Tổng Cua bàn việc…nước

Hơn chục năm trước, báo chí Mỹ đưa tin một cậu bé scout 9 tuổi bị lạc trong rừng mấy ngày liền mà vẫn khỏe. Hóa ra cậu được ông bố dạy, muốn sống thì phải có nước, mất nước là chết. Rất may, trong ba lô có một chai nước nên cậu cũng qua được ngày đầu tiên. Ngày thứ hai tìm được cái suối, cậu quanh quẩn ở đó cho tới khi được cứu. Nước là sự sống nếu muốn đầu độc dân Hà Nội chỉ cần vài xe téc dầu bẩn.

Ngày Nước Thế giới (World Water Day) được tổ chức rầm rộ vào tháng 3 hàng năm. Năm 2019 thì Mục tiêu Phát triển số 6 của toàn cầu là “Water for all by 2030 – Nước cho mọi người vào năm 2030”.

Tổng Cua đưa tin này là vì Cua rất yêu…nước theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cua cáy không có nước và không có mà (hang cua), Cua cũng toi. Rộng ra thì các ông, các bà, các nàng, các chị, các anh, các em…không có nước cũng sẽ đi bởi “không sợ khó, không sợ khổ, chỉ sợ khô”. Yêu đương càng thấy “nước” quan trọng, nhất là loại…quí hiếm

Mà 1/3 dân Hà Nội đang khô hạn nước sinh hoạt do xe téc nào đó đã đổ dầu bẩn vào hồ chứa nước nơi có nhà máy nước dùng tài nguyên đặc biệt này cho thủ đô. Xe téc đổ dầu bẩn vào hồ mà không tìm ra được thủ phạm và nguyên nhân thì khó nghe.

Cua và nước

Hồi bé Cua thích bơi lội ở sông Hoàng Long. Nước trong xanh, lặn xuống nhìn thấy cả rau tóc tiên, rùa, ba ba, cá bơi lội tung tăng. Thấy các chị ra bến tắm, mặc áo bên trên, nhưng hở dưới, bọn trẻ lặn xuống xem “tóc tiên” của họ mọc thế nào.

Lớn lên, xa quê rồi nhưng Cua vẫn nhớ con sông yêu thương này. Bây giờ nhìn cảnh sông ngòi bị ô nhiễm, không dám rửa cả chân. Bèo tây (lục bình) phủ kín sông. Nước đục ngầu, đen bẩn, chả còn cá tôm nào sống nổi. Hôm nay có chân dài nào tắm sông mà hở vòng ba dưới nước thì lặn xuống cũng chẳng thấy gì.

Có lần ở Washington DC tôi nghe Hillary Clinton thao thao “The world’s water crisis is a health crisis, a farming crisis, an economic crisis, a climate crisis, and, increasingly, a political crisis – Khủng hoảng nước trên thế giới là khủng hoảng y tế, khủng hoảng nông nghiệp, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khí hậu, và dần nâng lên thành khủng hoảng chính trị”. Nước liên quan đến chính trị, thật thú vị.

Tại sao Hillary Clinton phải đến tận WB để nói chuyện nước nôi này? Đó là vì hàng ngày trên thế giới, khoảng gần 1 tỷ người dùng nước không an toàn. Có tới 6000 người, hầu hết là trẻ em, chết vì nguồn nước bị ô nhiễm. Người ta dự đoán, đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ sống trong hoảng loạn vì chuyện nước nôi. Dân HN mới 2019 đã loạn vì nước rồi.

Mỗi lần Tổng Cua về quê, lo nhất là nước, nhì là giao thông, ba là viết…blog. Nhìn cảnh người nhà thịt gà rồi rửa ngay ở cái mương chảy qua, gần đó là cái chuồng lợn bẩn thỉu, nhà xí hàng xóm ngay mép nước, mình tỏ nghi ngại, thì các cô các chú cười thản nhiên, lấy nước giếng dội là sạch, luộc chín vi trùng chết hết, kể cả chất phóng xạ hạt nhân.

Thú thực, chấm thịt gà luộc với muối, ớt, lá chanh và nhắm cuốc lủi, cũng thấy ngon, quên hết cả con mương nhiễm bẩn cạnh nhà. Chỉ tội phải mang theo becberin phòng hậu họa. Đôi lần đã chạy không kịp trên đường ra Hà Nội.

Khoan giếng sâu hàng trăm mét ở Hoa Lư toàn thấy nước pha phèn, không dùng được. Có mỗi bể nước mưa hơn chục khối, quanh năm dùng làm sao đủ. Mưa trên trời xuống cũng ô nhiễm nặng. Thảm cảnh nước sạch làng quê là như thế đó. Tổng Cua tin rằng, nhiều bạn cùng cám cảnh thiên địa.

Làm sao tiết kiệm nước?

Vĩ mô có cấp trên lo, bạn đọc của blog Cua Times chỉ cần ngắm vòi nước ở tầm vi mô. Dân thường nên tiết kiệm nước sạch mỗi khi có thể. Nguồn nước thiên nhiên có hạn, mỗi người tiết kiệm một ít, tích tiểu thành đại, giúp cho chính bản thân, chẳng phải cho ai.

Một bạn sinh viên trẻ sang Mỹ du học kể.Có 5 đứa sinh viên trọ trong một nhà. Sáng sáng, bà chủ bắt cả bọn đái đầy cái bồn, rồi giật nước một lần. Ai cũng bảo bà ấy ky, nhưng cụ lại cãi rất chuẩn. Trái đất xanh và nước sạch là nguồn sống cho cả nhân loại. Tao đâu thèm vài đô la mỗi tháng cho tiền nước mà bắt các ngươi phải ngửi nước đái của nhau. Đây là tao nghĩ cho tương lai của chúng mày đó. Tao sắp chết rồi, nước sạch hay bẩn thì có liên hệ gì tới người gần đất xa trời. Cụ già nghĩ xa hơn cả lãnh đạo tối cao.

Học rồi Tổng Cua dạy mỏi cả mồm mà hai thằng cu không nghe. Bin tè xong một phát là ào ào. Luck ồi ồ xong lại ào ào. Thằng lớn nhất, tồ tồ và ào ào lần nữa. Cua xè xè rồi ào ào ào chưa kể dùng cả vòi xịt. Mất mấy chục lít nước sạch trong nháy mắt chỉ vì…đi đái mỗi sáng. Các bạn thử xem nhà mình có khác chi. Quan trọng là có để ý hay không?

Thấy các bà các cô làm bếp, rửa rau, rửa bát mà buồn. Mở cả vòi, để nước chảy tráng bát, cái đĩa xong, đáng lẽ phải tắt mới cất bát đĩa thì cứ để thoải mái nước chảy cả chục giây. Mở nửa vòi, dùng vừa đủ, tắt mở hợp lý sẽ tiết kiệm. Vào tắm cũng thế, rửa chân, rửa tay cũng vậy.

Có hàng nghìn cách tiết kiệm nước sạch. Không tin bạn thử vài tháng mà xem, tiền nước sẽ giảm đi đáng kể.

Từ vĩ mô đến vi mô

Cả thế giới cố tiết kiệm thì đến năm 2050 mới có chuyện 2/3 dân số thế giới không bị stress về nước. Lúc ấy Tổng Cua 100 tuổi, kệ cha bọn trẻ, lên mặt trăng mà tìm nước sạch.

Nhưng lãnh đạo toàn cầu như Hillary phải nghĩ đến nước ở tầm vĩ mô để nuôi sống nhân loại.

Ở tầm quốc gia, mong vị ở trên lo nước sạch cho 90 triệu người sống đến 2100, vì khi đó các bác cũng yên vị ở Mai Dịch rồi.

Ở tầm…tại gia, Tổng Cua mong mấy lão đàn ông, nếu có nhu cầu, nên rủ nhau đái tập thể, xong và xả nước một lần cho đỡ tốn.

Các bà các cô rửa ráy nên mở 1/2 vòi nước, chảy nhè nhẹ, kỳ cọ vừa sạch, đỡ rát, lại thêm nước cho 7 tỷ người trên hành tinh.

Nếu không biết tiết kiệm, tới một ngày nào đó, thế giới sẽ sống như cậu bé scout với một chai nước cho qua ngày. Lúc ấy thì chả còn phép mầu vì nguồn nước cạn kiệt, nhân loại ôm nhau mà chết khát vì đời cha mẹ của họ đã pha phí nước.

HM. Hà Nội những ngày nước bẩn.

93 thoughts on “Tổng Cua bàn việc…nước

  1. KTS Trần Thanh Vân

    Xin mạn phép tiết lộ về DỰ ÁN GIÓ VÀ NƯỚC sẽ được thực hiện trong nay mai

    Tức là PHONG VÀ THỦY của tôi
    Trầy trật, lăn lộn suốt 20 năm, tôi đã có được 5 tỷ EURO để thực hiện ĐẠI DỰ ÁN này
    Có Mê tin hay Khoa học mọi người sẽ phán quyết

    Kỳ 1: LỘ TRÌNH DỜI ĐÔ CỦA VUA LÝ CÔNG UẨN

    (Xây dựng) – LTS: KTS cảnh quan Trần Thanh Vân có một nghiên cứu về lộ trình dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Vua Lý Công Uẩn. Với góc nhìn của một KTS cảnh quan, theo bà, cần thiết phải khôi phục lộ trình từ Thăng Long trở về Hoa Lư nhằm phục hồi môi trường sống trong sạch vốn có khi xưa. Nhận thấy đây là vấn đề nhiều người quan tâm, nghiên cứu, trao đổi… Báo Xây dựng xin đăng bài viết 2 kỳ của bà.

    Có rất nhiều giả thiết được đưa ra về lộ trình này, tôi đã tìm hiểu tài liệu của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và triển khai giả thiết của ông về lộ trình dời đô của Vua Lý Công Uẩn theo mạch nguồn của những con sông với tư cách là một KTS cảnh quan.

    Chiếu dời đô

    Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, xây dựng nền thống nhất quốc gia. Năm sau, ông lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư. Ngày ấy, kinh thành Hoa Lư có 2 khu vực: Thành Ngoại ở phía Đông, Thành Nội ở phía Tây. Con ngòi Sào Khê quanh co lượn khúc nối kinh thành với sông Hoàng Long. Tuy giao thông thủy bộ vùng đất này đều thuận lợi nhưng chưa xứng tầm là một trung tâm kinh tế – văn hóa lớn bởi núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc phòng giữ, tự vệ về mặt quân sự hơn là hoạt động kinh tế. Nhà vua biết không thể tiếp tục đặt kinh đô, đầu não của quốc gia ở vùng này.

    Toàn văn sách cũ ghi vắn tắt như sau: “Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010) Vua dời đô từ thành Hoa Lư đến thành Đại La. Thuyền tạm đỗ dưới thành, có Rồng Vàng hiện ra trên thuyền ngự, nên đổi Đại La thành Thăng Long.

    Tuy nhiên, tôi có giả thiết khác, để chuẩn bị cuộc Di Đô, Vua Lý Thái Tổ về Thăng Long hai lần. Lần đầu vào năm 1009 hoặc đầu 1010 sau khi lên ngôi. Vua đi thuyền từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, ra Hồ Tây từ cửa Hồ Khẩu (ngày nay vẫn còn dấu tích cửa sông Tô ở làng Hồ Khẩu, quận Tây Hồ). Thuyền đỗ lại bên bờ Đầm Trị vì chỉ ở đó vào thời gian đó mới có thể nhìn thấy Long quyển thủy (Rồng cuộn sóng bay lên cao). Thực tế không có con rồng nào cả mà chỉ là cột nước cuộn lên trong ráng chiều vàng, trông giống như con rồng (Báo Người Hà Nội, đăng từ 2006, tác giả Lê Trần Minh).

    Sau khi trở lại Hoa Lư, nhà vua triệu tập cả triều đình để họp bàn và thông báo sự cần thiết phải di đô. Ngài viết Chiếu dời đô và đến tháng 7/1010, chờ mùa nước lên, đoàn thuyền ngự khởi hành từ Hoa Lư và đã cập bến sông Tô Lịch bên Thành Đại La.

    Cuộc dời đô của vị vua sáng lập triều Lý đi theo đường thủy và đi vào cuối mùa hè để lợi dụng mùa nước lên để không lo bị mắc cạn và lợi dụng mùa gió nồm để buồm được no gió, đỡ nhiều công chèo chống.

    Hành trình dời đô

    Cuộc dời đô bắt đầu theo dòng Sào Khê ra bến sông Hoàng Long. Từ bến sông Hoàng Long, thuyền xuôi về Đông tới ngã ba Gián Khẩu – chỗ sông Hoàng Long hòa nước vào sông Đáy thì thuyền ngược dòng theo sông Đáy lên hướng Bắc. Tới chỗ nay là thị xã Phủ Lý, thuyền gặp ngã ba sông Châu Giang là nơi giáp ranh 3 đơn vị hành chính ngày nay là: phường Lương Khánh Thiện của thị xã Phủ Lý, thôn Ba của xã Phù Vân, xóm Bắc Sơn của xã Châu Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam).

    Từ Phủ Lý đến nơi giáp ranh xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên) và xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục) thì sông Châu Giang vốn là chỉ một nhánh. Nhưng đến ngã ba thì sông Châu Giang chia dòng tách thành hai nhánh: Một nhánh chảy ngược lên phía Bắc tới nơi giáp ranh hai xã Yên Nam và Trác Văn (Duy Tiên) thì quặt sang Đông, đổ vào sông Hồng ở chỗ nay là xóm Tắc Giang, thôn Lỗ Hà, xã Chuyên Ngoại, ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Duy Tiên – Lý Nhân. Ngày nay, nhánh sông chảy lên phía Bắc đã bị con đê mới đắp thời Pháp thuộc chặn lại. Song chỗ cửa sông cũ (chỗ gặp sông Hồng) còn khá rộng.

    Nhánh còn lại từ xã Bĩnh Nghĩa chảy xuôi về Đông Nam làm ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân để rồi đổ ra sông Hồng ở xã Hòa Hậu (Lý Nhân). Nhánh sông này cũng đã được xây cống với trạm bơm Hữu Bị. Do vậy, sông Châu Giang không ra tới sông Hồng được nữa.

    Nhưng cách đây nghìn năm thì sự thông thương trên sông là tất nhiên. Và thuyền nhà Lý đã theo sông Châu Giang ra sông Hồng có thể theo 1 trong 2 nhánh nói trên. Sau đó thuyền theo sông Hồng.

    Như vậy, ngày nay cả hai nhánh của sông Châu Giang nối với sông Hồng đều đã bị chặn. Bên cạnh đó, đoạn cửa sông Tô Lịch đi vào Hồ Tây gặp sông Thiên Phù ở Bến Hàm Tân đã hoàn toàn biến mất. Phố Chợ Gạo, phố Quán Thánh, phố Thụy Khuê… đã lấp kín và xây dựng nhà cao tầng. Bản vẽ tổng hợp hành trình từ sông Sào Khê – sông Hoàng Long – sông Đáy – sông Châu – sông Hồng – sông Tô Lịch là lộ trình dời đô của Vua Lý Thái Tổ không bao giờ hồi phục được nữa.

    Thành Đại La nằm bên sông Tô Lịch

    Tuy nhiên, toàn thư có ghi: “Vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Thuyền tạm đỗ dưới thành”. Chi tiết “thuyền tạm đỗ dưới thành” hóa ra lại cũng là vấn đề vì như vậy là đoàn thuyền ngự đỗ sát ngay dưới chân Thành Đại La, nhưng Thành Đại La không hề ở bên bờ sông Hồng, mà ở bên bờ sông Tô Lịch.

    Vậy thuyền vào thành bằng nẻo nào? Thành Đại La coi như gần trùng với vị trí Thành nhà Nguyễn sau này mà nay ai cũng biết mặt Bắc nhìn ra sông Tô Lịch. Nhưng hiện nay cửa sông Tô Lịch đã bị lấp, từ phố Chợ Gạo vào đường Quán Thánh, phố Thụy Khuê đến Chợ Bưởi đều đã là phố phường với nhiều nhà cao tầng. Sông Tô Lịch chỉ còn đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt dọc theo phố chợ Bưởi và đường Láng đi xuống Tây Nam thành phố.

    Các cuộc khai quật khảo cổ học trong các năm 2002 – 2003 ở khu 18 Hoàng Diệu đã có thêm những bằng chứng là Thành Đại La nằm cùng khu vực với Thành nhà Nguyễn. Vậy năm 1010 trọng đại ấy, Vua Lý đã cho thuyền từ sông Hồng rẽ vào sông Tô Lịch, đến cửa Thành Đại La thì mới lên bộ mà vào thành. Chập bản đồ vẽ Hà Nội năm 1885 lên phần ảnh vệ tinh Hà Nội ngày nay được hình ảnh khu vực hoàng thành của sơ đồ hoàn toàn khớp với vị trí thực của các di tích Hoàng thành ngày nay.

    Như vậy, sông Tô Lịch chính là con sông cuối cùng trên hành trình dời đô bằng đường thủy của Vua Lý Công Uẩn. Tuy phần lớn đoạn đầu nguồn sông Tô Lịch đến nay không còn nữa nhưng vị trí Đình Ứng Thiên cuối phố Láng Hạ, nơi xưa kia là Cửa Bảo Khánh, nhà Vua đã bước lên bờ vào mùa thu năm 1010, hạ trại qua đêm để bắt đầu xây dựng Hoàng thành Thăng Long thì vẫn còn và có thể dựng lại bến thuyền, sông Tô Lịch có thể từ đây đi xuôi để nối với sông Nhuệ và sông Đáy.

    Kỳ 2: KHÔI PHỤC LỘ TRÌNH TỪ THĂNG LONG TRỞ VỀ HOA LƯ

    Kỳ 1: Lộ trình dời đô của Vua Lý Công Uẩn
    (Xây dựng) – Phong là gió, thủy là nước, từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông, từ một thôn xóm nhỏ bé hay một đại đô thị, con người đều tìm đến ngọn gió lành và dòng nước trong, đó là nguyên lý phong thủy cơ bản nhất để tạo nên cuộc sống yên lành, hạnh phúc và bền vững.

    Sơ đồ Thăng Long đời Hồng Đức.

    Cần phục hồi dòng chảy dài 240km

    Môi trường sống của Hà Nội, Thủ đô của cả nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến hệ thống phong thủy của Thăng Long đầy hào khí khi xưa bị triệt phá nặng nề. Mặc dù Hà Nội ngày một phát triển với nhiều nhà cao tầng mọc lên, dân số tăng lên, nhưng trên 85% diện tích mặt nước sông hồ đã bị lấp, tất cả các con sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Tích, sông Đáy… đều bị tắc nghẽn. Thăng Long khi xưa là một đô thị sông nước, nhưng Hà Nội ngày nay là một TP khát nước. Khắp nơi đầy rác rưởi và xác súc vật, ngay cả Hồ Tây rộng mênh mông cũng đầy rác và cá chết.

    Nhìn vào sơ đồ Thăng Long đời Hồng Đức, sông Tô Lịch đoạn từ sông Hồng vào gặp sông Thiên Phù đã bị lấp, Bến Hàm Tân (BHT) trung tâm buôn bán nơi giao thương sầm uất nhất vùng Chợ Bưởi của Thăng Long xưa không còn dấu tích.

    Để dọn dẹp hết những đống rác rưởi đó, không thể có biện pháp nào hơn là khôi phục sức sống của các dòng sông, giúp cho nước chảy, khí động, gió thổi, sinh khí tràn đầy và cây cối tốt tươi, con người khỏe mạnh, sức sống tràn trề và xã hội mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Đó cũng là biện pháp duy nhất để khôi phục hệ thống phong thủy, để đất nước phát triển theo quy luật.

    Tôi đặt nhiều hy vọng vào khả năng phục hồi dòng sông Đáy có tổng chiều dài 240km bắt nguồn từ cửa sông làng Hát Môn huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đi qua cầu Phùng, qua các huyện phía Tây TP, đến Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định rồi đi ra biển. Nếu dòng sông này được khôi phục, các mối nối với sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và các ao hồ được lập lại và nếu trên quãng đường này xuất hiện nhiều hồ điều hòa để tích trữ nước vào mùa mưa và cung cấp nước sạch vào mùa khô, thì các thảm họa về môi trường sẽ không còn.

    Giả thiết khôi phục hành trình

    Khác với cuộc di đô đơn giản từ Phong Châu về Cổ Loa thành của An Dương Vương, rồi từ Cổ Loa thành dời về Đại La, rồi lại từ Đại La rút về Hoa Lư để bảo toàn lực lượng… Cuộc di đô trở lại Đại La để lập nên Kinh đô Thăng Long của vua Lý Thái Tổ năm 1010 là một cuộc di đô lớn, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử. Nhà Hà Nội học quá cố Nguyễn Vinh Phúc có công khởi xướng cuộc khảo sát từ dịp Lễ hội 1.000 năm Thăng Long 2010. Chúng tôi đã so sánh với những biến cố lớn suốt 1.000 năm qua, để hình thành một giả thiết khôi phục hành trình đó.

    Tôi cho rằng, chỉ có cách lập được dự án lớn, diện nghiên cứu tổng hợp, bao gồm quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch thủy lợi mới mong mang đến kết quả triệt để: Dự án phục hồi sông Đáy và sông Nhuệ, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Hà Nội, Nam Hà, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định đi ra biển sẽ đáp ứng được câu hỏi lớn nói trên.

    Căn cứ vào sơ đồ thành Thăng Long thời Hồng Đức để triển khai thực hiện, cho thấy: Đoạn sông Tô Lịch từ phố chợ Gạo đến đường Quán Thánh, Thụy Khuê, đến bến Hàm Tân, chợ Bưởi nối với sông Thiên Phù đã bị lấp không thể khôi phục được nữa. Nhưng đoạn tiếp theo từ đầu đường Hoàng Quốc Việt đi xuống phía Tây Nam qua Đình Ứng Thiên để nối với sông Đáy, sông Nhuệ thì vẫn còn. Khó nhất là quy hoạch Hà Nội mở rộng nơi cuối đường Lê Văn Lương kéo dài (địa phận Q.Hà Đông) có một số công trình cao tầng của khu chung cư mới xây dựng đè lên một đoạn sông Đáy đã bị lấp trước khi đoạn sông này vòng sau đê qua Đình Do Lộ P.Yên Nghĩa để ra cầu Mai Lĩnh trên QL6 nối Hà Nội – Hòa Bình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có thể có nhiều gợi mở.

    Ngày nay, Hoàng thành Thăng Long chỉ còn một chút nơi Điện Kính Thiên, nhưng dấu tích nơi nhà vua đặt chân lên cửa thành Đại La (cửa Bảo Khánh) vẫn còn, nơi đây vẫn có thể dựng lại bến thuyền sông Tô Lịch ở Đình Ứng Thiên phố Láng Hạ và đi xuôi xuống sông Nhuệ, sông Đáy.

    Mặt khác, từ Phủ Lý, không thể qua sông Châu Giang ra sông Hồng được nữa và ở Hà Nội đoạn đầu nguồn Tô Lịch đã bị lấp nên phải sử dụng lộ trình đi theo sông Nhuệ và sông Đáy nối với sông Tô Lịch ở vùng Thanh Liệt, Thanh Trì. Thêm nữa, ở sông Nhuệ ở phía cuối đường Lê Văn Lương bị tắc có thể thay bằng đoạn sông đào. Từ đây, sông Đáy và sông Nhuệ tiếp tục đi về Phủ Lý, có thể cung cấp rau sạch, trái cây với những hình ảnh trên bến dưới thuyền phục vụ dân sinh và du lịch đồng quê, sẽ xuất hiện nhiều điểm dân cư du lịch xanh, hiền hòa thịnh vượng.

    Qua đây, có hai câu hỏi cần được sớm trả lời: Thứ nhất, tổ chức nghiên cứu đồng bộ trên nguyên tắc quy hoạch lãnh thổ, bao gồm các đoạn sông cần nắn lại, các khu dân cư cần cải tạo, các hồ điều hòa để tích trữ nước trong mùa mưa… để tạo nên một thế cân bằng hoàn chỉnh.

    Thứ hai, hình thành một dự án đầy sức thuyết phục được Nhà nước thông qua và có đề xuất vay vốn gửi đến Quỹ Bảo vệ môi trường của châu Âu do bà Thủ tướng nước Đức Markel quyết định. Được biết, bà Markel rất có thiện cảm với việc giúp Việt Nam khôi phục các dòng sông, đã có những kết quả nghiên cứu giữa các chuyên gia CHLB Đức và Việt Nam về dự án cân bằng nước ở nhiều địa phương Việt Nam trong tập tài liệu có tên IWRM Research Viet Nam do GS.TS người Đức Harro Stolpe ký ngày 18/02/2013. Quỹ cho vay ưu đãi có thể đến vài chục tỷ EURO, nếu Dự án khôi phục sông Đáy cần đến 5 tỷ EURO là hoàn toàn khả thi.

    Phong là gió, thủy là nước. Gió lành và nước sạch là hai thành phần tiên quyết để tạo ra môi trường sống trong sạch và lành mạnh. Khai thông phục hồi lộ trình từ Thăng Long trở lại Hoa Lư về bản chất là phục hồi môi trường sống trong sạch vốn có khi xưa.

    1. Ngọ 1000 ngàn usd

      Hoan hô lão bà bà. Dự án Gió lành nước sạch của lão bà bà được triển khai sớm thì Ngọ không chuyển về quê sống nữa.

    2. TM

      Bác Vân “đã có được 5 tỷ euros”? Quốc hội đã duyệt chưa bác? Bao giờ thì khôi phục sông Đáy?

      1. KTS Trần Thanh Vân

        Chị TM
        Chị sống ở Trời Tây?
        Chị hiểu luật pháp Tây?
        Chị hiểu cơ chế tài chính Tây?
        Minh bạch và chặt chẽ lắm.
        Chúng tôi được báo là chúng tôi sẽ được sử dụng nguồn vốn lên tới con số ghê gớm ấy, nhưng tiền đó không vào thẳng túi chúng tôi mà sẽ nằm ở một ô nào đó trong Ngân hàng nhà nước, chúng tôi được lập tài khoản VAY và làm đến đâu thì thanh toán đến đó ( tức là chúng tôi đã TRẢ) và sau đó chung tôi được VAY tiếp để được làm tiếp…
        Như thế chúng tôi được gì?
        Được làm những việc nên làm
        Người làm có lương ăn, công việc được tiến hành trôi chẩy, mang lại lợi ích cho cộng đồng và đặc biệt Nhà nước được thu 10% tổng số tiền chi ra ( coi như đóng thuế )
        Như vậy là tất cả đều có lợi.
        Chỉ có điều Nhà nước ta chưa quen với cơ chế đó. .
        TỜ TRÌNH chúng tôi gửi đến Chủ tịch Nước, TT Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội từ 5/8/2019, khiến Phủ đầu Rồng xôn xao.
        Đoàn thanh tra của chính phủ do Bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư dẫn đầu sang Đức rồi sang Mỹ, để kiểm tra xem tiền đó có thật hay không?
        Sau đó những người phụ trách AN tiền tệ một lần nữa kiểm tra xem tiền đó có phải tiền SẠCH hay tà tiền BẨN ?
        Cuối cùng chúng tôi chờ một số thủ tục hành chính nữa là xong
        Thoát chế độ XIN – CHO, CHẠY CỬA SAU….
        Thoát lối làm ăn kiểu mập mờ.
        Nhưng khó khăn nào sẽ đến, chúng tôi chưa rõ?

        1. ChânĐất

          Nếu là tiền viện trợ không hoàn lại thì sẽ ít khó khăn.

          Chỉ có thể bị phiền ba nơi :
          – nơi nhà thầu, làm ẩu, làm chậm nhưng tính tiền nhiều. Chọn nhà thầu, kiểm soát công việc hàng ngày (chọn hãng kiểm soát quan trọng còn hơn hãng làm).
          – nơi kiểm soát và chấp nhận hóa đơn : họ có thể thông đồng với nhà thầu hay họ có thể vòi vĩnh nếu không chấp nhận điều kiện “đầu tiên” thì họ có thể câu giờ. Lỗi nơi anh chủ nhiệm của khâu này. Nên sẵm sàng thay ạnh ta bằng một anh khác. Trong hồ sơ nên có ghi khoản mình có quyền thay đổi nhân sự chủ chốt.
          – nơi phát tiền chi trả. Cơ quan của nhà nước, mình sẽ có thể gặp nhiều phiền phức ở khâu này mà sẽ chẳng làm chi được. Họ có thể câu giờ. Quan hệ tốt với ngân hàng này, từ trên xuống dưới hay tốt nhất từ dưới lên trên sẽ khiến công việc chi trả bớt bị ìn tắc. Tuyên truyền, mời họ đi thăm công trình và đưa tin theo tiến độ, có chụp hình và đăng báo. Có vài nhà báo tâm huyết, có báo chí ….chính thống phụ giúp thì công việc sẽ ít bị làm phiền ?

        2. TM

          Cảm ơn chị Vân. Mong sẽ được chị cập nhất hóa thường xuyên vấn đề này. Như vậy đây là một dự án NGO? Ngân sách do nước ngoài viện trợ nhưng do chính phủ quản? Mà chính quyền cũng phải duyệt dự án mới được làm có phải?

          Như vyậ thì những nhóm côn gdân nào có ư1ơc mơ làm những gì đúng đắn cho đất nư1ơc có thể sử dụng mô hình này? Người dân có thể trực tiếp xin “viện trợ” ở nước ngoài rồi chính phủ sẽ nhận tiền và xuất ngân?

        3. KTS Trần Thanh Vân

          Chuyện Tiền bạc tôi không thông thạo, nhưng riêng vụ việc này tôi đã chứng kiến nhiều điều lắm.Đây không phải vốn vay, cũng không phải viện trợ không hoàn lại.
          Đây là Quỹ của chương trình Môi trường Quốc tế, tài trợ cho những dự án NÓNG BỎNG về vấn đề Môi trường. và dùng công nghệ VI SINH HIẾU KHÍ đã được bà Victoria Wkawha phó chủ tịch WB theo rõi giám sát
          Khi nghe nói có tiền về, số lượng 55 tỷ EURO, giao cho một công ty CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG tiếp nhận, TT chính phủ đòi đứng ra quản, bên cấp tiền không cho chính phủ quản, thế là TIỀN đắp chiếu năm im.
          Đến tháng 7/2019, tôi nhận làm tác động với Phủ đầu Rồng, vì chúng tôi có dự án SÔNG NƯỚC từ lâu, nhưng do không có tiền, đành phải gác lại.
          Nay chúng tôi đứng ra làm TỜ TRÌNH và Nhà Nước buộc phải đồng ý cho chúng tôi nhận tiền đó để lhực hiện…. Thế là cửa mở và nhiều dự án XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG quy mô nhỏ nhỏ khác cũng sẽ được nhận tiền để làm .
          Anh Chân đất khỏi lo.
          Tôi là TỔNG CHỈ HUY dự án, tôi có hẳn một đội ngũ kỹ thuật, quản lý… theo chúng tôi từ lâu và sẽ không có nhà thầu vớ vẩn nào chui vào đây được
          Tất nhiên sơ xuất vẫn không tránh khỏi

    3. hoa sứ

      Khi học về triết Đông tôi cũng học về phong thủy ,thầy dạy tôi là cụ Gỉan Chi ,một tác giả cực kỳ quen thuộc với những ai thích đọc sách học làm người, mà tác giả là bộ đôi Gỉan Chi _Nguyễn Hiến Lê .
      Môn học này làm say mê sinh viên thế hệ tôi, qua cách giảng dạy uyên bác và giọng nói cực kỳ truyền cảm của cụ ,tôi thích thú với những biến chuyển sinh sinh hóa hóa của vũ trụ được vận hành vi diệu, từ một khối hỗn mang ban đầu tách ra làm hai, thành tượng trời và đất [cứ y như vụ nổ big bang ],rồi lưỡng nghi ấy sinh ra tứ tượng ,tứ tượng sinh ra bát quái …thêm cái vòng ngũ hành tương sinh, tương khắc áp dụng vào lý số ,y học .phong thủy mới hấp dẫn làm sao ,tiếc rằng sau 1975 tất cả giáo sư văn chương của chúng tôi đều được về vườn ,tôi bắt đầu học một môn triết học mới đó là triết học Mác Lê ,học mãi mà vẫn chẳng tiêu hóa nổi
      Hôm nay được nghe bác TTV nói về phong thủy thật là sung sướng ,dù kiến thức bộ môn này hạn hẹp nhưng tôi vẫn hiểu được rằng ,phong thủy có tốt tươi thì con người mới hạnh phúc ,quốc gia mới hưng thịnh ,những điều bác Vân trăn trở và cố gắng thực hiện suốt 20 năm qua thực đáng trân trọng vô cùng .Một đất nước mà rừng núi bị tàn phá ,sông suối biển hồ bị ô nhiễm, bế tắc thì cuộc sống người dân tàn lụi ,đương nhiên vận nước cũng nổi trôi .Nghe sông Tô Lịch được các chuyên gia Nhật làm sạch bằng công nghệ nano bao nhiêu người vui mừng ,ấy vậy mà một số người vẫn thản nhiên xả nước từ Hồ Tây vào để làm cho nó bẩn, thật đau lòng .Hôm nay nếu dự án của bác Vân được thực hiện thì bác hãy cố thuyết phục các vị lãnh đạo cao nhất làm thế nào để nó được bảo vệ thông suốt chứ người làm người phá thì hoài công
      Trong phong thủy thầy tôi cũng khuyên phải chú ý đến chữ “phúc” ,biết để hành động thì chưa đủ ,bởi cái phúc phần của người thụ hưởng phong thủy này có xứng đáng không mới là nên chuyện ,vì nếu giỏi phong thủy mà có thể xếp đặt được ý mình thì ông Tả Ao chắc đã phải thành hoàng đế .Cá nhân tôi xin cầu nguyện dự án của chị Vân thành hiện thực ,và vận khí nước Nam đến hồi hưng thịnh .

      1. PV. Nhan

        * Chị Hoa Sứ: Ngày xửa ngày xưa, sinh viên học triết Đông, triết Tây. Nay cái triết Mác Lê quá cao…thâm. ” Như uyên nguyên thâm, như dương cao tùng…” Sức học sinh viên miền nam xưa không cách chi hiểu thấu. Thôi gắng chờ Trăm năm chẳng có là bao. Chờ thế hệ con cháu chắt chút chít…May ra có hiểu!!

      2. tào lao

        Đoạn cuối của bác hoa sứ nghe hợp lý, ăn ở có phúc thì có ngày được đền đáp. Bởi vậy cụ Khổng Khâu cũng nói ” tâm chưa thiện, phong thuỷ vô ích ” là vậy.

      3. KTS Trần Thanh Vân

        Riêng về SÔNG TÔ LỊCH tôi cũng có một chương trình hành động khá táo bạo chị Hoa Sứ ạ
        Hiện nay Nhật và chính quyền Hà Nội đang “đánh nhau” trong AO TÔ LỊCH
        Còn tôi thì KHÔI PHỤC DÒNG SÔNG, tức là phải có đường vào, có dòng chảy và có lối thoát đi….. Tôi sẽ nói kỹ sau
        Hẹn hôm khác

      1. KTS Trần Thanh Vân

        Tôi già quá rồi anh P.V. NHÂN ơi.
        Tôi đang cố tập hợp và tổ chức những người đã theo tôi từ 20 năm nay.
        Đó là các em, các cháu, có trình độ chuyên môn tốt, có tấm lòng tốt
        Để thực hiện một công việc mà chính người đưa ra ý tưởng như tôi cũng bị “ngộp”

  2. Ngọ 1000 ngàn usd

    Hồi mới giải phóng ở các buôn chị em vẫn cởi trần, ngực thả rông. Các chú bộ đội thấy lạ quá, sướng quá và tiếp cận nhanh lắm. Chỉ vài tháng sau, có rất nhiều cô gái chưa có chồng nhưng lại mang bầu. Già làng họp buôn lại để điều tra vì sao có tình trạng . Các cô gái đều khai do bộ đội dùng chim đổ nước vào bụng họ. Già làng lại hỏi, sao mày lại cho bộ đội đổ nước vào bụng? Họ trả lời rằng họ thích chim bộ đội to và dài dù họ không thích nước trong chim của bộ đội nhưng bộ đội cứ tìm cách rót nước vào bụng họ.
    Theo lệ làng, ai gây ra những chuyện như thế thì phải nộp phạt. Nhưng già làng lại cho rằng, dù có tội nhưng làng sẽ có nhiều bộ đội con để đánh giặc sau này nên già làng không phạt bộ đội đổ nước vào bụng gái trong buôn. Rồi bộ đội đi, buôn có những bộ đội con được sinh ra…

  3. Hugoluu

    Việc nước là của Đảng ta
    Việc Cua là phải bò ra bò vào
    Hà Nội nước bẩn thế nào
    Khiến cho dân mạng ồn ào như sôi
    Câu chuyện như thế này thôi
    Có thằng khốn nạn đổ trôi dầu vào
    Nước sạch nhiễm bẩn không sao
    Nó mà đầu độc thế nào cũng toi.

    1. Mike

      “Nước sạch nhiễm bẫn không sao”?
      Thế thì nước bẫn cứ xài zô tư
      Chỉ là một đứa rất hư
      Chở xe dầu thải còn dư đổ vào
      Cả thủ đô phải lao đao
      Hỏi rằng lọc nước cách nào mà hay?
      Quy trình, chém gió, ghê tay
      Chút xíu dầu bẩn mà đày đoạ nhau

      1. Ngọ 1000 ngàn usd

        Hang lại có thêm một thánh thơ lục bát nữa. Tuyệt vời.

    2. tào lao

      Hôm nay mới có dịp kể chuyện nước non của …nhà tui cho quí vị. Trước khi có bài nầy, tào lao tui là người thấm nhuần tư tưởng” ích nước lợi nhà” rất chi là mạnh mẽ !. Tui nghĩ và làm y chang như trong bài viết nầy, cũng như cao kiến của các còm sĩ hang ta. Nhưng bà xã tui dập te tua :” Mệt anh quá ! Lo xa chuyện gì ko lo, lại lo hết..nước ! Còn tiêu xài thì phá như voi xuống rẫy, mà bày đặt tiết kiệm” ngân sách ”. Chuyện lau chùi nhà cửa thì em là người làm nhiều nhất. Cho nên anh cứ tè lần nào thì dội giùm cho em nhờ. Không bàn cãi gì hết ! Thế là tui phải chấp hành mệnh lệnh, cho đến khi thấy bài nầy. Ơ- rê -ca ! Mặt trời chân lý đây rồi ! Tui kêu vợ ” em ơi ! lại đây coi cái nầy hay lắm nè ”. Nàng đi lại chỗ tui , ghé mắt đọc cái tựa rồi nói: Tưởng gì ! Cái ông nào lạ hoắc mà cũng đi bàn việc nước !. Tui giải thích là ông nầy có bằng cấp đàng hoàng đó. Nào là từng học ở đâu , làm đến việc gì..v..v…thì nàng bĩu môi : Thấy cái tên Tổng Cua coi bộ tối tăm ,mà sao học được như rứa ?. Khổ thiệt !Tui lại giải thích về cái nick name của ông Cua , rồi nàng bảo : Ông ta học giỏi thì lo việc nước cũng được đi ! Còn anh, thôi lo việc …nhà cho em nhờ . Tui lại phải giải thích rằng ông ấy chơi chữ một tí thôi, còn ” nước ” đúng nghĩa là cái mình dùng mỗi ngày đó .” Vậy anh nói đại ý bài nầy cho em nghe luôn đi ! ”. Tôi phấn chấn nghĩ phen nầy chắc nàng được khai tâm rồi , nên lướt chuột tìm những điểm mấu chốt trong bài, và những ý kiến của các cao thủ hang ta, rồi đọc cho nàng nghe. Ai dè …nàng nói ” Khổ ghê ! Lại thêm mấy người đi đái ko chịu dội cầu như anh rồi !”.Nói xong nàng đi nấu cơm. Khi nàng vo gạo, tui đứng sau lưng góp ý : Em vo gạo nhiều lần ,vừa tốn công vừa tốn nước và nhất là làm mất lượng B1 ít ỏi trong gạo rồi đó ” thì nàng la tui :” Bê một với bê sáu đâu ko biết, chớ ko sạch sẽ là thấy bệnh liền hà ”. Tui đành chào thua luôn . He..he..

  4. Ngọ 1000 ngàn usd

    Đột nhiên lại nhớ câu nói của một vị Vua liên quan đến nước và thời cuộc:
    “Tay bẩn thì lấy nước mà rửa…
    Nước bẩn thì lấy máu mà rửa.”

  5. PV. Nhan

    * hang Cua tồn tại nhờ còm sĩ ( do còm sĩ… còm hay…. ) . Nhân đề tài mất nước. Sự thật số đông dân Hà Nội mất nước, điên đảo mấy ngày nay…Còm sĩ MIke liên tưởng chuyện di tản từ Đà Nẵng vào nam năm 1975. Còm sĩ TM kể chuyện vượt biển bi thương đến độ còm sĩ Cà Tím muốn rơi lệ…Cho hay cuộc đời lắm nỗi trớ trêu. Kẻ không biết bơi như TM lại vượt biển…vẫn vượt qua thử thách, sống mạnh sống hùng. Kẻ nào dám coi thường còm sĩ Hang Cua ( như TM đã nói) hẳn đã mờ to mắt nhìn còm sĩ đến nay vẫn thừa năng lượng…sống…
    * Sorry cụ TR. Tuần: tôi dùng hơi nhiều bấu ba chấm…Bước đi chấm hỏi bao lần…

    1. ChânĐất

      Người phải rời bỏ chốn cũ, rồi đôi khi không trở lại : không thể, không muốn, hay ngại ngùng.
      Bà vợ tôi hồi còn trẻ cứ sau vài năm lại phải dọn nhà vì ông bố làm việc cho chính phủ nên không không thể làm việc quá lâu ở một nơi. Tránh nạn bè phái rồi cấu kết với nhau.

      Tuần vừa rồi tôi đã đưa bà ấy đi thăm lại một vài chốn xưa. Cảnh vật thay đổi. Nhưng đâu đâu cũng sạch hơn xưa. Nghĩa trang nào cũng rộng hơn, có người dọn dẹp, và để tránh ô nhiễm bao giờ cũng có một khoảng cách xung quanh không được trồng trọt.

      Nước ngầm cũng có thể bị ô nhiễm từ những nơi trôn người. Bệnh tật cũng có thể lây từ nơi đó hay từ những bãi trôn rác.

      1. ChânĐất

        Chôn cất.

        Nghĩa trang thường ở ngoài thành phố, nơi vùng đất cao. Xa nơi nhà cửa hay nơi trồng ngũ cốc để tránh lây sang mạch nước ngầm.

        Nước cung cấp cần phải sạch. Nước thải cần thoát đi theo cống ngầm.

        Xưa kia trong thành phố Paris thuở ấy chưa có ống cống. Nước thải chẩy theo đường mương lộ thiên, mang theo vi trùng lây bệnh. Dân chúng đã chết dính chùm.

        1. TM

          Ngày xưa ở London cũng rứa. Cống chảy lô thiện, chuyên chở bao nhiêu là vi trùng bệnh tật. Tuổi thọ của con người ngày ấy ngắn ngủi là vậy.

          Bài viết về vấn đề xử lý chất thải của Nguyễn Tường Tâm mà tôi dẫn hôm qua có kể khi đến thăm thành phố Athens ở Hy lạp, ông ngạc nhiên khi thấy một phần ống cống chôn dưới đất ngày xưa được khai quật lên chưng bày như là kỳ tích. Ông tự hỏi bô hết chuyện rồi sao mà lại triển lãm cái này? Sau đó đi nhiều nơi khác ông mới vỡ lẽ ra rằng yếu tố đánh giá nền văn minh của một thành phố chính là việc xử lý chất thải của họ. Trước khi xây dựng một khu mới, điều tối cần là qui hoạch hệ thống ống cống để xử lý chất thải, rồi mới chồng chất nhà cửa lên trên.

          Từ đó Nguyễn Tường Tâm nghĩ về qui hoạch phát triển Hà nội & TP HCM. Ông nhìn bản qui hoạch thành phố do Nguyễn tấn Dũng ký duyệt (TT năm 2011) vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp đến năm 2030 mà chẳng thấy kế hoạch xử lý chất thải ở đâu cả.

          TB: tôi đọc “trôn người” của cụ CĐ cứ ngẩn ngơ, sau đó đến “trôn rác” với ngộ ra, à ra là chôn người, chôn rác. 😜

        2. Mike

          Tôi cũng vậy, đọc “nước ngầm bị ô nhiễm từ trôn người”, tôi tự hỏi, ủa cụ này chơi chữ gì nữa đây ta? Chỗ đó thì ô nhiễm quá đi chứ còn gì.

          Chữ này người Nam không xài nhưng người Bắc thì là từ thông dụng và là từ tục.

      2. Hugoluu

        Vùng đó họ vẫn chôn cất người mất chứ không hoả táng à cụ CD?

        1. ChânĐất

          Những vùng quê còn lạc hậu. Nghĩa trang cứ phình to. Hỏa táng cũng có nhưng ít người theo. Đất nơi nhà quê còn nhiều.

          Tôi thấy họ dành riêng một khu cho người nghèo hay người không còn con cái hay họ hàng. Chôn chung với những em bé chết trẻ.

          Nhà nước chăm lo khu này rất kỹ. Sạch, hoàn toàn không cỏ dại.

          Ngoài ra không có nhóm nọ hay nhóm kia tranh công nhau hay làm phiền xin tiền người đến ghé thăm nghĩa trang.

        2. ChânĐất

          Nghĩa trang quân đội trang nghiêm và đẹp. Những ngôi mộ hoàn toàn giống nhau, xếp hàng ngay ngắn.

          Nghĩa trang của binh lính phía đối nghịch cũng được chăm sóc bình đẳng với nghĩa trang của phía quân đồng minh.

          Cả hai là điểm đến của du khách hậu duệ. Ra vào tự do không cần phải xin phép hay trình giấy tờ.

  6. TM

    Năm 2011 Nguyễn Tường Tâm có viết một bài báo cáo dài về việc xử lý nước cho dân cư. Đến nay vẫn còn tính thời sự (có nghĩa là mọi việc “vũ như cẩn”.)😜

    Xin chép lại một phần kể lại trải nghiệm của tác giả khi thăm viếng nhà máy nước thải tại San Jose, California.

    Bạn nào có thể trèo tường xin vào đọc nguyên bài tại link sau đây:

    https://www.danluan.org/tin-tuc/20111019/nguyen-tuong-tam-quy-hoach-thu-do-ha-noi-va-van-de-xu-ly-nuoc-thai

    Nhà máy xử lý nước thải của thành phố San Jose và Santa Clara (San Jose/Santa Clara Water Pollution Control Plant)

    Đây là nhà máy tối tân và lớn nhất miền tây Hoa Kỳ (gồm các tiểu bang California, Oregon và Washington State). Nhà máy xử lý nước thải của hơn 1 triệu 500 ngàn người sinh sống trong khu vực rộng 300 dậm vuông (300-square mile area ) bao gồm 8 thành phố San Jose, Santa Clara, Milpitas, Campbell, Cupertino, Los Gatos, Saratoga, và Monte Sereno.

    Tiến trình xử lý nước thải

    Tiến trình xử lý nước thải có 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất tạo được 50 phần trăm độ sạch, có nghĩa là loại bỏ được 50% chất bẩn (contaminants). Giai đoạn thứ hai loại được 95% chất bẩn. Giai đoạn thứ ba (Tertiary treatment) là giai đoạn cuối cùng còn gọi là giai đoạn xử lý tối hảo (advanced filter process) biến nước thải thành nước có độ tinh khiết 99% (Water is 99 percent pure). Ở cuối giai đoạn này nước thải “tinh khiết” còn phải được cho khí clo để khử trùng rồi lại cho chất hóa học thứ nhì để khử khí clo nhằm tránh gây độc hại cho các thủy sinh vật như tôm, cá, v…v. trước khi cho chảy ra sông, biển.

    Trước khi xử lý (Before treatment)

    Nhưng trước khi bắt đầu giai đoạn xử lý thứ nhất, người ta phải lấy đi những vật lớn như rác rưởi, gậy gộc, gỗ đá v…v để tránh gây nghẽn tắc hệ thống máy móc. Công việc này được thực hiện bằng cách cho nước thải chảy qua một hệ thống trục vớt có những thanh sắt lớn. Các vật vớt ra được đem đổ ở bãi rác (landfill).

    Giai đoạn xử lý thứ nhất (Primary Treatment).

    Nước thải được cho chảy một cách chậm chạp vào các thùng lớn (tanks) để đủ thời giờ cho các chất nặng (large particles) lắng xuống đáy. Tiến trình này bắt chước sự lắng đọng của các chất trầm tích (sediments) ở các sông hồ. Trong khi đó các thanh quạt nước từ từ xoay vòng và di chuyển từ trên xuống dưới để vớt các chất dầu mỡ (fats, oils và grease) nổi lềnh bềnh hay những chất lắng đọng dưới đáy để chuyển sang những phòng tiêu hủy (digesters). Giai đoạn này loại bỏ 50 phần trăm chất bẩn.

    Giai đoạn xử lý thứ nhì (Secondary Treatment): tiến trình sinh học (biological process).

    Nguyên tắc ở đây là tạo sự phát triển mạnh mẽ của những vi khuẩn ái khí (aerobic bateria) để phân hủy chất thải nhằm tạo ra độ sạch tới 95%. Để làm như vậy, người ta cho nước thải vào các phòng trộn khí (aeration tanks) sau đó người ta bơm không khí (pumping air) vào trộn với dòng nước thải. Môi trường nhiều khí oxy (oxygen-rich (aerobic) environment) ở đây gia tăng sự phát triển của những vi khuẩn ái khí khiến cho tiến trình này nhanh hơn ngoài thiên nhiên gấp bội.

    Ở thùng trộn không khí ra (aeration tanks) nước thải được truyền vào thùng lọc (clarifiers) và ở đó từ 1 tới 3 tiếng đồng hồ để cho những vi khuẩn ái khí lắng xuống đáy thùng. Tại đây cũng như ở giai đoạn 1, cũng có những cánh tay cơ học (các thanh kim loại) xoay tròn và di chuyển chậm chạp từ trên xuống dưới để vớt các vi khuẩn ái khí cho vào thùng phân hủy (digesters). Một số vi khuẩn ái khí được đưa trở lại thùng trộn không khí (aeration tanks) để bắt đầu trở lại giai đoạn thứ nhì này.

    Giai đoạn thứ ba (Tertiary Treatment): Lọc qua sàn lọc (filter beds)

    Giai đoạn thứ 3 này cũng là giai đoạn cuối cùng. Ở đây nước thải được cho chảy qua các lớp lọc gồm nhiều lớp cát, sạn và than (gravel, sand and anthracite coal). Sau khi được lọc như vậy, nước thải đã đạt độ sạch 99%. Nhưng như thế vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để cho chảy ra sông, hay biển.

    Trước khi cho chảy ra sông, biển, nước thải phải được khử trùng bằng khí clo. Rồi sau đó nhà máy lại dùng một hóa chất khác để trung hòa khí clo đó. Nếu không trung hòa khí clo thì khí clo sẽ gây độc hại cho các thủy sinh vật (aquatic life).

    Một điểm khá đặc biệt đáng lưu ý là chỉ có 90% số nước thải sau khi xử lý được cho chảy ra sông, biển mà thôi. 10% còn lại được nhà máy chuyển vào một hệ thống ống dẫn đưa trở lại thành phố tái xử dụng trong công tác tưới tiêu, nước công nghệ, và làm nguội trong các cơ sở kinh doanh tại địa phương.

    Cũng cần phân biệt các thùng phân hủy (digesters) và các thùng lọc (clarifiers) trong hệ thống của nhà máy. Các thùng lọc (clarifiers) chỉ có ở giai đoạn 2. Còn các thùng phân hủy (digesters) hiện diện ở cả ba giai đoạn nhằm thu hồi những chất thải nặng (solid material) ở cả 3 giai đoạn. Các chất thải nặng sẽ ở tại những thùng phân hủy này từ 25 tới 30 ngày để chịu sự phân hủy và giảm các sinh vật gây bệnh (pathogens and other disease-causing organisms) bởi các vi khuẩn hiếm khí (anaerobic bacteria). Khác với sự phân hủy bởi các vi khuẩn ái khí (aerobic bateria) ở giai đoạn 2. Các vi khuẩn kỵ khí hoạt động hữu hiệu nhất ở môi trường không có khí oxy và ở 98 độ F. Một điểm đáng lưu ý nữa là các thùng phân hủy này cũng sản xuất ra khí mê-tan, đáp ứng 35% năng lượng cần thiết của nhà máy.

    Thiết kế và hoạt động của nhà máy xử lý nước thải của thành phố San Jose và Santa Clara.
    Nhà máy được thành lập năm 1956. Trong hơn 55 năm qua (tính tới 2011) nhà máy hoạt động liên tục 24/24 quanh năm không nghỉ. Khởi đầu nhà máy chỉ có các cơ sở xử lý giai đoạn 1, tức là mới tạo được độ sạch 50% cho nước thải. Tới năm 1964, nhà máy mở rộng cơ sở để xử lý nước thải ở giai đoạn 2, nhằm tạo độ sạch 95% cho nước thải. Mãi tới năm 1979 nhà máy mới mở rộng tiếp để xử lý giai đoạn 3, tạo cho nước thải có độ sạch 99%. Toàn bộ nước thải kể từ khi vào hệ thống nhà máy sẽ trải qua tiến trình xử lý kéo dài 10 tiếng ½ để trở nên sạch tới mức gần tương đương nước uống. Hiện nay mỗi ngày nhà máy xử lý 110 triệu gallons nước thải trong khi khả năng thực sự của nhà máy xử lý tới 167 triệu gallons một ngày (1 gallon = 3 lit 7).
    Nhà máy chiếm khu vực rộng 2,600 mẫu tây. Bao gồm 175 mẫu dành cho khu vực hoạt động của nhà máy, 750 mẫu làm khu vực phơi khô (sludge drying area) để phơi các chất rắn sinh học (biosolids), và 850 mẫu thuộc cái đầm (pond) trước kia sản xuất muối. Khu vực còn lại là khu vực trái độn (buffer land) ngăn cách khu vực xung quanh nhà máy không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi và các hoạt động nguy hiểm của nhà máy.

    Nhưng trước khi vào hệ thống của nhà máy, nước thải từ các tư gia và doanh nghiệp được chảy qua hệ thống ống cống ngầm phức tạp trong thành phố gọi là hệ thống ống cống vệ sinh (the sanitary sewer system).

    Hệ thống ống cống vệ sinh (Sanitary Sewer System)

    Phải mất 10 tiếng đồng hồ để nước thải chạy từ nhà dân và các cơ sở kinh doanh tới nhà máy. Hệ thống ống cống vệ sinh trong khu vực thành phố liên hệ gồm khoảng 2.200 miles đường ống (3540 km: dài hơn hơn gấp đôi đường bộ Hà Nội-TP Hồ Chí Minh [1535 km]), 16 trạm bơm và khoảng 35.000 lỗ cống (manholes), cùng với các hạ tầng cơ sở liên hệ khác. Hệ thống ống cống vệ sinh này nằm ngoài nhà máy và dưới sự bảo quản của sở giao thông vận tải thành phố. Hệ thống ống cống vệ sinh được bảo trì thường xuyên bằng cách thông các nghẽn tắc hầu hết là do các chất dầu, mỡ.

    Nước mưa (STORMWATER)

    Nước mưa không cần phải xử lý cho nên để tiết kiệm không cần đưa tới nhà máy. Hệ thống ống cống ngầm thu các nước mưa trên đường hay vườn tược chuyển thẳng tới các con suối rồi chảy tới các con sông trong khu vực rồi cũng chảy ra vùng Vịnh San Francisco. Hệ thống ống cống dẫn nước mưa này giúp cho thành phố khỏi ngập lụt khi mưa tới. Một điểm cần lưu ý là dọc theo tất cả mọi xa lộ hay đường liên tiểu bang, liên tỉnh của Hoa Kỳ đều có hệ thống ống ngầm dẫn nước mưa. Có như vậy đường xá mới có độ bền lâu và không gây trở ngại giao thông.

    Hai hệ thống ống cống trong thành phố

    Như vậy trong thành phố có hai hệ thống ống cống ngầm tách rời nhau. Cả hai hệ thống ống cống này đều do sở Giao thông Công chánh quản lý và bảo trì 24 giờ một ngày và quanh năm suốt tháng.

    Phòng thí nghiệm tối tân hiện đại của nhà máy (State-of-the-Art Laboratory)

    Phòng thí nghiệm rộng 30.000 bộ vuông (square-foot) chứa các dụng cụ phân tích tối tân hiện đại nhất. Phòng thí nghiệm theo dõi tiến trình xử lý nước thải của nhà máy 24/24.
    Để quản trị phòng thí nghiệm có 30 chuyên gia, trong đó có các nhà hóa học, sinh học, độc chất học, và vi sinh vật học.

    Phòng thí nghiệm của nhà máy nghiên cứu chất lượng nước và các vấn đề quan trọng, và đã là phòng thí nghiệm hàng đầu trong cả nước trong việc nghiên cứu thủy ngân và kền (nickel).
    Phòng thí nghiệm thực hiện 50.000 phân tích mỗi tháng.

    Năng Lượng (Energy) xử dụng cho nhà máy.

    Tiến trình xử lý nước thải đòi hỏi năng lượng để đẩy nước thải và đất bùn, và thổi không khí vào vi khuẩn để xử lý nước. Nhà máy tự sản xuất khoảng 2/3 năng lượng cần thiết. Chi tiết năng lượng tiêu thụ như sau:

    – Có khoảng 35% nhu cầu năng lượng của nhà máy được cung cấp bởi khí mê-tan chế tạo bởi vi khuẩn trong các thùng tiêu hủy hiếm khí của nhà máy (anaerobic digesters).
    – Khoảng 25% nhu cầu năng lượng của nhà máy được cung cấp bởi khí mê-tan chế tạo bởi vi khuẩn trong hố rác khổng lồ gần đó (landfill).
    Khoảng 40% nhu cầu năng lượng của nhà máy được cung ứng bởi khí đốt thiên nhiên do nhà máy mua.

    Chi phí
    Việc xử lý mỗi gallon nước thải tốn 2 xu.
    Ước lượng trị giá nhà máy là 2 tỉ đô la.
    Để nhà máy hoạt động trong 5 năm tới sẽ cần khoảng 260 triệu đô la.
    Công việc sửa chữa và phục hồi (rehabilitation) nhà máy trong 15 tới 20 năm tới sẽ tốn khoảng 1 tỉ đô la.

    DÂN CHÚNG CẦN GIÚP ĐỠ NHÀ MÁY (HELP THE PLANT) BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Nhà máy xử lý nước thải làm một công việc ngoạn mục là loại bỏ những chất gây ô nhiễm ra khỏi nước thải để bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh. Nhưng nhà máy này không thể loại bỏ tất cả mọi thứ ra khỏi nước thải. Một số chất ô nhiễm rất khó bị loại ra hay trừ khử (neutralize=trung hòa), như là các hóa chất khó được làm sạch, những chất diệt côn trùng (pesticides), sơn và các chất hòa tan (solvents). Vì thế công việc ngăn ngừa ô nhiễm phải bắt đầu từ những cư dân trong vùng, bằng việc thực hiện những việc sau đây:

    – Tránh dùng loại sà bông (sà phòng) có chất diệt trùng có tên triclosan (antibacteriat soaps).
    – Bỏ các loại rác y tế (pharmaceuticals) tại các dược phòng địa phương hay tại những cơ sở chứa các loại rác gây độc hại (Household Hazardous Waste)
    – Thay thế miễn phí các loại cặp nhiệt dùng thủy ngân bằng các cặp nhiệt kỹ thuật số (digital).

    Ghi chú: Nếu xem được toàn bài, tác giả có liên hệ đến Việt Nam.

    1. Mike

      Tiết kiệm nước là một trong cái “gói” gọi chung là ý thức bảo vệ môi trường. Dân càng văn minh thì ý thức này càng cao. Tuy nhiên, mặt trái của mức sống cao đó là xử dụng nhiều tài nguyên.

      Lấy ví dụ dân Mỹ rất có ý thức bảo vệ môi trường nhưng đồng thời, họ thải tới 40% thực phẩm làm ra. 25% số thực phẩm mua về sẽ bị thải. Mà để làm ra 1kg thịt bò thì mất tới 15 ngàn lít nước. Ăn nửa bỏ nửa, phí biết bao. Tương lai chắc phải làm thịt bò nhân tạo. Dùng năng lượng tái tạo. Vật liệu có thể tái sử dụng hoặc hửu cơ. Khunh hưóng dùng tre, hay gỗ bạch đàn thay cho các loại gỗ khác dùng sản xuất gỗ lát sàn nhà là một cách giúp môi trường. Tre 5 năm là khai thác. Bạch đàn cũng dễ trồng.

      Từ dạo Cali ra luật hạn chế xài bao nylon ở chợ, tôi thấy số rác nylon giảm ít nhất 90%. Nay thì tới lượt ống hút nhựa sẽ được thay thế bằng ống giấy.

      VN thiếu đất nên việc xử lý rác và nước lẽ ra sẽ phải tốn kém hơn. Nhìn bãi rác lộ thiên ở xã tôi mà thấy ớn. Xã nào có bãi rác của Huyện là xui mạt rệp. Rác trong nước đã lo chưa xong mà còn “quản” thêm rác nước ngoài thì dân VN lãnh đủ. Chôn, đốt không đúng cách đều ô nhiễm. Tuy nhiên, cách dùng vi trùng để xử lý rác là cách VN rất nên học. Nghe nói ở Tiệp dùng vi trùng chữa bệnh rất hay mà các nước khác không dám làm.

      1. Hugoluu

        Công nghệ biến nước sông thành nước sạch của Tiệp thuộc hàng đỉnh của thế giới.
        Một lần ngồi câu cùng anh bạn câu người Tiệp làm nhân viên nhà máy nước bên dòng VLTAVA chảy qua thủ đô Praha ,tôi hỏi ,nuớc của nhà máy lấy từ đâu ,anh chỉ xuống dòng sông nói ,ở đây ,tôi hỏi nước thải toàn thành phố chảy đi đâu ,cũng chỉ xuống dòng sông anh nói,thải ra đây(tất nhiên đã đuợc thu gom xử lý)
        Tất cả nước vòi trong nhà ,hay nơi công cộng đều uống trực tiếp được không cần đun sôi ,nó mát lạnh như nước suối hoàn toàn không có mùi thuốc khử FLO như nước ở Hà Nôi,gia nước ở Tiệp là 4 usd/M3(trong đó họ đã tính cả công xử lý nước thải )

        1. Mike

          Chắc đâu cũng vậy. Ở đây nước vòi cũng uống trực tiếp được (gọi là “tab water”). Đi các công viên trong thành phố hay lâm viên quốc gia (Yosemity, Bryce Canyon) đều có vòi nước uống công cộng. Nước không có mùi gì nhưng hơi lờ lợ, có lẽ do họ bỏ vôi, nên tôi không thích. Nước đóng chai cũng vậy, có vị lờ lợ.

        1. Mike

          Vâng ạ. Vi trùng là chữ trước kia hay dùng. Tiếng Anh là bacteria. Vi trùng có thể ăn tế bào ung thư hay ăn các loại vi khuẩn/trùng khác. Đại khái vậy thôi chứ tôi không rành.

  7. Mike

    Cali bắt đầu hạn từ 2013. Tới 2015 là kêu la oai oải. Năm 2015, tôi cũng phải làm lại cái vườn sau. Với 8 vòi phun, loại xoay qua lại, cho 1500 sqf cỏ, hao nước thấy mà sợ. Hàng xóm tôi thì thay cỏ thật bằng cỏ giả. Tôi đổ ximang và dành một phần cho vợ trồng cây. Vợ tôi dùng nước rửa chén, rau, để tưới cây.

    Dạo đó, một số nông gia ở Bắc Cali như Staton, Sacramento, ngưng trồng lúa và dùng số nước ấy bán cho nông gia Nam Cali ở chỗ Bakefield để họ tưới cây Almond và Pistachio. Nghe nói dân cư Cali chỉ xài 5% số nước. Số còn lại là do nông nghiệp xài. “Ác” hơn là có vùng trồng cỏ xuất khẩu sang TQ. Vì theo luật thì nông gia vùng nào đó sẽ được hưởng số nước tương ứng.

    Dân San Diego, mỗi người xài cỡ 380 lít nước/ngày (giảm 25% so với trước). Một phần khá lớn là dùng tưới cây, cỏ. 1/10 số nước thải ra vẫn được lọc để dùng trong công nghiệp và nông nghiệp. Hiện đang có dự án tái chế thêm 15% số nước thải để dùng lại cho sinh hoạt.

    Nước tái chế cho sinh hoạt sẽ được lọc sạch và diệt khuẩn, có thể uống được ngay, nhưng họ sẽ dẫn vào hồ chứa, hoà với nước sông với tỉ lệ 50/50 chẳng hạn. Vẫn như lâu nay người ta khoan sâu vào lòng đất bên duới hồ chứa để hút nước lên và xử lý trước khi đưa ra ngoài. Như vậy, nếu lở máy lọc chỗ tái chế bị hư mà đưa nước bẩn vào hồ chứa, thì đất đá duới lòng hổ vẫn đủ sức ngăn đuợc chất bẩn này. Và nhà máy lọc nước cũng đủ sức xử lý chất bẩn. Nếu chất bẩn là dầu mở thì nổi lên trên và càng khó mà thấm xuống sâu.

    1. Aubergine

      Một tài tử Hollywwood lén mua nước nguyên cả thùng to bằng xe tải để tưới cỏ ban đêm. Hàng xóm biết được, câu chuyện lên báo. Chị này phải trả tiền phạt cho thành phố và xin lỗi dân chúng vì đã phí phạm nước.

      Cách đây hơn 10 năm, khi xây nhà trên đồi, cậu em tôi mua 1 bình chứa khá lớn rồi đặt đằng sau nhà để chứa nước mưa, trên được che bằng một sân gỗ (wooden deck). Lúc đó nhiều người cười cho là cậu gàn dở. Mấy năm sau hạn hán xảy ra, cậu vẫn ung dụng có nước để rửa bát, giặt giũ, tưới vườn rau . . .

    2. TM

      Năm rồi tôi trở lại Cali thì thấy cây cỏ xanh tốt hẳn lên, vì nằm 2016, 2017 Cali được nhiều mưa. Hình như bây giờ Cali đã hết hạn hán?

      Hạn hán ở Cali thì đã có “truyền thống” lâu đời. Những năm 1980 tôi mới sang tỵ nạn nghe mấy bà làm cùng văn phòng than thở: ” Vì hạn hán nên chúng tôi không được tưới cỏ”. Tôi phì cười: “Bà ơi, ở xứ tôi người ta không có nước tắm giặt!”

      Mẹ tôi kể ngày xưa sang Cao Miên chơi (tên gọi thời đó), thấy các cô thôn nữ chiều chiều rủ nhau đi tắm. Họ quấn sarong lên đến ngực, múc nước từ giếng hay ao lên, rồi dựa lưng vào nhau xối nước từ trên đầu xuống, một gáo nước xối ướt 2 người.

      1. Bành Tư

        Mới bị la mắng sơ sơ đã tủi thân rồi vậy mà đòi đi tu ,xứ lạ quê người ai chẳng vất vả ,từ từ rồi mới cá vượt vũ môn chứ !

  8. TM

    Ngày nay tôi vẫn quý trọng nước và cố gắng tiết kiệm:

    – Không bao giờ vặn nước để chảy không trong lúc đánh răng, rửa bát hay rửa rau.

    – Dùng máy giặt tiết kiệm nước, dùng bồn cầu tiêt kiệm nước.

    – Rửa rau thì hứng vào thùng để tưới cây.

    – Khi vào phòng tắm, trong khi mở nước chờ cho đúng nhiệt độ thì hứng vào thùng để “châm” vào bồn cầu. v.v.

    1. Aubergine

      Chị TM ơi, bài chị viết về chuyện vượt biên làm tôi chẩy nước mắt. Gia đình tôi may mắn có anh rể giúp đỡ, nếu không chắc nằm dưới đáy biển rồi.

      1. TM

        Cảm ơn chị Cà. Những chuyện được kể lại là chuyện vui chị ạ.

        Những chuyện không được kể lại, vì nạn nhân đã mang theo vĩnh viển, mới là chuyện buồn.

        Tôi những tưởng sau khi đã trải qua nguy nan chết người trong chuyến vượt biên kinh hoàng như thế thì chuyện gì mình cũng khắc phục được. Nhưng không, sau này sang Mỹ bắt đầu làm lại cuộc đời đã có những lúc tôi suy sụp tận đáy tưởng chừng không ngóc lên được. Những giấy phút đó tôi tự hỏi: “Mình đã vượt qua bao sóng gió hiểm nguy mà tồn tại được, bây giờ sao lại ngã quỵ trước nghịch cảnh như thế này?”

        Mới biết thử thách mỗi chặng đời mỗi khác. Trở ngại sóng gió, đói khát dễ khắc phục hơn là bị đối xử tàn tệ, bị khinh bỉ, đay nghiến, xem thường, v.v.

        1. Hugoluu

          Chị TM bị ” xử tàn tệ, bị khinh bỉ, đay nghiến, xem thường, v.v.”‘ từ dân bản xứ hay từ những người đồng hương của mình ,tôi thì đến từ dân bản xứ là chính,chủ yếu do mình không biết tiếng .

        2. TM

          Tôi thì bị đồng hương của mình xem thường hugo ạ. Có những người vẫn mang tính quan liêu phong kiến như từ thời Chị Dậu.

          Ngày tôi chân ướt chân ráo xách giỏ tỵ nạn sang Mỹ, giấy tờ bằng cấp của tôi còn để tất cả tại VN, đi vượt biên làm gì mang bằng cấp theo. Nhà cửa không có, bằng lái xe không, xe cộ không, không có phương tiện đi lại tìm việc. Tôi đến làm việc tại một nhà hàng VN. Hằng ngày gia đình chủ ăn uống tại nhà hàng nên bếp núc không dùng đến. Họ đặt một cái giường tạm (như ghế bố) tại nhà bếp, treo một tấm màn che lại cho tôi ở. Hằng ngày ông bà chủ đánh xe ra tiệm thì tôi leo lên ngồi ghế sau đến tiệm làm. Thỉnh thoảng ông chủ lại lên giọng chủ nhân: “Cô TM này, cô đến đây ngồi tôi dạy cho cô biết nhé. Cô làm việc nhanh nhẹn lên nhé. Cô chậm chạp như thế thì cô ra đường cạp đất mà ăn nhé.” Đêm về tôi khóc suốt đêm, sáng ra mắt sưng vù nhưng vẫn phải cắm đầu đi làm, chẳng có đường nào thoát ra.

          Sau này cuộcc đời đỡ khổ hơn. Tôi khuyên những người mới sang: “Có đói thì ra McDonald mà tìm việc làm. Họ trả lương mình tối thiểu nhưng lòng tôn trọng con người của họ không tối thiểu.”

          Hay là nghe lời Mike, đi làm tiệm nail? 😜

        3. Hugoluu

          Tôi may mắn không phải đi làm thuê cho những người đồng hương(sau cách mạng nhung tất cả người VN bên Đông Âu đều đi lên từ bàn tay trắng) nên không gặp cảnh như chi ,nhưng thỉnh thoảng tôi có nghe những người làm thuê nhà hàng chủ là người VN hắt hủi họ ,nhiều người nói làm thuê cho chủ tiệm người Tàu còn thích hơn ,đấy là khoảng 10 năm trước ,bây giờ gió đã đổi chiều ,lao động xứ ĐÂ đang thiếu ,chủ đối đãi không tử tế họ bỏ đi ngay nhất là những người đầu bếp giỏi ,thợ giũa móng hay đôi khi còn chỉ đạo cả chủ tiệm.

        4. Mike

          Hình như nghề nail chưa thịnh hành vào thời chị TM sang?

          Tôi thì lúc mới sang, được một gia đình làm chủ tiệm nail bảo trợ, nghe nói họ thu vào một tháng cả chục ngàn. Tiệm nằm ở ngay trong khu shopping lớn. Thời năm 1992, lương kỹ sư điện mới ra trường đâu cỡ 30ngàn/năm. Tôi đã muốn đi làm nail để mở tiệm rồi đó chớ. Kẹt cái là mấy lần ra chơi, thử vào ngồi một lát xem sao mà không cách gì chịu nỗi cái mùi acetol, thậm chí mùi nước sơn cũng không chịu nỗi, rất khó chịu.

          Tuy nhiên, sau đó vài năm thì có nhiều tiệm mở bên ngoài khu shopping và họ cạnh tranh giá cả nên tiệm người bảo trợ tôi phải bỏ. Họ mở tiệm vài lần nữa nhưng đều thất bại.

          Đi học thì ra đi làm, không giàu nhưng khoẻ.

        5. Cố Nhân

          Tháng 8 năm 1982, người viết những giòng chữ này, nhập trại Chimawan. Khoảng 1 tuần sau, có nghe tin 1 ghe khởi hành từ Bến Tre, rồi trôi dạt đến Hongkong sau khi trãi qua cảnh thương tâm, liên quan đến thân xác đồng loại trên cùng chiếc ghe. Trong số những người vượt biển có 1 người nữ, đã tốt nghiệp Cử Nhân, ban Anh Văn, được nhập bệnh viện Hongkong. Sau khi xuất viện, người nữ đó đã trở thành 1 celebrity của trại Chimawan, mỗi khi người nữ đó sánh vai, trò chuyện bằng Anh Ngữ cùng nữ A-Xề (nữ cảnh sát Hongkong). Người viết những giòng chữ này, nhỏ tuổi hơn người nữ đó, khi ấy chỉ còn nhớ lỏm bỏm vài chữ Anh Ngữ, nên đã nhìn hình ảnh người nữ đó trong sự ngưỡng mộ. Sau này, trong lớp học Anh Văn tại Philippines, người viết những giòng chữ này đã gặp một cô gái trẻ tên Hạnh, người cùng ghe với người nữ đó.
          Dù không phải trãi qua cảnh thương tâm, bi đát, như chuyến vượt biển của người nữ đó, nhưng chuyến vượt biển của người viết những giòng chữ này cũng chẳng xuôi chèo, mát mái. Điểm nổi bật là từ ngày rời Việt Nam cho đến ngày được leo lên xà lan ngoài khơi Hongkong, thời gian thì thiếu 1 tuần là đầy 2 tháng, trong đó có 40 ngày sống trên 1 hòn đảo nhỏ ở Trung Cộng.
          Sau kinh nghiệm sống chết trên biển khơi, người viết những giòng chữ này, đã có ý thức được thế nào về những gì thật sự quan trọng của cuộc sống. Sau kinh nghiệm sống chết trên biển khơi, người viết những giòng chữ này, đã vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, hoàn thành học vị Cử Nhân Điện tại Memphis State University và Cao Học Công Nghiệp tại Texas A&M University. Sau kinh nghiệm sống chết trên biển khơi, người viết những giòng chữ này, chỉ có nỗi buồn vì 1 mình cô đơn trên xứ người, nhưng người viết những giòng chữ này chưa bao giờ ngã lòng trước bất cứ trở ngại nào. Bí quyết của người viết những giòng chữ này là dựa trên niềm tin. Từ niềm tin, người viết những giòng chữ này đã áp dụng các điều sau đây:
          -Người viết những giòng chữ này đã vận dụng 1 câu của Người Nhái (Navy Seals) “Navy Seals must success where other failed,” thành kinh- nhật-tụng “[Tên của người viết những giòng chữ này] must success where other failed.”

          -“Cúi đầu xuống mà học
          Gầm đầu xuống mà đi
          Trước mặt ta nỗi nhục
          Sau lưng ta nỗi buồn
          Có gì mà vui sướng
          Có gì mà huyên hoang”

          -“Cay đắng chưa từng, sao biết ngọt
          Cơ hàn chưa trãi, hiểu chi đời
          Mắt chưa đẫm lệ, tim chưa xót
          Sao hiểu sâu xa nghĩa tiếng cười”

          Sau 22 năm làm viên chức cho chính phủ liên bang Hoa kỳ, người viết những giòng chữ này đã về hưu từ năm 2011; kể từ ngày đó cho đến ngày hôm nay, người viết những giòng chữ này chưa từng phải đi làm 1 ngày nào cả trong mục đích kiếm sống (chỉ làm việc thiện nguyện).

          Lời cuối, xin gởi lời chào người cùng trại Chimawan.

  9. TM

    Tôi đã “có dịp” hiểu rõ tầm quan trọng của nước cho sự sống còn của con người trong dịp vượt biên năm 1982.

    Chiếc ghe bé teo chở 27 người, từ cụ già 72 tuổi đến em bé 20 tháng, xuất phát từ Bến Tre, dự định sẽ mở máy đi ngược gió Nồm xuống Mã lai hay Indonesia trong 3-4 ngày.

    Nào ngờ khi vừa ra khỏi hải phận, anh tài công vì vất vả cả đêm chèo chống, đã kiệt sức gục xuống ngủ một giấc. Khi anh tỉnh dậy thì hỡi ôi, nước biền tràn vào hầm máy, và con F10 tắt tị tự bao giờ.

    Mọi người ra sức sửa máy nhưng vô vọng. Kiểm soát lại thực phẩm và nước uống trên tàu thì còn lại 10 thùng nhựa 20 lít chứa nước (mang theo 20 thùng nhưng mọi người say sóng vật vã đã nằm lên làm vỡ hết 10 thùng). Thức ăn thì có một bao cam cũng bị đè vỡ nát phải vất xuống biển, một bao củ sắn (củ đậu), và một thùng đường chảy. Không một hạt gạo, vì mọi người đồ sau vài ngày say sóng sẽ đến bờ mới, cần gì thổi cơm.

    Anh thuyền trưởng cho biết từ nay thuyền chỉ có thể nương theo gió Nồm thổi ra hướng Bắc, yêu cầu tiết kiệm thực phẩm và nước uống, mong rằng 10-15 ngày sau sẽ đến Phi, ngang vĩ tuyến với Nha Trang hay Đà Nẵng.

    Mỗi ngày mỗi người được phát một nắp nhựa nước (nắp đậy thùng nhựa, độ 1/4 cốc nước nhỏ) vào buổi sáng, trưa, và chiều. Thức ăn chia ra thì tôi được hơn chục củ đầu nhỏ, mỗi ngày ăn 1 củ, cũng chia làm 3 ăn sáng, trưa, và chiều.

    Cứ thế con thuyền bé nhỏ chòng chành trôi trên biển, hết ngày dài lại đến đêm thâu. Những lần chợt thoáng thấy tàu bè từ xa tít, những lần nghe tiếng máy bay trên đầu ban đêm, cuống cuồng lấy quần áo nhúng dầu thắp sáng để kêu gọi cứu giúp, đều đưa đến tuyệt vọng khi “cứu tinh” từ từ trôi khỏi tầm mắt.

    Đến ngày 15 vẫn chưa thấy đất liền, Phi hay Mã ở đâu cả. Nước uống chỉ còn lại một thùng rưỡi, nguồn sống đang cạn kiệt dần. Tôi nhìn quanh mà không biết ai sẽ “đi” trước, lòng định sẵn bao giờ kiệt sức sẽ bỏ giấy tờ vào quần lót, hy vọng ai vớt được xác mình sẽ thông báo cho gia đình biết.

    Đêm đó trời đổ cơn mưa to! Mọi người cuống quit lấy tấm nylon căng ra hứng nước, được thêm 2 thùng nữa. Sống sót rồi! Cái chết đã bị đẩy lui vài ngày nữa.

    Trên tàu ăn khao, cho mọi người được phát thêm một phần nước “ngoài tiêu chuẩn”. Lúc này tôi mới dám khui hộp sữa đặc mang theo ra dùng, vì những ngày trước cổ họng khô rát, không thể nào nuốt sữa đặc được. Quậy ra ly nhỏ chia với cậu em nằm bên cạnh, chị một muỗng, em một muỗng. (Sau này lên đảo cậu ấy qua đời vì lao, và từ đó tôi luôn thử lao dương tính.)

    Đến sáng ngày thứ 18 tỉnh dậy nhìn quanh bỗng thấy nước biển xanh nhạt như đang ở gần bờ chứ không xanh thẫm, nhìn xuống thấy tận đáy, nhưng sao chung quanh không có bến bờ gì cả! Thì ra mình đang ở trên một đảo san hô!

    Nhìn ra sau đuôi tàu, lần đầu tiên thấy một chiếc tàu to thật gần, gần đến độ độ thấy được người ta chạy qua chạy lại chỉ chỏ vào tầu mình. Rồi họ cho vài người xống ca nô nhỏ chạy đến hướng mình. Mọi người trên tàu thúc dục tôi: “TM! Chuẩn bị nói tiếng Anh với mấy anh Phi này xin cứu giúp!” OK, được thôi mà!

    Khi họ cặp sát thì lại xí xa xí xô toàn tiếng Quảng đông. Thì ra mình đã trôi dạt đến tận Hong Kong.

    And the rest is history! Chuyện gần 40 năm trước mà cứ như mới xảy ra ngày hôm qua.

    1. Mike

      May quá, không dạt vào TQ. Cũng là may vì HK nói tiếng Anh ngon lành.

      Tôi thì chạy giặc từ Đà Nẵng vào Cam Ranh mà lênh đênh trên biển cả tuần.

      Từ cảng Đà Nẵng, ca-no hải quân chở ra khơi. Lên xà lan rồi qua tàu lớn. Người thì đông mà tàu thì chỉ có một. Chen nhau rớt lỏm bỏm. Mà đã rớt thì khó có chuyện sống. Cầu thang chính quá đông. Họ còn thả cầu thang dây. Khe hở giữa xà lan và tàu vừa nhỏ vừa cứ bị dập ra dập vào. Biển đêm thì đen đặc. Mọi người lo tự cứu mình.

      Cho tới lúc trời sáng thì tàu đầy và số người còn lại cũng đầy trên 6, 7 chiếc xà lan. Một hai ngày sau, một tàu đánh cá cỏn con của Nhật đi ngang, thương tình kéo một lúc 6, 7 cái xà-lan. Chạy chậm rì. Đi vào tới Quảng Ngãi thì có xà-lan bị đứt dây, tàu Nhật kia phải vòng vo đi kiếm cả đêm.

      Có vài tàu cá VN chạy ra bán nước. Ba tôi mua được một ấm thì đi chừng 5 mét từ mép vô tới chỗ ngồi là người ta giành nhau đổ sạch không còn một giọt. Thất kinh vì chút nữa họ đạp dẹp thằng em 2 tháng tuổi của tôi.

      Tới ngày thứ tư trên biển thì có cơn mưa cứu đời. Sang ngày thứ bảy thì có tàu buôn của Mỹ vớt đưa vào CR.

      Lúc đó tôi cứ thắc mắc sao không múc nước biển lên uống. Được giải thích là uống vô sẽ khát thêm nhưng tôi không tin. Đó là kinh nghiệm khát nước đầu đời. Khi đã khát thì đói chỉ là chuyện nhỏ. Nhịn ăn dễ hơn nhịn uống nhiều. Nhịn ăn thì có thể nhịn 40 ngày chứ nhịn uống thì chắc cỡ 5 ngày là tiêu.

      1. TM

        May mà Mike không quẩn trí đến uống nước biển. Có nhớ những lần tắm biển bị song đánh ngã nhào, lỡ uống một ngụm mà nó mặn chát trong miệng cả ngày không? Số chưa tới, chứ không giờ này mỗi năm được ăn hương ăn hoa của gà khỏa thân rồi.

        1. Mike

          Nếu tôi được phép thì tôi đã uống, chơ sợ gì ai? Xà-lan cao cở mét rưởi, làm sao mà lén lút cúi xuống múc lên uống được? Ra gần mé của nó đã thấy sợ vì không biết bơi.

    2. Hugoluu

      Chuyện vượt biên của chị TM hay thế mà bây giờ mới kể ,trong trại Hồng Kông chắc cũng có nhiều chuyện ,chị có thể kể ra được không? Làng tôi cũng có vài người vượt biên sang Hông Kông ,họ đi mạn Hải Phòng,Quảng Ninh sang nên ít gặp bão hay cướp biển hơn những người đi từ Miền Trung hay Nam Bộ.

      1. TM

        Cảm ơn hugo. tôi có viết lại một hồi ký để sau này cho con cháu biết.Không muốn rinh ra đây chiếm đất bác Cua, nên chỉ tóm tắt lại kinh nghiệm về nước uống thôi.

        Vâng, tôi ở trại Hong Kong một năm rồi mới được sang Mỹ.

        1. Hugoluu

          Tôi có đứa em trong họ (Lưu) cũng khoảng thời gian đó vượt biên sang HK ,vào trại khai là chống chính quyền nên phải vượt biên ,người của trại hay cao uỷ LHQ gì đó về tận nhà điều tra phát hiện cu cậu chỉ là thanh niên lông bông lêu lổng lúc còn ở VN nên đơn xin định cư bị bác ,trong thời gian ở trại cu cậu tham gia băng đảng Hải Phòng chuyên đi đánh lộn ,thấy ngực trái có vết sẹo khoe một lần giao tranh bị đối phương xiên tí nữa thì trúng tim , tôi thấy đám HP cùng ở trại HK về nể nó nó ở khoản đánh nhau lỳ lợm nên cũng tin,ở trại đâu quãng 5 năm thì phải về ,ở nhà được 10 năm chạy vạy thế nào nó lại đi được thẳng sang Mỹ cuối 9x ,sang đó không biết tiếng ,không nghề nhiệp ,bằng cấp nên nghe phong phanh tham gia băng đảng trồng cần sa vài năm bị bắt ngồi tù không biết bây giờ đã ra chưa, bây gời gần 60 rồi mà vẫn chưa vợ con gì cả.

        2. Mike

          Tuổi gì thì tuổi, sang đây làm Nail là đủ sống và có thể sống lương thiện. Chỉ cần chịu khó sang các bang heo hút ít người Việt là kiếm việc Nail dễ dàng. Có nghề thì có vợ cũng dễ. Kẹt lắm thì về VN vỗ ngực “anh là phó giám đốc công ty dịch vụ làm đẹp”. Mà cũng chẳng cần phó giám đốc, cứ nói trắng ra em nào muốn đi Mỹ thì theo tôi là có vợ một giờ như gió.

        3. Hugoluu

          Tôi mới chek-in về thì biết bây giờ nó đã ra tù ,đang sống vưởng bên Canada với cô bồ già gốc ngưòi HP.

    3. PV. Nhan

      * Cũng may không chịu làm công nương Thủy Thần, không an nghỉ trong bụng cá nên nay hang Cua có còm sĩ viết còm hay, tích cực. Khen lắm lắm..

      1. TM

        Vâng, số con rệp thì lầm than thế đấy.

        Chả bù người đẻ bọc điều thì thượng máy bay vi vút. Mike nhỉ? 😜

    4. ChânĐất

      Trừ khi bị trù dập thì mới nên bỏ ra đi chứ cuộc sống ngay cả thời bao cấp cũng chẳng có gì là ghê gớm vậy mà sao thiên hạ lại ra đi ?

      Bỏ xứ, bỏ quê, quay lưng nhìn đến nơi chốn khác, khi không bị trù dập, đôi khi ở trong diện được ưu đãi, là quyết định đúng hay sai ? Tôi chưa tìm ra được câu trả lời.

      1. TM

        Gia đình bác CĐ di cư vào Nam hình như cũng không phải vì bi trù dập? Chỉ vì bà cụ không nhìn thấy tương lai cho con? (Trù dập khác với tất cả đều bình đẳng bước vào giai cấp vô sản).

        Bác ra đi du học hình như cũng không phải vì bị trù dập ở quê nhà? Bác ở lại Pháp không về lại miền Nam cũng không phải vì thấy trước sẽ bị trù dập?

        Khi người ta, nhất là người Việt, bỏ xứ ra đi, đó là một quyết định không hề dễ. Chẳng phải vì hời hợt ham mê “bơ thừa sữa cặn”. Trường hợp của tôi là vì tôi không còn tin tưởng vào chế độ, vào tương lai nữa. Nếu thiếu thốn khổ cực mà thấy được tia sáng nhỏ cuối đường hầm thì người ta sẽ chịu đựng. Nếu nhìn quanh thấy “hết thuốc chữa” thì người ta không muốn ở lại nữa.

        1. Hugoluu

          Vì không bị trù dập nên cụ CĐ ít hằn học ác cảm với chế độ hiện nay hơn.

        2. ChânĐất

          Hai nhận xét khác nhau, như hoàn toàn đối nghịch :

          – “Hết thuốc chữa”,
          – “Chưa bao giờ đẹp thế bao giờ !”.

          Vậy nên tin ai đây ? 🙂

        3. ChânĐất

          Hôm qua đi gặp lại một số bạn bè cũ. Ngồi bên cạnh một anh, xưa (và nay vẫn) thiên tả. Anh ta đã có dịp đi du lịch, từ HN lên đến Bắc Kinh bẳng xe lửa.

          Nhân dịp đó anh ta đã đi ngang qua cửa khẩu Nam Quan.

          Anh ta cho rằng Km Zéro, 200 m đặt rời sâu xuống phía VN nơi đó là hợp lý vì nước Pháp hồi xa xưa đã chiếm Ải Nam Quan của nhà Thanh.

          Anh ta “ca tụng” TGV của TQ ghê lắm, tuy đã chỉ đi hạng cá kèo.

          Tôi cười và phán : “- TGV của TQ tôi cũng đã đi, cũng đi một đoạn trên con đường đó nhưng chiều ngược lại. Hạng nhì hay hạng nhất của TGV TQ vẫn thua xa TGV của Nhật , của Đức, hay của Pháp !”.

          Gặp mấy tay (trẻ hơn tôi) chém gió, tôi chỉ cần phán nhè nhẹ là đủ !

        4. ChânĐất

          Đời sống man dại nơi thành phố / Căn nhà cuối cùng :

          TB : hy vọng sẽ được tuyển chọn để in lịch năm 2021.

        5. ChânĐất

          Kỳ đi lòng vòng mấy nơi chốn cũ của bên vợ tôi đã chịu khó mang theo hai máy chụp ảnh.

          Cả hai đều tốt nhưng nay đã bị máy mới thay thế. Để xem thiên hạ chê hay khen rồi tôi mới quyết định. Ít khi tôi mua máy kiểu vừa mới ra.

          Máy cũ cũng đã đủ tốt. Đổi máy mới để có dịp học thêm và thêm hứng đi ra ngoài.

          Tb: máy tốt giúp điều chỉnh nhanh, theo đúng ý mình. Có thể chụp được ở nhiều nơi và nhiều lúc.
          Có máy tốt, ít khi hình bị hỏng.

  10. phó thôn

    Càng đi càng thấy mình nhỏ bé. Cụ Tổng Hay ạ
    Em góp 2 câu
    Thưa rằng thân có xác xơ
    Nhưng tình vẫn sống bên bờ hồn nhiên

    1. PV. Nhan

      *Cùng Phó Thôn:
      Tình vẫn sống hồn nhiên sao được
      Vẫn đắn đo cơm áo gạo tiền
      Sông Đà nước bẩn…liên miên
      Tiền mua nước sạch đảo điên nhà nhà…

  11. Ngọ 1000 ngàn usd

    Nước cũng là vũ khí cực đáng sợ.
    – đọc báo, Ấn đang dọa Paki, sẽ không cho một giọt nước nào chảy sang đối thủ bằng cách nắn lại sông…gì đó.
    – sợ, một tỷ dân Tàu chơi bẩn VN bằng cách kéo nhau ỉa đái ra thượng nguồn sông Hồng mỗi khi mót. Làm thế thì cả Bắc Bộ đều nguy cấp.
    Cũng no, Tàu khùng nên cho lắn sông Hồng, không cho giọt lước lào chảy vào đất Việt thì cả Bắc Bộ không có lước để mà đái.

    1. huuquan

      Thế còn sông Mê Kông thì sao hả cụ? Người bạn 16 chữ vàng mà xả xuống thì có tới 4 nước chết

      1. Ngọ 1000 ngàn usd

        Quan hưu ơi.
        Miên thì đang được Tàu nuôi, Xiêm đang bỏ Mỹ để ôm Tàu, Ai Lao thì Tàu đang ve vãn. Vì vậy, Mê Kông Tàu sẽ để yên, chỉ làm thủy điện thôi. Chỉ có Việt Nam là đang cản trở mộng bành trướng nên sông Hồng có thể sẽ là vũ khí của Tàu để khuất phục người Việt.

  12. ChânĐất

    Mấy bà mấy cô nên bớt mua áo quần mới nha. Một chiếc áo phông ba lỗ thôi mà đã tốn gần 3.000 lít nước.

    Bởi vậy chân tôi không mang bí tất vừa đỡ mùi vừa bảo vệ môi trường. 😀

  13. Aubergine

    Bài viết thật đúng lúc.

    Về Hà Nội thấy họ hàng, người quen phí nước, phí giấy làm tôi xót xa cho môi trường.

    Mấy năm nay (2015-2018) vùng vịnh bị hạn hán, người dân để vườn cỏ khô rồi chết từ từ. Một vài nhà bí mật tưới cỏ ban đêm, hôm sau nhận được thư nặc danh tố khổ chủ nhà đã phí nước. Mấy lần khách ở xa đến, tôi không dám để họ rửa bát. Các trường đại học yêu cầu nam sinh viên nội trú mỗi sáng nên đi tiểu và tắm cùng lúc. Các cháu nhà tôi được lệnh không giật cầu sau khi tiểu tiện.

    Chính quyền địa phương kêu gọi người dân tiết kiệm nước, không ngờ bà con vuot quá cả chỉ tieu (15%). Năm 2016, số nước dùng ở San Jose giảm 30%.

    Cảm ơn anh Hiệu Mình đã làm bổn phận công dân toàn cầu rất chu đáo.

  14. KTS Trần Thanh Vân

    “Góp vui” một tin đáng sợ
    Tin mới toanh

    https//vtc.vn/mot-canh-bao-ve-con-duong-diett-chung-d504387.html

    1. KTS Trần Thanh Vân

      Phải bê cả bài

      Một cảnh báo về con đường diệt chủng
      Thứ Ba, 15/10/2019 17:25 PM GMT+7

      (VTC News) – Thảm họa sẽ xảy ra tức khắc, nếu số dầu thải đổ trộm ở con suối đầu nguồn sông Đà bị thay thế bằng một loại chất kịch độc không màu, không mùi khác.
      Nguồn nước sông Đà nhiễm dầu: Viwasupco khẳng định nước không chứa độc tố
      Ảnh: Sợ nước bẩn, người già, trẻ nhỏ khu đô thị Linh Đàm đổ xô đi lấy nước sạch miễn phí
      Suýt chút nữa, Hà Nội đã rơi vào một cuộc Shoah – đại thảm họa. Nhân mạng có thể đã bị xóa sổ một phần, một nửa hoặc toàn bộ mà không cần đến tiếng nổ của một quả bom hạt nhân nào cả.

      Tôi không thổi phồng nỗi sợ hãi hay đưa thông tin đe dọa mà đang cảnh báo rất thật. Thảm họa sẽ xảy ra tức khắc, nếu số dầu thải đổ trộm ở con suối đầu nguồn sông Đà đã phát hiện bị thay thế bằng một loại chất kịch độc không màu, không mùi khác.

      Cùng với sự quan liêu, tắc trách, vô trách nhiệm như hiện tại, 8,5 triệu dân Hà Nội có thể đều đã thiệt mạng trước khi kịp hiểu chuyện gì xảy ra.

      Mãi đến sáng 14/10, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mới cho biết thông tin về nguyên nhân nguồn nước sinh hoạt cấp cho dân Hà Nội nổi váng, có mùi hôi và màu đen kịt, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ. Trước đó thì không ai hiểu chuyện gì.

      Mot canh bao ve con duong diet chung hinh anh 1
      Để ngăn dầu thải phát tán, người dân dựng một cái đập thô sơ trên con suối dẫn nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà.

      Ông dẫn báo cáo từ Sở Tài nguyên Môi trường Hòa Bình, thông báo: “Người dân phản ánh phát hiện xe tải 2,5 tấn đổ trộm dầu ra khe núi thuộc xã Phúc Tiến tối 8/10. Sau đó, địa bàn có mưa to dẫn đến dầu từ khe núi chảy xuống suối Trâm xã Phú Minh (Kỳ Sơn, Hòa Bình) và lan đến kênh dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà” (VnExpress).

      Cùng với sự quan liêu, tắc trách, vô trách nhiệm như hiện tại, 8,5 triệu dân Hà Nội có thể đều đã thiệt mạng trước khi kịp hiểu chuyện gì xảy ra.
      Thử hình dung, nếu việc đổ trộm chất thải kia không chỉ đơn thuần là một hành vi vô ý thức, vô đạo đức mà cao hơn, một âm mưu cố ý; nếu chất thải không phải là dầu cặn mà là chất kịch độc được tính toán, lựa chọn trước.

      Là Cyanure chẳng hạn. Chất độc Cyanure “sẽ ngay lập tức gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. Chỉ cần 50mg – 200mg Cyanure hoặc hít phải 0,2% khí Cyanure, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành” (Wikipedia).

      Nên nhớ, dầu cặn hôi thối, có màu đen kịt, nổi váng khi hòa nước, dễ nhận biết. Cyanure thì không màu, không mùi, tự phân hủy và biến mất sau 24h. Khi đã nhiễm vào cơ thể ở bất kỳ đường nào (tiêu hóa, hô hấp, máu), “sát thủ” này cũng không để lại dấu vết, không thể tìm thấy khi khám nghiệm tử thi.

      Đại thảm họa Formosa xảy ra năm 2016, nguyên nhân chính là do Cyanure dùng trong việc súc rửa đường ống cống của nhà máy xả thẳng ra biển. Khi mổ cá chết để khám nghiệm, phân tích, dấu vết của nó đã không còn tồn tại.

      “Phù thủy” Lê Thanh Vân, tội phạm tàn ác nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, trước khi đền tội đã liên tục đoạt mạng 13 người trong 3 năm (1998 – 2001) mà không hề bị phát hiện, thậm chí bắt rồi cũng phải thả vì không có bằng chứng. “Mụ phù thủy” này đã sử dụng Cyanure để hạ độc các nạn nhân, không để lại dấu vết.

      Mot canh bao ve con duong diet chung hinh anh 2
      Con suối Khại dẫn nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà (xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình) bị nhiễm bẩn do dầu thải.

      Hydro Cyanure chính là loại khí được Đức quốc xã bơm vào phòng hơi ngạt trong các trại tập trung, giết chết 6 triệu người Do Thái và hơn 5 triệu thường dân không phải Do Thái trong 4 năm 1941-1945, tạo ra một kỷ Holocaust (kỷ tận thiêu) hay còn gọi là thời đại Shoah (đại thảm họa) trong lịch sử.

      Nói tóm lại, tai họa luôn chực chờ và có thể xảy ra trong chớp mắt. Nó càng dễ bất thình lình xảy đến hơn, khi Việt Nam vẫn cứ là xứ sở của “con voi chui lọt lỗ kim” trong trách nhiệm. Từ ngày 9/10, nhà máy đã phát hiện ra vụ đổ dầu cặn, ngày 10/10 đã huy động, thuê người vớt dầu. Thế nhưng, nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng ấy vẫn được cung cấp về cho dân Thủ đô sử dụng, không đi kèm cảnh báo nào cả.

      Ngày 14/10, ông Hoàng Văn Thức khẳng định: “Doanh nghiệp biết nguồn nước ô nhiễm mà vẫn cấp cho người dân thì phải chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, nếu là Cyanure, xem như khẳng định đanh thép đưa ra sau 5 ngày này sẽ là hoàn toàn vô nghĩa, vô tác dụng vì không cứu được ai cả. Thậm chí bản thân ông cũng không có cơ hội tồn tại để đưa ra phát ngôn.

      Không chỉ Hà Nội, không chỉ là trong nguồn nước sinh hoạt. Cyanure đang được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ, công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu, đặc biệt là công nghiệp luyện cán thép… đều xả ra Cyanure. Việc súc rửa đường ống xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy cũng không thể thiếu Cyanure (để hòa tan và loại trừ kim loại nặng tồn dư).

      Bài liên quan
      Nước nhiễm dầu nguy hại đến sức khỏe thế nào?
      Nước nhiễm dầu nguy hại đến sức khỏe thế nào?
      Trong khi đó, việc kiểm soát xử lý nguồn xả thải lại hết sức lỏng lẻo. Trong nhiều trường hợp (nếu không nói là phần lớn), nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đã bị xả thẳng ra môi trường, mang theo đại họa có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Đại thảm họa Formosa 2016 không phải là trường hợp duy nhất, và e cũng không phải trường hợp sau cùng.

      Từ khoảng 30 năm nay, Cyanure cũng là thành phần không thể thiếu để phục vụ việc “đánh hóa” quặng, xái vàng ở các khu vực bãi vàng Phước Sơn, mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) và bất kỳ bãi vàng tự phát nào khác trên toàn quốc.

      Tất nhiên, nước thải sau khâu “đánh hóa” cứ vô tư tuôn xuống khe suối và đổ xuống các dòng sông, mang theo sát thủ không hình hài. Có cầu ắt có cung, Cyanure buôn lậu vẫn được tuồn hàng tấn cho dân đào vàng.

      Ông Hoàng Văn Thức đã giận dữ gọi hành vi đổ trộm dầu thải ở Hòa Bình là “vô trách nhiệm” và đề nghị truy tìm thủ phạm, xử lý nặng. Sẽ nghiêm trọng hơn nhiều, nói không ngoa, đó là tội ác, nếu hành vi vô ý thức bị thay bằng một âm mưu, thay dầu cặn bằng một loại hóa chất cực độc.

      Đã là âm mưu thì điều gì chẳng có thể xảy ra. Và Cyanure cũng không phải là loại chất cực độc duy nhất. Và khi đó, vô trách nhiệm cũng chính là tội ác diệt chủng!

      Ảnh: Cận cảnh con suối đen sì gần nhà máy nước sạch sông Đà bị ‘đầu độc’ bởi dầu thải
      Ảnh: Cận cảnh con suối đen sì gần nhà máy nước sạch sông Đà bị ‘đầu độc’ bởi dầu thải

      Con suối Khại dẫn nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà (xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình) bị nhiễm bẩn do dầu thải đổ vào đầu nguồn.

  15. Về tiết kiệm nước, đọc từ lâu không nhớ từ nguồn nào:
    1. Người Đức, ráng nhịn để đến khi tắm thì tè luôn để tiết kiệm nước.
    2. Lại người Đức, từ vài thập niên gần đây, khuyến cáo và thậm chí bắt buộc đàn ông phải ngồi tè, lý do : Rất đơn giản, đứng tè thì văng tùm lum tốn nước dọn vệ sinh

    1. Hugoluu

      Tôi cứ xuống nước là hay tiểu tiện (dù là bể bơi hoặc bãi biển) tôi đoán các cụ khác cũng thế ,vì hồi bé đi chăn trâu tôi thấy con nào khi xuống nước nó cũng rất hay đái,

      1. Hugoluu

        Nuôi chó tôi thấy chó cái nhịn đái tốt hơn chó đực ,đi học tôi thấy bên WC nam thường đông hơn WC nữ ,rất có thể chị em ít khi tè hơn khi xuống nước,

      2. hg

        Con trai tôi lúc bốn năm tuổi gì đó đươc đi tắm biển Lăng cô. Dang tắm thì cháu cuống quýt chay lên bờ tìm nhà vê sinh để đi tè. Gdinh ở VN ngac nhiên hỏi sao không tè trong biển, cháu nói cô giáo day phải di tè đúng chỗ. Theo tôi thì biển có thể tha thứ đươc chứ hồ bơi thì quá thiếu văn minh khi đi tè trong hồ.

        1. TM

          hugo nhắc lại mới nhớ đến phong trào chữa bệnh bằng nước tiểu (niệu liệu pháp).

          Hình như lúc ấy những gì không phải nhập cảng tốn ngoại tệ như dược phẩm Tây phương (lá xuyên tâm liên, nước tiểu, v.v.) đều được đem ra ứng dụng sáng tạo.

          Bô Lập có viết một bài về cách chữa bệnh này. Đọc qua thấy mà kinh. Có một thời cả nước lên đồng!

          Niệu liệu pháp

        2. Mike

          Tôi cũng thử rồi. Uống được 3 ngày hay 1 tuần gì đó. Cũng đọc tài liệu do ông Cậu của Mạ tôi đem vào cho. Cũng muốn chữa dứt cái mũi hay bị nghẹt (sang Mỹ phải mỗ vách ngăn sống mũi và hiện tại phải uống thuốc dị ứng khá thường xuyên). Một hai ngày đầu có vẽ có tác dụng, chắc do mình tưởng tượng. Sau thì thấy nó tệ hơn nên ngưng. Ông anh tôi cũng uống vì ổng hay bị sình bụng khó tiêu. Cũng được hai ba bữa gì đó là chạy làng. Uống vô khó chịu chết đi được.

          Nghĩ cho sâu xa chút thì, trong một xã hội không có “phản biện”, hiện tượng “lên đồng tập thể” rất dễ xảy ra.

Comments are closed.