Qua đêm với nàng Bali

Sóng thần Bali. Ảnh: HM

Bài đăng 7-2009 nhưng nhân dịp đội VN đá với Indonesia ở Bali, xin đăng lại cho vui. Chúc đội nhà thắng lợi và nếu thắng, các cổ động viên nên ngủ với nàng Bali them một đêm, thua cũng nên thử để giải …đen

Một lần đến Jakarta (Indonesia) tôi rất lạ, ở đây không bán bia rượu trong quán, thiếu nữ mặc kín đáo, đầu chùm kín khăn (95% dân đạo Hồi). Nhìn chán, không hấp dẫn như các em Sài Gòn hay Hà nội. Tai nạn xe máy ở ta nhiều một phần do váy ngắn quá cỡ, các ông đi ngược chiều mải nhìn. Đôi khi các bà vợ ngồi sau còn nhắc nhở “anh ơi, nhìn kìa”, thế là đụng xe.

Từ Jakarta lên máy bay tới đảo Bali, tôi bị bất ngờ. Cả Tây lẫn các em Indo, váy cộc trên rốn, áo hở ngực cũng tới rốn. Em nào mặc áo t-shirt thì hình như “thả rông”, lủng lẳng như bưởi bòng bên trong.

Dân theo đạo Phật nửa vời như tôi nhìn các em đạo Hồi ăn mặc như thế chỉ còn cách lầm bầm “A mô a di đà”, ngoảnh mặt đi nhưng vẫn tiếc rẻ, thỉnh thoảng liếc trộm. Đi Bali nhất thiết phải sexy, đi biển không đa tình thì không phải đi biển.Và entry này cũng sexy nốt. Cấm trẻ em đọc.

Từ Dili, thủ đô của Đông Timor, thiên đường du lịch tương lai mà người dân đang mơ ước, sau hơn một giờ bay của hãng hàng không Merpati, tôi đã đặt chân đến đảo Bali (Indonesia), paradiso (thiên đường) du lịch có thật trong đời.

Sân bay quốc tế khá rộng và hiện đại so với một tỉnh 3,1 triệu dân có thủ phủ là Denpasar nằm phía nam của đảo Java. Với tốc độ kiểm tra hộ chiếu 2 phút/người và khoảng hai chục bốt soát hộ chiếu, nhưng phải đợi gần 2 tiếng mới ra khỏi sân bay. Thành phố đang mùa du lịch, khách tứ phương đổ về đông nghịt.

Đã qua đây vài lần nhưng lần nào tôi cũng vội, ngủ qua một đêm ở khách sạn để rồi hôm sau đi tiếp, chưa bao giờ được ngắm Bali. Lần này, đến sớm nên có dịp dạo phố. Đi bộ năm phút từ khách sạn Kuta Paradiso ra bãi biển cát trắng thấy chật cứng người dù đã chiều. Sóng cao vài mét, dân lướt ván tha hồ trổ tài.

"Lều rơm'
“Lều rơm’

Người Bali theo đạo Hindu (93%) có nguồn gốc từ Nam Á, còn lại theo đạo Hồi. Có lẽ dân theo đạo Phật nửa mùa “ra khỏi chùa Bái Đính, ùa vô thịt dê Thanh Cao” như tôi thuộc loại hiếm ở đây.

Lái xe, người bán hàng tạp hóa, phục vụ nhà hàng, khách sạn, nói tiếng Anh như gió. Chả bù lần đi Bắc Kinh, vào nhà hàng đặt món ăn, dù trổ tài đủ các loại ngoại ngữ Anh-Pháp-Nga, không làm thế nào mua được món ăn như mình muốn. Cô bạn đi cùng đưa tay, và và vào miệng, ý nói mang cơm ra thì bố Tầu trọc đầu, béo quay, chạy phục phịch vào bếp một lúc và quay ra cười nhăn nhở với…đôi đũa.

Năm 2003 tôi tới đây sau khi Bali bị khủng bố (2002) làm chết hơn 200 người, hầu hết là nước ngoài, trên đường phố thấy dân viết khẩu hiệu “fuck terrorists – bọn khủng bố chó đẻ” khắp nơi. Đánh bom đã làm thiên đường du lịch Bali thành địa ngục một thời gian. Dân chúng bị mất nguồn thu nhập từ khách tứ phương nên ra sức đề phòng. Nhà hàng nào cũng có vệ sỹ cầm thiết bị kiểm tra vũ khí, xe taxi vào khách sạn được bảo vệ soi gầm, kiểm tra bom.

Bali có công nghiệp du lịch phát triển rất mạnh và là một trong vùng giầu có nhất của Indo. Nhà cửa không xây cao chót vót, chỉ khoảng 2-3 tầng, theo kiến trúc cổ kính Hindu. Nhìn cái cổng, hoa văn trang trí trên cánh cửa hay trần nhà đã thấy văn hóa đầy bản sắc hiện lên của thành phố rất riêng này.

Người phục vụ trong nhà hàng, xe tắc xi rất chuyên nghiệp và cười niềm nở, không thấy lườm nguýt như bên ta. Nhà hàng có các món ăn rẻ và ngon trên cả tuyệt vời, không thấy trong menu có rượu bia, nhưng nếu yêu cầu thì vẫn được phục vụ. Không biết đô la làm thay đổi văn hóa phục vụ hay văn hóa làm ra đô la.

Cửa hàng bán đồ lưu niệm rất nhiều. Tranh văn hóa Hindu, đồ thổ cẩm, thêu thùa. Đủ loại từ tượng gỗ, tượng đá đến cả “cái ấy” của đàn ông, to nhỏ đủ cỡ làm bằng gỗ…lim. Từ loại bé tý để giữ chìa khóa, rồi như thật, đến loại tây đen cũng chỉ nằm mơ. Ít ai dám mua về văn phòng, vì sợ các cô hỏi nghỉ biển Bali thế nào, cơ quan chỉ còn cách đóng cửa. Cũng lạ, họ treo lủng lẳng các “của nợ” ấy ở cửa ra vào. Nhiều người xem, thầm so sánh, đôi lúc thở dài và tự thấy là mình không địch được dân Bali.

Nhà hàng
Nhà hàng

Không hiểu ai là người nhìn ra sóng biển cao thành…tiền đô la. Và ai là người quyết không cho xây nhà cao tầng ở đây. Ai bắt dân phải học tiếng Anh, không xả rác, sống lịch sự có văn hóa từ lái xe đến chủ khách sạn. Ai cứ nhất nhất, đã xây nhà là phải Hindu. Và đó chính là cách tự khẳng định mình của người Bali làm nên giá trị không trộn lẫn trên thế giới này.

Có lẽ cũng chẳng phải ông Sukarno theo cộng sản Trung quốc để rồi ông Suharto theo Mỹ, đảo chính làm chết 200 ngàn người của tỉnh Bali giữa những năm 1960. Nhưng chắc chắn, một ai đã nghĩ đến, Bali phải là thiên đường du lịch nên mới có hôm nay.

Để những anh chàng gà mờ như tôi tới đây, mỗi lần qua đêm ở Bali như với người tình trong mộng, lúc nào cũng thấy thèm, ra đi lại ước hẹn lần sau.

Không tin, bạn cứ thử “ngủ” với nàng một lần xem sao.

Bài và ảnh: Hiệu Minh. Bali. 18-07-2009.

 

63 thoughts on “Qua đêm với nàng Bali

  1. Aubergine

    Phải phục lão Hiệu Minh có mắt tinh đời. Tôi đi Bali 2 lần mà chẳng nhìn thấy mấy “của nợ” lão tả phần trên.

    Chúng tôi đến Bali năm 2000. Lúc taxi chạy ngang Kuta, thấy đông quá nên quyết định lên Ubud. Hôm ấy kép tìm được một hotel với kiến trúc Bali tuyệt đẹp, nhà toàn bằng gỗ, nhìn xuống ruộng bậc thang, mùa hè xanh biếc. Buổi sáng cô Balinese mang hoa quả đến mấy bàn thờ trong vườn lễ xì xụp. Buổi chiều chúng tôi ghé hiệu Lotus uống café, ăn bánh ngọt và ngắm hoa sen nở đầy trên ao. Ở hết cuối tuần thì kép phải đi Singapore họp. Trước khi đi, chàng năn nỉ tôi cứ ở lại hotel này (lý do an ninh, sợ cô nàng bị bắt cóc) nhưng tôi “bored” quá nên dọn đến ở cùng với 2 cô Tây Balo người Thụy Sĩ. Nhà khách (guest house) nằm giữa ruộng. Ông bà chủ nhà làm giáo viên. Hai cô bạn mới chia nhau 1 phòng (mỗi người phải tra 5 đô), còn tôi có phong riêng nên trả 10 đô một ngày. Buổi chiều bà chủ nhà bưng lên bánh da lợn và bánh chuối. Cả 3 ra ngồi terrace ăn bánh ngọt uống trà. Thích nhất là nhà tắm lộ thiên (không mái). Vì trời nóng nên chúng tôi không dùng nước nóng. Cạnh bể nước rửa mặt, chủ nhà để một hồ sen to bằng tô phở lớn, trên có mấy hoa sen/súng bé tí đang nở. Tôi chưa bao gio được ở chỗ nào thơ mộng đến thế.

    1. TM

      Anh Cà Tím đã cố bảo vệ sự ngây thơ trong trắng của chị Cà, còn cụ Cua trốn vợ đi mạo hiểm thì phải tìm đến những nơi bán đồ “đặc sản” như thế chứ.

      1. Aubergine

        Chắc anh HM đang trên đường tìm hiểu nước ngoài (fact finding trip). 😊

  2. ChânĐất

    Thành phố St Valéry sur Somme, mùa hè nắng đẹp và ấm chứ không quá nắng.

    Chúng tôi thời trẻ đã ghé qua đây vài lần vì quê vợ không xa.

    Nay đi lại, chắc sẽ là lần cuối. Đã viếng thăm xong những họ hàng yên nghỉ và còn sống.

    Hôm nay và ngày mai chủ yếu đi xem lại phong cảnh cũ, lại chụp một ít hình những chốn xưa.

    Chung chung thì tiện nghi hơn, tổ chức hoàn hảo hơn cho số đông nhưng không còn man dại và tự nhiên như xưa. Ngư dân đã phần đông chuyển sang làm dịch vụ du lịch.

    Thành phố tràn ngập chỗ đậu xe có vẽ vạch và máy thu tiền.

    Thời xa xưa, vắng khách, không còn nữa nơi đây !

    1. ChânĐất
      1. Hugoluu

        Vùng này có lẽ thấp trũng nhất nước Pháp ,hải sản chắc nhiều?
        Rât nhiều thành phố ở Châu Âu dân ngụ cư không muốn du lịch phát triển ,thành phố Praha tôi ở dân ngụ cư lâu năm toàn phải đi thuê nhà ra ngoại ô ,nhà các quận trung tâm vô cùng đắt đỏ, do đa phần bị biến thành Apament cho dân du lịch thuê giá cao.

        1. ChânĐất

          Ngoài hải sản tươi và rẻ, vùng này còn có đặc sản : táo, lê, khoai tây, tỏi khô mùi khói, gà, vịt, fromage.

          Chúng tôi thuê chỗ ở có bếp nên ăn uống thoải mái mà không sợ mập.

        2. Hugoluu

          Ở đó chắc giống vùng biển của Hà Lan ,hải sản nhiều và ngon,nhưng tắm biển thì hơi lạnh dù là giữa mùa hè , bãi tắm chỗ đó có con sứa không ,chứ bãi bên HL tôi tắm hay bị sứa trôi dạt vào người gây ngứa , các tiệm bán đồ lưu niệm không thấy treo cái “của nợ” như các vùng biển ĐTH.

      2. ChânĐất

        Hôm nay trời mưa gần như suốt ngày. Bù lại, trời thương đã cho gặp đúng chỗ hợp với đề tài thiên nhiên man dại trong thành phố.

        Tái Ông mất ngựa thời nay ?

        1. ChânĐất

          Đi la cà ra khỏi khu dành cho du khách tôi khám phá ra dân địa phương đã “di tản” ra một khu mới. Công sở, trường học, nhà giữ trẻ, chợ búa, nhà thương, sân thể thao, bưu điện,…tất cả hoàn toàn mới, xen lẫn với nhà ở.

          Họ đã thí cô hồn chỗ cũ nhưng thu được nhiều tiền từ du khách. Dân địa phương sống với nhau như hồi chưa có hay có ít du khách.

  3. ChânĐất

    Một ngày hên, hai ngày hên, ba ngày hên, trái với dự đoán “khoa học”. Ngày hôm nay, lần thứ tư tôi không tin dự đoán.

    Bà vợ tôi cho rằng chắc tôi có tí máu dân da đỏ trong người nên mới “ghét” Mỹ trắng và biết cầu trời ….không mưa.😁

    1. Hugoluu

      Thời mới bỏ nhà máy đi bán hàng rong, tôi hay dùng phương pháp gieo quẻ của ông Thiệu Vĩ Hoa để dự đoán thời tiết ,độ chính xác khoảng 70-80% ,từ ngày phổ biến internet tôi toàn hỏi cụ gu-gồ khi cần ,độ chính xác cao hơn ,nhưng lại mất đi cảm hứng dự đoán theo kinh dịch.

    2. Mike

      Trong cái dỡ có cái hay. Tôi dùng cơ hội nói nhảm này để cung cấp vài thông tin khái quát cho các bạn trẻ bên VN hiểu thêm chút chút về lịch sử Mỹ.

      VN có Lê Văn Tám hay Lý thị Năm nhưng cụ CĐ của ta không phải chỉ 5 hay 8 mà có tới Lê Lý Một Ngàn (1000 phụ nữ da trắng). Các bạn đừng thất vọng vì ở xứ văn minh vẫn có những chuyện khôi hài.

      Nước Mỹ độc lập nẳm 1776.

      Không có số liệu rõ ràng nên người ta chỉ ước tính dân số người da đỏ khoảng từ 5 đến 15 triệu, khi Columbus tìm ra châu Mỹ vào năm 1492.

      Khi dân số người “bản xứ” (Native) giảm xuống còn vài trăm ngàn là vào khoảng cuối thế kỷ 18.

      Nguyên nhân chính của giảm sút dân số là do các cơn dịch bệnh, cụ thể là dịch chickbox (sởi?) người Âu mang sang. Đây là thứ bệnh châu Á nhập sang châu Âu. Người Âu cũng như Á, có kháng thể tốt với bệnh này, trong khi người da đỏ (vốn xuất phát từ Á) lại không có kháng thể với bệnh này. Sốt rét cũng là căn bệnh thứ hai. Chỉ khi nhà nuớc Mỹ thiết lập cơ quan lo về chủng ngừa cho người Native thì mới chặn đứng dịch chết chóc này. Bệnh dịch giết đi khoảng 90% dân số Native.

      Nguyên nhân kế tiếp là chiến tranh. Chiến tranh giữa các bộ tộc vốn đã xảy ra hàng ngàn năm trước nhưng khi có Anh, Pháp, và Tây Ban Nha nhảy vô thì chết chóc tăng gấp nhiều lần. Đơn giản là vì một bên Pháp nuôi, một bên Anh dưỡng, bên nào cũng có súng có đạn, bên nào cũng đuợc huấn kỷ hơn nên đánh nhau chết nhiều hơn trước.

      Rồi chiến tranh giữa chính quyền thuộc địa của Anh và các bộ tộc do Pháp ủng hộ. Pháp đánh nhau với Anh chán chê rồi còn xuất khẩu xung đột của mình sang châu Mỹ. Ông tướng gì của Pháp sang Mỹ giúp Washington đánh lại quân Anh cũng là vì ghét Anh mà sinh ra vậy. Pháp còn giúp Mỹ nhiều hơn 1 ông tướng, dĩ nhiên là vì ghét Anh.

      Tiếp đến là những cuộc chiến với quân đội giành độc lập của Mỹ. Lúc này các bộ lạc lại đứng về phía quân Anh chống lại quân của Washington. Washington phải ngưng đánh nhau với Anh và quay sang đánh rất mạnh vào quân các bộ lạc, vừa đánh vừa phá mùa màng, bằng mọi giá triệt tiêu sức kháng cự của đối phương. Một công đôi chuyện Washington vừa muốn dùng cách này để huấn luyện trận mạc cho, binh sĩ vừa diệt thù trong, lại vừa tạm tránh lực luợng rất mạnh của Anh.

      Sau khi Mỹ lập quốc, chiến tranh chỉ còn là lẻ tẻ và vì vậy chết chóc không nhiều như trước. Bởi một lẻ đơn giản là lúc này quân Mỹ quá mạnh để quân Native có thể đánh nhau. Mỗi cuộc chiến khoảng chừng 100, 200 người Native.

      Nước Mỹ đã có nhưng tranh luận công khai từ rất sớm và đã có cơ hội sửa đổi lỗi lầm của mình. Bằng những luật lệ ưu đãi về sau. Hình như Anh, Pháp, Đức, Nhật chưa có nhiều những cơ hội đó. Xét trên bình diện cướp bóc và giết chóc thì Mỹ vẫn còn thua rất xa so với Anh và Pháp (đừng nói là Anh và Pháp đi chiếm thuộc địa mà không giết ai nhé) khỏi nó là so với Đức và Nhật….

      1. TM

        Ngày hôm qua là lễ Columbus, kỷ niệm ngày Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ. Nhiều tỉnh thành Mỹ đã đổi tên ngày lễ này là ngày dân bản Xứ Mỹ, để vinh danh bản dân (da đỏ) đã ở đây trước khi người da trắng đặt chân đến, thay vì vinh danh một anh “tạm gọi là thuộc đia”.

        Tuổi trẻ Mỹ thích nhìn thẳng vào sự thật, bóc mẽ chính quyền, moi móc những việc làm ngày xưa mà họ cho là không phải, đem ra đánh giá lại.

        Không biết dân Pháp ngày nay có cáo buộc chính quyền thuộc địa Pháp ngày xưa đã bóc lột dã man và cai trị dân thuộc địa rất hà khắc hay không.

        1. ChânĐất

          Quá khứ của nước Pháp có rất nhiều điểm đen chứ không phải chỉ có thời đi xâm chiếm, bóc lột và đàn áp những nước thuộc địa.

          Sách lịch sử có ghi rõ ràng nên lớp trẻ đã không phải mất thì giờ phản đối.

          Đôi khi có TT Pháp thay mặt toàn dân lên tiếng xin lỗi những nạn nhân tuy nay không có ai còn sống.

      2. ChânĐất

        Huyền thoại 1.000 phụ nữa da trắng đem đánh đổi bới 1.000 con ngựa của thổ dân chỉ là cái cớ để chê trách chính sách tàn bạo và thất hứa của nước Mỹ xâm lăng và tận diệt thổ dân da đỏ.

        Cuốn truyện với huyền thoại này đã bán rất chạy tại….Pháp, số bán gấp đôi số sách nguyên bản bán tại Mỹ.

        1. Mike

          À, điều này là lý thú. Nó cho thấy sự ghen ghét của dân Pháp đối với Mỹ.

          Người Pháp thích thú với sự hạ nhục phụ nữ da trắng, coi họ tương đương với ngựa, bởi vì họ là người Mỹ. Điều lạ là người Pháp há chăng không biết tổ tiên của họ có trong số người huyền thoại đó?

        2. Mike

          Nhưng tại sao lại dùng huyền thoại làm một chứng cứ để lên án tội ác?

        3. ChânĐất

          Sách nguyên bản : tiếng Mỹ (Anh).
          Dịch ra tiếng Pháp.

          One Thousand white women

          Oăn thao-dân oai-tơ vu-min ! 😀

        4. ChânĐất

          Truyện nới rộng đề tài nhưng chi tiết 1.000 người đổi lấy ngựa (và bò mộng) là sự thật, một chi tiết của lịch sử.

          Tác giả có hai dòng máu Mỹ và Pháp. Dân Mỹ chính cống vì đẻ ra tại Mỹ.

          Di dân Pháp trong truyện đã bị chê trách rất nặng.

          Ông tướng không biết chi mà vẫn chém gió vù vù ?

          😁

        5. ChânĐất

          Hợp đồng do phía thổ dân đề nghị.

          Phía da trắng ăn gian : lựa người bậy bạ, bệnh tâm thần, tù nhân, ….cho đủ số người.

          Sách hay lắm, nên đọc.

        6. ChânĐất

          Mỹ cùng lứa tuổi tôi khi xưa cũng có vài dịp “date” với nhau nhưng hình như đã không có cộng hưởng. Lỗi chắc 99,99% do nơi tôi !😀

          Vả lại thời đó, 62-68 phụ nữ Mỹ chưa được “gỉai phóng” hay tự do về vấn đề tự nhiên ấy ấy ?

        7. TM

          Không hiểu tại sao bác CĐ lại khẳng định “chi tiết đổi 100 người lấy ngựa (và bò mộng) là có thật, một chi tiết của lịch sử. ”

          Wikipedia cho biết quyển tiểu thuyết (nhấn mạnh tiểu thuyết) có vài trùng lặp với sự thật ngoài đời (vài nét về đời tư của tù trưởng Little Wolf, những niềm tin của bộ lạc Cheyenne), nhưng không phải chi tiết đổi người lấy ngựa.

          https://en.wikipedia.org/wiki/One_Thousand_White_Women

        8. Mike

          Tôi thì khoái coi những phim mà sự lạm quyền, tham nhũng hay sai trái leo lên tới cấp cao nhất là Tổng thống (như trong phim “Clear and Present Danger”), hoặc những phim âm mưu ám sát yếu nhân rồi đổ tội cho một tay súng (“Shooter”) … Chỉ có điều tôi khác cụ CĐ là tôi phân biệt được đâu là giả đâu là thật, đâu là tiểu thuyết, đâu là chứng cứ lịch sử. Chẳng hạn, đọc “Bố Già” thì khoái nhưng muốn tìm hiểu thực tại xã hội vào thời gian đó thì phải tìm tài liệu sách sử để đọc. Chứ cứ như “lời giới thiệu” của sách đó xuất bản sau 75 tại VN, đại khái nói “qua đó ta thấy sự xấu xa độc ác và cực kỳ thối nát của chế độ tư bản” thì tôi cười cái khịt rồi bỏ qua ngay. Đó là tôi của những năm thiếu thời, đầu vẫn còn đặc những bài học chính trị. Vậy mà tôi đã biết cười chê những thứ rác rưởi.

    3. ChânĐất

      Hôm nay đến vùng biển thì sáng nay trời u ám và mưa lâm râm.
      Suốt buổi tối sấm chớp bão bùng và mưa to. Tôi ngủ li bì nên đã không biết.

      Chắc tôi đã bị ai trù ẻo hay trời muốn tôi mau trở về dọn dẹp vườn cho sạch trước mùa đông sắp đến sớm hơn mọi năm.

      Mùa đông nơi nước Pháp nhưng chắc trời sẽ nắng đẹp nơi khác : Nam Hàn, Đài Loan, ….?

  4. TM

    Một câu hỏi mới:

    Khách VN đi chơi về cho biết du khách không còn được leo lên cột cờ Lũng Cú nữa (từ đó đồn thổi ra rằng VN đã mất Lũng Cú).

    Các bác ở VN có biết tin này không?

    Cảm ơn các bác.

    1. Hugoluu

      Tôi nghĩ, nếu có thì khả năng cao đang trong quá trình sửa chữa hay bảo dưỡng ,chắc chắn không có chuyện VN mất cột cờ Lũng Cú mà không có tiếng súng nào vang lên.

    2. Thanh Tung

      Người nhà em đi về hôm qua vẫn lên tận nơi, chụp ảnh như bình thường

  5. Mike

    Bài zui zui của Dương Hữu Thái:
    Làm mạng xã hội để làm gì?

    Posted: 15 Oct 2019 01:07 AM PDT
    Ngày Google+ sập tiệm, bạn tôi nhắn tin hỏi không biết bao giờ mới tới lượt Việt+. Hỏi phong long vậy thôi, ai ngờ bây giờ Ban Tuyên giáo TW lại đẻ ra mạng VCNet. Tôi đoán Vờ Cờ nghĩa là Việt Cộng, một cái tên đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng nghe đồn ban đâu tên là Vờ Cờ Lờ, nhưng sau đó, vì cái Lờ đã bị cấm ở Việt Nam, thế là chỉ còn lại Vờ Cờ.

    Tôi không có số điện thoại để đăng ký dùng thử, nhưng xem review trên Yahoo! Answers thì thấy có rất nhiều sáng kiến độc đáo.

    Chẳng hạn như người dùng Vờ Cờ không kết bạn, mà kết đồng chí, khi nào đau bụng có thể dìu nhau vào nhà nghỉ cởi đồ nằm ôm nhau cho ấm. Chính Hữu đã viết rồi còn gì, “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Đồng chí!”.

    Với lợi thế sân nhà, mạng Vờ Cờ còn tích hợp rất sâu, hun hút luôn, với các dịch vụ chính phủ điện tử. Nhân dân cần lao có thể nhắn tin trực tiếp cho công an phường, chỉ bằng cách viết lên tường nhà. Muốn gì cứ viết lên đó, mai phường sẽ xuống giải quyết luôn, thuận tiện đến thế là cùng.

    Điều quan trọng nhất là mạng Vờ Cờ chỉ có tin thật, không có tin xấu, tin giả, tin độc, tin hại, những loại tin như vậy đều phải đập mặt làm lại nếu muốn được đăng. Cái gì hiện hồn lên Vờ Cờ là đúng, không có trên đó tức là sai, đơn giản như tôi là Maria. Người dùng không cần phải suy nghĩ, kiểm chứng mỗi khi tiếp cận tin mới, tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian và trí não còn gì.

    Về mặt lý luận, nếu như Facebook chỉ là một mạng xã hội bình thường thì Vờ Cờ là mạng xã hội chủ nghĩa. Thêm hai chữ chủ nghĩa thôi nhưng đây là một cuộc cách mạng về triết lý. Triết lý của Facebook đã lỗi thời hay chưa tôi nghĩ cứ nhìn giá cổ phiếu là biết, nhưng triết lý của Vờ Cờ sau khi vô tình qua được thời kỳ quá độ, có lẽ đang tiến nhanh tiến mạnh lên thời kỳ quá cố và sắp đoàn tụ với Google+.

    Vờ Cờ chết chưa kịp chôn thì nhiều doanh nghiệp tư nhân đã hăng hái đẻ ra hàng loạt mạng xã hội khác. Tiền của họ, họ thích thì họ làm thôi. Vả lại, có thêm mạng xã hội cạnh tranh với Facebook cũng tốt. Tôi nghĩ Facebook cần có một đối thủ đáng gờm để có động lực phục vụ người Việt Nam tốt hơn. Tôi chỉ thắc mắc, nếu nội dung là vua, người dùng là hoàng hậu, thế thì ai sẽ là thái giám? Nếu bạn biết câu trả lời, hãy nhắn tin đến số 1984 để nhận phần thưởng là một cái kéo.

    Nghiêm túc mà nói tôi nghĩ người Việt Nam phải cẩn thận với mạng xã hội của Việt Nam.

    Người Mỹ có thành ngữ “san phẳng sân chơi” (level the playing field), ý nói muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là bình đẳng đầu ra, tức là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu theo chủ nghĩa cộng sản duy lý nhã kỳ, mà cũng không có nghĩa là bình đẳng đầu vào, vì không có cách nào khiến người sinh ra ở Chắc Cà Đao cũng có nhiều cơ hội như người sinh ra ở Sài Gòn. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về luật chơi.

    Luật chơi ở Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn câu vè mà ai cũng đã từng nghe:
    Thứ nhất hậu duệ
    Thứ nhì quan hệ
    Thứ ba tiền tệ
    Đứng chót trí tuệ

    Bao nhiêu bất công, oan trái, trì trệ của xã hội có thể truy ra nguồn gốc từ luật chơi oái ăm này. Vụ án nâng điểm ở Hà Giang là một ví dụ.

    Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam. Ở đâu và thời nào thì người có tiền, có quyền và có quan hệ cũng muốn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ, nhưng một xã hội thông minh sẽ thiết lập các thể chế để ngăn chặn, phát hiện và xử lý bọn chơi ăn gian. Họ sẽ có tam quyền phân lập. Họ sẽ đặt chính phủ dưới sự kiểm soát của các đảng phái chính trị đối lập. Họ sẽ có những tờ báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát chính quyền và tất cả những ai muốn chơi xấu. Việt Nam thiếu tất cả những thể chế như vậy, thành ra chúng ta chưa bao giờ có một sân chơi bình đẳng.

    Mọi chuyện chỉ thay đổi cho đến khi Internet, Facebook và YouTube du nhập vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong vài chục năm qua, người Việt Nam có một sân chơi mà trí tuệ là tiêu chí hàng đầu. Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, Facebook và YouTube ở Việt Nam đã phát triển vũ bão, vô tình trở thành phe đối lập đe dọa “sự lãnh đạo tài tình sáng suốt” của cái đám hậu duệ-quan hệ-tiền tệ. Có thể nói không ngoa, đây là sự thay đổi đáng kể nhất ở Việt Nam kể từ ngày đổi mới.

    Tôi nói vô tình vì Facebook và YouTube cũng chỉ muốn kiếm tiền thôi, họ không quan tâm đến Việt Nam lắm đâu, nhưng đây chính là mấu chốt. Vì họ không quan tâm và không có “skin in the game” nên luật chơi của họ công bằng. Ai có tài năng, người đó sẽ có đám đông, luật chơi chỉ đơn giản vậy thôi. Facebook cung cấp cho người Việt một diễn đàn, nơi mà ai cũng có thể lên tiếng và được lắng nghe. YouTube chẳng cần quan tâm bố bạn là ai, chỉ cần bạn sáng tạo, YouTube sẽ cho bạn một sân khấu với hàng trăm triệu khán giả.

    Một mạng xã hội “Make in Vietnam” cũng có thể cung cấp một diễn đàn hay một sân khấu như vậy, nhưng tôi e rồi nó cũng sẽ bị lũng đoạn bởi tiền-quyền-quan hệ như bao thể chế khác ở Việt Nam. Cứ nhìn vào hệ thống báo chí hay truyền hình, chúng ta sẽ hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Không thích nội dung nào ư? Gọi điện thoại nhờ gỡ bài. Nhờ không được thì đút tiền, đút tiền cấp thấp không được thì mua cấp trên. Quan trọng nhất là một sân chơi nằm trong tầm kiểm soát của đám hậu duệ-quan hệ-tiền tệ sẽ không có động lực tạo ra sự công bằng, hay bất kỳ mối đe dọa nào đến vị trí của họ. Tất cả những gì họ làm là để giữ một sân chơi có lợi cho họ, làm mạng xã hội cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.

  6. TM

    Trở lại đề tài cũ (không lạc đề):

    Hôm nay đọc tin cố giáo trường Gateway vừa bị khởi tố liên quan đến cái chết của em bé trai vào tháng 8.

    Đến nay đã có 3 người bị khởi tố: bà đưa rước, ông tài xế, và cô giáo. Còn những tên to to vẫn đang nấp trong đống rơm, bao giờ thì bị lộ?

    Từ ngày em bé trai tử vong đến nay, đã có ít nhất 4, 5 em bé khác ở Mỹ đã tử vong vì bị bỏ quên trên xe ngày nóng nực. Một chyện rất dễ ngăn ngừa mà đã làm chết nhiều em bé vô tội.

  7. xanghứng.

    Người Việt có câu “Bền cặc lọ hơn bề gọ* lim”. Nghe cứ sướng mãi !

    Nay biết dân Bali: “…cái ấy” của đàn ông, to nhỏ đủ cỡ làm bằng gỗ…lim”.

    Bần thần mấy phút !

    Để xem kết quả trận bóng đêm nay thế nào.

    * Gọ (tiếng miền Trung): Gỗ.

  8. huu quan

    chưa đá mà cụ Cua miên tả về gái thế này, các cụ trong Hang dù hom hem còn dậy sóng thì các cầu thủ toàn trai tơ chịu sao nổi? Đề nghị phạt chủ Hang

    1. Hugoluu

      Tôi đi thấy cái gu du lịch của Ta và Tây khá khác nhau . Tây đi biển thì nghỉ ngơi ,tắm táp ,đi thành phố thì tìm hiểu lịch sử văn hoá nơi đến .Ta đi biểm tìm nơi ăn nhậu ,đi thành phố thì tìm gái làng chơi ,tôi về VN đám bạn quên ăn chơi bày cách , đến KS cho tiền anh tiếp tân họ sẽ dẫn gái đến tận phòng ,khốn nỗi tôi đi đâu cũng bị bà vợ bám như cái đuôi nên không có cơ hội kiểm chứng 😦
      Tây đi du lịch nghỉ ngơi
      Ta đi du lịch tìm nơi chơi bời

  9. Phim Ròm và Everest: Ý nghĩa của 5 giây đồng hồ
    5 giây và đồ ăn uống ở Mỹ
    1. 10.056 pounds đồ ăn (4500 tấn) bị vứt đi ở Mỹ
    2. 375 suất ăn McDonalds được bán ra
    3. 1.750 miếng pizza được người Mỹ cho vào miệng
    4. 35.000 chai Coca-Cola được tống vào họng
    5 giây và Mạng XH
    1. 205,000 Facebook posts tung lên mạng
    2. 1860 người tìm kiếm ảnh sex trên Google.
    3. 17 triệu emails được gửi đi
    4. 47 websites mới được tạo ra
    5 giây và Sinh tử toàn cầu
    1. 21 babies sinh ra trong đó một nửa là tre nghèo
    2. 13 people người mới được thêm vào trái đất
    3. 9 people chết và 1,5 người chết vì đói
    4. Môt trẻ chết vì đói
    Và tại Việt Nam
    Đủ cho đường lưỡi bò của TQ liếm qua phim Ròm và Everest mà kiểm duyệt không…cảm thấy.
    HM.

    1. A. Phong

      …” Và tại Việt Nam
      Đủ cho đường lưỡi bò của TQ liếm qua phim Ròm và Everest mà kiểm duyệt không…cảm thấy.”…

      Phim Ròm chỉ là nạn nhân của cơ chế kiểm duyệt đến vô lý của Hội đồng duyệt phim. Không liên hệ gì đến đường lưỡi bò của Trung Quốc.
      https://www.baogiaothong.vn/tu-vu-phat-phim-rom-cach-kiem-duyet-phim-dang-nghien-nat-nen-dien-anh-d438254.html

      Trong khi phim Everest (Trung Quốc) với đường lưỡi bò lại thoát kiểm duyệt dễ dàng.

      Người ta so sánh giữa hai phim Ròm và Everest là để cho thấy “hèn với giặc, ác với dân”.

    2. A. Phong

      “Theo đánh giá của Cục Điện ảnh, phim Ròm phản ánh mặt trái quá đen tối của những con người mong muốn đổi đời bằng việc trúng “lô, đề”. Những tệ nạn xã hội xuyên suốt bộ phim. Phim mô tả một cách “u ám’, “thờ ơ” về đời sống của các nhân vật trong phim, kết phim bi quan bế tắc không lối thoát, thiếu nhân văn. Câu chuyện phim diễn ra tại TP.HCM nhưng không có sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan chức năng. Phim mang ẩn í và ám chỉ không tốt về chính trị, mang màu sắc phê phán chính trị – xã hội thể hiện cách nhìn tiêu cực về đất nước, văn hóa con người Việt Nam. (Trích công văn số 637 do Q.Cục trưởng Cục Điện ảnh ký gửi Ban Tuyên giáo trung ương).

      Người ta vẫn không biết rằng loạn vé số đến từ chính quyền các tỉnh thành, nào phải từ các em nhỏ, người già cả cuốc bộ đi bán vé số kiếm ăn qua ngày.

  10. Ngọ 1000 ngàn usd

    Tuần trước thằng bạn xã hội rủ tôi đi Indo xem đội tuyển và ông Pak thịt Indo, chi phí nó bao hết. Tôi bảo: không có chân dài thì tao đíu đi, ở nhà còn hơn. Nó động viên: thì sang đó kiếm, mày lo gì, ở đâu chả có. Tôi tin nó có nhiều tiền như quân nguyên nhưng nghi ngờ nó về khoản này vì nó mắc chứng đái đường. Sang đó chắc nó chỉ xem đá bóng, tìm mấy món ăn Indo không làm tăng chứng đái đường …không quan tâm về khoản chân dài, nếu thế thì…vứt. Tôi quyết định không nỡ từ chối lòng tốt bao la của bạn: thôi, mày cứ đưa tao tiền vé coi như tao đã đi cùng mày. Nó lại trở nên kẹt xỉn im lặng bỏ về. Hôm qua điện thì biết nó đã sang Indo một mình.
    Nay đọc bài của anh Cua thấy cũng có đề cập chân dài Indo nhưng chỉ thoáng qua. Giá như cụ thể hơn, có hướng dẫn thì Ngọ lấy đó làm cẩm nang để tán thằng bạn xã hội đi Indo lần tới.

  11. Nguyen Thanh Tung

    Tại Bali, không được xây nhà cao hơn nơi thờ tự của Đạo Hindu (được xây dựng với độ cao hơn 3 tầng nhà) vì thế ở đây nhà cao nhất chỉ xây 2 tầng thôi.

  12. Mike

    Lạc đề nhưng không đến nỗi lạc điệu. Có khoe nhưng không khoe mẻ, nhé.

    Linh mục Tổng Đại Diện gốc Việt hôm trước tôi nói là đây. Giá như các bạn trẻ ở VN đọc được thì rất hay. Đọc để thấy những người quyền cao chức trọng không phải là siêu nhân mới đẻ đã giỏi hoặc là người vĩ đại gì cả. Họ là người bình thường, cuộc đời đưa dẩy mà thành danh. Vậy thôi.

    https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/lan-dau-tien-giao-phan-san-diego-co-tong-dai-dien-goc-viet/

  13. Hugoluu

    May quá ,lão Cua chỉ “qua đêm với nàng Bali” lão mà bàn về bóng đá thế nào ngày mai thầy trò ông Park cũng gặp nạn 😀

  14. ChânĐất

    https://imgur.com/a/FxwPzCw

    Nhà cửa khi xưa là nhà ở của dân thợ mỏ. Một số thợ là di dân đến từ BaLan đến lập nghiệp tại những thành phố miền bắc của nước Pháp.

    Ngoài di dân kinh tế đến từ BaLan, nước Pháp đã là điểm đến của nghệ sỹ, trí thức BaLan sau vụ nổi dậy năm 1830 bị chính phủ Nga đàn áp và dẹp tan.

    Để kỷ niệm và nhớ ơn những người tị nạn gốc BaLan, thành phố Lens đã mượn được gần 400 bức tranh vẽ của BaLan để triển lãm.

    Hai vợ chồng chúng tôi đã đến xem. Viện bảo tàng Louvre-Lens nằm ngay phía bên kia đường của khách sạn.

    Tranh vẽ của nhiều thời kỳ cho đến năm 1918.

    ….

    1. ChânĐất

      Khu miền bắc của nước Pháp đã bị nạn : thất nghiệp gia tăng vì than đá gây ô nhiễm đã không còn bán chạy nữa. Nền kỹ nghệ dệt và chế biến đường ngọt bị cạnh tranh, chuyển đi TQ.

      Sau vài năm ngắc ngư, dân chúng đã bầu cho lớp lãnh đạo mới. Lớp trẻ mới biết nhìn xa : giữ nguyên bản sắc, không phá bỏ kiến trúc cũa mà sửa lại, hiện đại hóa. Không xây nhà cao và mới.

      Lập thêm nhiều viện bảo tảng tầm quốc gia. Giao lưu với nhiều nước trên thế giới.

      Du khách nay đến thăm càng ngày càng đông. Đôi khi triển lãm trước cả Paris như cuộc triển lãm đồ sộ về tranh vẽ của BaLan.

      ….

      1. ChânĐất

        Ngay đến hồ bơi khi không còn nhiều khách, làm ăn thia lỗ, nhà nước đã mua lại và sửa lại thành một viện bảo tàng, không thay đổi nhiều lối kiến trúc nguyên thủy.

        Nay là một kỳ quan hấp dẫn du khách đến từ khắp nơi. Chưa có khách TQ nhưng du khách Nhật đã có khá nhiều. Khách Nhật rất thích những gì liên quan đến tơ sợi và vải.

    2. ChânĐất

      Tranh của họa sỹ BaLan, vẽ với nhiều đề tài về BaLan. Vẽ ca tụng thời vàng son chống đế quốc Ottoman, chống nước Nga đô hộ, hay luyến tiếc thời BaLan là đồng minh của Napolélon 1er.
      Tranh thời đau khổ bị nước Ngay bắt bớ và đẩy ải một số người BaLan lên vùng khắc khổ Sibérie.
      ….
      Có một vài tranh của thời cố gắng đổi mới …..trong hội họa BaLan Nhưng hình như không có khai phá, và không bắt kịp những trường phái muôn vẻ khác nhau của thời đó.

      Không giao lưu, không tự do, không có môi trường thích hợp, không nghệ sỹ với tài năng thiên phú thì không thể có những bức tranh tuyệt tác.

      Tb : Những viện bảo tàng và những phòng tranh tại Pairis hiện nay vẫn chưa bị soán ngôi hàng đầu.

  15. ChânĐất

    Dân Hồi giáo bị cầm không được uống rượu và trai gái lung tung. Cấm chung chung nhưng vẫn có người ghé vào ks nơi tiếp đón khách du lịch thì họ cũng nhâm nhi chẳng thua dân bậm nhậu.

    Có nơi họ còn ký giấy “cưới” vợ. Vài ngày sau hủy hợp đồng. Một hình thức tránh bị kết tội mua dâm.

    Có một số bà áo đen, trùm kín tóc, nhưng bên trong nội y toàn mầu đỏ kích động chẳng chịu thua chị em ta trong nghề vòng trong vòng ngoài.

      1. Hugoluu

        Chị TM không nhớ câu : Nằm ở trong chăn mới biết chăn có rận.
        Bên tôi dân đạo hồi rất ít , phụ nữ xuống bể bơi họ vẫn mặc áo choàng nên khó nhìn thấy nội y như cụ CĐ.

        1. Hugoluu

          Trích entry: “‘Cửa hàng bán đồ lưu niệm rất nhiều. Tranh văn hóa Hindu, đồ thổ cẩm, thêu thùa. Đủ loại từ tượng gỗ, tượng đá đến cả “cái ấy” của đàn ông, to nhỏ đủ cỡ làm bằng gỗ…lim. Từ loại bé tý để giữ chìa khóa, rồi như thật, đến loại tây đen cũng chỉ nằm mơ. Ít ai dám mua về văn phòng, vì sợ các cô hỏi nghỉ biển Bali thế nào, cơ quan chỉ còn cách đóng cửa. Cũng lạ, họ treo lủng lẳng các “của nợ” ấy ở cửa ra vào. Nhiều người xem, thầm so sánh, đôi lúc thở dài và tự thấy là mình không địch được dân Bali.”
          Cái ” của nợ” lưu niệm ấy ,đi bất cứ khu nghỉ dưỡng nào quanh vùng Địa Trung Hải cũng thấy ,có lần tôi còn thấy họ đặt hai bên cửa tiệm hai cái to như 2 khẩu thần công ,khiến mấy bà đi cùng nhóm cứ cười khúc khích đến tận lúc về 😀
          Có một đặc điểm chung gần như các sản phẩm lưu niệm đều có xuất xứ từ TQ.

      2. ChânĐất

        Vậy mới là CĐ, khơi khơi, nói gì….cũng đúng, khỏi cần trích dẫn.

        Vụ nội y này cần có thêm chi tiết kẻo ông tướng cấp úy vò đầu bứt tai cũng không thể biết rõ.

        Có lần đi thăm Istanbul, nơi có nhiều bà hồi giáo trùm khăn, bịt mặt. Có bà còn có thêm mặt lưới sắt để bảo vệ đôi môi?

        Bà vợ tôi làm quen được một nhóm bà sồn sồn cùng lứa tuổi đang đứng trước cửa hàng bán quần áo đặc biệt cho mấy bà. Bà vợ tôi đã được xem phía trong. Không đỏ nào giống đỏ nào. Sau kể lại cho tôi chứ làm gì tôi có được diễm phúc đó.

    1. TM

      Một câu chuyện có thật về nội y:

      Nhóm bạn trung học chúng tôi vừa họp mặt đi ngắm lá vàng mùa thu tại tiểu bang Vermont, Mỹ, và Montreal, Canada.

      Trước khi lên máy bay phải qua đợt kiểm soát vũ khí. Một chị bạn bị máy báo hiệu có mang gì đó khả nghi, nên nhân viên an ninh chận lại sờ nắn. Thấy người chị có gì đó cồm cộm, họ nhất quyết phải “lột ra” trình báo. Kết quả: tìm thấy một cái quần lót trong khi giặt đồ đã phiêu lưu vào túi quần nằm độn lên một cục.

      Đừng hòng mang đồ “quốc cấm” qua mặt an ninh nhé!

  16. duymanvu

    Nếu biết nhiều dân theo đạo Hồi thì cũng thấy họ “nói dzậy mà không phải dzậy”. Áo thụng khăn chùm, nhưng máy bay vừa cất cánh rời khỏi Abu Dhabi là mấy ông đã hét whisky, cognage.

    Indo một thời nổi tiếng là success story của LHQ, nhưng hóa ra họ cũng “báo cáo” rất tài. Mình đã từng kinh hãi khi họ cho xem số liệu chính xác có bao nhiêu người dùng các biện pháp sinh đẻ kế hoạch nào ở cả các hòn đảo không ai “đến” được.

  17. Ly

    Vợ chồng cháu hay nói với nhau sau này có nhiều tiền thì sẽ đi du lịch đây đó, chắc phải 10-20 năm nữa, ha ha. Chú HM sướng thật đó, được đi đây đi đó nhiều thế, đi công tác thì tranh thủ du lịch và cảm nhận cs về nơi ấy luôn. Đọc qua những bài viết của chú mà vc cháu cứ nuốt nước miếng ừng ực, ko biết đến khi nào mới đặt chân đến những nơi chú đã đến nhỉ?
    Thích quá!

Comments are closed.