) để lạnh, còn ăn thịt đỏ ( trâu, bò..) cho thích hợp hơn. Các siêu thị hiên nay, quầy bán vang có khá nhiêu loại, nhưng chủ yếu là vang nam Mỹ ( chi lê, brazil..),còn vang Pháp thì hơi..”cháy túi”…có những loại chai champagne ( sâm-banh) hàng ngàn đo, vỏ chai được quét nhựa thông đê chống lão hóa do ánh sáng…mới chỉ nghe đã…”có nước trong mồm”..! chúc các bạn ăn bữa tối ngon miệng với vang “ảo” 🙂

  37. CD@3n

    – xin coi cmt này như ý kiên của 1 “quan sát viên” : một trong những nghề mà Pháp rất giỏi, đó là y tê nói chung, và ‘mổ tim” nói riêng. SV y khoa VN, thành danh và nổi tiếng, rất nhiều, như :bs Tôn thất Tùng, bs Phạm ngọc Thạch..! Đương nhiên, quan hệ gì, cũng phải có “giá” của nó, việc đưa SV Y sang Pháp và tăng cường hợp tác Y tê hai nước, sẽ khó có thê ‘đơm thật nhiêu hoa thơm- quả ngọt”, nếu ngành Y tê VN không “lột xác”, bắt đầu từ những quan chức cấp cao nhất, đặc biệt, hệ thống tổ chức cán bộ, bắt đầu từ Vụ TCCB của bộ Yte .
    cái này thì nhờ cụ Trân Vân xác nhận hộ : các bs Pháp “lão làng’, khi vê hưu, thường qua Mỹ làm việc, vì lương cao hơn bên Pháp rât nhiểu (?). Tại sao không thê mời những người này qua VN, làm thầy “thực hành” môt thời gian tại các BV đạt chuẩn quốc tê của VN, đê khỏi phải nói như TT NXP : xây binh viên thật to, mà thiếu đội ngũ thầy thuốc giỏi, thì chả có bệnh nhân, và …sập tiêm ..! ( kể cả thu hút bệnh nhân, khỏi chầy máu hàng tỷ đô la vì người bệnh ra nước ngoài chữa trị bênh).
    Kính đê nghị a#, anh thử đi “tiên phong” với SG xem sao? “xé rào’ này, ngưởi “tử tế” (dân + công bộc) đều ủng hộ a# ?! 🙂

      1. Hai Cù Nèo

        “Tiền lương bs bên Pháp bằng ½ bs bên Mỹ” nghĩa là đi bs ở Pháp rẻ hơn ở Mỹ 2 lần?

        1. Aubergine

          Có thể nói là hệ thống y tế Pháp theo xã hội chủ nghĩa thứ thiệt. Người Pháp nói chung không phải lo có đủ tiền trả bác sĩ/nhà thương khi đau ốm, hoặc trả tiền học cho con cái, hoac lúc về hưu có lương. . .

          Chế độ tư bản quả thật là đang “dãy chết” ở Tây Âu và chết rồi ở Bắc Âu.

        2. Theo một thống kê 2011 tính dữ liệu (data) từ 2008, tiền lương trung bình bác sĩ toàn khoa (general practitioner, primary care physian) tại Pháp là 95,000 USD/năm, tiền lương trung bình bs tại Mỹ là 186,000 USD/năm.

          Riêng bên Canada, các bs, dược sĩ người Việt thế hệ thứ nhất, tốt nghiệp từ Sài Gòn, kiếm tiền nhiều hơn người bản xứ vì số giờ làm việc gần gấp đôi. Có ông Pathologist ngoài bệnh viện (8 AM-4 PM), khám bệnh phòng mạch tư đến 9 PM, rồi còn làm trong phòng Lab từ 5AM đến 7 AM. Có ông hơn 80 tuổi vẫn còn khám bệnh chưa nghĩ hưu.

          Trước 1975, các trường Y, Nha, Dược miền Nam và Đại Học Hà Nội trước 1954 dạy theo giáo trình của Pháp nên khi ra hải ngoại, các ông bà này thi lại bằng hành nghề không khó khăn lắm. vn khi cải tổ GD nên đễ ý đến đã có một thời vn không thua sút lắm thế giới bên ngoài.

      2. Mỗi lần di bác sĩ thấp nhất ở Pháp là 23eu, nhà nước trả 22eu còn mình trả 1eu (còn nhớ lúc quy dinh này ra dời dân chúng la ó biểu tình phản đối vì trước đó thì không bi trả 1 euro, tức miễn phí )
        Năm ngoái tôi sang Mỹ bi bênh di bác sĩ thì trả 100 dola/lân kham
        Tuy nhiên môt số bác sĩ giỏi ở Pháp có quyền lấy tiền cao . Cách đây hai mươi năm môt giáo sư/bác sĩ mắt nổi tiếng người Viêt ở Paris đã lây tiền 1 lân khám (của ông anh tôi) là 800 francs, tức gấp hàng chuc lần bsĩ bình thường.
        Noi chung y tế của Pháp khá tốt. Những người Ău châu sang ở Mỹ ai cũng rất sơ chuyên tốn kém y tế

    1. Tranvan

      Bs Pháp thường không sang Mỹ để hành nghề. Họ có đời sống khá tại Pháp và vì là nghề tự do nên không bị giới hạn tuổi bắt buộc phải về hưu.

      Chỉ những người chuyên về nghiên cứu, làm việc cho nhà nước hay hãng tư, mới sang Mỹ, tiếp tuc công việc của mình , sau khi bị bắt bưộc về hưu (65 tưổi + công thêm vài năm gia hạn thêm).

  38. Tranvan

    Cụ Tổng (Thập) đã nếm gần đủ chiêu trò lừa đảo tại Paris. Toàn những món nhập từ nước Romanie, sau khi bức màn sắt bị dẹp bỏ.

    Cụ dư kinh nghiệm nên đã thoát khỏi. Chỉ còn thiếu vài món độc chiêu, khó thoát :
    – “Người tử tế” vỗ vai chỉ cho mình biết rằng áo của mình bị dính bẩn ở phía sau. Tin người là chết.
    – “Mãnh hổ địch quần hồ” : một bọn đông người vây quanh, giật máy ảnh hay túi sách rổi chuyển cho nhau rồi tuôn chạy tứ phía. Mình đành chịu thua !
    – Dụ vào quán xem mấy cô đầm trẻ, giả rẻ thôi, 3 hay 5 Euros. Nhưng vào rồi khó ra khi không “nhả ra hàng trăm Euros. 3 hay 5 là phần của mình, mấy cô , không mời cũng ngồi vào bàn của mình rồi “nhậu” thả dàn …

    TB : mấy “quán” WC bên đường nay hoàn toàn miễn phí. Dùng xong máy tự động rửa sạch. Ngoài ra , khi cần mình có thể ghé vào mấy quán cà phê đông người. Cứ tự nhiên và mạnh dạn, làm như mình là khách của họ vì quán nào cũng có WC tuy không sạch bằng WC ở bên Mỹ.

    1. Cụ có thêm tips nào post lên cho các bạn xứ Việt sang Paris hội nhập. Học không bao giờ thừa.

      Nếu có ảnh đẹp của Paris bác Tranvan post lên cho mát mắt.

      Cảm ơn bác.

      1. Tranvan

        Tiệm cà phê, trước cửa Toà án Paris, nơi tụ họp của Luật sư trong khi chờ đợi đến phiên của mình. Nơi đấy không có CA chìm hay nổi. 🙂

        1. Tranvan

          Tiệm cà phê này đã được Cụ Tổng HM chụp ban ngày. Tôi chụp ban đêm, khi xe bus N.38 chạy ngang qua.

      2. Tranvan

        Buổi tối, nhất là cuối tuần, dân Pháp thường hay đi dạo dọc theo bờ sông Seine, hay la cà trong mấy quán ven sông. 5 hay 6 Euros một cốc nước pha chế có rượu (cocktail, tôi thường chọn Mojito).

      3. Tranvan

        Paris, xứ thanh bình. Tôi đã đến đây và ở lại nơi đây từ năm 1961 :

        1. Paris qua ảnh cụ thanh bình thật ! tiếc rằng thời đại toàn cầu hóa ngày nay làm cho nó bất an đi nhiều , là công dân Paris chắc cụ cũng phiền lòng lắm phải không ? Chúc cụ sức khỏe ! có nhiều ảnh đẹp cho bà con HC được thưởng thức

        1. Tranvan

          Tượng loại khoả thân 100% như thế này Paris có rất nhiều. Đây là một bức tượng, trẻ hơn, dành riêng cho mấy Cụ Thượng nghị viện. 🙂

        2. TKO

          @ Cụ Trần Vân:

          Thật là MÃN NHÃN khi xem hình của cụ Trần Vân post ở Hang Cua. Hình nào cũng có sắc thái riêng biệt.

          Cảm ơn bác Cua và cụ Trần Vân cùng những kinh nghiệm khi đến Paris của các vị còm sĩ HC.

          TKO lại mang cô tóc đỏ (người nước nao ạ?) về blog TKO nữa nhen cụ Trần Vân. Merci beaucoup.
          🙂

          P/s: Cô gái dễ thương mặc áo thun trắng + áo khoác da, cụ Trần Vân đã post một lần rồi ạ.
          Hai cô áo đen, mắt đen, đậm sắc, trông giống minh tinh điện ảnh, cụ nhỉ?

          Cô áo vàng tháng 4 đi mua cá, trông hiền hậu hơn TKO và tóc cũng ngắn hơn TKO ạ.
          🙂

        1. NTD

          Ảnh trên và trên nữa là phố Paris thời trước Napoleon còn sót lại. Khi Napoleon lên cầm quyền đã ra lệnh Xây các con đường lớn và các perpectives (đường phố lớn và thẳng). Các con đường lát đá như thế này gọi là đường Roman. Trước đây ở Hà nội cũng có ví dụ đường Hàng Trống. Nau đã rải nhựa đè lên mất rồi. BacsTV chuph đẹp quá.

      4. NTD

        – Đến Montmartre nơi trú ngụ của prostitutes và nghệ sỹ, chớ nên cho bọn hoạ sỹ vẽ truyền thần dù chỉ một nét và phải dứt khoát ngay từ đầu.
        -_ Khi có bọn thợ ảnh lang thang định chụp ảnh mình thì nhớ quay mặt ngay đi chỗ khác chớ để nó chụp (nhât là ở chỗ Arc de Triomphe).
        – Dù uống cà phê cũng phải lấy cái rờ xép pi xế.
        – Chớ nên nói tiếng Pháp dù biết giỏi đến mấy đi chăng nữa. Cứ tiếng Anh mà phang, nhất là ở sân bay và các cửa khẩu. Trừ khi ở những chỗ quen biết.
        – Khi đi qua các khu “nhạy cảm” (ví dụ quartier Pigalle) , sẽ có rất nhiều cò mồi. Lúc đầu nó hỏi mày người nước nào; rồi nói tao cũng đến đây để xem thử… Cách tốt nhất là chỉ ra phía trước và nói “Da bít i xi” (nhà tao ở đây – nên tao đi qua đây).
        – Trong mọi hoàn cảnh cố gắng giữ bộ mặt phớt ăng lê. Không nói gì chỉ lắc đầu.
        Ôi Ba di!

    2. vn

      Bên Mỹ Canada ít bị móc túi, nhưng Âu Châu thì thôi, khỏi than! Nơi dễ bị móc túi nhất là metro, khg chỉ Paris, mà Rome, Prague, Krakow, Athens v.v… Nói chung là bên Âu châu, Đông hay Tây Âu chúng tôi đều có nếm trải! Chúng đi thành nhóm hay 1 người, trẻ trung, ăn mặc xinh đẹp, vào xe metro sau ta, và móc túi rất lẹ, rồi chuyền nhau. Lên xuống xe bus cũng vậy. Đừng để tiền ở túi áo sơ mi, cũng khg để tiền ở túi quần sau. Tôi bắt chước mấy ông francais, dùng cái ví portefeuille mỏng, có dây đeo cổ, dấu trong áo sơ mi. Hoặc may 1 cái túi vải mỏng, có quai buộc qua dây thắt lưng, và dấu sau lưng quần, mặt trước. Tiền mặt chỉ để vừa dùng lúc đó thôi, chả hạn tính trước sẽ mua nước, hay gì gì đó, thì để chừng 10 -20 euros đâu đó tiện lấy. Chúc mọi người may mắn.

      1. NTD

        Luật từ thời Napoleon (cướp bóc nhiều) người dân ra đường không được đem theo quá 2 Fr. Như vậy, nếu anh đem theo nhiều quá 2 Fr bị cướp thì không phải tại lỗi của chính phủ (bảo vệ an ninh – mà là lỗi tại chính anh) xét về lý thì luật ấy vẫn chưa bị xoá bỏ tức là vẫn hiện hành.

    3. Tranvan

      Đến thăm Paris mà quên ba món … (chính) thì hơi uổng và phí tiền :
      – Thăm vài viện bảo tàng (Ít ra là 3 : Pompidou, Orsay, Louvres)
      – Nếm nghệ thuật ẩm thực Pháp.
      – Xem dân Pháp sinh hoạt và mua bán ở đâu.

      Tránh ăn buổi tối vì vừa đắt, vừa hại sức khoẻ, lại không có đủ thì giời xem Paris by night.

      Buổi trưa, thay vì ghé mấy quán bình dân ăn nhanh kiểu Mac Donald (15 Euros), thì nên chọn :

      -Hippopotamus. Không đắt hơn bao nhiêu mà chất lượng cao hơn nhiều.

      – Mấy tiệm Cà phê cũng có bán những món ăn trưa, gọi là “Menu du jour”. Mỗi ngày một món khác nhau.

      Một món chính, cộng thêm tráng miệng (hay khai vị), một ly rượu, một cà phê. Giá trung bình 20-30 Euros.

      Cao cấp hơn, nên chọn nhà hàng ngon. 35-60 Euros / một người, buổi trưa.

      http://www.bestrestaurantsparis.com/
      Cũng có thể và nên chọn theo guide Michelin hoặc TripAdvisor.

  39. krok

    Chính phủ Pháp của Holland đối với Việt Nam khá hơn nhiều các chính phủ trước, họ có thái độ rõ ràng phản đối chính sách bành trướng của tàu ở biển Đông. Pháp từ chối bán cho đại hán hai tàu đổ bộ đóng hụt cho Nga, chấp nhận thiệt hại lớn về tài chính.

    1. CD@3n

      – Ôi bạn Krok.., tối nay, ngài tổng thống F. Hollande mới tới VN, xem trong thành phần tháp tùng ngài, hông có nhân vật nào liên quan tới quốc phòng…cũng dễ hiêu thôi, vũ khí Pháp…”quá đăt”, chỉ thích hợp với những quốc gia ‘sống trên mỏ dầu- hái đô-la” thôi à nghen ?! :mrgreen:

  40. CD@3n

    – HM “treo” entry như “vừa đi vừa kể chiện” ! đọc entry xong, “bộ nhớ” được kích hoạt, sẽ xin lần lượt tham gia cmt cho “dzui”, đê “chung cmt xây dựng HC”, gỡ lại cái “tội” khuân vác như “tham quan”,tránh bị “spam” 2,2 năm như phiên tòa xử tại entry “previous” ..! :mrgreen:
    – ngưởi ta thường nói : Paris est le capital de la lumiere ( Paris là thủ đô ánh sáng, Tổng Cua xem lại câu viết : Paris là THỦ ĐÔ THẾ GIỚI ?! 🙂
    – Nói vể “pick-up” ( móc túi), thì Paris “có hạng”, đặc biệt dân “di-gan”. bạn vào nhà hàng, cafe… không nên bao giờ treo áo khoác ở thành ghế hay mắc áo- nếu không rút ví ra đút túi quẩn, nếu không muốn tiền và giấy tờ “không cánh mà bay”. các cháu thiếu niên di-gan, rất nhỏ con, xinh đẹp ( nữ) đi bán hoa hổng, mời chào rất nhiêt tình, nhưng đừng mất cảnh giác, nếu không muôn hối hận và bị “khủng hoảng” vì “lòng tin” ấu trĩ của ke từ nơi xa đến.
    – một trong những cái đáng “trải nghiêm” khi ở Paris, đó là Metro và bus. Hiên đã có tới 16 lignes, trong đó có ligne tự động, nhưng vẫn phải để lái tầu ngổi có mặt, cho hành khách đỡ…sợ, và “thường trực xử lý sự cố” nêu có xẩy ra. các “ngóc ngách” của Metro rất bẩn và ‘khai”, vì “dai bay” tùm lum..Vé ( ticket) được dùng chung cho metro và bus, có phân theo số lượng tuyến đường mua để sử dụng. Khoảng cách giữa các ga Metro tới các điểm đỗ Bus là khoảng vài chục mét, như vậy cực kỳ tiên lợi cho khách khi phải chuyển tuyến hay chuyển phương tiên. VN ( HN or SG) có mà “mỏng thât” mới làm được điều này, nhưng những người “tiên phong” như a#, nên “vi hành” Paris để tận mắt trải nghiệm, nếu chỉ nghe qua ô. trường ban ĐS đô thị “người ngoài Đ” giới thiêu thì “tác dụng’ sẽ giảm đi rất nhiểu !
    – Trong một ngày, HM đã “tham quan” được quá nhiểu ! Nhưng, thật tiếc, quận 13 ( thủ phủ người gốc Á nói chung và ngưởi Việt nói riêng) HM chưa “kinh qua”, tại Place d’italy, HM sẽ thây các cửa hàng, và hàng hóa,đặc biệt thực phẩm, chẳng khác gì…SG ?! và biết đâu, của hàng “Paris by night” lại chả nhận ra bloger “famous” HM, dẫn đi làm một chầu …”kễnh bụng” với “gout ẩm thực” của VN, kể cả “tiết canh-lòng heo” !

    1. TKO

      Bác CD rất rành Paris, phải không ạ?
      TKO nhớ lúc xưa bác hay viết tiếng Pháp ở Hang Cua?

      1. CD@3n

        xin thưa TKO, CD này đã từng “chui xuống đường cống của Pari”, được miêu tả trong truyên “những người khốn khổ”, để xem…và hiêu ra, tại sao Paris, mưa cũng rất lớn, cường độ cao, nhưng hầu như chưa lần nào thành “hòn NGẬP”…NHƯ HÀ-LÔI or SG của “ta”…haha, và vườn Luc-xâm-bua, nơi gần sứ quán VN, chiêu mùa thu, thì “đẹp” “không thê nào chịu nổi” ! chưa đến, chỉ cần nghe qua các bài hát, là đã “mèm hết cả lòng”, phải không, TKO ?.. 🙂

        1. tào văn lao

          Iem khá thích bài Mùa thu Paris (Nhạc: Phạm Duy, Thơ: Cung Trầm Tưởng). Bài này nhịp điệu chầm chậm, thầm thì. Nhưng đoạn cuối có mấy note chợt vút lên, nghe thật nao lòng.

          Nghe bài hát và rồi cụ CD nói đến vườn Lục xâm bua, iem nhớ lại áng văn của Anatole France trong cuốn “Le livre de mon ami” nói về thời khắc lễ khai trường:

          “Tôi sẽ nói với bạn điều mà hằng năm làm cho tôi nhớ lại, đó là bầu trời mùa thu vần vũ, những bữa ăn tối dưới ánh sáng ngọn đèn và những chiếc lá bắt đầu vàng trên hàng cây rung động; tôi sẽ nói với bạn điều mà tôi trông thấy khi băng ngang khu vườn Lục-xâm-bảo (Luxembourg, Paris VI ) trong những ngày đầu tháng mười ; lúc bấy giờ khu vườn hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết; đó là lúc lá vàng rơi từng chiếc trên bờ vai của những pho tượng trắng. Điều mà tôi thấy lúc bấy giờ trong khu vườn ấy, đó là một cậu bé, hai tay thọc vào túi, và cặp da trên lưng, đi tới trường vừa nhảy nhót tung tăng như một con chim sẻ. Chỉ có trí tưởng của tôi trông thấy cậu bé ấy mà thôi vì cậu bé ấy, chính là một cái bóng, đó là cái bóng của chính tôi cách đây hai mươi lăm năm”.

    2. Hứa có dịp sang đó chơi một tuần. Vì hiện nay có mấy bạn quen lên tiếng rồi. Ở SQ VN 40E ngày cũng ok vì tiện đi lại.

      1. A. Phong

        Nhất chỉ thu dược (xin thuốc lá). Song chỉ thu ngân (móc túi). Tam chỉ thu đổng (giựt đồng hồ).
        Hm… một thời trốn kinh tế mới về lề đường Sài Gòn !

  41. Đề nghị các cụ bàn về quan hệ Việt Pháp nó ra răng bây chừ. Khách đến nhà mà sao im ắng thế không biết.

    1. CD@3n

      – trước tiên, tầm “dân đen’, chỉ xin nói thê này : tiếng Pháp có từ “avare-hà tiên”, và ngưởi Việt, ai mà “avare” thỉ sẽ có thêm tên : “gở-răng-đê” ( nhân vật này xuất xứ từ Pháp)?! Các thuộc địa của nước Anh, sau khi giành độc lập, đều thừa hưởng “cơ sở hạ tầng’ khá hơn VN rất nhiêu…thôi, nói tới thế là các bạn tư suy ra tiếp..!
      – Viện trợ của nước Pháp cho nước khác rất ít ỏi, trừ Algerie, quốc gia liên quan trực tiếp tới nguồn cung dâu mỏ và nhiêu thứ khác, cần thiết cho kinh tê Pháp. ( bình quân hàng năm, P. viện trợ cho Algerie khoảng từ 3- 5 tỷ euro..(?).
      – các DN Pháp đầu tư vào VN, thưởng chỉ là DN “vừa và nhỏ- nhỏ là chủ yếu”., đặc biệt trong du lịch, KS, thực phẩm..là những lĩnh vực Pháp có thế mạnh. Sản phẩm CN năng, một thời, hãng Althom đã đặt VP tại VN, nhưng rồi cũng…”đóng cửa”, sau khi chỉ bán được “hệ thống điên tự phát” cho sân bay NB “cũ” ! ĐMXL thì tốt, bền, nhưng giá “lè lưỡi”, nên VN mua của Tầu, Ấn Độ, tiêp khắc. Riêng vê Rada bờ biên, hãng Thalle có bán được mấy bộ cho Cục Hàng hải, nghe đâu sau này có cả hải quân.Chỉ nghe đồn, Rada của Pháp có thê “vạch tìm” cả những thứ “tàng hình” như máy bay, tầu chiến… ?! :mrgreen:
      – Pháp co tổ chưc khôi “Francophonie” ( nói tiếng Pháp), nhưng thực sự, chỉ trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật…cho “dzui”, bởi Cty Pháp tại VN, khi tuyên người, đòi hỏi ứng viên phải sử dụng …English, chứ hông phải French ! đúng như các cụ nói “Mạnh vì Gạo, Bạo vì Tiên”..! 🙂
      b/c tạm dưng, M “ngược” !

    2. VT

      Bác kêu gọi còm sĩ bàn về quan hệ Việt -Pháp mà Entry của Bác kể đi Pari toàn chuyện trộm cắp , lừa đảo …Không biết đó có phải ý đồ định hướng dư luận của hay không ? Khó còm thật …

  42. Dove

    Paris là nơi xảy ra hội nghị ngoại giao đèn cù (hay maraton) dài nhất lịch sử thế giới để người Mỹ rút khỏi VN trong “danh dự” và để lại phía su một đất nước tan hoang vì bom đạn, lở loét vì chất độc da cam và một dân tộc chia rẽ đến mức hàng triệu người phải làm thuyền nhân. Mãi gần đây, sau khi ông B. Obama ăn suất đúp bún chả ở phố Lê Văn Hưu, thì mới thấy nói đến ko quên quá khứ nhưng hướng đến tương lai.

    Hôm nay, tại Hàng Châu, ông B. Obama đã bắt tay ông V. Putin rồi rủ nhau vào một xó họp kín. Ông D. Peshkov, thư ký báo chí của ông V. Putin đã thò mặt ra tuyên bố: Ông hôm qua ông B. Obama đã bẽn lẽn như gái tơ “thò chân qua gậm bàn” đá nhẹ chân ông V. Putin để hẹn gặp. Cuộc giải bày tâm sự đã diễn êm đẹp. Bây giờ là việc của các nhà ngoại giao.

    Ghi chú: Dấu hiệu tốt: các ông V. Putin và B. Obama mỉm cười bắt tay tại Hàng Châu (Ria.ru)

    Có một quy luật, đó là sự nghiệp khai hóa dân chủ của Hoa Kỳ, dù ở VN, Afghanistan hăn Trung Đông, đều dính đến bom đạn và “độc dược” các loại sau đó là ngoại giao đèn cù và thuyền nhân. Thiển nghĩ các bác hải ngoại, đã từng là thuyền nhân, đều biết rõ nỗi cực khổ, nguy hiểm chết người và nhân phẩm bị mạ lị đến mức nào, vậy đề nghị các bác viết kiến nghị cho Nhà Trắng rút ngắn ngoại giao đèn cù và xúc tiến tái thiết cấp tập để những đối tượng thụ hưởng dân chủ mau chóng thoát cơn bĩ cực thuyền nhân.

    Chỉ cần 100 ngàn chữ ký là Quộc hội Mỹ sẽ xem xét kiến nghị để xúc tiến lập và phê chuẩn dự luật. Các bác có dư 100 ngàn người có phải ko?

    Hãy thay đổi não trạng đi và làm ngay lập tức! Nếu vậy Dove sẽ cúng vào 50USD để góp phần cùng các bác làm dịu bớt nỗi đau thuyền nhân.

    1. Cụ Dove nhắc tới hội nghị Paris về Việt Nam (1973), giá có thời gian tôi sang đó một tuần chỉ tìm gặp các cụ ngày xưa từng cưu mang đoàn VN (miền Bắc và MTDTGPMN). Có bác còn lo cả thuốc cảm cho bà Bình nữa.

      Không hiểu bây giờ họ có còn yêu đất nước như xưa. Nghe nói có nhiều chuyện buồn sau đó.

      1. Dove

        Đúng là có nhiều chuyện buồn vì dân chủ cộng hòa bị thay thế bằng Chuyên chính vô sản. Dù bị ủn mạnh thế nào đi chăng nữa thì DCCH là sức mạnh là lương tâm của VN và của thời đại. Đó là sức mạnh vĩnh hằng có sức hàn gắn dân tộc để chống lại sức ép từ bên ngoài và tràn trề nội lực kiến tạo.

        Đáng tiếc, khi bị các chính thể Mao (TQ) và Ford (USA) xúm lại vửa ủn về phe Liên Xô vừa mắng nhiếc là kiêu căng thì phe nhóm Lê Duẫn – Lê Đức Thọ đã ko nhận ra sức mạnh đó và lương tâm đó nên vội vã thay thế chúng bằng bạo lực CCVS, tuy có hiêu quả ngay lập tức nhưng để lại hậu quả rất trầm trọng và lâu dài.

        Cũng như dân Pháp, Dove có thiện cảm với XHCN (dân chủ xã hội) và không tán thành CCVS. Thiễn nghĩ trong hoàn cảnh của VN, dẹp bỏ tận gốc những tàn tích của CCVS để hoàn thành cách mạng dân chủ dân quyền là thượng sách. Chống CNXH theo lối vơ đũa cả nắm là đại đại đại hạ sách.

        PS: Dove biết chí ít có 2 Việt Kiều Pháp thành đạt trong thể chế CCVS, đó là các cụ Đại biểu quốc hội: GSTS Nguyễn Ngọc Trân và bà Tôn Nữ Thị Ninh. Cả hai, từng giúp việc cho cụ Lê Đức Thọ trong thời gian hội nghị Paris và ít hay nhiều được cụ Lê bảo trợ. Ông Nguyễn Ngọc Trần hình như ko được cụ Nguyễn Văn An ưa vì vậy trong các cuộc họp QH cụ Trân thường bị cụ An cắt còm ngay khi vừa lên đỉnh hoành tráng. Đau thế cơ chứ!

        1. Tranvan

          Trong số VK từ Pháp về, TS Trần Hà Anh có vẻ hợp với phong thổ Vn hơn.

          Anh Trần Hà Anh đã đảm nhiệm Đại biểu QH hai kỳ; nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử, Đà Lạt.

          Anh có tài đọc diễn văn cũng dài, cũng dai và cũng … !

          Ngoài ra TS Anh còn có thêm nghề … chụp ảnh. Nghề tay trái này cũng ngang tài với (nghề) đọc diễn văn !

      2. Kiểu cắt còm đó thua xa thời anh 3X. Cụ An đang lên đỉnh vì những phát biểu về dân chủ, minh bạch, tham nhũng thì đùng một phát, con cụ An làm trong VP CP. Từ đó thấy cụ im 🙂

        Nói thế để biết, chính trị nó nghiệt ngã lắm. Anh em mình chì còm và biết với nhau cho vui.

  43. krok

    Cụ Cua là “độc trụ” của hang cua.
    Tính mạng cụ là tài sản vô cùng quý giá của hang cua.
    Cụ là tấm gương sáng để học tập và làm theo cho các lão cua già mất nết trong hang.
    Tuổi chưa đến mức cổ lai hy, thân thể tráng kiện, với mái tóc đen tuyền dày dặn và xoăn hấp dẫn phái yếu. Cụ có tính ham chơi, mềm yếu, hay thương người, trong cụ chảy sẵn dòng máu sục sôi muốn trả thù dân tộc – bản thân điều này không hẳn là xấu, phải cái cụ hay bò ngang với bản tính ngây thơ nên rất dễ mắc mưu các nữ điệp viên cục tình báo hoa nam xinh đẹp có mặt khắp nơi trên thế giới:
    Vì vậy cụ nên đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng khi hoạt động ở hải ngoại:
    – Nên đeo râu giả, đổi kiểu hoăcj nhuộm tóc,
    – Sử dụng bí danh khi viết báo, tránh đăng ảnh selfie.

    Theo RT:
    ” Đoàn đại biểu Anh được nhắc nhở phải đề cao cảnh giác vì vào năm 2008, một quan chức Anh, người tháp tùng chuyến thăm của cựu Thủ tướng Gordon Brown tới Trung Quốc, đã mắc bẫy tình do một nữ điệp viên Trung Quốc xinh đẹp giăng ra. Sau khi đưa người đẹp Trung Quốc về khách sạn “tâm sự” qua đêm, quan chức Anh tỉnh dậy và phát hiện ra chiếc điện thoại di động cùng tài liệu trong cặp đã “không cánh mà bay”. Từ đó trở đi, vụ việc này đã trở thành bài học cho các quan chức Anh mỗi khi tới Trung Quốc công tác.”

    1. CD@3n

      chỉ là “bài học cho quan chức Anh” thôi sao, thế còn quan chức ‘Em” thì “thế lào” , hả Sấu ( hông Xấu !) :mrgreen:

    2. Các đoàn quốc gia, nhất là càng quen càng lèn cho đau, đều có chuyện thế cả. Chỉ có điều họ có nói ra không. Gái TQ là một vũ khí của BK.

  44. VT

    Bác Cua này từng khoe rất nhiều lần trên Hang rằng mình từng là Bí thư Đoàn gương mẫu nhiều năm liền …
    Vậy mà đến Pari , người Bí thư năm xưa vẫn nhìn ra rất rõ ngững tệ nan của tụi Tư bản giãy chết nhưng có điều lại không đến thăm số 9 Ngõ Com point , một thiếu sót nghiêm trọng …

    1. TKO

      Bác VT à, bác Cua cảnh giác cao độ, đối phó được hết thảy thế lực … dụ dỗ nên không còn đủ thời gian quán triệt các địa điểm cần thiết đâu ạ.

      Hôm nay chắc bác Cua đang vui nên viết entry đầy hào hứng, dù vậy cũng không quên gửi thông điệp khuyến cáo ngay đầu entry:

      “Hôm nay TT Pháp tới Hà Nội, hang Cua nên viết về đế quốc sài lang. Nhân thể nhắc các cụ Hà Nội tiếp ông Holland rằng, thủ đô Paris nhiều lừa đảo, vào WC nó tính tiền, thì ký kết hợp đồng gì cũng phải cẩn thận”. Hết trích.

        1. TKO

          🙂 Bác Cua ơi!

          Cứ được bác Cua cho lên entry là .. là … toi hết các thể loại nhân vật ạ!
          🙂

    2. Tôi có ông sếp sang Paris thời những năm 1980 đã ở ngõ Com Point, bác ý cũng có họ Hồ, em bác Hồ Bắc, sống cũng đạm bạc giống cụ nhà ta.

      Được nghe cụ kể về ngõ này khá kỹ nhưng tiếc rằng hôm đó không đủ thời gian.

      Lúc về mua được cái xe đạp máy Peugeot, đến văn phòng cho hẳn vào cạnh bàn làm việc. Trời mưa nhất định không đi. Có lẽ bây giờ vẫn còn cái xe đó vì có đi mấy đâu 🙂

      1. Thầy Hồ Thuần giỏi ngoại ngữ, Anh, Nga, Pháp, Đức cụ đều thông.

        Cụ giảng bài cũng đặc biệt, hồi lão theo học cụ, cụ giảng bài bằng tiếng Pháp. Thừa biết mấy điều mình nói tiếng Việt tụi học trò cũng không hiểu, thầy vừa nói vừa vẽ vừa viết lên bảng luôn. Cả lớp bảo nhau tiết thầy là tiết tập chép, tha hồ “print screen”. Có lần thầy xóa bảng không hết, bọn ở dưới chép đi chép lại 1 đoạn là chuyện bình thường 😀

        1. Mình được cụ viết cái thư bằng tiếng Pháp giới thiệu cho thầy Barnev ở Viện HL Bulgaria, cụ viết hơi bị chuẩn đấy ạ. Trình đọc của cụ hơi bị siêu. Còn nói thì các cụ Hồ đều giống nhau, trừ Hồ Cẩm Đào.

      2. Tranvan

        Compoint bây giờ đã thay đổi, không cón dấu vết của ngày xưa. Ai muốn tìm cục gạch nung nóng thì cứ tìm , như trong truyện Linh Nghiệm ấy !

  45. TKO

    Bác Cua một đời tung tẩy, Đông Tây Nam Bắc vi vu suốt, thật là sung sướng một đời.
    🙂

  46. krok

    Cụ Cua có bài rất hay về thực dân và Paris nhưng đề nghị cụ không nên dùng “mãn nhãn” mà viết từ đẹp mắt mới vừa là tiếng mẹ đẻ vừa hay cụ nhá.

    1. huu quan

      Từ “Đẹp mắt” không thể thay thế từ “Mãn nhãn” đâu cụ Sấu ui. Có chăng nên dùng từ đậm chất Nam bộ là “Đã mắt” hay xa hơn tý chút là từ “Phê lòi mắt” thì hợp lý hơn.

      1. CD@3n

        hông phải “phê lòi…mắt”, mà chính xác là : “phê lòi…CON NGƯƠI” ! 🙂

  47. huu quan

    hic. cụ đi Pari mà hành xác hệt như hồi em đi New York. Có điều em không phải nhịn như cụ, cứ xuống metro là có WC xài free.
    Chuyện hạn chế WC có lẽ Hà Nội đang học Pari, vì phố đi bộ Hồ Gươm mấy bữa nay cũng thiếu khoản này.

  48. VT

    ” Những cánh đồng lúa mỳ xanh mướt, bò hàng đàn thong thả gặm cỏ, trông như có anh Hồ Dzếnh ” ?
    Anh Hồ Zếnh chuyên làm thơ và si mê kiều nữ kim Cương Chỉ có anh Hồ Giáo mới chăn bò .
    Cũng là Hồ cả nhầm lẫn là chuyện thường , còn may là không nhầm Hồ …

    1. tào văn lao

      Hình như cụ VT cũng nhầm luôn. Chỉ có cụ Bùi Giáng/Bàng Giúi chuyên làm thơ và si mê kiều nữ Kim Cương chứ cụ Hồ Dzếnh đâu có vậy. Chuyện này ở trỏng, cụ Cua chắc không biết!?

      1. VT

        tào văn lao ; Chính xác là cụ Bùi Giáng còn cụ Hồ Zếnh là nhà thơ chứ không mê kiều nữ KC , Cảm ơn cụ đã sửa lưng :d

    1. TKO

      Cảm ơn bác VT nghe, đúng là TKO đang than thầm sao bác Cua chưa có new entry, Hán Nôm gì gì, ngán quá chừng!
      🙂

      1. Đất Sét

        Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
        Chả biết tay ai làm lá sen?…

        Hai câu cuối là tuyệt bút trong ca khúc này. Cốm Làng Vòng (Hà Nội), hạt cốm tươi đầy hương thơm được gói, ấp ủ trong lá sen. Nhà thơ Nguyên Sa (nhạc Ngô Thụy Miên) đã nhân hóa thành nỗi hoài mong: …..mình là hương cốm, biết tay ai là lá sen…..

        Mỗi khi nghe lại ca khúc này, cứ muốn quay về tuổi 20 🙂

        1. TKO

          @ Bác Đất Sét:

          Đúng ạ. Hai câu cuối rất đẹp về ca từ và hình tượng.
          Hà Nội cũng đang mùa cốm đấy ạ.

          KHI TA 20 – Ngọc Lan.

Comments are closed.