Email của ông Alexandre de “Dốt” gửi người xứ Việt

Thưa các quí ngài,

Tôi viết mail này không phải tôi phật ý với mấy ông trí thức đã tỏ rõ quan điểm về cái tên tranh cãi của tôi cho dù tôi cũng có công khai phá xứ Đông Dương. Chẳng hạn, PGS.TS Lê Cung bảo, Alexandre de Rhodes có tội làm sao đặt tên đường được. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân lại phán, chữ quốc ngữ tạo ra không nhắm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng. Cứ gọi tôi là Alexandre de Dốt cũng “OK – ça va bien – tốt thôi”.

“Dốt” hay nói chữ nên tôi, với mục đích truyền giáo, đã trót dại đưa tiếng Việt, một cách thoát Trung hơn hẳn Triều Tiên và Nhật Bản cố vượt ra khỏi bóng chữ tượng hình mà điển hình là chữ Nho.

Ý tôi là phổ cập chữ cho mọi người dân hơn là chỉ để mấy lão hủ nho ngồi ngâm vịnh câu chữ để vợ gánh gồng đi chợ nuôi chồng, nuôi con. Phần đông dân chúng biết chữ vẫn hơn là vài lão nhiều chữ trong bụng nhưng toàn ăn báo hại, bám gấu váy vợ ngày hành kinh vẫn đi lội ruộng mà thổ chữ Nho.

Tôi xin các ngài hãy ngừng ngay việc lấy tên “Alexandre de Rhodes” đặt cho bất kỳ một phố nào ở Việt Nam. Hà Nội, Sài Gòn từng có những con phố mang tên tôi, rồi “cách mạng bùng lên, rồi kháng chiến trường kỳ, quê tôi đầy bóng giặc”, họ xóa luôn, nhưng nghĩ thấy sai sai và cho tên tôi trở lại, đúng kiểu “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng” ở xứ các ngài.

Theo thiển nghĩ của tôi, một người sinh ra cách đây hơn 4 thế kỷ, thì xứ Việt coi chuyện đặt tên mang mầu sắc chính trị từ thời phong kiến đến cộng sản, trong khi tên phố cần sự ổn định lâu dài vì liên quan đến địa chỉ người ở, nhà cửa, đất đai, giấy khai sinh, bao việc thế mà cứ đổi luôn xoành xoạch thì chết bố lão “Dốt”.

Bắt chước Mỹ là hay, tên phố theo vần ABC, 1, 2, 3, chế độ thay đổi nhưng tên phố vẫn nguyên. Ngay Sài Gòn thôi các quí vị còn nhớ, cụ Diệm lên cũng đổi nhiều tên phố, cụ Duẩn vào xào nấu lại cho đúng với 4 dòng thác cách mạng. Giờ lại muốn quay về tên cũ mà khó nghĩ kinh.

Tôi nhớ mấy chục năm trước, Việt Nam có lão IT Cua nửa mùa từng email cho tôi đã phạm sai lầm khi các ông ý định tin học hóa xứ này như tôi từng latin hóa xứ Đông Dương.

Số là những năm đầu 1980 khi máy vi tính vào Việt Nam nhưng không có bộ gõ tiếng Việt làm đau đầu các chuyên gia IT. Không nhớ có bao nhiêu hội thảo đưa chữ Việt lên bàn phím và màn hình, cãi nhau hoài năm này qua năm khác. Có lão lấy 2 vợ vẫn không đưa ra nổi giải pháp nào cho ra hồn.

Chả là bảng ký tự ASCII dựa trên bảng chữ cái latin được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu dễ dàng vì họ đâu có nghĩ cho Việt Nam. ASCII được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính và các thiết bị thông tin khác.

Bảng có 128 ký tự và mở rộng tới 256 ký tự, thuận tiện cho tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, nhưng ASCII không đủ chỗ cho các nguyên âm tiếng Việt (ô, Ô, ồ, Ồ…) mà “lỗi” thuộc việc lão “Dốt – Rhodes” thêm các dấu sắc, hỏi, ngã, nặng, mũ, ơ, ô. 400 năm rồi vẫn bị đào mồ lên do làm sai, “Dốt” không có tầm nhìn công nghệ.

Đau đầu tới mức trong một hội thảo, một ông IT có tiếng đề nghị đổi tiếng Việt theo kiểu Telex (OO = Ô, OW = Ơ) thì bảng mã ASCII mới kham nổi tiếng Việt. Hội trường nhao nhao nhạo báng nhưng không ít người thấy cũng có lý.

Tranh cãi kết thúc cho đến khi bộ UNICODE ra đời và những gì các bạn gõ dễ dàng kiểu Telex trên máy tính hay smartphone hôm nay là kết quả của bao các kỹ sư, tiến sỹ IT “giời đánh, thánh vật không chết” đó ạ, kể cả ý tưởng thay tiếng Việt telex. Công của lão “Dốt” la tinh hóa tiếng Việt không uổng nhé.

Cho dù vậy, tên tôi không nên đặt cho tên phố ở Việt Nam. Nhỡ hôm nào đó một ai lôi ra khuyết điểm rằng, tôi tuy sống ở thế kỷ 16 nhưng tham nhũng ở thế kỷ 21, sống vô đạo, họ lại hạ b tên tôi thì sao.

Đưa tên lên chả sướng nhưng hạ xuống mới nhục nhã, các quí vị ạ. Đấy, các vị về chùa đình miếu mạo có tên các VIP trồng cây, ghi danh, giờ thất thế, vào tù, nhà chùa lại đục đi, xấu hổ không.

Xin các quí vị, đừng bàn “Dốt” cho tên phố nữa.

Alexandre de “Dốt” – níck ảo của Rhodes.

Bài liên quan

Tên ph Washington DC

195 thoughts on “Email của ông Alexandre de “Dốt” gửi người xứ Việt

  1. Ngọ 1000 ngàn usd

    Cụ Dốt là chuyện ngày xưa. Vinh danh hay không thì cũng chẳng chết ai.

    Ở Hà Nội tháng nay đang điên với nhóm lãnh đạo Hà Nội về chuyện nước Sông Đuống. Sáng nay đọc báo thấy thằng Hùng phó CT thành nói với bàn dân thiên hạ: trợ giá là đúng pháp luật. Đan mạch chúng nó. Tiền Phong khảo sát, cùng công nghệ, cùng lấy nước mặt sông có phù sa, nhà máy nước Hưng Yên bán ra chỉ có 5.8k. Thế mà mấy thằng Hà Nội lại mua của Sông Đuống hơn 10k, định lấy tiền dân để bù lỗ vì bán ra 7k. Một thủ đô của một nước gọi là CNXH này lại chịu sự thống trị của mấy thằng như thằng Hùng chỉ nhăm nhe lấy tiền của Dân nuôi Cá mập.
    Một lần nữa: đan mạch chính nó. Không thải mấy thằng đó thì Hà Nội vẫn chỉ là những miếng thịt béo bở nuôi béo Cá mập.

    1. Mike

      Vậy chớ mấy ông đó đã cấp bằng khen cho mấy người đổ dầu thải phá máy nước sông Đà chưa nhể? Xem ra thì có vẻ họ hợp đồng tác chiến đó chơ.

      Giá nước máy trung bình ở Mỹ là $1.5/1000 gallon hay khoảng 9,1 ngàn VND/mét khối. Trên cơ sở giá này, nhà Đuống làm tròn số thành 10 ngàn chăng?

      Để đảm bảo nước luôn luôn sạch và có sẵn, việc duy tu phải tiến hành tốn kém đáng kể. Nhà cửa xa nhau, địa thế đồi núi, …, một thành phố trung bình mà muốn thay đường ống dẫn nước cũng phải làm cả ngàn km. Ở Mỹ mấy chục năm, tôi chưa bao giờ bị cúp nước hay thấy nước dơ. Áp suất nước thì thường cứ bị cao. Phải dùng bộ chỉnh áp (pressure regulator) để giảm áp suất (từ 120 xuống 60 đơn vị), chứ không là hư hết đuờng ống trong nhà.

      Riêng Hà Nội với mật độ dân số rất cao, đầu tư về đường ống phải lợi hơn nhiều. Nếu chịu khó thỉnh thoảng bị cúp nước như bên VN thì giá thành chắc phải rẻ hơn khá nhiều.

      1. Ngọ 1000 ngàn usd

        – Đã có người công khai đặt câu hỏi: đổ dầu thải vào vào nguồn cấp nước của Sông Đà có phải là một Âm mưu không rồi. Chung con đã phải trả lời: không (?). Đến nay vãn chưa có thông tin thêm về vụ này nhưng hành vi, đường đi của xe chở dầu thải và thời điểm cho thấy có dấu hiệu To một Âm mưu của nhóm Cá mập. Có lẽ, Ngọc công tử sẽ tham gia vụ này?
        – Không biết ở Mỹ thế nào, ở Việt Nam nhà máy nước bán nước cho công ty nước sạch, công ty nước sạch bán lại cho người dân. Sông Đuống bán cho ông ty nước sạc 10k, công ty nước sạch bán cho dân 7k, chịu lỗ 3k, thằng Hùng đề nghị lấy tiền ngân sách bù cho công ty nước sạch 3k. Hệ thống đường ống cung cấp đến hộ dùng nước do công ty nước sạch đầu tư. Nói thêm công ty nước sạch vẫn đang là công ty nhà nước. Tuy nhiên, trên một số báo có tin Sông Đuống đã nối đường ống đên trực tiếp một số hộ dùng nước lớn rồi. Việc này chắc chắn có âm mưu của nhóm trong chính quyền Hà Nội. Nhiệm kỳ của chúng nó sắp hết nên chúng đang đẩy nhanh làm quả này.

  2. Ngọ 1000 ngàn usd

    Chữ quốc ngữ là do mấy ông Tây mần ra. Còm thêm:
    Sau khi cuốn từ điển Annam-La tinh-Bồ Đào Nha của cụ Dốt công bố năm 1651 thì cụ Nguyễn Văn Vĩnh coi cụ Dốt là người hoàn thiện công trình chữ viết của người Tây làm cho người Việt. Bởi vậy, vinh danh cụ Dốt cũng chẳng phải là nhầm.
    Cẩn thận hơn thì dưới bức tượng cụ Dốt có thêm dòng chữ nhỏ: đại diện nhóm mần ra chữ quốc ngữ, cụ phải nhớ đó.

    1. Mike

      Phản đối cũng được, nhưng mà phải có dẫn chứng khoa học. Cho tới nay, họ chỉ tìm cách bôi nhọ cá nhân rồi từ đó suy ra chất lượng cái sản phẩm họ làm ra. Sai tới hai lần. Thứ nhất là bôi nhọ không có chứng cớ. Thứ hai là tư cách cá nhân và sãn phẩm không nhất thiết phải liên hệ nhân quả.

      Fb của Khôi Nguyên mới nói là phe phản đối bảo phải đọc Cao Huy Thuần, một tiến sĩ tây học. Nhưng luận án bản gốc và bản tái xuất bản ở Yale sau này thì không có đoạn ghép tội và chửi ông “Dốt”. Chỉ có bản tiếng Việt do nhà xuất bản Quê Hương nào đó xuất ở Mỹ năm 1988 thì có thêm đoạn này vào.

      1. PV. Nhan

        * Mike: Tôi trả lời Mike nhưng bị xóa mãi ( khi chưa post) về vụ một người tên Cao Huy Thuần. Sau này nhóm Giao Điểm hay Sách Hiếm cũng chỉ học mót Thuần mà thôi…Sách vở tai hại hay Tai Họa…

  3. Mike

    Nói về “cái bang”, ở Mỹ hay Việt “đáng sợ” hơn? Tôi nghĩ chắc ở Mỹ đáng sợ hơn.

    Trước kia đi phát thức ăn cho homeless, thường vào ban đêm và tập trung ở một bãi trống nên mình không biết họ ăn ở ra sao. Thứ Bảy vừa rồi phát thức ăn buổi sáng, tôi không phụ làm mà bỏ đi rông quanh phố “thăm dân cho biết sự tình”.

    Thấy một ông đang đứng trước vách tường, miệng mấp máy ứ ứ, chân nhún nhảy, tay vung vít, trông bộ dạng giống y như một mục sư trên bục giảng, nghĩa là rất hùng hồn. Coi như đang đứng trước gương tập diễn thuyết vậy. Có điều “gương” của ổng là cái vách tole sắt nâu và cũ, không một chút phản chiếu. Ok, không sao, cứ hùng biện vào, thưa ngài.

    Đang vui vui thì bước sang một “cảnh giới” khác. Một người trùm bạt run rẩy nằm trên lề đường. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc, Bên cạnh là đĩa thức ăn bỏ dỡ, trông đã khiếp, mà cái đống mùng mền áo quần dây nhợ dơ dáy lộn xộn tạo thành một khung cảnh làm tôi cứ muốn nôn ngay tại chỗ. Tới bây giờ, sau mấy ngày, mà tôi vẫn cứ cồn cào ruột gan mỗi khi hình dung lại cái cảnh đó. Có phone trong túi, tôi cũng rất muốn chụp nhưng sợ. Có người dữ lắm á.

    Khu này nằm ngay ranh giới downtown San Diego. Cách chừng 150 mét là toà nhà chung cư loại đắt, cao cỡ 50 tầng, mới xây chừng vài năm. Xa hơn chút, cỡ 300 mét, thì cũng là căn hộ cao cấp mà có căn chừng 2000 sqf (khoảng 186 mét vuông) có giá từ 3 đến 5 triệu USD. Không biết có phải họ tạo điều kiện cho homeless hay không mà lề đường khu này rộng cỡ 4 mét, tráng ximang. Lề đường rất sạch, ở những chỗ không có homeless đóng đô.

    Hồi ở VN, tôi chưa gặp cảnh sống của những người ăn xin như thế này. Cũng có người lòi bụng (chắc là giả), nhưng không hôi hám như vậy.

    1. TM

      Vấn đề người homeless(ở Mỹ) rất phức tạp. Hiện tượng không nhà cửa chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm là kỹ năng làm việc, tâm trí sáng sủa, sức chịu đựng, tranh đấu, v.v.

      Có những vùng nhà cửa quá đắt đỏ như Cali, tiền thuê một tháng 3-4 nghìn đồng, nên thất nghiệp một tháng là ra đường ngay. Hiện nay các công ty lớn như Google, Microsoft, v.v. đang đóng góp mười mấy tỷ để xây nhà giá phải chăng cho mọi người, nhưng không biết giúp được bao nhiêu.

      Có những người vì nghiện ngập rượu chè xì ke ma túy hay tâm thần nên mới sinh ra vô gia cư. Những người này không chỉ cần giúp nơi cư ngụ, mà cần trị bệnh tận gốc, một chuyện không dễ làm.

      Vấn đề là giúp sao cho họ tìm được việc làm để tự nuôi thân và tự lo chỗ ở. Quá trình sẽ trầy trật lên xuống, đôi khi cần nhiều năm, thật kiên nhẫn. Các dịch vụ của chính phủ, hay tư nhân, thường có một công thức đơn giản, giúp cho một chỗ ở thuê, giúp vật dụng trong nhà, giúp 6 tháng tiền nhà chẳng hạn, rồi tự lo lấy. Kết quả là 6 tháng sau họ lại ra đường!

      1. Mike

        Nghe nói ở bên Anh, chế độ phúc lợi tốt hơn ở Mỹ. Mặc dầu vậy, chính quyền có cố gắng mấy cũng phải thua homeless. Rút cuộc thì mùa đông đến là nhà nước phải đem mùng mền ra cấp cho họ. Sáng ra thì ra thu về giặt giũ.

        Lần vừa rồi, vợ tôi nói có hai người Việt Nam, trong số khoảng 200 homeless nhận thức ăn và quà. Hỏi tại sao biết họ là người VN? Đáp, đoán thôi 🙂

        1. Hoàng Cưong

          Đông Về ( Thân tặng Mike)
          Sáng ra đường tìm thêm áo ấm
          Ngồi bên em như cảm thấy còn xa..
          Không thể ôm lâu ngã chốn đông người
          Nhịn một lần mình đâu …phải thiếu
          Hạnh phúc đâu khi xuân …còn lạnh
          Ôm nhau hoài có lúc phải ….buông tha 👾👾

        2. Mike

          Thanks cụ HC, nhưng mà thơ thì tôi làm búa-lua-xua mà không hiểu gì cả. Làm chọc vui thì được mà cảm cho được thơ thì hơi khó.

      2. Hugoluu

        Tôi sống ở Đông Âu qua hai chế độ cộng sản và tư bản mới nhận ra rằng ,người vô gia cư là một phần không thể tách rời của nền kinh tế TB ,kinh tế càng phát triển người vô gia cư càng gia tăng,
        Muốn xoá bỏ vô gia cư chỉ còn cách phát triển KT kế hoạch của chủ nghĩa CS,hay ít ra cũng là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN đang vận hành,

        1. Hugoluu

          Sự phát triển của KT TB cũng kèm theo hậu quả tàn phá môi trường thiên nhiên nữa.

        2. Ngọ 1000 ngàn usd

          Hoan hô anh Hugo, một người việt còn có tư tưởng bôn sê vich. Đọc còm của anh, tôi nhớ lại một người cùng đơn vị (anh đã mất). Hồi năm 1982 anh được cử đi Hà Lan. Đến chơi nhà anh, anh hồ hởi kể: mấy thằng Tây hỏi tao sự khác nhau giữa Hà Nội và Hà Lan, tao trả lời ngay: Hà Nội chúng tao không có người thất nghiệp, ăn xin như chúng mày. Anh rất tự hào về câu nói của mình, một người đã có gần chục năm đi B, chuyên áp tải thuốc đặc biệt vào chiến trường, lúc đó dấu vết sốt rét vẫn còn để lại trên đôi môi thâm xì của anh. Tuy nhiên anh cũng thật lòng, nói thé nhưng về đây thì vẫn phải ăn bo bo mày ạ, tao sút mất hai cân rồi, trở lại như trước khi đi Tây.

        3. Hugoluu

          Tôi muốn giải thích cho chị TM và anh Mai Kỳ thấy vô gia cư từ đâu ra ,và cách giảm thiểu hay xóa bỏ nó.
          Thời cụ Ngọ nói công nhận VN đói kém (do chiến tranh,cấm vận), nhưng thời đó con người không cảm thấy bất an như bây giờ ,cho dù có cả triệu đô như cụ,

        4. TranVan

          Tôi cũng thích thời tem phiếu, xe đạp, vài thước vải và thực phẩm bất ngờ, có gì mua nấy, chê là chết.

          Vì thời đó không khí chưa bị ô nhiễm, không có nạn kẹt xe, thỉnh thoảng mới có điện và nước.

          SDF (vô gia cư) từ vùng kinh tế sống đầy vỉa hè khi đêm xuống. Không phải vô gia cư riêng lẻ mà cả gia đình !

        5. Hugoluu

          Những người đó vẫn có nhà tại vùng kinh tế mới ,nên không gọi họ là vô gia cư được.

        6. Đức

          Anh Hugo vừa đúng vừa trật:
          – thời đó rất thiếu thốn nhưng người ta sống có tình với nhau nhiều hơn, người dân ít phải lo lắng về cuộc sống hơn bây giờ, ốm đau, không phải lo tiền, ra khỏi nhà không phải lo bị đâm, bị cướp…
          – tuy nhiên, nếu có 1000 ngàn USD thì chắc chắn phải rất lo lắng, khó tránh khỏi vào tù.

        7. N

          + Đúng, thời đó cuộc sống rất thiếu thốn nhưng con người có tình với nhau nhiều hơn, tranh giành, lừa nhau, ăn cắp… ít hơn, sống không phải lo lắng nhiều như bây giờ, đi bệnh viện, đi học không phải lo tiền, ra khỏi nhà không lo bị cướp, bị đâm…
          + Nhưng, anh Hugo ạ, nếu thời đó mà có một triệu đô thì như phải ngồi trên đống lửa, cửa nhà tù đang đợi đó. Thằng con trai của người tôi vừa kể, chỉ vì khi cảnh sát giao thông chốt Ngọc Hồi kiểm tra, cậu ta rút ví lấy giấy tờ vô ý để lộ có 50 USD trong ví mà người bị giữ, đô bị thu đó.

        8. Ngọ 1000 ngàn usd

          + Đúng, thời đó cuộc sống rất thiếu thốn nhưng con người có tình với nhau nhiều hơn, tranh giành, lừa nhau, ăn cắp… ít hơn, sống không phải lo lắng nhiều như bây giờ, đi bệnh viện, đi học không phải lo tiền, ra khỏi nhà không lo bị cướp, bị đâm…
          + Nhưng, anh Hugo ạ, nếu thời đó mà có một triệu đô thì như phải ngồi trên đống lửa, cửa nhà tù đang đợi đó. Thằng con trai của người tôi vừa kể, chỉ vì khi cảnh sát giao thông chốt Ngọc Hồi kiểm tra, cậu ta rút ví lấy giấy tờ vô ý để lộ có 50 USD trong ví mà người bị giữ, đô bị thu đó.

        9. TranVan

          “Nhà” ở vùng kinh tế mới ?

          Gọi là “nhà” nhưng chỉ giống như nhà. Làm xong “nhà” đó, đôi khi phải dọn vào sâu hơn nữa để làm “nhà” mới ! 🙂

        10. Hugoluu

          @ Cụ Ngọ
          Thời đó bên Đông Âu ,dân chúng cũng không được tiêu đô la ,muốn mua hàng TB phải vào Tuzek đổi đồng bon (mỗi lần ua chỉ được tiêu 1-200 bon)

        11. Hugoluu

          @cụ TranVan.
          Năm 1976-78 làng tôi có khoảng 10 hộ đi vùng kinh tế mới ra Đầm Hà ,Cái Bầu-Quảng Ninh ,họ tiếp quản nhà đất của người Hoa bỏ về nước ,ở khoảng 1-.2 năm bỏ về vì không chịu được cảnh hoang vắng, chỉ còn lại 2 hộ trụ lại đảo Cái Bầu ,đợt về cách đây 3 năm tôi ra thăm họ có tới 2 ha đất ven biển có thừ thời đi xây dựng vùng KT mới.

        12. TM

          hugo viết:

          “Sự phát triển của KT TB cũng kèm theo hậu quả tàn phá môi trường thiên nhiên nữa.”

          Úi, nhờ còm này mới biết TQ và VN đã chuyển sang chủ nghĩa tư bổn rồi à?

        13. Hugoluu

          Không sai chị TM .
          Chủ nghĩa TB đã xuất khẩu thành công ô nhiễm môi trường sang TQ,VN và các nước đang phát triển

        14. Ngọ 1000 ngàn usd

          Chị TM:
          – Việt Nam đã một thời có những mầm CNXH.
          – Còn hiện tại thì những mầm đó đã, đang dần mất đi, thế vào đó là sự sinh sôi nảy nở của TB mang tính chất của tư bản hoang dã dưới sự thống trị của một đảng gọi là “cộng sản”.
          – CNXH tuy chỉ mới có một vài dấu hiệu trong một thời gian nào đó ở một vài nơi nhưng vẫn là tốt đẹp, con người cần phấn đấu để đạt tới. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, hoàn toàn không phải chỉ có đảng cs thì mới có CNXH như người ta đang rêu rao.

        15. Hugoluu

          Cảnh xếp hàng chờ mua hàng trước một Tuzex thời thiên đàng Đông Âu.

        16. Hugoluu

          Cụ Ngọ nói đúng ,Bắc Âu, Israel đang cố gắng phát triển xã hội theo hướng XHCN.
          Những người VN từng công tác tại Đông Âu dưới hai chế độ đều luyến tiếc một thời tươi đẹp dưới chế độ XHCN ,cho dù ngày nay người Việt Đ Â tuy giàu có nhưng không nhận được sự tôn trọng của dân bản xứ như thời XHCN .

        17. Mike

          Cám ơn cán bộ Lưu đã đả thông tư tưỏng cho ạ.

          Các đồng chí lãnh đạo thường nói “tư tưởng không thông, mang bi-đông cũng nặng”. Nay thông rồi ạ. Mang bi-đông thấy nhẹ hều ạ.

          Ơ mà đài với TV có còn chạy đầy đường không cán bộ?

        18. Ngọ 1000 ngàn usd

          Thời đó: có lần tôi bị thằng bạn ném cái khóa vào đầu. Bị thương, tôi cứ thế ôm đầu máu vào phòng cấp cứu bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chẳng hỏi giấy tờ gì, cứ thế làm sạch vết thương, băng bó rồi cho tôi mấy viên thuốc hướng dẫn sử dụng, hẹn ngày thay băng. Xong,tôi chỉ cảm ơn bác sĩ rồi về trường. Đó là mầm CNXH.
          Nay: những mầm đó mất tiêu mẹ nó rồi.
          Bây giờ thì mầm mất tiêu rồi. Bị bệnh, không có tiền thì …hãy đợi đấy.

        19. Hugoluu

          Thưa ông tướng Mai Kỳ .
          Không còn TV ,đài chạy đầy đường ,nhưng có ô tô do người Việt làm chạy ngoài đường rồi đấy.
          Những người được hưởng thụ vật chất tân kỳ thời đó ở đâu bây giờ hở ông tướng?

        20. TranVan

          Ô tô nhập linh kiện rồi lắp ráp để bán ở trong nước thôi.

          Tốn ngoại tệ, ít thuế vậy mà giá bán cũng vẫn khá cao trong khi đời xe đã lỗi thời.

          Chừng nào xuất được mới nên mừng.

        21. TM

          Vâng, ta chưa thể nói là VN “làm ra” xe hơi được. Chỉ mới ở vòng lắp ráp. Lại có có phê bình Phạm Nhật Vượng đã hoang phí ngoại tệ của VN khi dùng ngoại tệ nhập toàn bộ linh kiện về ráp thành xe.

          Lúc đầu tôi không đồng ý với lời phê, vì tôi nghĩ nhập linh kiện, dùng nhân công VN lắp ráp thì sẽ tiết kiệm hơn là nhập “nguyên con” từ bên ngoài.

          Tuy nhiên, nếu giá thành xe Vinfast lại đắt hơn giá xe nhập thì đúng là hoang phí.

          http://www.viet-studies.net/kinhte/TaiTriHayToiDo_TranLam.html

          Tài Trí Hay Tội Đồ?!

          Trần Lâm

          Tôi đã kinh doanh, làm việc với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, đọc và nghiên cứu gần như tất cả lịch sử chính trị của nhân loại.Nên tôi sẽ có cái nhìn nhiều điểm chung với tầng lớp tri thức, làm doanhnghiệp trong và ngoài nước.

          Nếu chỉ đánh giá Phạm Nhật Vượng và Vingroup khát vọng, kinh doanh làmgiàu hay sự nổi tiếng thì không có gì đáng nói, cũng sẽ giống như sự ra đời, phát triển như những doanh nghiệp thông thường khác ở Việt Nam.

          Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm quay về Việt Nam kinh doanh và xây dựngdoanh nghiệp của ông Vượng tới quy mô này, lựa chọn ngành dọc và sảnphẩm như hiện nay thì nó không còn là riêng vấn đề cá nhân ông ta và nộibộ đời sống của công ty này. Nó càng không phải rất hình thức như gần đây nhiều người nói: bộ mặt quốc gia, hình ảnh quốc gia, tự hào dân tộc,hay sự tỏa sáng của người Việt. Những từ ngữ này chỉ là của nội bộ côngty này và một bộ phận dân trí còn chưa được mở rộng khai sáng hơn để hiểu bản chất vấn đề vai trò của ô Vượng, của Vingroup, sự đóng góp haygây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.

          Tôi không vội nói về quy mô, vì so với các tập đoàn kinh doanh đa ngànhquốc tế thì Vingroup tạm quy đổi khoảng 15 tỉ usd và chỉ bằng 1/6 củaDeawoo của Hàn Quốc cách đây 15 năm khi sụp đổ. Cũng như nó vẫn nhỏ sovới các tập đoàn đa quốc gia khác ở EU, Mỹ, Nhật, Hàn. Tạm bỏ qua vấn đề quy mô, mà thực sự nó được xây dựng và tăng quy mô tài sản dựa trên buônbán gì và đang sản xuất gây thiệt hại một cách bản chất cho Việt Namngay những năm vừa rồi và tương lai hàng chục năm nữa.

          Trước tiên nói về sự phát triển một cách ngắn gọn: sau khi ô Vượng rờiUkraine, chuyển giao Technocom và nhận thấy cơ hội quay về Việt Nam kinhdoanh sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1995. Bắt đầu pháttriển bằng thu mua đất để phát triển ngành bất động sản, việc nhận thấycần có kho quỹ về đất để có sự chuẩn bị xây dựng hàng loạt các dự án BDS đình đám sau này, đặc biệt sau giai đoạn 2006. Ô Vượng đã ngấm ngầm liênkết với quan chức, công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai củangười dân để có một kho quỹ đất làm giàu trên sự oan ức của người dânkhắp nơi ở Việt Nam, ai lên tiếng đều bị công an, truyền thông bịtmiệng, bắt bớ. Ông ta không phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ vàtạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, cho người dân như Apple,Microsoft, Facebook…. Ông ta làm giàu dựa trên sự tham nhũng của quanquyền, lỗ hổng thể chế chính trị của Việt Nam. Trong mắt một người như tôi, ông Vượng không phải loại tài trí ngút trời, xoay chuyển càn khôngì. Chỉ là một loại trục lợi, làm giàu dựa trên nguồn tài nguyên đất – nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Quy mô càng tăng lênhàng chục tỉ usd, thì sự bị tước đoạt sở hữu đất của người dân càng tănglên, vì nó còn là phát súng cho hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như kiểu FLC gây oan trái khắp nơi. Một loại làm giàu kí sinhchứ không thực tài trí. Có chăng là làm thay đổi hình ảnh đẹp hơn ở cácgóc thành phố trải dài trên khắp Việt Nam mà không đi đôi với tạo ra giátrị thặng dư, đóng góp vào cân bằng ngân sách lõi cho quốc gia.

          Tiếp theo 2 năm gần đây ô Vượng cho mở ra nhà máy sản xuất ô tô Vinfast,sản xuất điện thoại V-smart. Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT tôi muốn bàn đến. Tôi không đánh giá chất lượng sản phẩm ông ấy tạo ra, vì thực raông ấy chẳng tạo ra gì, chỉ đi mua về, lắp ráp, dán logo của Vin lên để làm thương mại. ông Vượng không thực sự sản xuất gì, vì không sở hữungười tài nào, nắm giữ chìa khóa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩmtrên.

          Vậy việc nhập toàn bộ phụ tùng, máy móc, phương tiện để lắp ráp ô tôVinfast, điện thoại V-smart đã tiêu tốn đến hiện nay khoảng 3 tỉ usd.Với chuyển giao công nghệ cũ từ Châu Âu và một phần phụ tùng từ TrungQuốc. Ông ta trực tiếp làm giảm cán cân thương mại, gây thâm hụt thươngmại vì các đơn hàng nhập khẩu quốc tế. Tiền thanh toán không phải làVND, mà phải bằng usd, eur, jpy – là các ngoại tệ mạnh mà Việt Nam hàngnăm phải trông chờ vào nguồn kiều hối duy nhất giữ được lãi suất, không đổ vỡ thị trường giá cả ở Việt Nam.

          Nói cho thật đơn giản để khai dân trí với ngay cả giới tri thức và ngườidân rằng: ô Vượng sau 20 năm lấy đất của dân bán được một đống tiền tínhbằng VND thì tiếp tục lấy usd từ hệ thống ngân hàng của quốc gia, pháthành trái phiếu bằng usd có sự bảo lãnh của Chính phủ để có tiền nhậptất cả mọi thứ về lắp ráp ra ô tô và điện thoại.

          Chưa bao giờ ô Vượng và Vingroup xuất khẩu được một cái gì mang lạingoại tệ cho đất nước này. Chỉ khi nào mang lại ngoại tệ mạnh mới thựcsự tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, mới trực tiếp đóng góp vào sự giàu có , phát triển của dân Việt.

          Với việc mua máy móc, chuyển giao công nghệ thải từ Châu Âu thế hệ thậpniên 90, ông Vượng không bao giờ bán nổi ổ tô, điện thoại bên ngoài lãnhthổ Việt Nam – kể cả khu vực Đông Nam Á và Phi Châu. Như vậy hiện nayông Vượng vẫn đang dùng tiền, quan hệ với lãnh đạo Việt Nam chỉ để bánhàng nội địa những thứ ông ta mang về gây thiệt hại hàng tỉ usd củangười dân. Ông Vượng đang gián tiếp dùng công cụ thuế để bán ô tô, điệnthoại – giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu tại chỗ từ sảnphẩm ô ta lắp ráp lên.

          So với việc ông ta góp 1 phần nhỏ làm thay đổi 1 vài góc thành phố, thìviệc gây oan sai khắp nơi. Đặc biệt gây thiệt hại trước mắt khoảng 3 tỉ usd cho quỹ ngoại hối quốc gia mà không thu lại một đồng ngoại tệ nào.Ông ta trong mắt tôi và nhiều người tri thức khác là tội đồ của nhândân. Không phải loại tài trí đáng khen tặng.

          Hãy nhớ rằng thời kì Park Chung Hee – Tổng thống tầm vóc, quả cảm củaHàn Quốc đã giao nhiệm vụ cho những tập đoàn như Huyndai phải đi kiếmngoại tệ về xây dựng, phát triển, làm giàu cho quốc gia, cho người dân.

          Vingroup và ô Vượng đang làm ngược lại, chỉ có hình ảnh đánh bóng, lừangười dân và là công cụ mị dân lòe bịp của chính quyền về sự thịnh vượnggiả tạo.

          Hãy ghi nhớ ông Vượng không sản xuất được cái gì có chìa khóa trí tuệ trong tay. ông ta còn thua xa cả Đặng Lê Nguyên Vũ – Trung NGuyên hàngnăm mang về hàng trăm triệu usd cho đất nước này.

          Nếu người dân mua xe và điện thoạt của Vin lắp ráp, nghĩa là đang giántiếp gây thâm hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng nợ nần và ủng hộ kinhdoanh không trí tuệ của ông này!

  4. PV. Nhan

    * Buổi tối đọc lại Hang Cua, nhiều còm sĩ viết hay, rất nghiêm túc, công phu…Biết nhiều chuyện xưa ( từ 1975) tại các đại học Sài Gòn. Trong khi tôi viết hời hợt kém cỏi. Nay thêm đôi suy nghĩ:
    * Từ khi chữ QN được phổ biến. Nhận thấy lợi ích chữ QN mang lại. Giới trí thức cả nước nhanh chóng ủng hộ Quốc ngữ, kêu gọi mọi người hưởng ứng rộng rãi. Hội Truyền bá Quốc ngữ được hình thành. Các trí thức dẫn đầu phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thì từng ca ngợi chữ quốc ngữ:
    Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước
    Phải đem ra tính trước dân ta
    Sách các nước, sách Chi Na ( China= Trung Hoa)
    Chữ nào chữ ấy dịch ra cho tường.
    Chữ Quốc ngữ, theo đúng lịch sử, đã trở thành phương tiện để người Việt phổ biến, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đòi độc lập. Nó cũng giúp phổ biến và bình dân hóa năng lực yêu nước tại Việt Nam, thứ chữ trước đó chỉ thuộc về giới trí thức biết đủ chữ Nho để dùng.
    Ngay thế hệ chúng tôi, từ Tiểu Học đã thuộc: Sách Quốc Ngữ- Chữ nước ta- Con cái nhà- Đều phải học…
    ***
    * Nhìn dước góc cạnh khác, công bằng hơn:
    * Mục tiêu của người Pháp sử dụng chữ Quốc ngữ trong quá trình thực dân hóa nước ta có lẽ không phải là tốt lành gì. Lịch sử và các nhà sử học vẫn còn nhiều điều tranh cãi về vai trò và tư tưởng thực chất của Alexandre de Rhodes. Song điều rõ ràng nhất, là chữ Quốc ngữ – tự thân nó – đã mang đến cho ngôn ngữ Việt Nam thứ chữ viết độc lập, đặc sắc, và hoàn toàn riêng biệt sau hàng thế kỷ vai mượn và phụ thuộc ( chữ Hán và Nôm).
    * Nó cũng là rào cản giữa việc thực dân Pháp quyết định có áp dụng tiếng Pháp như là một thứ tiếng phổ thông hay không, như cách họ đã làm với nhiều quốc gia thuộc địa khác của mình. Vì vậy, Tôi không quá ngần ngại để ủng hộ quan điểm cho rằng chính Quốc ngữ đã giúp chúng ta thoát khỏi nạn diệt chủng ngôn ngữ hoàn toàn có thể nhìn thấy trước. Xét công và tội, công của chữ Quốc ngữ và người đặt nền móng của nó, có lẽ nhiều hơn.
    * Nên nhớ trên 20 nước Phi Châu nói tiếng Pháp. Lục địa Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha trừ Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha. Vậy tại sao người Việt không nói tiếng Pháp theo ý muốn của Thực Dân Pháp?- Phải chăng chữ Quốc Ngữ là vật cản???…Bàn về học thuật lại dùng nhãn quan Chính Trị? Chớ nên.
    – Lời quê góp nhặt dông dài

    1. Hoàng Cưong

      Cụ Phùng viết (trình bày) có lơp có lang dễ nhập tâm.
      Tui cũng ngưỡng mộ còm nữ Hang Cua , (nhưng không gả vội bất cứ giá nào 💕)

  5. TranVan

    Để hạ nhiệt, hay thay đổi không khí, các cụ nên theo tôi đi thăm xứ Đài. Nơi đây có nhiều người đẹp và hiền. Nay lại được tăng cường thêm một số nữa đến từ VN.

    Đúng là nước chẩy chỗ trũng hay đất lành chim đậu ?

    Tb : tình cờ tôi đã ghé vào ăn hai quán ăn do người Vn vừa nấu bếp, vừa chạy bàn. Có nơi đượC trừ 10% vì là người nhận là đồng hương, nói với tôi rằng : “-Em là người Hà Lội !”.

    1. TranVan

      Trước thế kỷ thứ 17, đảo Đài Loan chỉ có thổ dân.

      Đảo ấy đã lần lượt bị đô hộ bởi người Hà Lan, Nhật, và Trung Hoa.

      Người Tầu từ lục địa đã đến đó lập nghiệp, lập gia đình với thổ dân.

      Nay thổ dân gần như không còn lại bao nhiêu. Đài Loan trở thành một nước Tầu, nói tiếng Tầu, giọng Đài Loan. Viết tiếng Hán kiểu xưa chứ không phải tiếng Hán giản thể Bắc Kinh.

    2. KTS Trần Thanh Vân

      Tôi đi vắng mấy ngày, trở về thấy cuộc trò chuyện quanh cụ Dốt vẫn sôi động, nhất là công mồi chài lôi kéo của anh Trần Văn đưa bà con lạc vào cõi u mê của mấy cô Đài Noan gốc Việt.
      Nghe đâu mấy cô này được mấy anh Đài tuyển chọn làm vợ với mục đích ban đầu chỉ làm cái máy sinh con cho mình và ở nhà cơm canh bếp núc…. nhưng rồi máu kinh doanh nổi lên, các ông chồng cho vợ ra phố mở quán “phở mỳ khô” tức là phở không có bánh phở như ở Hà Lội, mà chỉ là một thứ bánh đa gạo mua ở chợ Đồng Xuân mang về.chế biến lại
      Đúng là thằng chột làm vua xứ mù. Các em nguyên chỉ biết bưng bê, nay thành chủ quán?

      1. TranVan

        Chị ơi, cuối tuần có người Việt ở bên ấy còn có thì giờ đi dạo thăm vườn hoa hồng. Đời lên hương nhanh lắm.

        1. TranVan

          TC sang VN treo bảng hiệu bằng tiếng Hán. Vn sang xứ Đài treo bảng bằng tiếng Việt :
          – “Bánh Mì Thịt”
          – “Phòng KaraOk Vi Tính”

      2. Hugoluu

        Tôi có đứa cháu gái họ lấy chồng Đài Loan ,hồi chúng yêu nhau bố mẹ nó cấm cản ghê lắm ,tôi với bà vợ phải thuyết phục mãi bố mẹ cháu mới đồng ý cho lấy,giờ chúng được 2 thằng con giai ,nă nào cũng ời mẹ vợ sang chơi 2-3 tháng hè . Thằng rể Đài Loan hiền lành ít nói ,đặc biệt nó không ăn thịt chó , trong khi đằng nhà vợ ăn không từ con gì.

        1. TranVan

          Nước nào cũng có người nọ người kia. Nhưng trong hơn một tuần lễ “chung sống” với người địa phương chúng tôi thấy người Tầu tại Đài Bắc rất khác với người TC.

          Họ giữ gìn thành phố tương đối sạch. Hè đường tuy có bị lấn chiếm nhưng nơi nào cũng còn chừa lối cho người đi bộ và đủ rộng cho xe lăn.

          Họ ăn nói không ồn ào hay khạc nhổ lung tung. Biết cêp hàng mọi nơi mọi lúc, biết chờ người xuống trước khi lên xe chuyên chở công cộng.

          Hệ thống chuyên chở công cộng rẻ.. Nhiều xe điện nên thành phố ít ô nhiễm vì khói xe.

          Buôn bán có niêm yết giá cả, có thể trả bằng thẻ ví tiền điện tử nên nhanh và tiện.

          Tóm tắt : xứ hiền, người lành và thân thiện. Gần giống Chợ Lớn của Vn khi xưa.

  6. Ngọ 1000 ngàn usd

    Thú thực, tôi là người ít chữ, chỉ biết mỗi cái chữ đang còm này, chữ Hán, chữ Hán, chữ Nôm chỉ biết mỗi Y lộn ngược là chữ “nhân”, chữ này thêm một gạch ngang phần trên cũng là “nhân” nhưng nhân này “cao cấp”
    hơn. Thậm chí có sắc phong của vua Thành Thái cho cụ nội tôi, khi chụp để mang ra Hà Nội cũng phải cố gắn mấy chữ quốc ngữ dịch nội dung sắc này để cho rõ sắc vua ban cho cụ là gì.

    Mọi người cãi nhau về công trạng cụ Dốt đối với chữ quốc ngữ cho thấy rằng đám đông phức tạp thật, càng hỗn loạn khi không có đảng. Chỉ nghĩ thế này:
    – như bác Nguyên An còm: chữ Hán, chữ Nôm đã hết vai trò lịch sử kể từ khi vua Khải định chọn chữ của mấy ông Tây làm chữ quốc ngữ.
    – trăm năm qua, chữ quốc ngữ đã được xài mà chẳng có trục trặc lớn nào cả, mới đây có ông tiến sĩ nào đó định sửa mà dân nỏ chịu. Như vậy thì chữ của mấy ông Tây xưa kia sẽ tiếp tục tồn tại cùng với người Việt. Tôi nghĩ, chữ này chỉ mất đi khi hầu hết người Việt đều bị điên hoặc đều xài Đá.
    – không thể phụ nhận công lao của mấy ông Tây đã nàm ra chữ này để vua Khải Định ra chiếu cho người Việt dùng làm quốc ngữ. Mấy ông Tây dùng chữ này để truyền giáo thì có sai chi mô. Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều hướng cho con người sống đẹp hơn, tốt hơn, yêu thương nhau nhiều hơn chứ có chi mô mà phân biệt đối xử coi Thiên chúa giáo là xấu để bác bỏ công của mấy ông Tây mần ra chữ quốc ngữ?
    Tôi đã nhiều lần còm, không có Tây thì nỏ có chữ quốc ngữ. Bây chừ, giữa đám đông tôi nói, nếu đề cao chữ quốc ngữ thì phải vinh danh người mần ra chữ này. Nếu đúng chữ này là do cụ Dốt mà mò ra thì phải vinh cụ. Rứa thôi!

    1. Hugoluu

      Càng tìm hiểu công ,tội của cụ Dốt trên mạng ,tôi thấy việc Đà Nẵng hoãn đặt tên đường cho cụ là đúng.
      Việc tranh cãi về côg của cụ Dốt với chữ Quốc Ngữ giống như việc tranh cãi xe tăng nào vào dinh độc lập trước trong ngày 30-4 thôi. Trước từ điển của cụ Dốt cũng có ít nhất 2 quyển từ điển của giáo sỹ Phương Tây viết ra, nê cụ khôg phải là cha đẻ đầu tiên và duy nhất đối với chữ Quốc Ngữ ,công lao phổ cập rộng rãi cho dân chúng thì lại càng không.
      Về tội : Cụ từng bị cả Đàng trong lẫn Đàng ngoài trục xuất ,một lần tử hình(nhưng giảm án)

    2. Hoàng Cưong

      Bác Ngọ rộng lượng khí khái là rất yên tâm / còn chẻ sợi tóc làm hai là không phải việc của tôi và bác 😘

      1. Hugoluu

        Nếu ĐN cần đặt tên đường cho người có công với chữ Quốc Ngữ tôi thấy cụ Francisco de Pina xứng đáng hơn cụ Dốt.

    1. Hugoluu

      Còn nghi ngờ gì nữa chị Cà Tím : Vinh danh đặt tên đường cho một người từng bị chính quyền đương thời khép cho 2 án trục xuất ,1 án tử hình là điều không nên.
      Công trạng với chữ Quốc Ngữ của cụ Dốt cũng không nổi trội hơn những cụ trước và sau cụ ,

    2. TM

      Bài viết của chị Cà mang về có chịu khó tìm hiểu và có công tâm không quá khích hay thiên vị.

      Hugo vin vào rút ra bài học: “Vinh danh đặt tên đường cho một người từng bị chính quyền đương thời khép cho 2 án trục xuất ,1 án tử hình là điều không nên.”

      Ta cũng nên vin vào rút ra đề nghị xóa tên đường, tên thành phố, tên các đền đài công trình mang những tên sau đây:

      – Khổng Tử: từng bị trục xuất khỏi nhiều nước
      – Nguyễn Trải: bị xử tử
      – Nguyễn Thái Học: lên máy chém
      – HCM: bị bỏ tù, còn làm cả thơ trong tù nữa.
      – Nguyễn thị Minh Khai: xử bắn
      – Hà Huy Tập: xử bắn
      – Tố Hữu: bỏ tù và vượt ngục
      – Nguyễn văn Trỗi: xử bắn
      – còn rất nhiều…

      1. Hugoluu

        Chị TM đòi xóa tên những người VN bị hôn quân và quân xâm lược kết án thì là lý cùn rồi .
        Quan điểm tôi là, công lao của cụ Dốt không xứng đáng được đặt tên cho đương phố ĐN, thế thôi.

        1. Tracy

          Anh Hugoluu xem ra bằng mọi giá phải phế truất việc ông Dốt được đặt tên đường tại Đà nẵng. Thực ra thì ta đặt hay không thì ông Dốt cũng chẳng thành “cụ lớn mả” theo cách gọi của Nam Cao! Chỉ có điều nếu ta đặt thì người đời sau khỏi phải băn khoăn và biết ngay rằng chữ quốc ngữ được ông Bùi Hiển hay ông 5 la mã 1 Lê Nin sáng tạo ra mà thôi.

    3. Mike

      Tôi cũng rán đọc được giữa chừng thì đành phải ngưng. Tác giả cố chứng minh luận cứ của mình, không phải bằng chứng cớ qua trích dẫn mà bằng quá nhiều suy diễn, nhiều khi rất sai.

      1. Cho rằng LM Rhodes làm việc vì tham vọng cá nhân. Đây là một điểm sai trầm trọng. Đi tu có hơn một chọn lựa. Có thể thành linh mục quản xứ, được giữ tiền (trong khi dòng thì không); có cơ hội thăng tiến trong nấc thang hành chính (lên Tổng đại diện, Giám Mục, …). Hoặc có thể vào dòng chọn làm “huynh đệ” là thầy dòng mà không phải linh mục, suốt đời sống trong tu viện, chỉ ăn chay cầu nguyện. Nhưng những ai chọn Dòng truyền giáo là đồng nghĩa với chấp nhận sự hiến thân cao nhất cho Chúa. Họ phải chấp nhận hiểm nguy, xa quê hương, sống cực khổ. “Tham vọng” của họ là đưa mọi người về “Nước Chúa”. Mà Chúa nói “nước ta không thuộc về thế gian này”, hoặc “Ai theo ta thì phải từ bỏ mọi sự ở thế gian này mà theo”. Như vậy, linh mục truyền giáo đặt mục tiêu làm cho càng nhiều người theo Chúa thì càng tốt, thì đã gọi là truyền giáo mà lại. Họ làm không phải vì tiền bạc hay danh tiếng. Họ làm vì đó là lý tưởng cuộc đời mà họ chọn theo đuổi.

      2. Cho rằng LM Rhodes xuất bản sách ở Roma để “lấy oai”. Quy kết này phải gọi là “sai khổ sai sở”. Trước tiên, họ là những người trí thức đúng nghĩa. Mà trí thức thì có thừa khiêm tốn để biết rằng kiến thức nhân loại luôn luôn là sự đóng góp của nhiều người, phần mình, làm được gì thì làm. Nhắc lại, mục đích của lm truyền giáo là truyền đạo, ngôn ngữ chỉ là phương tiện, nó chỉ như là những kinh nghiệm về văn hoá của dân bản địa thôi. Cốt là làm sao công việc truyền đạo hửu hiệu. Ông chỉ soạn sách để thuận tiện hơn cho người đi sau. Ông không bán, không quảng cáo để lên chức lên quyền, không kể công, ông không cần phải nhọc lòng chứng minh phần nào của mình, phần nào của người khác. Để làm gì? Khi mọi người đều nhắm tới một mục đích chung là truyền giáo? Những người khởi đầu này, chắc chắn họ biết nó manh nha lắm, và họ cũng khao khát có nhiều người đóng góp để nó hoàn thiện hơn, dễ dàng hơn, trước tiên là cho công việc truyền giáo.

      3. Cho rằng bị nhà dòng “đày” sang Iran, ngược lại ý nguyện của ông? Trời ạ, ông bác sĩ quân y này càng nói càng tỏ ra kém cỏi. Một linh mục truyền giáo có thể chọn ở lại dòng, có thể chọn sang châu Phi, châu Mỹ latin, …. Không ai có thể cưởng bức họ. Cưỡng lamf sao được khi truyền giáo là họ phải hoạt động độc lập trong nhiều tình huống? Ông muốn quay trở lại VN là vì ông có sự quyến luyến ở đó. Điều này có gì là khó hiểu? Ở lâu, yêu con người bản xứ hiền hoà chân chất, chẳng hạn. Ông không thể về được VN thì ông chọn Iran.

      4. Cho rằng lm Rhodes “khoác lác” khi nói rằng VN trù phú, … Đây là cách diễn đạt ác ý của tác giả và vì vậy mất tính khách quan khi trình bày vấn đề. Thế nào là khoác lác? Thử hình dung lm “Dốt” thuyết phục Pháp bằng những lời như “Pháp nên sang VN. Bên ấy nghèo xơ xác, bẩn thỉu, mọi rợ, lại ác độc….”. Thuyết phục người khác kiểu đó thì khác nào chửi vào mặt người ta. Chưa gì đã thấy mất lịch sự. Vậy thì nói hay nói tốt cho VN để thuyết phục có gì gọi là khoác lác? Chứng cớ thì không đưa ra cho người đọc xét mà đã vội nặng lời.

      Tóm lại, lý tưởng của một linh mục truyền giáo nằm ở hai từ: xả thân và phục vụ. Cực khổ đã đành mà hiểm nguy rình rập, sống trong lo sợ thường xuyên. Vinh quang của họ là phần thưởng ở “Nước Trời” chứ không phải ở đời. Khổ ghê với cái ông bác sĩ này. Ông cho rằng bị nhà Trịnh trục xuất, bị nhà Nguyễn án hình là sự ô nhục đối với vị linh mục kia chăng? Không ông à, người ta coi đó là sự vinh quang.

      Khi xưa Chúa Giêsu bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, trước khi chịu đóng đinh trên thập giá. Đóng đinh là hình thức tử hình ô nhục nhất vào thời đó. Người tín hửu nói chung và dĩ nhiên, nhất là những nhà truyền giáo, coi rằng khi chịu sĩ nhục ở đời là lúc họ tới gần với Chúa hơn.

      Thậm chí người ta còn đem cả mạng sống của mình để đổi lấy vinh quang đó. Mà ở đời này có gì quý hơn mạng sống?

      Tóm lại, tác gỉa bài viết hiểu sai căn bản của vấn đề nên có cái nhìn lệch lạc. Chứng cớ thì chưa biết ra sao, đọc sơ sơ, tìm hiểu dấy dá mà suy luận lung tung.

      1. Hay lắm anh Mike!
        Phản hồi này của Anh đã triệt tiêu mọi ý kiến về công hay tội của người đã quá cố!
        Thành thật khâm phục và cảm ơn Anh!

        1. Hoàng Cưong

          Bác TT có hiểu cụ Mike thiệt hông

          Về lịch sử Nước Chúa nhiều Phái nhiều Dòng , nhiều nhánh…không thể đọc vài trang sử mà hiểu được ? Tín tui đi

  7. Mike

    Vài nét lịch sử chung chung, lung tung cho các cụ chém trung trúng chút.

    Tạm tính cái mốc năm 1000 làm khởi đầu thì lúc này thế quyền và thần quyền lợi dụng nhau.

    Cũng như ở Đông phương, khi Vua làm cho mọi người tin là con trời, dân phải có nghĩa vụ tôn thờ, thì Vua bên Tây cũng làm cho thần dân công nhận “Thế thiên hành đạo”. Có nghĩa là thế quyền muốn dùng thần quyền để cũng cố quyền lực.

    Về phía thần quyền, khi thấy mình có lực có thế thì tìm cách kiểm soát thế quyền. Rút cuộc là hai bên chung đụng nhau dẫn tới đổ vở.

    Khoảng thế kỷ thứ 15 trở đi, thế lực của giáo hội Công Giáo giảm đi nhiều so với trước. Tin Lành ra đời, dĩ nhiên tách rời khỏi Công giáo, nhưng toà thánh có làm được gì đâu? Anh Giáo cũng tách ra.

    Khoảng thế kỷ 17 ý tưởng về sự tách rời giữa tôn giáo và chính quyền (hay chính trị) bắt đầu. Tuyên ngôn nhân quyền (The Bill of Rights) của Thomas Jefferson năm 1791, hay “quyền công dân” 1789 ở Pháp là hai văn kiện (coi như là chính thức) tách rời tôn giáo khỏi chính quyền.

    Theo một bài nghiên cứu trên BBC thì thời Pháp chiếm VN là lúc chính quyền Pháp đã có khuynh hướng rất kỵ với tôn giáo. Và cũng theo bài này thì công truyền bá chữ Quốc Ngữ lại là do chính người Pháp dẫn đầu.

    Về lịch sử, miền Nam trước kia ghi công cả hai phía vua Quang Trung và Gia Long. Công trạng về ngôn ngữ của những cá nhân ba miền Bắc, Trung, Nam đều có ghi nhận, như Phạm Quỳnh (Bắc), Phan Khôi (Trung), Trương Vĩnh Ký (Nam). Miền Bắc đơn giản hơn, cứ chia hai phe. Phe ta thì tốt, giỏi, đạo đức, phe địch thì … thúi.

  8. PV. Nhan

    * Bỗng nhiên chị Thanh Vân lại nhắc đến nhóm Giao Điểm do Trần Chung Ngọc xuất hiện ở Mỹ đầu thâp niên 1990 ( chuyên công kích Vatican, chế độ Ngô Đình, đào sâu chia rẽ Phật, Công Giáo…)), chúng tôi coi đó như đống rác lịch sử… nhóm này rã đám thoát thai thành nhóm Sách Hiếm…Nay cụ Trương Tuần thèm…tuýt còi cố công khuân vác đám uế tạp Sách Hiếm vào Hang Cua…
    Tài liệu về các giáo sĩ Tây phương truyền đạo ở VN từ thế kỷ đầu 17 dù không lưu lại nhiều tại miền nam, nhưng đôi khi giới mê sử học lại phải tra cứu tài liệu lịch sử của các giáo sĩ. Trường hợp Học Giả Hồ Hữu Tường đặt nghi vấn về thứ tự anh em Tây Sơn- Giữa Lữ và Huệ, ai là anh..
    * Giáo hội Công Giáo La Mã ( CG) coi trọng việc truyền giáo. Từ khoảng thế kỷ 16 họ sáng lập Dòng Tên ( Jesiute) chuyên đào tạo các tu sĩ thông thái chuyên giảng đạo. Họ được học Thần Học, Địa Lý, Lịch Sử, Ngôn Ngữ, kể cả môn Thiên Văn, Toán Học.. và văn hóa vùng đến truyền giáo…Các giáo sĩ bắt đầu đến VN thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Tài liệu cổ còn lưu lại là hồi ký Lịch sử Xứ Đàng Trong năm 1621 do tu sĩ người Ý Christophoro Borri ghi lại. Ông học tiếng Việt, ghi lại đất nước con người Việt như những người hiếu khách, thân thiện sông trên miền đất giầu có ( hơn cả Trung Hoa, Nhật Bản)…Gồm các vùng Cacciam ( quảng nam) Quamguia ( quảng ngãi)Quinignim ( qui nhơn)…
    Xét như thế, chính tu sĩ người Ý Borri là người dùng mẫu tự La Tinh phiên âm tiếng Việt từ năm 1621 thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên ở Đàng Trong.
    Khoảng hai năm sau, giáo sĩ Francissco de Pina đến VN. Pina rất giỏi ngôn ngữ, là người dậy tiếng Việt cho các giáo sĩ đến sau. Trong đó có giáo sĩ Đắc Lộ ( De Rhodes)người Bồ Bào Nha ( Portugal). GS Đắc Lộ hệ thống hóa Ngô Ngữ Việt, viết tự điển Việt Bồ La…Mục đích chính là ” truyền đạo”…Nhưng ông không ngờ đã cống hiến cho người Việt khó tàng vô giá” Chữ Quốc Ngữ”.
    * Cho dù vì bất cứ mục đích nào sáng tạo chữ Quốc Ngữ, người Việt với văn hóa : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” không bao giờ quên ơn người sáng tạo…
    * Còn những kẻ phản bác, trước tiên tôi thường Ngờ Vực học vị tiến sĩ ở VN, lại thêm ông sử gia Nguyễn Đắc Xuân…Người Việt vốn hào phóng chữ nghĩa tặng ông danh hiệu Nhà Sử Học, sau nàu là nhà Huế Học mà lắm kẻ, như chị Hoa Sứ gọi là ” Nhà Huyết Học”…Xuân ơi, Già rồi, không lẽ cứ chạy theo Cao Huy Thuần…

    1. Aubergine

      Ông Trần Chung Ngọc thuộc loại quá khích. Nhóm Giao Điểm nói chung căm thù người Công Giáo. Còn ông N D Xuân thì khỏi nói. May quá mình không sống ở Huế hồi Tết Mậu Thân.
      Có quá nhieu thông tin về Cha Rhodes. Chẳng hạn ý kiến của Cha đối với VN. Tìm toét cả mắt không thấy đâu. Còn Phép Giảng Tám Ngày có phải lời thật của Cha? Chuyện xảy ra đã 600 năm rồi.

  9. Aubergine

    Nói chuyện cụ Dốt đến Tết cũng không hết.

    Hôm Thanksgiving các cháu phản đối kịch liệt món cổ truyền Gà Tây Nướng. “No Turkey please.” Đứa nầy đòi bánh xèo, đứa kia bún chả . . . Rốt cuộc mình phải làm 3 món: bánh xèo, bún chả và bún riêu chay. Cứ đà này chắc sẽ thắng anh TV nếu thi nau an.

    Nhân tiện hỏi chị TM. Trong một post về Tết, chị nói đến Air Fryer. Chắc chị dùng lò này đã lâu. Chị thấy thế nào, rán chả giò được không?

    1. TM

      Được thì tạm gọi là được chị Cà ạ. Tức là chín và giòn, nhưng khô khốc (vì đâu có dầu).

      Để tránh món ăn mỡ dầu, người ta bỏ bánh phồong tôm vào microve thay vì chiên. Người ta cũng dùng air fryer để “chiên” chả giò thay vì thả vaò chảo dầu sôi. Dĩ nhiên là tốt cho sức khoẻ, nhưng ăn không bằng một góc “thứ thiệt”.

      Tùy mỗi người chọn lựa: bỏ cái ngon để chọn cái tốt cho sức khoẻ, hay là…chơi hết mình.

      1. TM

        French Fries cũng vẫn khô và giòn, nhưng không béo bùi.

        Nếu dùng air fryer nướng những món đã có mỡ sẵn như quay gà, quay thịt heo (da sẽ phồng và giòn tan) thì rất ngon, còn những món không tự nó có chất béo như chả giò, khoai tây, v.v. thì chúng hơi…xơ xác!

        1. Hoàng Cuong

          Chơi hết mình đi nha , mềnh có bà con gì với đồ ăn đâu mà nhịn… Thèm

        2. TranVan

          Chiên chả giò (nem), hay French fries bằng nồi điện sẽ tốt hơn tuy tốn đến gần 3 lít dầu ăn, loại chịu được nhiệt độ cao.

          Chiên hai lần : một lần ở 150 độ C cho chín ở bên trong. Chiên lần thứ hai 175 độ cho dòn và vàng phía ngoài.

          Chỉ có nồi điện chuyên về chiên nóng mới giữ cho dầu ăn đúng nhiệt độ. Quá 180 độ là dầu ăn sẽ biến đổi hại cho sức khỏe. Giống nồi điện của MacDo nhưng nhỏ hơn. Nếu nhà đông người thì nên có hai nồi, MacDo dùng hai nồi bên cạnh nhau.

          Nấu ăn không nên hà tiện. Dầu ăn chỉ dùng được nhiều lắm là hai hay ba lần.

          Dùng chảo hay nồi thường để trên bếp khó căn đúng nhiệt độ.

          Tb: nấu ăn hơn tôi thì đôi khi cũng dễ. Nấu tài hơn bà vợ tôi mới khó. 😀

        3. Aubergine

          Tôi có sẵn nồi điện ở nhà, nhưng thấy tốn dầu quá nên thỉnh thoảng mới dùng.
          Suýt nữa thì tôi mang cho. Cảm ơn anh TV đã mạch nước.

          Bếp nhà tôi hơi nhỏ nên đến nay vẫn chưa mua Air Fryer

        4. TranVan

          AirAir, dùng ít mỡ, không nên mua vì lò điện thường có quạt quay cũng gần giống.

      2. Aubergine

        Cảm ơn chị TM và anh TV đã cho ý kiến.
        Nghĩ đi nghĩ lại, chắc không mua Air Fryer vì mỗi năm mình ăn chả giò khoảng 1 lần, còn heo quay thi không dám động đến. Muốn ăn French fries thì cứ chạy ra MacDo.

        1. TranVan

          Mấy món chiên, xào hay luộc tôi lo. Bà vợ lo mấy món nộm, hay mấy món nấu ninh nhỏ lửa hoặc bỏ trong lò.

          Tôi chế biến nấu theo mẹo của đầu bếp Pháp : mỗi thứ nấu riêng rồi cuối cùng mới trộn chung để kiểm soát được độ chín của từng thành phần thay vì nấu chung với nhau khó kiểm soát đúng. Chỉ thiếu dàn đèn giữ nhiệt.

  10. TranVan

    Trong khi 12 ông tông đồ Việt đì ông Tây đã chết từ lâu thì 6 ông Tây trong hội đồng chấm thi vừa mới bỏ phiếu 6 chọn cho tôi, một người gốc Việt, về hạng nhất.

    Ông Thị trưởng đã trao giải thưởng cho tôi rồi ôm hôn. Cũng may nơi đây là nước Pháp chứ không phải nước Nga hay Liên Xô cũ.

    Tấm ảnh đã được tuyển chọn, kỳ thi đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm của sở du lịch tại thành phố nơi tôi đang cư ngụ.

      1. TranVan

        Xin cám ơn hai Chị đã động viên để tôi cố gắng hơn nữa.

        Kỳ này hai vợ chồng tôi đã nộp 6 tấm ảnh vì mỗi ngưới chỉ được tham dự với tối đa 3 tấm.

        Ba tấm về hàng đầu 1,2,3
        Ba tấm kia hơi kém, chỉ về được hàng 7,8,9

        Hụt mất liền tù tì từ 1 đến 6.

        1. TM

          Bà nhà của bác TV “thi dùm” bác hay là bà cũng là một tay nhiếp ảnh?

        2. Hoàng Cưong

          Cụ Tran Van, luôn tranh thủ mọi lúc mọi nơi khoe ảnh ( giải thưởng)

          Tuýt còi cái coi

        3. TranVan

          Bà ấy không biết và không thích chụp ảnh, tuy có máy loại nhỏ. Khi đi du lịch bà ta thường đi tay không vì lý do an ninh thành thử cũng chẳng mang máy theo.

          Tuy vậy bà ta cũng phụ giúp rất nhiều. Mỗi lần gửi hình đi dự thi thì bà ta là khâu tuyển chọn. Tuyển nhầm là hụt giải. Ít khi bà ấy nhầm nên 10 năm qua ít khi hụt.

          Khi có đề tài tự do như kỳ đặc biệt này thì cả hai mới dự thi. Hình tôi chụp, bà ấy lựa và chia đôi. Tôi gửi mấy tấm đó đi cùng một lượt.

          Cả hai đều đi dự buổi phát giải thưởng vì thường kết thúc bằng buffet nho nhỏ. Có rượu champagne, bánh mặn và sau cùng là bánh ngọt và trái cây, hay cà lem.

          Tối hôm qua có thêm trình diễn ca nhạc sống.

  11. TM

    BEn VOA có một bài bàn tếu táo về hai ông Tây.

    Đồng ý với HC ta nên chấm dứt bàn luận chủ đề này ở đây. Không được thì HC ra ngoài chơi cho phẻ hỉ.

    “Tuy thù hận Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes và được xem như những nhân vật có thứ hạng trong nghiên cứu văn hóa và lịch sử nhưng 12 người tiên phong trong việc chống ghi công Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes lại chỉ rành… chữ quốc ngữ. Vốn liếng của họ về Hán Nôm – một trong những công cụ hữu dụng để nghiên cứu văn hóa, lịch sử Việt Nam, nâng cao tri thức và hiểu biết cả về tiền nhân lẫn tự hào dân tộc, có lẽ chỉ gói gọn trong phạm vi phân biệt “tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã,… tốt”!

    Đó cũng là lý do có những facebooker như Hoàng Linh gọi 12 nhân vật này là “12 tông đồ”. Dùng kiểu tư duy đó, Hoàng Linh đề nghị nghiên cứu xem “Kênh Nước Đen” – tên một con đường ở TP.HCM có… làm gì cho chế độ cũ hay không? Gia đình có ai… định cư ở nước ngoài không? Vợ có phải là… “Kênh Tàu Hũ” không? “Kênh Nhiêu Lộc” có phải con không, tại sao không khai trong lý lịch?.. Chưa làm rõ thì không nên dùng để đặt tên đường và cần làm rõ ý đồ chính trị, tôn giáo của người đã chọn tên ông… “Kênh Nước Đen” (2)!”

    https://www.voatiengviet.com/a/francisco-de-pina-alexandre-de-rhodes-da-nang/5186289.html

  12. Có bài mới trên FB nhưng không đăng ở blog do các cụ đang say

    Nếu không có chữ Quốc ngữ thì Việt Nam đi về đâu?

    Lịch sử không có chữ “nếu”, có hay không có chữ Quốc ngữ mà cha đẻ là ông de “Dốt” (Alexandre de Rhodes) có từ 4-5 thế kỷ rồi, thì Việt Nam vẫn do ĐCS lãnh đạo tuyệt đối. Nhân dân ta lần lượt đánh thắng tất cả các đế quốc to, metro 10 năm không xong, cuối thế kỷ vẫn đang quá độ lên CNXH và giờ đang có cơ hội vô địch Seagames 2019 tại Manila. Full stop.

    Nếu không có ông “Dốt” latin hóa tiếng Việt thì hai câu Kiều mở đầu được viết như sau:
    𤾓𢆥𥪞揆𠊛些//𡦂才𡦂命窖󰑼恄饒 (Trăm năm trong cõi…). Văn kiện ĐH ĐCS sẽ giống như đọc Nhân dân Nhật báo bên Bắc Kinh.

    Từ khi mới xuất hiện, chữ Nôm là mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán, hoặc mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa. Ai chờ cờ tướng đều nhớ con tốt hủi (卒),dân Việt ta sáng tạo tài tình dùng 卒 này trong chữ Hán có nghĩa là “binh lính” lại để chỉ là “tốt” trong nghĩa “tốt xấu”. Dân ta hay giễu những ai đọc chữ Nho mà diễn Nôm là vì thế chăng.

    Nghe các nhà lịch sử nói, khi người Hán chinh phục đất Giao Chỉ (Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên. Vì ngôn ngữ khác biệt, những “chữ Nôm” đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn.

    Cụ Phạm Huy Hổ trong “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?” cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2.

    Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ “bố cái” trong danh xưng “Bố Cái đại vương” do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8.

    Ý kiến khác lại dựa vào chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” (大瞿越) để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng 1000 năm++, quê hương anh Cua Times.

    Nói tóm lại, Quốc ngữ của ông Dốt hay Nôm của người Hán cũng là công cụ của kẻ xâm lược, không bị Hán hóa thì cũng bị Tây hóa. Trạng Trình đã phán “An Nam chớ vội làm giầu//Thằng Tây nó tếch, thằng Tầu nó sang”. Mỹ, Pháp vừa đi, dân TQ tràn ngập khắp 3 miền, giờ thêm miễn thị thực cho vào đặc khu, càng đông.

    Bây giờ mấy cụ tổ của 12 tông đồ chửi Alexandre de Rhodes muốn quay lại chữ Nôm cũng không được và muốn bỏ chữ Quốc ngữ thì thay bằng chữ gì, hả các ông.

    Vì mấy cái chữ được trên hoành phi câu đối mà bỏ chữ của ông Dốt liệu có được. Không ai có thể quay ngược bánh xe lịch sử bằng cách chê chữ Quốc ngữ của một quốc gia, ca ngợi chữ Nôm có gốc Hán, để dìm hàng ông Dốt.

    Ông Dốt không nghĩ tới đưa Pháp vào xâm lược VN trước mấy 200 năm đâu mà ông ý muốn tiện lợi cho việc truyền đạo thì ông ý làm. Sau rồi lão cũng chết ở 1 răng, 1 rắc, có chết ở Pháp đâu. Có khi người Pháp chả biết ông ý là ai.

    Thời 4.0 các cụ nên sáng tạo chữ Việt mới, học bọn trẻ trên mạng chát với nhau theo kiểu giáo sư Bùi Hiển “Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! … Nó luôn muốn nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể”

    Các cụ nên dừng việc khen chê Nôm, Hán, Nho, đặt tên phố cho ông Dốt hay hay không, mà nên khen tiếng Việt ta hay nhất thế giới và hoàn thiện ngôn ngữ này.

    Các cụ có thể đọc truyện Kiều bằng song ngữ Nôm – Quốc ngữ như ri

    㐌芒𥙩業𠓨身//Đã mang lấy nghiệp vào thân,
    拱停責吝𡗶𧵆𡗶賒// Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
    善根於在𢚸些//Thiện căn ở tại lòng ta,
    𫳘心箕買朋𠀧𫳘才//Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
    𠳒圭抇𢶒容𨱽//Lời quê nhặt gói dông dài,
    模𢝙拱特󰜋𠄽󰠯更//Mua vui cũng được một và trống canh.
    Cua Times. Sưu tầm và biên soạn.

    1. phó thôn

      Ai chơi cờ tướng đều nhớ con tốt hủi (卒),dân Việt ta sáng tạo tài tình dùng 卒 này trong chữ Hán có nghĩa là “binh lính” lại để chỉ là “tốt” trong nghĩa “tốt xấu”. Chúng ta sống, suy nghĩ nếu không độc lập thì tư duy sẽ bị chạy theo mà không biết. Bài mới hay lắm. Căm ơn Cụ Tổng

    2. CanadaDry

      Rằng hay thì thật là hay ,
      Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào .

      Kể ra thì công lao phá hoại đ? của 12 đ? viên này thật là to …Không biết ông NPT có phê bình rút kinh nguyệt gì mấy ổng không ?

      Sao lúc này đ? cứ để mấy cóc nhái nhảy lung tung thế không biết …Thất vọng quá …

  13. Hoàng Cuong

    Tui chỉ nêu ngắn gọn, tại sao Trung Quốc căm hận ” Thế kỷ ô nhục “?
    …có là Phương Tây đánh thức Trung Quốc và Việt Nam …đang chìm đắm trong thiên đường?
    Nay nhớ ơn Facebook.. .. mọi sự đang được làm sáng tỏ.

    Tôi còn nhớ bộ phim được mang tên ” Trả lại tên cho em “

    1. tào văn lao

      Thấy nhiều cụ tự ti quá. Ngày xưa cha ông chúng ta dùng chữ Hán trong các văn bản chính thống, vẫn oánh tan bọn xâm lược Tàu. Nay nếu xài chữ Nôm vẫn có thể đánh đuổi bọn nào đến xâm lược ta. Đâu phải nhờ xài chữ quốc ngữ mới “thoát tàu”? Có khi xài chữ Hán, chữ Nôm dân ta sẽ hiểu biết kỹ bọn xâm lược tàu, càng dễ đánh hơn chăng? Tri kỷ, tri bỉ bách chiến bách thắng, he he…

      Nói vậy thôi, xài chữ quốc ngữ tiện lợi trăm bề. Nhưng có phải vì dễ hoc, dễ viết khiến dân mình lười (thành truyền thống thì chít), không chịu khó, tập trung như họcj chữ Hán, chữ Nôm chăng??

      1. Hoàng Cuong

        Cụ tào văn lao ôi, tên thật cụ đó a.

        Đi tán gái được cũng tài 💕

  14. Hugoluu

    Theo cá nhân tôi các nhà nghiên cứu sau này lấy mốc thời điểm cụ Dôt biên soạn từ điển Viêt-La-Bồ để đánh dấu khởi thuỷ sự ra đời chữ quốc ngữ ,công lao phát triển để có chữ quốc ngữ như ngày nay là của người Việt là chính .
    Dưới đây là bản chụp trang bìa từ điển VLB in năm 1651 tại Roma sau khi cụ Dot về lại Vatican (sau 12 năm công tác tại xứ Annam)
    Thú thật nhìn vào cách viết chữ quốc ngữ thời cụ Dốt và cách viết bây giờ tôi chịu .

    Gán toàn bộ công lao sáng tạo ra chữ quốc ngữ ngày nay là của cụ Dốt tôi thấy hơi quá.

    1. TM

      Hugo bị sốc khi nhìn trang tự điển ngày xưa à?

      Mọi vật luôn thay đổi với thời gian, không có gì bất biến cả. hugo đi tìm văn bản kịch Shakespeare thế kỷ 16 cũng sẽ bị sốc đấy.

      Và đây là một đoạn trong Kinh Thánh của biến thể qua thời gian. Ngày nay có ai biết tiếng Anh đọc được 2 đoạn đầu không?
      ớ. Tiếng Anh cổ đại (Old English):

      ‘Fæder ure þuþe eart on heofonum
      si þin nama gehalgod tobecume þin rice gewurþe þin willa on eorðan swa swa on heofonum

      2. 1348: tiếng Anh trung cổ (Middle English)

      ‘Oure fadir þat art in heuenes halwid be þi name;
      þi reume or kyngdom come to be. Be þi wille don in herþe as it is dounin heuene.

      3. 1611: King James authorized Bible – thời Shakespeare

      ‘Our father which art in heaven, hallowed be thy name.
      Thy kingdom come. Thy will be done in earth as it is in heaven.

      Cách đây chỉ hơn thế kỷ mà có người viết kách mệnh, ái quấc đấy, sai be bét nhỉ.

      Cái quan trọng là công trình khởi đầu. Mọi nỗ lực tu chỉnh, hoàn thiện, va phát triển sẽ được nhiều thế hệ sau tiếp nối.

      1. Hugoluu

        Chị TM sai!
        Cụ Dốt không phải là người đầu tiên nghĩ ra chữ quốc ngữ ;cụ chỉ là người có công biên soan sắp xếp thôi ,Trong lời tựa cuốn từ điển của mình, chính cụ đã tri ân công lao và đóng góp của các giáo sĩ Dòng Tên khác, đặc biệt là cuốn từ điển Việt–Bồ-La (Diccionário anamita-português-latim) của Gaspar do Amaral và từ điển Bồ-Việt (Diccionário português-anamita) của Antonio Barbosa (hiện đều đã thất truyền).
        Cụ Dốt không phải là cha đẻ duy nhất của chữ quốc ngữ,công lao phổ biến đến đại chúng như ngày nay càng không.

        1. TM

          Tôi không hề nói cụ Dốt là người đầu tiên nghĩ ra chữ quốc ngữ. Cụ là ngưoòi đầu tiên lập ra cuốn tự điển Việt Bồ La.

        2. tào văn lao

          Cuốn tự điển cụ Rốt xuất bản có mấy người Việt (từ xưa đến nay) tiếp cận nhỉ? Thế thì mưc độ tác động của cuốn tự điển ấy đến chúng ta như thế nào?

          Sao không tìm đọc cuốn tụ điển của cụ Huỳnh Tịnh Của hoặc của ông Tabert, xem thử các soạn giả này có xài của ông Rốt không? Nếu có thì kể công ông Rốt, nếu các ông này soạn độc lập thì phải vinh danh các ông sau chứ, vì nó gần gũi với chữ Việt hiện đại hơn.

        3. Hugoluu

          Vinh danh một mình cụ Rốt thì bất công cho các cụ trước và sau cụ ấy quá.

        4. Hoàng Cuong

          Cụ Hugoluu ôi, các cụ ấy chết lâu lắm rồi, các cụ có yêu cầu hậu thế phải thế lọ thế chai…

          Tội vạ miệng mồm

      2. Ô Mễ

        Trước nghĩ bà TM thông tuệ ,sau bực vì cứ tốn công giải thích cho đứa lí sự cùn ,trơ tráo
        Kết . Bà thâm vãi ,không làm thế sao có đứa bi bô phường chèo giúp vui

        1. Mike

          Nhờ cụ hugoluu cứng đầu mới có những còm phản bác hay. Vậy thì công đầu ở đây là của cụ hugoluu, hay ta đề nghị đưa tên cụ ấy về đặt thay cho cụ Dốt ở Đà Nẵng?

          Nhiều khi cũng cám cảnh cụ luu cứ bị chị TM quay như dế. Đừng bực nhá đồng chí Hugo. Chào đoàn kết và quyết thắng ạ.

  15. Mời Hang sĩ Hang Cua Phản biện!

    TẠI SAO LẠI TÔN VINH MỘT NHÂN VẬT PHỈ BÁNG TÔN GIÁO KHÁC, KÍCH ĐỘNG XÂM LƯỢC, CÔNG TRÌNH THÌ VỚ VẨN, KHÔNG AI SỨ DỤNG?

    My opinion:

    Tôi đồng ý với lập luận tại item NO.5:
    5. Công lớn nhất là công phổ biến chữ quốc ngữ 200 năm sau do chính người Việt phổ biến. Bởi vì nếu người Việt không chấp nhận thì số phận Chữ Quốc ngữ cũng sẽ giống số phận tiếng Latinh hóa ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, bởi trí thức các nước đó không dùng. Công giáo chỉ chiếm 5% dân số Việt. Các giáo sỹ công giáo đương nhiên không thể phổ biến cho 95% dân Việt, là những người vô thần hoặc tín đồ các tôn giáo khác.

    1. Cụ Trungle đã dẫn link nhưng có thể nhiều người ngại đọc dài. Có ý này hay hay

      Tưởng tượng về Alexandre de Rhodes

      Năm 1971, Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, trong quyển “Lịch sử Việt Nam”, tập 1, trang 304, trích dẫn lời Alexandre de Rhodes thể hiện một âm mưu có tính thực dân của mình:

      “Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”

      Uỷ ban này chú thích rằng câu trích này được trích từ sách “Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient” (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110.
      Tuy vậy, người ta không thể tìm thấy câu nói ấy trong tài liệu nói trên.

      Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam là một định chế nghiên cứu cấp quốc gia. Vị thế của nó bảo đảm cho uy tín học thuật của nó. Thành ra từ đó, người ta cứ trích dẫn và lan truyền niềm tin lệch lạc như vậy về Alexandre de Rhodes mà không cần kiểm tra lại. Từ lâu, những nhà nghiên cứu như Vương Đình Chữ (1996), Nguyễn Đình Đầu (2006) đã chỉ ra lỗi trích dẫn này của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhưng niềm tin ấy vẫn chưa mất. Lá thư phản đối đặt tên đường của nhóm “trí thức” nói trên là một ví dụ.

      Cũng trong sách này, Alexandre de Rhodes nói đến việc xin nước Pháp cung cấp nhiều “soldats” để “chinh phục toàn cõi phương Đông, đem về quy phục Chúa Jesus”. Cao Huy Thuần coi từ “soldats” là “binh lính” quân sự, từ đó kết tội Alexandre de Rhodes mở đường cho thực dân xâm lược Việt Nam, dù nhà truyền giáo ấy chết trước cuộc xâm lược ấy đến hai trăm năm, còn Nguyễn Khắc Xuyên coi “soldats” không phải là “binh lính” theo nghĩa đen mà chỉ “chiến binh Phúc âm”, tức giáo sỹ truyền đạo.

      Số người hiểu theo cách hiểu của Cao Huy Thuần đông hơn hẳn cách hiểu của Nguyễn Khắc Xuyên, các cuộc tranh luận, đúng hơn là cãi vã, về nghĩa của từ “soldats” hầu như không đặt từ này trong toàn bộ văn bản của “Hành trình và truyền giáo” để xem tinh thần thực sự của khái niệm cũng như của sách này là gì, có liên quan đến việc đánh chiếm thuộc địa hay không.

      https://usvietnam.uoregon.edu/vi/2019/11/27/alexandre-de-rhodes-va-su-tuong-tuong-ve-lich-su-can-dai-cua-nen-su-hoc-viet-nam/?fbclid=IwAR0VaSrhq-L1eJq6XVF2tIhxwxPXImpqwr30U68MFoo9sbz0Pii2NqcTQR0

      1. Cốt Thép

        Từ “Soldats” này nghĩa trực tiếp, nghĩa đen: Chiến sĩ, binh lính.
        Nghĩa bóng: Chiến sĩ thừa sai ( người truyền giáo)

        Dịch theo cách nào là đúng thì phải tìm hiểu lịch sử thời đó.

        1. Cốt Thép

          Tôi viết đây chỉ để tham khảo thôi.
          Theo loi một nhà nghiên cứu người Việt định cư tại châu Âu thì:
          Vào thời kỳ cụ Rốt sang VN thì Việt Nam thuộc Giáo Phần Ma Cao (dong Tên). Giáo Hội Bo Đào Nha. Giáo Hội Bo Đào Nha thì thuộc Giáo Hội La Mã.

          Nói chung giáo hội La Mã có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ.
          Thực tế thì các nhà truyền giáo ở Việt Nam thời kỳ đó đều là các nhà truyền giáo Bo Đào Nha.
          Riêng cụ Rốt là người Pháp, cụ là người thúc đẩy thành lập Hội Thừa sai tại Pháp.

          Van đề là nếu xin thêm người truyền giáo thì phải xin ở Giáo Hội Bo Đào Nha hoặc Giáo Phần Ma Cao là đúng địa chỉ nhất.
          Tôi cũng không rõ Hội Thừa Sai đuợc thành lập năm nào ( trước hay sau thời điểm cụ Rốt viết thư cho vua Pháp xin thêm “Soldats”

          Hội Thừa Sai là hội Truyền giáo???
          Hội Thừa Sai do Giáo Hội Pháp quản lý điều động???
          Hay Hội Thừa Sai do Nhà Vua Pháp quản lý, điều động???

          Nếu Hội Thừa Sai do Vua Pháp quản lý, điều động thì từ “Soldats” dich là Chiến Sỹ Thừa Sai là hợp lý.

          Nếu Hội Thừa Sai do Giáo Hội Pháp quản lý và điều động (điều này có vẻ đúng) thì từ “Soldats” dịch là BINH LÍNH là hợp lý.

          Những điều viết nêu trên chỉ là THAM KHẢO thôi.

        2. Cốt Thép

          Tóm lại ( thông thường):
          – Xin Chiến Sĩ Thừa Sai thì xin Giáo Hội
          – Xin BINH LÍNH thì xin Nhà Vua

      2. Hoàng Cưong

        Tui chỉ nêu ngắn gọn, tại sao Trung Quốc căm hận ” Thế kỷ ô nhục “?
        …có là Phương Tây đánh thức Trung Quốc và Việt Nam …đang chìm đắm trong thiên đường?
        Nay nhớ ơn Facebook…mọi người đang viết lại Lịch sử!

    2. TM

      Bài viết nhận định một vấn đề nghiêm túc mà lại phạm lỗi chính tả nên làm nản lòng người đọc: Vaticant, tính đồ.

      Tôi có thể lôi từng điểm ra phản bác, nhưng nói chung thấy tác giả dùng những điểm phi học thuật để xét đoán một vấn đề học thuật nên không muốn bàn thêm.

      Lập luận của tt:

      “Công lớn nhất là công phổ biến chữ quốc ngữ 200 năm sau do chính người Việt phổ biến. ”

      Công trình đầu tiên mới quan trọng. Những người sau thúc đẩy thêm thi mới làm nên trò. Đó là truyền thống kế thừa và phát huy của nhân loại, nhưng không có cái đầu tiên thì làm gì có “gì” để thúc đẩy hay phát triển.

      Xin lập lại một còm khác đã viết cho hugo:

      – Archimedes đang ngồi trong buồng tắm thì phát hiện ra là nước có sức đẩy khi một vật thể được dìm trong nước. Thế là ông nhảy ra (gần như) ở truồng thông thống chạy ra đường hét to “Eureka!”. Ông chả có công trình sáng chế nào từ định lý đó cả. Thế mà ngày nay người ta nhắc đến tên ông nhiều hơn những nhà khoa học đã sáng chế ra tàu vượt đại dương, tà ngầm lặn dưới nước,

      – Newton ngồi dưới gốc cây nhìn quả táo rơi. Ông chẳng có sản phẩm khoa học noà đăng kỳ và triển lãm cả. Ngày nay tên lửa, phi thuyền vũ trụ được xây dựng lên từ thuyết Newton, còn cả trăm nghìn, cả triệu khoa học gia không được biết đến bằng.

      – Edison làm ra bóng đèn điện đầu tiên rất thô sơ, các sợi dẫn điện làm bằng tre chứ kh6ong phiả chất tungsten bền bỉ như ngày nay. Người ta nhắc đến Edison chứ không nhớ ai đã cải thiện bóng đèn.

      – Các ông tổ, bà tổ làng nghề vẫn được các làng nghề thờ phượng, Hẳn rằng món đồ gốm, món bún các cụ làm ngày xưa không bì được với chất lượng sản phẩm ngày nay, nhưng các cụ đã có công lập nên nghề cho cả làng, rồi con cháu tiếp nối cải thiện thêm.

      Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Tự Lực Văn Đoàn, vẫn được ghi công thúc đẩy chữ quốc ngữ, khôgn cần phải chọn đúng một vị mà thôi.

    3. TM

      TT viết:

      “Công giáo chỉ chiếm 5% dân số Việt. Các giáo sỹ công giáo đương nhiên không thể phổ biến cho 95% dân Việt, là những người vô thần hoặc tín đồ các tôn giáo khác.”

      tt đừng lẫn lộn 95% dân VN mù chữ là dân ngoại đạo, còn 5% biết chữ là dân Công giáo. Những bậc trí thức, các nhà cách mạng, những tác giả văn học như HCM, Phan Bội Chau, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Tự lực Văn Đoàn, v.v. không phải dân Công giáo.

      Thời tín đồ Công giáo chiếm khoảng 7% dân số, nhưng đó chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên.

  16. HoangPhuong

    Chào cả nhà.
    Chuyện đẹp-xấu, nghe hay-dở của chữ Hán thì tùy nhìn nhận của mỗi người. Có một ý kiến (không nhớ được tiếp nhận ở đâu): Chữ Hán, trong các bài Đường thi, phiên ra âm Tiếng Việt hiện nay nghe hay hơn hẳn tiếng Quan Thoại (Bác Vân rành tiếng Trung, xác nhận giúp đúng sai đi…).

    Riêng ý bác Nguyen An chữ Hán ngoài việc biểu thị một từ nào đó nó còn ý nghĩa riêng ẩn sau nó sâu xa hơn thì có lý…Tôi nhớ mãi hai câu đầu tiên trong bài Vịnh Chữ Nhàn của Cụ Nguyễn Công Trứ:
    “Thị tại môn tiền: náo
    Nguyệt lai môn hạ: nhàn”
    Cụ Trứ đã dùng thủ thuật chiết tự hai từ náo, nhàn thành hai câu thơ bao hàm cả quan niệm về chữ “nhàn” của cụ thật tài tình…

    Các nhận định của bác Hugo, tôi thật chả đồng ý tẹo nào he…he…

    Tôi táng đồng việc vinh danh, nhớ ơn hai vị linh mục là người đầu tiên lưu ký Tiếng Việt thành văn bản theo mẫu tự Latin. Nhưng rõ ràng chúng ta cũng phải nhớ ơn các nhà báo, nhà văn, các trí thức Tây học ngày xưa đã vận động, cổ súy cho việc dùng chữ Quốc ngữ, thông qua các tác phẩm của họ đã hoàn thiện dần hệ thống chữ viết chúng ta hiện nay…Như cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nhóm Tự Lực văn đoàn…

    Tóm lại, cha ông chúng ta đã có chọn lựa đúng trong giai đoạn đấy…Chúng ta nhớ ơn các bậc tiền hiền, nhớ ơn những người tạo dựng…việc gì phải lên gân, gán ghép một cách kiên cưởng các quan điểm chính trị (không phải ai cũng cho là tiến bộ…) vào đây nhỉ…Rách việc…he…he…

    1. Cốt Thép

      @ Hoàng Phương!

      Rất tiếc là tôi không có văn bản chính thức về việc vinh danh (đặt tên đường) 2 vị Giáo Sĩ.
      Tôi có xem đơn phản đối của 11 vị.

      Tuy nhiên xem loi giải thích cua một vị quan chức Đà Nẵng thì Vinh Danh 2 vị Giáo Sĩ bởi ĐÃ CÓ CÔNG LỚN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NÊN CHỮ QUỐC NGỮ.

      Như vậy cũng hợp lý. Tôi ung hộ việc vinh danh nhu vậy với 2 vị Giáo Sĩ.

      Còn nói 2 vị Giáo Sĩ là ÔNG TỔ CHỮ QUỐC NGỮ, hoặc có công SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ như một số người trên mạng Internet nhận định thì to tát quá.

      Tôi cũng đồng ý vinh danh một số người CÓ CÔNG LỚN TRONG VIỆC TRUYỀN BÁ VÀ PHỔ CẬP CHỮ QUỐC NGỮ.

      1. HoangPhuong

        Hoàn toàn nhất trí với bác Cốt Thép…
        Nên cố gắng đừng áp đặt các giá trị chân lý theo quan điểm của mình, ở hiện tại, để đánh giá đúng sai tuyệt đối cho các nhân vật lịch sử…(dành cho link dẫn của bác Tuan_Freeter).
        Tôi thấy bài trong link của bác Trungle thuyết phục hơn…

  17. TranVan

    Cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-Tinh còn có thêm điều lợi nữa là dễ nhớ khó quên.

    Sau mấy chục năm không dùng đến tôi vẫn còn nhớ được khá nhiều. Chỉ thỉnh thoảng phạm vài lỗi như lẫn lộn giữa s và x, đôi khi dê trên dê dưới : dấu giầy khó giấu.

    Trong khi cách viết tượng hình của Tầu thì vài tháng sau là quên ngay. Kiểu chữ Hán (Nho)
    phát âm theo người Việt tôi đã tự học theo quyển Tam thiên tự : Thiên trời, địa đất, …. Phát âm theo kiểu Quan thoại tôi học tại trường. Nhưng vì ít dùng thành thử rơi rụng gần hết.

    Chữ Nôm tại Paris một dạo cũng có lớp dậy nhưng rất ít người theo học. Nay hình như đã không còn nữa.

  18. TC Bình

    Năm 1938, Hội truyền bá học Quốc ngữ được thành lập theo đề nghị của cụ Nguyễn Văn Tố, Thống sứ Bắc Kỳ ký quyết định số 3622-A. Trong hội này ông Võ Nguyên Giáp giữ chức…Phó thủ quỹ. Sau đó, ngày 8/9/1945, ông VNG thay mặt Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hoà Việt Nam ký sắc lệnh…”việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người…”
    Thế mà, với một số (ít) người, truyền bá “công cụ” xâm lăng của thực dân Pháp là có tội cơ đấy!
    Zất nà căng…xi măng!

  19. Hai Cù Nèo

    Thấy dự án nhà ở kiêm ks con cò bay đang bùng, hổng biết bác Dove thế lào. Nghe nói lúc bác ôm mấy căn. Có ai nghe tin bác alo mọi người biết cái

  20. Cốt Thép

    Mọi người cảnh giác với Hugo Lưu.
    Tay Hugo này có truyền thống giả ngây, giả ngô để gây hiềm khích… chia rẽ… nhằm phục vụ Tàu.

    1. TranVan

      Tầu nào ?

      – T TC, T Đài Loan, T HK, T Tân Cương, T Tây Tạng, hay T VN ?

      🙂

      1. TM

        Có lần tôi đã kể trên blog: tôi có một cô bạn đồng nghiệp cũ người TQ sau này rời bỏ công ty của tôi sang làm cho World Bank, công tác tại Bắc kinh. Mùa hè năm 2017 tôi sang thăm và cô đua tôi du lịch Bắc Kinh, Hàng Châu Thượng Hải. Tôi hỏi cô: “Xa nước Mỹ nhớ gi nhất?” Cô trả lời: “Nhớ nhât bầu trời xanh!”

        Quả thật, suốt những ngày tôi ở Bắc Kinh, bầu trời lúc naò cũng xám xịt vì ô nhiễm.

        1. TranVan

          Quán ăn có treo hình ảnh và giá cả nên du khách tuy không biết đọc chữ Hán dễ chọn lựa và tránh được nạn chặt chém.

  21. Cốt Thép

    Chữ Quốc Ngữ đúng là hay … dễ học.
    Chữ Quốc Ngữ chỉ là Kí Âm tiếng Việt thôi.

    Xưa kia các nhà thơ bằng tiếng Việt và kí âm bằng chữ nôm.
    Các tác phẩm như Kiều, Hồ Xuân Hương … đuợc sáng tác bằng Việt và kí âm bằng chữ nôm.
    Chữ Nôm khá là khó học nên cũng it người biết

    Chữ Quốc Ngữ ( dùng chữ cái abc… kí âm) dễ học nên nhiều người biết.

    Ai làm thơ viết văn bằng tiếng Việt đều có có thể ghi chép lại bằng chữ quốc ngữ.

    Việc ngày nay không có những tác phẩm văn chương hay như Truyện Kiều… Không phải là do bây giờ dùng chữ Quốc Ngữ, mà đó bây giờ không có Nguyễn Du.

    Xin thưa với quý ngài Hugo Lưu là như vậy.

    P/s: Pháp đại văn hào Victor Hugo.
    Việt Nam có Lưu Hugo … Chán vãi. Cùng Hugo mà khác nhau một trời một vực😀

    1. Cốt Thép

      Việc ngày nay không có những tác phẩm văn chương hay như Truyện Kiều… Không phải là do bây giờ dùng chữ Quốc Ngữ, mà do bây giờ không có … Nguyễn Du.

    2. Hugoluu

      Chữ quốc ngữ chỉ dễ đọc ,dễ viết chứ hoàn tôàn không hay không đẹp bằng chữ Hán(chữ nho)

      1. Cốt Thép

        Hugo Lưu? Hay là : Hủ nho Lưu vậy?

        Hủ nho Lưu có biết mài mực tàu không? Có biết xổ ngang, xổ dọc không? mà nói chữ nho đẹp.

        Tôi nhìn chữ nho thì giống như nùi rơm vậy. 😀

      2. Nguyen An

        Bác Hugoluu có ý đúng:
        Chữ quốc ngữ chỉ dễ đọc ,dễ viết chứ hoàn tôàn không hay không đẹp bằng chữ Hán. Chữ Hán đẹp, ý nghĩa sâu xa, tuy nhiên rất ít người biết chữ Hán, do vậy không được phổ biến. Còn người dân Việt dựa vào chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm, bảo tồn được văn hóa của mình, khiến cho người Trung Hoa suốt gần 10 thế kỷ đô hộ nhưng không đồng hóa nổi.
        Tại các làng xã nông thôn còn có rất nhiều bản thần tích bằng chữ Nôm ghi lại lịch sử dân tộc. Thần tích quán Hương ngải Thạch Thất Hà nội còn ghi lại chuyện quân tướng nước Thục Hán đánh nhau với Mạnh Hoạch. Thần tích làng Đồng Xâm Kiến xương Thái bình ghi lại chuyện Triệu Đà đã kiến quốc như thế nào. Trên trang Hùng Sử Việt có rất nhiều bài viết về giả thuyết vua Vũ trị thủy tại sông Đà chứ không phải sông Hoàng hà. Lịch sử dân tộc được bảo tồn qua các văn bản chữ Nôm. Giờ các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu quá khứ thì đào sâu từng văn bản cổ sẽ thu được kết quả đúng đắn.
        Chữ Hán, chữ Nôm đều có những đóng góp cho văn hóa Việt và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

        1. TM

          Vâng đúng vậy. Cái đáng quý là các bậc trí thức Việt biết chữ Hán đã tranh thủ chế ra chữ Nôm (phức tạp gấp đôi) để lưu truyền lịch sử và văn hóa dân tộc Việt. Mong rằng Viện Hán Nôm đã hay sẽ sưu tầm tất cả các bản viết chữ Nôm tại thôn quê để lưu trữ trong kho tàng chữ Nôm của quốc gia. Hình như năm nào họ cũng về các vùng quê sao chép lại các văn bản này.

          Về mặt dạy cho toàn dân biết đọc biết viết thì chữ quốc ngữ là phương tiện hữu hiệu hơn vì đơn giản và dễ học.

          Các bậc trí thức cứ bảo tồn kho tàng dân tộc. Tầng lớp dân gian cứ sử dụng chữ quốc ngữ để học hỏi tiến bộ.

          Người phương Tây cũng có những bậc cây đa cây đề nghiên cứu bằng tiếng La tinh, tiếng Gaulois cổ đại, tiếng Anh cổ đại. Người dân bình thường cứ sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp thời mới để học hỏi và trao đổi.

        2. Cốt Thép

          Kính cụ Nguyễn Ăn!

          Ông cụ thân sinh ra tôi là người viết chữ Nho đẹp nổi tiếng đấy.

          Hoành phi câu đối ở rất nhiều đình chùa là do cụ viết.
          Hoành phi câu đối ở các nhà bà con nội ngoại ở quê cũng do ông cụ viết
          Nhiều cơ sở sản xuất đồ thờ tự hoành phi câu đối, họ mang chữ đến nhà nhờ cụ viết chữ cho đẹp. Rồi họ lấy mẫu chữ đó chạm khắc.

          Thời ông cụ tôi chưa có Facebook, blog… nên cụ dành thời gian viết chữ Nho. Thời đó mà có Fb thì cụ cũng lướt Fb suốt ngày. Thời gian đâu mà chống mông mài mực viết chữ Nho.

          Để hiểu đuợc “cái hay”, “thâm thúy”, cái”đẹp” của chữ Nho thì trình độ phải bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ, ông Nghe, ông cống, ông Cư nhân… Mà loại này thì ngày xưa cũng cực hiếm. Ngày nay đốt đuốc 7 ngày thì may ra moi tìm một ông.

          Chữ quốc ngữ học mấy tháng là đọc thông viết thạo. Chữ quốc ngữ viết bằng bút lá tre… nét đậm, lạt cũng rất đẹp.

        3. Hoàng Cưong

          Nhà tôi vẫn còn lưu giữ được cuốn Gia phả họ tộc. Vài ba chục năm trước Bố có nhơ vài cụ hay chữ trong làng về dịch, nhưng cũng không ổn. Tức là chữ nho không thể suy diễn được như ta đọc chữ Quốc ngữ bây giờ. Sau đó bố phải đem ra nhơ viện Han -Nôm (Hà Nội)

          Ý tôi muốn nói chữ Hán_Nôm cực kì khó học, dành cho nhà giàu – quan lại ( một người làm quan cả họ được nho) là vậy!

        4. Hoàng Cưong

          Có một chi tiết quan trọng để cho ai Tôn Vinh chữ Hán-Nôm.
          Bố tôi có nói , dịch gia phả phải cần một hội đồng mơi ổn.

          Đó là các cụ hồi xưa dịch còn vật vã thế, huống hồ Giáo sư s trẻ bây giờ?

      3. TC Bình

        Đồng ý với Hugo Luu, chữ Hán rất đẹp khi viết hoành phi, câu đối…nhưng học chữ Hán thì học chữ nào biết chữ đó. Tôi đã gặp một tay có tú tài Tầu, nhờ hắn dịch cho cái toa thuốc của Tầu thì hắn đọc ro ro…khựng…ro ro…khựng…Hỏi sao, hắn nói chữ này chữ này…em chưa học nên éođ biết. Tôi bảo, thôi xong, mày éođ biết thì tao éođ dám xài! 🙂

        1. TranVan

          Thụy Vũ, chị ruột của nhà văn Hồ Trường An, bắt đầu viết văn năm 1963. Tôi đã đi ra khỏi Vn rồi nên hụt không được đọc những tác phẩm ngắn hay dài của bà ấy.

          Tôi đã chỉ theo đến 62 : Chu Tử, Lê Tất Điều, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Nhật Tiến, Vũ Khắc Khoan, ….

          Sau 75 mới nối tiếp lại khoảng trống.

          Tuy vậy cũng biết sơ sơ rằng bà NTTV viết rất bạo. Chị Cà đã dám đọc, lại còn thích nữa thì quả là “qu á sá quà sa ! ố là là”, dân tiến bộ “mê” những tác phẩm bị đánh giá là “đồi trụy”.

          Sau 75 mới bị dán nhãn đó chứ hãy còn nhẹ so với Vòng tay học trò. Hay so với những truyện hùng hục lính tráng của ông anh họ của tôi.

        2. TranVan

          Một số tác phẩm của nhà văn này đã bị đánh giá là đồi trụy trong dịp xét duyệt sau 75.

          Nay một số tác phẩm của bà ấy đã được tái bản ở Vn.

  22. Trungle118

    sao thấy lịch sử nước mình nó lung linh huyền ảo quá. Các Bác xem bài như đường link dưới đây và cho biết nội dung như trong đường dẫn dưới đây đúng hay sai. nếu đúng thì trong hang này Bác nào trả lời đúng được câu hỏi này cho em biết ạ. em thì bó tay không biết đúng hay là sai.

    https://usvietnam.uoregon.edu/vi/2019/11/27/alexandre-de-rhodes-va-su-tuong-tuong-ve-lich-su-can-dai-cua-nen-su-hoc-viet-nam/?fbclid=IwAR0VaSrhq-L1eJq6XVF2tIhxwxPXImpqwr30U68MFoo9sbz0Pii2NqcTQR0.

    1. hoa sứ

      Cảm ơn bác Trung Lê 118 đã cho đọc một bài hay ,tôi tụng cuốn VNSL của cụ TTK từ bé ,nên có những đoạn đến bây giờ vẫn thuộc lòng ,về Sử ngay xưa có nhưng quan chuyên viết sử và quy định của các triều đại tử tế là sử gia có kim bài miễn tử ,vua không được giết sử quan ,nếu vua gây áp lực hoặc giết họ lập tức sẽ bị xem như hôn quân ,do đó hậu thế mới có những trang sử khách quan .
      Cụ TTK nghiên cứu LS với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập ,cụ làm vì đam mê và lòng yêu nước nên tác phẩm của cụ có giá trị nhất định ,tuy nó cũng có những giới hạn về nhãn quan hay về tầm kiến thức ,vì cụ chỉ là một cá nhân ,điều kiện tiếp xúc với các kho tư liệu thời đó cũng chưa hoàn hảo ,nhưng chắc chắn một điều là cụ không làm sách Sử để kiếm tiền tài hay danh vọng ,cụ rất khác với quý ông bà nghiên cứu LS dưới sự chỉ đạo của X,Y,Z ,phải phục vụ cho bộ máy chính trị ,thậm chí phục vụ cho từng nhiệm vụ của từng giai đoạn .Chao ôi văn hóa văn nghệ là sản phẩm hư cấu mà còn phải tuân theo gậy chỉ đường ,thì sự kiện LS làm sao ra ngoài quỹ đạo ,đó là lý do vì sao HS chán sử .Văn hay sử chỉ là minh họa cho chính trị thì chỉ có bộ máy thống trị thích chứ người thường sao thích được ,vì thế tôi không đọc những tác phẩm LS được viết bởi quý ông ăn lương .
      Riêng với tên tuổi của ông Trần Chung Ngọc mà chị Vân nêu lên ở còm sau thì chị không trả lời là đúng ,cái ông Việt kiều này cùng với nhóm Giao Điểm có nhiệm vụ khá rõ ràng ,cứ để ông ta tranh luận với hư không ,văn phong ông ta sặc sụa mùi gây hấn, hằn thù mỗi khi nhắc đến người công giáo ,hãy để cho tâm thế cay cú ,hận thù của ông ta bùng cháy ,nó dễ gây nên bệnh ung thư ,cái đó gọi là quả báo .
      Sẵn đây trả lời cho MIKE luôn ,muốn biết ông X là người ra sao thì hỏi bà Nhã Ca và tác phẩm Gỉai khăn sô cho Huế ,ông ta nhận mình là nhà Huế học ,nhưng trên mạng người ta bảo đó là nhà Huyết học

      1. Aubergine

        Chị bạn người Huế nói với tôi là nghe đến tên ông Ng Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường . . . họ dựng tóc gáy. Hồi Mậu Thân, gần như gia đình nào cũng có người bị giết. Gia đình Bích Diễm/Giao Ánh (bài Diễm Xưa) có người con trai học DHYK Huế cũng bị bắt đi không bao giờ trở về,

        1. Mộ Dung

          Nên đánh giá việc hai ông Tường. Xuân chỉ điểm thầy và bạn học của mình trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Trước Mậu Thân, sinh viên trung và đại học Huế tham gia nhiều đảng phái chính trị kình địch nhau. Hai ông ở thế trên lưng cọp; đã nhảy núi rồi nên khi về thành Tết ấy không triệt để thì sẽ không được tin dùng. “Ai về nhắn gửi Chu Công Cẩn, thà mất lòng anh được bụng chồng”. Tôi là họ hàng xa của bác Vũ – người sinh viên y khoa bị đưa đi mất tích năm đó. Tôi có thể nhớ nhầm vì chỉ nghe loáng thoáng người lớn kể lại – người điềm chỉ là một nữ y tá (không rõ mối quan hệ).

    2. TM

      Bài viết được Trungle118 trích dẫn thật là hay. Cảm ơn trungle.

      Mừng khi thấy ở nước ngoài vẫn còn nhiều người nghiên cứu và cho thông tin về “chính sử” VN.

    3. Hugoluu

      Câu nói: ”“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú”
      Có thể không phải của cụ Alexandre de Rhodes,
      Nhưng một thực tế không thể chối cãi là :Chủ nghĩa thực dân da trắng núp dưới chiêu bài “truyền giáo” để xâm chiếm các nuớc thuộc địa trên khắp địa cầu.
      Đã có thời thực dân Anh ,Pháp mặc cả với Vatican rằng: Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha xâm thực Tây bán cầu ,thì Đông bán cầu của chúng tôi.

      1. A. Phong

        Anh Giáo (Anglican Church) ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã ( Roman Catholic Church) bởi Vua Henry VIII vào năm 1534. Nên chuyện mặc cả Anh Pháp với Vatican cũng là một loại bịa sử. Cũng tương tự như Alexandre de Rhodes làm gián điệp trước 200 năm vậy.

        1. Hugoluu

          Không ai nói cụ Đắc Lộ là gián điệp cả ,trừ cụ A Phong và chị TM .
          Chủ nghĩa thực dân dựa vào phong trào truyền giáo để thâu tóm thuộc địa là sự thật.

    4. TM

      Đã bảo bọn thực dân thâm hiểm lắm mà lỵ.

      Chúng nó cài người sang nằm vùng gây cơ sở trước cả 200 năm. Giáo sĩ Đắc Lộ bỏ công sức ra đặt chữ quốc ngữ cũng là dọn đường cho thực dân thôi. (Năm 1660 khi ông qua đời Pháp chưa có chính sách chiếm thuộc địa).

      1. Hugoluu

        Chị TM nên nhớ trước 1945 ,VN có hơn 95% dân số mù chữ ,công lao xoá nạn mù chữ là do phong trào Bình dân học vụ của ông Hồ và ĐCS.
        Cụ Đắc Lộ ghĩ ra cữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích truyền đạo cho dễ(từ lúc có chữ quốc ngữ của cụ đến cách mạng tháng 8 là khoảng thời gian dài mà dân ta vẫn hoàn toàn mù chữ quốc ngữ đó thôi)
        Từ ngày ta dùng chữ quốc ngữ đến nay tôi chả thấy tác phẩm văn,thơ kinh điển nào xuất hiện cả ,Hịch tướng sỹ,Cáo bình ngô,Truyện Kiều ,Thơ Hồ Xuân Hương,Đại Việt sử ký…… hoàn toàn không phải sáng tác bằng chữ quốc ngữ.
        Bỏ chữ Hán chuyển sang chữ quốc ngữ ,người VN trở thành người ngoại quốc trước di sản văn hoá 2000 năm của ông cha để lại.

        1. Aubergine

          “Công lao xoá nạn mù chữ là do phong trào Bình dân học vụ của ông Hồ và ĐCS.”
          Hugoluu nói đúng. Nhưng nếu cứ dùng chữ Nôm thì liệu có xóa nạn mù chữ được không? Muốn học chữ Nôm phải biết chữ Hán. Giỏi giang như Chủ Tịch Mao và Đặng mà còn không xóa nổi nạn mù chữ ở Trung Quốc. Lý do vì sao thì chị Hoa Sứ đã viết rồi.

          Các cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. . . có công phổ biến chữ quốc ngữ. Sau đó đến bọn (phản động) Tự Lực Văn Đoàn. Lúc cụ Hồ đi kháng chiến đã làm những bài thơ tuyệt tác sau này được BỘ Giáo Dục cho vào chương trình học. Tố Hữu sáng tác nhiều thi ca nổi tiếng. Hugolulu cho những áng văn chương này đều là rác rưởi hay sao?

          Tôi hơi ngạc nhiên là Hugo tôn sùng các lãnh tụ Cộng Sản Viet Nam nhưng lại chọn Séc lam ngôi nhà của mình trong khi ho đã đánh đó các lãnh tụ Cộng San.

        2. Hugoluu

          Tôi không cho rằng văn học CM là thứ rác rưởi như chị Cà Tím ,nhưng xếp nó ngang hàng với những áng văn thơ bất hủ như Truyện Kiều thì không nên

      2. TM

        “…công lao xoá nạn mù chữ là do phong trào Bình dân học vụ của ông Hồ và ĐCS.”

        Hugo này, phong trào Bình dân học vụ của ông Hồ dùng chữ viết gì để xóa nạn mù chữ vậy? Nếu không có chữ quốc ngữ do cụ Dốt đặt ra thì liệu cán bộ của ông Hồ có thông thạo chữ Hán, rồi tinh thông chữ Nôm (ghép 1 chữ Hán mang nghĩa vào một chữ Hán mang âm để viết ra tiếng Việt) để xóa nạn mù chữ cho người dân? Hay là các cán bộ ấy cũng mù tịt?

        Ngày nay người ta ghi công Archimèdes đã lý giải sức đẩy của nước, và ghi công Newton đã lý giải sức hút của quả đất và nguyên lý chuyển động của vật thể, chứ không ghi công những người đã áp dụng hai định luật ấy để chế tạo ra tuần dương hạm đi biển, tàu ngần lặn dưới biển, hoả tiễn, phi thuyền vũ trụ phóng vào không gian, v.v. nhé.

        1. Hugoluu

          Theo chị TM Cụ Đắc Lộ soạn ra từ điển Viêt-La- Bồ vì người Việt hay vì công việc truyền đạo của cụ ấy?????

        2. TM

          Bây giờ làm sao vực cụ dậy được mà hỏi nhỉ? Mà cụ trả lời thế nào thì mình có tin được không hay vẫn cho là cụ báo cáo láo, chỉ muốn truyền giáo mà thôi?

          Tôi chỉ biết người Việt hưởng được chữ quốc ngữ đơn giản dễ học, đa số người Việt thoát nạn mù chữ, không chỉ với giáo dân Thiên Chúa giáo, mà hugo & tôi không theo đạo Thiên chúa do cụ truyền nhưng cũng hưởng phúc lợi từ từ chữ quốc ngữ, thì tôi tri ân.

          Mà cụ có cần ai tri ân đâu. Mình là người hưởng thụ thi mình biết ơn cụ thôi. Ai không muốn tri ân cụ Dốt mà chỉ tri ân cán bộ cụ Hồ thì cũng là quyền mỗi người thôi.

        3. Hugoluu

          Nếu biết ơn thì ta phải ơn đảng. ơn chính phủ đã lấy chữ quốc ngữ là chữ viết thống nhất trên cả nước chị TM ạ
          Sau khi cụ Đắc Lộ soạn xong từ điển Viêt-La-Bồ thì triều đình phong kiến Vn vẫn lấy chữ nho là chữ viết chính trong các văn bản đúng không chị TM?

        4. TM

          Chết chửa, đúng là theo “chính sử” của hugo (sử học theo quan điểm chính trị) thì “ta phải ơn đảng. ơn chính phủ đã lấy chữ quốc ngữ là chữ viết thống nhất trên cả nước chị TM ạ”.

          Thế thì miền Nam của cụ Diệm không được ĐCS khai hóa & giáo dục thì không có chữ quốc ngữ để dùng à?

          ĐCS có nhiều công lao, nhưng công lao dùng chữ quốc ngữ trong nước lại là của…thực dân Pháp năm 1882 cơ. (Không thể nói lúc ấy ông Hồ còn mặc quần hở đít, vì năm ấy ông… chưa sinh ra đời!).

          Theo Wiki:

          “Nghị định 82 ký ngày 6 Tháng 4, 1878 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ:[38]

          Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị… sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng…”

          https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_Qu%E1%BB%91c_ng%E1%BB%AF

          Gia Định báo (嘉定報) được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ)[a], được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn.

          Những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn những năm 1930, những tác phẩm văn học VNCH, những bài nhạc vàng bolero đều là viết “chui”, khi chưa được ĐCS cho phép dùng chữ quốc ngữ toàn nước?

        5. TM

          Xin đính chính và bổ xung thêm:

          Nghị định 82 ký ngày 6 Tháng 4, 1878 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký chỉ áp dụng cho miền Nam (hoàntoàn Pháp trị).

          Đối với cả nước:

          “Năm 1919, vua Khải Định cho bỏ khoa cử, coi chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính thức của quốc gia.” (ĐCS VN chưa ra đời)

          https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45249539

        6. TM

          TM tui dĩ hòa vi quý như thế lày:

          – Miền Bắc ơn Đ ơn chính phủ đã xóa nạn mù chữ ngoài Bắc.

          – Miền Nam ơn cụ Diệm và các cụ Đệ Nhị Cộng Hòa đã xóa nạn mù chữ miền Nam. (Ở miền Nam các lớp bình dân học vụ cũng phát triển rất mạnh. Đừng nói rằng khi quân giải phóng vào đến Sàigon năm 1975 thì miền Nam vẫn còn 95% mù chữ đâu nhé. Đúng ra thì “phải mang ơn” là quá quỵ lụy đi. Chính phủ thu thuế của dân để lo cho dân, để dân chúng dốt nát là có tội đáng bị lật đổ. Ở trong Nam không ai “ơn cụ này, ơn Đảng kia cả”).

          – Cả nước mang ơn cụ Dốt, vì không có chữ quốc ngữ do cụ và các học giả thời cụ đặt ra thì bố bảo cũng chẳng cán bộ nào thông làu được chữ Nho để xóa mù cho toàn dân.

          Có chữ quốc ngữ cụ đặt ra thì chính phủ nào cũng áp dụng để xóa mù chữ được cả, từ ngoài Bắc vô Nam. Không có chữ quốc ngữ của cụ thì cứ bò lê bò càng học chữ Nho nhé.

      3. TM

        “Từ ngày ta dùng chữ quốc ngữ đến nay tôi chả thấy tác phẩm văn,thơ kinh điển nào xuất hiện cả ,Hịch tướng sỹ,Cáo bình ngô,Truyện Kiều ,Thơ Hồ Xuân Hương,Đại Việt sử ký…… hoàn toàn không phải sáng tác bằng chữ quốc ngữ.”

        Hugo xổ toẹt tất cả các tác phẩm lẫy lừng của Cách Mạng là quyền của hugo nhé, tôi chả có ý kiến đâu.

      4. TM

        “Bỏ chữ Hán chuyển sang chữ quốc ngữ ,người VN trở thành người ngoại quốc trước di sản văn hoá 2000 năm của ông cha để lại.”

        Đúng là người Việt hiện nay không tự đọc và nghiên cứu đưoọc những áng văn xưa viết bằng chữ Nho, nhưng vẫn được học về chúng bằng chữ quốc ngữ.

        Học sinh Anh, Pháp, v.v. vẫn học được những tác phẩm cổ xưa viết bằng chữ La tinh, Hy lạp, tiếng Anh cổ đại, v.v. Có cần buộc học sinh Âu Mỹ học lại tiếng La tinh?

      5. TM

        “Chủ nghĩa thực dân dựa vào phong trào truyền giáo để thâu tóm thuộc địa là sự thật.”

        Đừng chỉ nghĩ đến trường hợp VN rồi khái quát hóa.

        Pháp chiếm Cam, Lào không qua truyền giáo. Anh chiếm Ấn độ, Miến Điện, Sing không qua truyền giáo. Bỉ chiếm Congo, Ruanda-Urundi không qua truyền giáo.

    5. Mike

      Bài trích hay lắm Trungle. Hơi bất ngờ vì tác giả hình như đang là sinh viên tiến sĩ ngành Computer Science (vi tính) ở đại học Oregon. Anh chàng tốt nghiệp Bách Khoa SG năm 2014, bằng Master ở đại học Oregon năm 2017 và đang tiến tới tiến sĩ.

      Phen này cụ Cua sẽ vỗ ngực, đấy, nói có sai đâu. dân vi tính viết cái gì ra cái đó. Đã viết ra là từ hay tới tuyệt vời. Cấm có dỡ.

      1. TM

        Tôi cũng như Mike, rất thích đọc Nguyễn Lương Hải KHôi. Bài trích dẫn của trungle ký tên Khôi Nguyễn nên tôi không nhận ra đó là Nguyễn Lương Hải Khôi. Anh này tự nhận mình là một trong những chàng “miền Bắc có lý luận” cảm thấy mình thuộc về “miền Nam”.

        Mà này, Nguyễn Lương Hải Khôi là tiến sĩ triết học ở ĐH Nihon – Nhật Bản, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu, ĐH Oregon, Hoa Kỳ, không phải dân IT nhé. Đừng để bác Cua phổng mũi như quả cà chua. Hình anh chàng này trong link tôi dẫn ở dưới thấy rõ “nét đặc thù trí thức” : áo nhăn nhúm không là ủi, cứ thế tròng lên người, lại còn cười tỉnh bơ trong hình như thể “mọi việc vẫn ổn đấy chứ”.

        Xin trích một bài khác của Nguyễn Lương Hải Khôi.

        Theo FB Nguyễn Lương Hải Khôi

        Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn.

        Thư viện ĐH Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử. Nhà nghiên cứu muốn đọc văn bản gốc thì mượn phim rồi đọc trên màn hình ti vi của thư viện. Không dễ để được các trường đại học, thư viện, bảo tàng trên thế giới cho phép thu thập một lượng tư liệu quý với số lượng lớn đến thế.

        Những cuốn phim đó được lưu trữ trong các thùng bằng nhựa tốt, rất dày.

        Sau 1975, chiến sỹ ta thực hiện chủ trương vô sản hoá trí thức, tích cực tăng gia sản xuất trong trường đại học, bèn dồn tất cả phim vào một số ít thùng nhựa, số thùng còn lại thì đổ nước vào… nuôi cá. Những thùng nuôi cá vẫn đặt cạnh thùng chứa phim trong thư viện nên chỉ sau vài tháng, tất cả các cuộn phim đều bị mốc, đành phải vứt bỏ.

        Hơn mười năm trước, tôi bắt đầu làm việc tại trường đại học đã tiếp quản ĐH Vạn Hạnh, xin được giấy phép vào đọc kho sách ngoại văn trước 1975, tức số sách ngoại văn của thư viện ĐH Vạn Hạnh còn sót lại. Ở hai mảng sách tiếng Anh và tiếng Nhật, thuộc cách lĩnh vực triết học, văn hoá, văn học, lịch sử… ĐH Vạn Hạnh đương thời đã cập nhật những dòng tư tưởng nóng hổi nhất đương thời (những năm 50-70). Đó chỉ là nhóm sách tôi vào xem, các nhóm sách thuộc ngôn ngữ khác và lĩnh vực khác thì không biết nhưng đoán là độ cập nhật cũng tương tự như vậy.

        Tất nhiên, số sách đó trong thư viện không còn nhiều. Ở mấy tiệm sách cũ đường Nguyễn Thị Minh Khai hay Trần Huy Liệu, cho đến hơn 10 năm trước, sách ngoại văn dán nhãn của thư viện ĐH Vạn Hạnh bán từng chồng với giá khá đắt.

        Nhưng miền Bắc không chỉ giải phóng miền Nam khỏi những văn bản cổ của văn minh nhân loại hay những trước tác nóng hổi nhất trên thế giới nửa thế kỉ trước, miền Bắc chúng ta đã giải phóng họ khỏi một nền đại học được xây dựng trên ý niệm tự do.

        Trong số sách Thư viện Vạn Hạnh còn sót lại, có một loại sách đặc biệt, do trường xuất bản, in những bài phát biểu của các diễn giả được mời đến nói chuyện và tranh luận với giảng viên, sinh viên của trường. Đọc những cuốn sách đó, bạn sẽ nhận ra ĐH Vạn Hạnh đương thời giống như một diễn đàn khổng lồ của xã hội dân sự, nơi tất cả các xu hướng tư tưởng khác nhau đều được cất lên tiếng nói của mình, từ chống cộng sản đến chống Hoa Kỳ, ủng hộ miền Bắc đến ủng hộ Việt Nam Cộng hoà… Tất cả đều có một không gian bình đẳng để giải thích vì sao họ suy nghĩ và hành động như vậy.

        Lúc đó tôi đã tự hỏi, giữa Sài Gòn thời đó thì có những tiếng nói chống lại hệ thống cộng sản là đương nhiên, nhưng tại sao chế độ Việt Nam Cộng hoà lại để cho ĐH Vạn Hạnh (và đương nhiên không chỉ Vạn Hạnh) trở thành nơi những người chống lại mình có thể phát biểu tư tưởng?

        Câu trả lời nằm ở Hiến pháp 1967 của họ: Đại học là tự trị.

        Hôm tôi vào xem di sản ĐH Vạn Hạnh còn sót lại trong thư viện trường mình, số sách đó đã bị phủ bụi 30 năm. Có những bộ sách như “Nhật Bản tư tưởng đại hệ” xuất bản ở Tokyo những năm 60 bị chất bẩn rơi vào giữa các trang sách làm chúng dính vào nhau. Hôm đó, lúc tôi ra khỏi thư viện, áo đen thui như bị dày vò dưới một cái đít nồi khổng lồ. Những trải nghiệm như thế làm cho mọi chàng “miền Bắc có lý luận” cảm thấy mình thuộc về “miền Nam”. Cái status này viết tặng cho những chàng như thế.

        https://tuoitre.vn/shibusawa-eiichi-va-bai-hoc-tu-nhat-ban-nang-cao-pham-cach-cua-doanh-nhan-20191017091643022.htm

        1. hoa sứ

          Em Hải Khôi là dân ĐHSP TPHCM khoa Ngữ văn ,Tốt nghiệp thủ khoa nhưng năm ấy trường ĐHSP không có biên chế nhận em ở lại trường làm NCS ,tiếc nhân tài chủ nhiệm khoa là bạn rất thân của tôi mới gửi em qua trường tôi để nằm đó chờ thời ,em làm việc với tôi một thời gian ,nhân tài nên có nhiều biểu hiện khá là không bình thường ,nhưng tôi biết em giỏi nên cứ để đó làm việc ,chỉ ít lâu em bắt được học bổng qua Nhật và thỏa sức vẫy vùng .
          Về cái kho tư liệu bị hỏng thì chao ơi đấy là sau 1975 ,khoa Văn Chương của tôi từ đường Cộng Hòa [nay là Nguyễn Văn Cừ ] được chuyển qua ĐH VẠN HẠNH để đủ rộng mà chứa thêm cả một binh đoàn bộ đội , sv miền bắc chuyển vào cùng các sv Đà lạt ,Hòa Hảo ,Văn khoa SG,ôi một tập thể mênh mông trong khi SV ĐHSP cả khoa Việt Hán chỉ có 110 sv ,thì bây giờ chỉ 1 lớp văn năm 3 đả có đến mấy trăm người .Và các anh bộ đội kết hợp với các đoàn viên TNCS đã quyết định phá tan cái thiền viện trên tầng thượng lầu 6 của trường đẹp như một khu vườn Nhật Bản ,với cỏ lau trổ bông bát ngát như hòa với trời mây ,cầu cửu khúc nên thơ ,mỗi góc ngồi đều nghe tiếng linh phong lảnh lót ,dưới cầu là hồ nước nhỏ xinh cá lội tung tăng ,những đèn lồng lung linh trong những đêm trăng mờ ảo . Nơi này vốn dành cho các tăng ni theo học ở VH trước đây ,học thiền và tập thiền ,.tôi và các bạn một hôm chán học chính trị nên đã lén mở cánh cửa bí mật cứ đóng im ỉm nên đã khám phá ra và bọn tôi tha hồ lên thưởng thức ,tiếc rằng sau đó các anh sv bộ đội cũng khám phá ra cái tác phẩm sân vườn kỳ tuyệt này ,nhưng các anh ấy cùng với các anh chị sv nằm vùng -bây giờ đầy chức sắc- mới nghĩ ra một địa điểm cho chúng tôi lao động .Dạo ấy các bạn sv luật thì điều đi chiến dịch X1 ,X2 đánh TS ,còn bọn văn chương thì chỉ đi bán báo ,và …tịch thu văn hóa đồi trụy .Bây giờ có đất để khai hoang thế là các lãnh đạo sv nghĩ ra việc khiêng tượng phật rất to vất xuống ,nhổ cỏ .khiêng đất lên trồng khoai lang .xây thêm hồ nuôi cá ,tha hồ xách nước lên mà làm nông ngư nghiệp ,kết quả là sản phẩm khg thấy đâu .vườn thiền biến mất ,mà nước thấm triền miên từ cái sân thương ,tràn xuống thư viện ,đúng ngay mấy cái thùng chứa microfilm tư liệu ,thế là xong đời
          Ôi một thời để nhớ ,thật khủng khiếp .

        2. TM

          Cảm ơn chị hoa sứ đã cho thêm thông tin thú vị nhưng rất đau lòng “ngoài dòng chính sử”.

          HC,

          Đúng là Hải Khôi đã thấy người sang bắt quàng làm họ, cũng y như anh chàng thi sĩ HC nào đấy, vào miền Nam thấy con gái người ta hơ hớ là chui vào làm rể luôn, rồi xin nhận nơi này làm quê hương luôn. Lêu lêu!

        3. Mike

          Ui. Cám ơn hai chị TM và Hoa sứ đã giải ngố cho tôi. Dạo ni lễ lạc chả ở yên. Đâu cũng đông người. Bực ghê. Nhưng mà thôi. Nói ít kẻo vợ em la rầy.

  23. Mike

    Nguyễn Đẵc Xuân thì cũng có nghe tai tiếng gì đó trong vụ Mậu Thân.

    Lê Cung thì chắc ít ai biết tên.

    Trong một nỗ lực “Phải có danh gì với núi sông”, mấy ông này cất giọng đã phá, cốt là để cho chúng chửi. Ca sĩ lộ hàng thì nhiều người thích và cũng nhiều người chửi. Mấy ông này lộ hàng là toàn bị chửi. Mấy ổng thừa biết mình nói sai chứ, nhưng mà đã chọn cái nghề nói láo ăn tiền thì phải theo. Lâu ngày thành tật, không lếu láo cũng buồn mồm.

    Cụ nào bên VN rành rẽ, liệt kê danh sách những Gs Tiểu học, Gs Trung học, Gs Đại học chắc hay đây. Để ta dễ phân biệt với Gs tiến sĩ. Vì đã lên tới Gs mà vẫn phải cưu mang Tiến sĩ thì ắt là muốn phân biệt với GS chỉ tốt nghiệp tiểu học.

    Mặt khác, nghe đâu tuyên giáo họ nỗ lực chống fb. Trong thời gian còn lại thì phải gây bão trên fb thôi. Những công bộc ăn lương hưởng lộc triều đình thì sá gì làm chuyện bôi bác. Họ quán triệt rằng cái danh, cái địa vị họ có là do trên ban. Chừng nào trên vẫn cho thì họ vẫn còn ngon trong mắt đời. Trái lại, trên mà triệt thì họ trở thành con số không.

    1. TranVan

      Nên đọc bài này để biết tại sao nhiều người bên thua cuộc và cả ngoài cuộc đã nể trọng Cụ Kiệt.

      Người bên thắng cuộc phần đông vẫn còn phải chính thức đánh giá Cụ ấy theo lề. Sáng đúng chiều sai, mai lại đúng ? 😀

  24. KTS Trần Thanh Vân

    Không Thể Không Nói về “Không Thể Không Nói”

    Mục Đồng

    25 tháng 11, 2009

    Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    (ảnh trong bauxitevietnam.info)

    Không Thể Không Nói về “Không Thể Không Nói”

    (Xin gửi ban điều hành trang nhà bauxitevietnam.info )

    Trang nhà điện tử bauxitevietnam.info được các vị khởi xướng tự giới thiệu như sau:

    “Thông tin, trao đổi về vấn đề bauxite ở Việt Nam

    Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức

    GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng khởi xướng “

    Ngay trang chính có ảnh của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mà tôi xin sao chép lại trên đây.

    Với hình ảnh nầy hẳn là các người khởi xướng: GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng muốn mọi người đọc biết là trang web nầy theo tinh thần chống ngoại xâm, đặc biệt chống thực dân Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến 1945-1954 và 1960-1975 mà vị Tướng lẫy lừng nầy đã trực tiếp tham gia cầm quân.

    Trong trang nhà nầy có những phản biện rất có giá trị về dự án bâu xit của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và các nhà trí thức khác. Cũng có nhiều bài có giá trị về nhiều mặt khác. Số người đọc vào xem cũng rất đông. Đó là một thành tích đáng kể của các vị khởi xướng.

    Tuy nhiên, có phải mọi ý tưởng trong mọi bài phản biện trong trang nhà nầy đều tốt cả cho cuộc xây dựng đất nước?

    Xin đơn cử bài: Không Thể Không Nói (21/11) của KTS Trần Thanh Vân, mà GS Nguyễn Huệ Chi đã đặc biệt viết một đoạn giới thiệu rất trân trọng. Nhưng đọc xong chúng ta sẽ biết được gì? và tác giả Trần Thanh Vân cũng như Gs Nguyễn Huệ Chi muốn gởi tới chúng ta những gì?

    Bài viết đăng trong bauxite vietnam info ngày 21/11/2009 của tác giả Trần Thanh Vân gồm các tiêu đề như sau:

    Lời giới thiệu của Gs Nguyễn Huệ Chi

    Phần I: Tôi Hiểu Gì Về Trung Quốc

    1. Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953

    2. Kỷ niệm thứ hai: Trời phạt

    3. Du học ở Trung Quốc

    4. Thời kỳ đã trưởng thành

    Phần II:

    Tôi Hiểu Gì Về Trung Quốc?

    1. Tôn vinh Alexandre de Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ XIX để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ XX là Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine!!!

    2. Địa mạch Việt Nam: Khúc quan trọng trong địa mạch toàn cầu

    3. Địa mạch Việt Nam: Vùng Biển Đông, yết hầu của Đông Nam Á

    4. Địa mạch Việt Nam: Cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh

    Lời Cuối Bài

    Qua tất cả những phần trên đây, chúng ta nhận thấy, tác giả đã dùng khả năng về thuật phong thủy để cảnh báo những ai lãnh đạo nhà nước ta rằng:

    1. Việt Nam ta có được Cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh, cho nên bọn Trung quốc luôn luôn tìm cách yểm huyệt để đất nước ta không thể phát triển được.

    2. Bọn Trung Quốc luôn luôn muốn chiếm đất nước ta và vùng biển Đông vì chúng tin theo thuật phong thủy, để từ đó làm chủ thế giới.

    3. Vì vậy đừng bao giờ nghe theo sự miệng lưỡi hữu nghị của chúng, vì nghe theo thì sẽ mất nước.

    Nếu bài viết chỉ dừng ở những thứ ấy thì đã là tốt. Nhưng bài viết còn những thứ khác mà nhiều khi người ta có thể nghĩ những cái khác đó mới là thông điệp mà tác giả Trần Thanh Vân và Gs Nguyễn Huệ Chi muốn gởi đến người đọc. Chúng ta sẽ phân tích sau.

    ۞

    Thật ra, không mấy ai trong Việt Nam biết về thuật phong thủy, riêng KTS Trần Thanh Vân thì nói mình đã nghiên cứu từ 55 năm nay nên rất am tường. Nhưng không cần biết phong thủy, chỉ cần qua lịch sử, thì người Việt Nam nào cũng biết là Trung Quốc là kẻ luôn luôn tim cách xâm lược nước ta từ hơn 2000 năm nay. Nhưng dân tộc ta từ hai bà Trưng, bà Triệu,…Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, biết bao phen dân tộc ta đã giáng cho kẻ xâm lăng phương Bắc những đòn chí tử để đem lại độc lập cho tổ quốc.

    Gần đây nhất năm 1979, quân dân ta cũng đánh chúng một trận oanh liệt khi chúng xâm lăng biên giới phía Bắc mà Đăng Tiểu Bình ngạo mạn nói dạy cho Việt Nam bài học. Rồi rât có thể trong tương lai, quân dân ta cũng buộc phải đánh với chúng nhiều lần nữa. Những dự án bâu xit nói riêng và những dự án khác của nước mà để cho nhà thầu Trung Quốc thao túng, đem cà bao nhiêu ngàn lao động tay chân, không có chuyên môn gì cả qua làm để ăn hại, đái nát và lấy vợ, sinh con đẻ cái ở nước ta là một di hại cho an ninh tổ quốc thì nhà nước phải chịu trách nhiệm giải quyết dứt khoát, không thể để kéo dài được. Nếu không giải quyết được thì nhà nước có tội rất lớn với nhân dân với Tố quốc. Điều nầy nhiều người đã nói. Nay KTS Trần Thanh Vân nói thêm, nhấn mạnh thêm cũng là điều rất tốt thôi. Tuy nhiên:

    Tôi không biết và cũng không tin thuật phong thủy. Nhưng nếu quả là thuật phong thủy có giá trị như KTS Trần Thanh Vân nói, thì liệu sự hiểu biết về phong thủy của KTS Trần Thanh Vân được nêu ra trong bài viết là có vẽ đường cho “hưu Trung Quốc chạy không?” Những bí mật như thế, đáng lý KTS Trần Thanh Vân phải nên báo cáo riêng với cấp lãnh đạo nhà nước, chứ sao lai tung ra cho cả mọi người và đương nhiên sự nghiên cứu 55 năm cùa KTS nầy lai vào tay Trung Quốc?

    Để chứng minh sự tàn độc của Trung Quốc đối với Việt Nam ta thì có thể có rất nhiều thí dụ điển hình trong 2000 năm lịch sử, mà KTS Trần Thanh Vân chỉ lấy việc CCRĐ năm 1953-1955 ra minh họa. Ai cũng biết việc CCRĐ đã có những sai lầm không đáng có và Đảng CS Việt Nam phải chịu trách nhiệm, và hình như đã lên tiếng chịu lỗi? Nhưng cách viết của KTS Trần Thanh Vân, cũng như lời giới thiệu của GS Nguyễn Huệ Chi khiến cho người đọc nghĩ gì?:

    “ khi Cải cách ruộng đất đợt 5, đợt cuối cùng và cũng là sai lầm kinh hoàng nhất, nổ ra ở đây. Cô bé Vân nhỏ hơn tôi ít nhất cũng đến 5 tuổi và được bố vội vã trở về đưa ra Việt Bắc ngay nên không thể biết gì thêm về những chuyện “long trời lở đất” như tôi” (Nguyễn Huệ Chi)

    …” ông và mẹ đều bị đưa ra đấu trường (trong Phát động Giảm tô vào 1953, đấu trường cũng đã ghê gớm, dữ dằn nhưng chưa khủng khiếp bằng bước sau, năm 1955, được gọi đúng tên CCRĐ “ (Nguyễn Huệ Chi)

    “Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953:Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành tội, có một người bạn thân hồi nhỏ của mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết ông Bí thư đó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải cách bôì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ” (Trần Thanh Vân).

    Cái sai lầm trong cải cách ruộng đất thì ai cũng biết, nhắc lại quá nhiều theo cách đó có thừa không?, nhưng khiến bài viết chống Trung Quốc trở thành loãng đi mà chỉ thấy sự sai lầm của nhà cầm quyền Việt Nam là chính. Việc nầy hiện nay bất cứ nhóm chống đối Việt Nam ở nước ngoài đều dùng từ mấy chục năm nay, đặc biệt gần đây họ lầm rầm lên cốt đê bôi nhọ bác Hồ, khiến người ta nghe đã chán, không biết Gs Nguyễn Huệ Chi và KTS Trần Thanh Vân đã nghe chán chưa mà cũng lặp lại như họ?

    Nhưng cái lạ lùng nhật là để chống Trung Quốc mà KTS Trần Thanh Vân lại đi vinh danh các Giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine khi viết:

    “Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về việc sử dụng chữ gốc La-tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế kỷ XVI-XVII như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ XIX để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ XX là Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine. Cám ơn các vị Giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ XX đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có Phong thủy, Địa mạch và Kinh Dịch”

    Viết như thế là “lấy giặc làm cha” theo cách nói của các vị đã nghiên cứu rất sâu về Công và Tội của Alexandre de Rhodes như Gs Trần Chung Ngọc, Gs Nguyễn Mạnh Quang, học giả Charlie Nguyễn,…, Trần Vân Hạc… mà các bài và sách được đăng trong trang nhà sachhiem.net và trên giaodiemoline.com.

    Xin mời KTS Trần Thanh Vân, Gs Nguyễn Huệ Chi, nhà nghiên cứu Phạm Toàn, GsTs Nguyễn Thế Hùng chịu khó tìm đọc một số bài viết của các nhà nghiên cứu:

    Trần Chung Ngọc

    Nguyễn Manh Quang

    Charlie Nguyễn

    trên sachhiem.net. Chí ít xin đọc những bài viết sau đây:

    ⊙ 2 bài của Charlie Nguyễn:

    – Alexandre De Rhodes và Chữ Quốc Ngữ (Charlie Nguyễn)

    – Các Hoạt Động Chính Trị của Đạo Quân Thứ 5 (Charlie Nguyễn)

    trong http://sachhiem.net/CHARLIE/TrangCharlie.php (hay

    http://home.earthlink.net/~charlienguyen/muc_luc.htm)

    ⊙ 2 bài của Trần chung Ngoc:

    · Nguyễn Trường Tộ – Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất

    · “Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước?”

    ⊙ và 1 bài của Trần Văn Hạc:

    GỬI NGƯỜI TẠC TƯỢNG ALEXANDRE DE RHODES

    trước khi tán đồng quan điểm nầy của KTS Trần Thanh Vân.

    Dưới thời Pháp thuộc người ta vinh danh Alexandre de Rhodes đã đành, nhưng ngày nay nước nhà độc lập, phong trào tái vinh danh ông, thật là khó hiểu. Ai dàn dựng ra việc này? Cố vinh danh Alexandre de Dhodes để dựng tượng nhân 1000 Thăng Long ở Hà Nội, thì đã có rất nhiều học giả, nhà yêu nước thẳng thừng nêu chứng cứ bác bỏ vì đó là một gián điệp giúp Pháp xâm lược nước ta. Nay một sĩ phu Bắc Hà: KTS kiêm Phong thủy gia Trần Thanh Vân không những cổ xúy cho Alexandre de Rhodes mà lại còn cổ xúy vinh danh đại gián điệp Pháp Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, KTS Trần Thanh Vân lại nhấn manh: “ nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ XIX để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ XX là Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine”.

    Xin mời ngài Gs Nguyễn Huệ Chi, nhà nghiên Cứu Phạm Toàn, Gs Ts Nguyễn Thế Hùng cho biết tôn ý của các ngài về nhận định trên.

    Riêng cái ý:” Cám ơn các vị Giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa” của Trần Thanh Vân cũng là một sai lầm chết người trong nhiếu cái sai lầm chết người mà nhà KTS sư kiêm phong thủy gia Trần Thanh Vân đã phạm phải!

    Xin hỏi Trần Thanh Vân, các ngài GS Nguyễn Huệ Chi et al,..:

    1. Từ ngàn xưa cho đến năm 1919, ông cha ta học chữ Hán nhưng độc theo âm Việt (còn gọi là chữ Nho), nhưng có phải vì thế mà bị “văn hóa nô dịch Trung Hoa” khiến ông cha ta không đánh giặc Tàu sao? Từ thời hai bà Trưng tới thời Nguyễn Huệ ông cha ta mặc dù phải học chữ Hán mà vẫn oanh liệt chống giặc Tàu?.

    2. Trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, vai trò của các cố đạo thế nào? đặc biệt các ông Alexandre de Rhodes và Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine?

    3. Trong quá trình chống quân xâm lược Pháp với sự giúp sức đắc lực của các cố đạo, những vị anh hùng từ phong trào cần vương đến các vị như Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng,…, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Duy Hiệu,…và rất nhiều sĩ phu,…, đã học chữ gì? Chữ Hán mà Trần Thanh Vân gọi là văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng có một ai là đệ tử ruột của các cố đạo Alexandre de Rhodes và Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine học chữ quốc ngữ và thấm nhuần văn hóa Thánh Kinh đã đứng lên chống thực dân Pháp không? hay tất cả họ đều làm tay sai cho Pháp để xâm chiếm nước ta?

    Trần Thanh Vân viết là “cám ơn các giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa”. Nhưng Trần Thanh Vân có biết mục đích họ ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh là để họ truyền đạo Thiên chúa Giáo và tách rời người Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của giới sĩ phu, chứ mục đích không phải để khai hóa dân ta đi diến văn minh chân chính.

    Hơn nữa, cái nầy mới “chết người” mà tiếc thay nhưng sĩ phu Bắc Hà hiện đại như KTS Trần Thanh Vân không thấy hay cố ý không thấy: nếu họ giúp kéo dân ta ra khỏi ảnh hưởng văn hóa nô dịch Trung Hoa, thì họ cố ý kéo dân ta nô dịch vào cái văn hóa khủng khiếp hơn nhiều, “văn hóa Kinh Thánh”, để làm dân ta mất gốc.

    Trần Thanh Vân không biết rằng nếu không có những giáo sĩ nầy,thì hoặc có người khác La tinh hóa chữ Việt, hoặc không cần La tinh hóa cứ chữ Nôm mà đỉnh cao là truyện Kiều thì cũng thừa sức cho dân tộc ta phát triển mà khỏi làm cho thế hệ sau mật gốc. Bằng chứng là các nước Nhật, Đại Hàn, Thái lan,.., họ đâu cần La Tinh hóa chữ viết mà có tiến bộ hơn ta không?

    Khi học chữ quốc ngữ, không học ít nhiều Hán Nôm thì giới trí thức Việt Nam mất đi nhiếu thứ, mà cái quí giá nhất đã mất là “mất gốc”, mất giây liên hệ với cha ông, không biết cha ông ta suy nghì gì, viết gì, thậm chí tên cha ông trong gia phả bằng chũ Nôm, trên bàn thờ, trên bia mộ, nơi nhà thờ họ,.., cũng không thể đọc được. Những sáng tác thơ văn của những nhà yêu nước và danh nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…không thể đọc hiểu được…, thì Trần Thanh Vân không nhắc tới mà chỉ nhắc tới thuyết phong thủy, kinh Dịch…:

    “. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ XX đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có Phong thủy, Địa mạch và Kinh Dịch” (Trần Thanh Vân)

    thì quả là chính Trần Thanh Vân mới bị nô dịch bởi văn hóa Trung Hoa chứ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, các sĩ phu…., có thể biết Chữ Hán và văn hóa Trung Hoa hơn Trần Thanh Vân gấp bội mà không hề bị nô dịch bởi Văn hóa Trung Hoa!

    Một trăm năm chống giặc ngoại xâm Pháp và hơn 30 năm chống giặc ngoại xâm của liên minh Pháp- Mỹ- Vatican kể từ khi quân Pháp đánh phá Đà Nẵng năm 1858 cho đến 30-4-75 với biết bao đau thương tang tóc cho quê hương đất nước và hiện nay nước ra cũng còn nhiều rắc rối với hệ quả của việc bị Pháp-Vatican xâm lược mà sĩ phu Bắc hà hiện đại Trần Thanh Vân không thấy gì hết khi viết giặc ngoại xâm chỉ là giặc Tàu, chứ không phải Tây, Nhật, Mỹ:

    “Còn ở Việt Nam chúng ta? Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống ngoại xâm. “Ngoại xâm” đây là chỉ giặc Phương Bắc, bởi vì Phương Đông, Phương Tây và Phương Nam gần như không có. Hơn hai ngàn năm qua thì giặc ngoại xâm đã bị chỉ đích danh những những nhân vật cụ thể như Triệu Đà, Mã Viện, Cao Biền…” (tríchbài của Trần Thanh vân)

    Ôi trời! “Gần như không có !” “Gần như không có !” “Gần như không có !” là nghĩa thế nào? Có phải KTS Trần Thanh Vân không hề có trí nhớ chí ít là mất hoàn toàn trí nhớ để quên sạch những gì xảy ra trên đất nước Việt Nam từ 1945 đến hiên nay (2009)?

    Xin các ngài Gs Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng cho ý kiến.

    Khi các ngài dùng hình ảnh của Tướng Giáp làm biểu tượng cho trang web, và tướng Giáp vị anh hùng của Việt Nam vang danh khắp thế giới do đánh xâm lược Pháp và Mỹ đang còn sống đó mà dám viết giặc ngoại xâm của nước ta đã không đến từ Tây, Đông! Vậy theo các sĩ phu Bắc hà nầy thì chắc có lẽ tướng Giáp đánh chín năm 1945-1954 với giặc “gió”? và 30 năm 1960-1975 với giặc “lào”.! hay là các ngài cho rằng tướng Giáp không đánh giặc gì cả mà nói đánh giặc? Quả là lộng ngôn, lộng ngữ! Viết như vậy là xúc phạm toàn bộ dân tộc Việt Nam, theo y như luận điệu của những người chống Cộng cực đoan ở một số cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài.

    Tóm lại, bài viết của KTS Trần Thanh Vân nếu biết dừng lại chỗ hiểm họa bọn giặc Trung Quốc thôi thì là tốt. Nhưng trong cái hỏa mù về phong thủy có nêu lên các ý: Vinh danh các ông giặc Alexandre de Rhodes, Bá Ba Đa Lôc, tức là tôn giặc làm cha.! và phủ nhận hơn 150 năm gian khổ của dân tôc Việt Nam trong việc chống giặc ngoại xâm Pháp-Vatican-Mỹ từ 1958 đến 30/4/1975 thì …hết chỗ nói!

    Không biết cái hỏa mù nầy có khớp gì với ý đồ dựng tương vinh danh Alexandres de Dhodes tai Hà Nội trong dip 1000 Thăng Long sắp tới hay không mà một ông Phạm Văn Hạng đã tạc sẵn và để đâu đó, nhất là nghe đâu KTS Trần Thanh Vân lại là cố vấn cho chính quyền Hà nội về kiến trúc thì ý kiến của Trần Thanh Vân sẽ có trọng lượng.

    Xin nhờ các ngài chủ nhân trang nhà bauxite vietnam trả lời dùm. Chứ người viết bài nầy thì “hết ý” !

    Mục Đồng

    Xin lỗi
    Tôi đăng bài này do một vị Gs đã chửi tôi khi tôi thành tâm muốn tôn vinh ông Dốt 10 năm trước
    Rất tiếc
    Ông Gs về Trời rồi
    Miễn bình luận

    1. KTS Trần Thanh Vân

      Rất cám ơn Tổng Kua đã cho bài viết nay được hiện.
      Mười năm trước, khi Gs Nguyễn Huệ Chi gửi bài này cho tôi, tôi chỉ trả lời:
      Cám ơn ngài Mục Đồng
      Ngài đang dùng chữ viết nào để viết bài chửi tôi đấy?

      1. TranVan

        Alexandre de Rhodes không có dính líu gì đến chuyện hải quân Pháp tấn công Vn năm 1847.

        Lính Pháp gây sự nổ súng, lấy cớ Vn đàn áp giáo sĩ và đòi quyền được tự do truyền và giảng đạo. Họ lấy cớ đòi phía Vn phải thả tu sĩ có tên là Lefèvre.

        Ông tu sĩ này ngoan cố. Đã bị Vn bắt, bị tuyên án tử hình nhưng được ân xá, thả và trục xuất. Ông ta sau đó đã trở lại tiếp tục truyền đạo, lại bị bắt, lại đã được ân xá. Vậy mà phía bên Pháp làm như không biết, vẫn lấy cớ đến giải vây cho vị tu sĩ Lefèvre.

        11 năm sau hải quân Pháp mới trở lại đánh Đà Nẵng lần thứ hai với ý đồ đổ bộ chiếm nước Vn, nhờ tin tức do linh mục Pellerin báo cáo rằng Vn có hệ thống phòng rất yếu.

        Vậy rõ ràng Alexandre de Rhodes hoàn toàn không phải là người đã giúp nước Pháp xâm chiếm Vn.

      2. TM

        Cụ Dốt đã qui tiên năm 1660. Mãi đến năm 1847 quân Pháp mới tấn công VN.

        Ậy, nhưng đừng hòng qua mặt các sử gia biện chứng nhé. Bọn chúng đã đặt đường dây, tạo cơ sở hơn 200 năm trước với mưu đồ xâm chiếm nước ta.

        Không thể nào tôn vinh tên Dốt được. Tay sai năm vùng của thực dân đấy.

        1. TranVan

          Pasteur cũng đã bị xóa tên sau 75 chỉ vì là người Pháp.

          Phải chờ đến khi cần đến viện trợ mới được Vn trả lại một phần hai cơ sở nghiên cứu và tên đường cũ.

      3. Aubergine

        Hôm qua chúng em ăn Thanksgiving rồi nên bây giờ viết comments.

        Chị Vân ơi, hơi đâu chấp mấy người ăn theo nói leo.

        1. KTS Trần Thanh Vân

          Ây chết Cà Tím ơi
          Vị Gs đáng kính đó có ăn theo nói leo đâu
          Ông ta, bút danh Mục Đồng
          Từng là Viện trưởng một Viện Ngiên cứu KH khá nổi tiếng
          Đã có lần tôi ngồi đối diện với ông ta trong một buổi “Cà phê sáng” của giới trí thức Hà Lội
          Và tất nhiên ông ta không dám nhìn thẳng vào mt tôi

        2. TranVan

          Ông MĐ đã vô tình quảng cáo cho bài viết của Chị đấy.

          Nghe hai tiếng chuông khác nhau người đọc sẽ thấy ngay đâu là tiếng chuông rè.

          TC hay TH cả hai đều bành trướng, bằng võ lực hay bằng lực mềm, mua chuộc, văn hóa hay kinh tế chỉ biết lợi cho mình.

  25. TM

    Nhìn vào bản đồ Đông Nam Á, chỉ có VN là hân hạnh được ông Tây Dốt đặt chữ quốc ngữ cho dùng. Trên ta anh TQ vẫn đang vất vả với mấy nghìn ký tự khác nhau. Bên cạnh ta, Lào, Cam vẫn giữ những con giun ngoằn nghèo. Bước sang Thái cũng rứa. Quá bộ sang Myanmar, same. Quặt sang Ấn độ, không khác, ngoại trừ tiếng Anh cũng được dùng làm ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Ấn.

    Tưởng tượng TM tui mà phải cắm đầu học viết những con giun ấy thì chắc sự nghiệp thoát dốt sẽ vất vả vô cùng.

    Chị hoa sứ nói đúng, nhờ chữ quốc ngữ mà hầu như toàn bộ người Việt biết viết biết đọc.

    (Nhưng hình như thành tích xóa dốt rực rỡ những năm xưa nay đã đi lùi? Bạn tôi về làm việc tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bảo găp nhiều phụ nữ mù chữ rất tội. Cái nạn sống trên sông nước không có hộ khẩu nên không được ghi tên cho con đi học không biết có thật không? Ở Mỹ thì trẻ em ở đâu ngày nào là nhà trường phải cho vào học ngày đó. Học rồi tuần sau chuyển đi nơi khác cũng vậy. Nơi mới lại phải nhận em vào cho đến khi nào nhổ sào ra đi) .

    Trở lại ông Dốt, lòng ghi ân của người dân quan trọng hơn sự công khai hào nhoáng của các quan chính quyền. Các quan lúc nào cũng xem mình nắm cả quyền uy vũ trụ trong tay, muốn phán thế nào thì phán, miễn là được điểm với “trên”.

    1. Hoàng Cưong

      Thưa chị TM, đồng bằng sông Cửu Long tại các nơi vùng xa không còn dân sinh sống dưới ghe xuồng nữa.
      Nhà tranh vách tôn còn nhiều, đa nghề nghiệp ,lại không ổn định về thu nhập, các cháu nhỏ học đến cấp 2 – theo nghĩa thoát nạn mù chữ là đi kiếm tiền…
      Sống trên vựa lúa, cá tôm…bao năm qua /từng cứu đói cho cả nước thời bao cấp , cấm vận, đến chiến tranh biên giới, đến kỳ mở cửa… Cũng chỉ “được tiếng mà không có miếng” Buồn lắm!!!

  26. Hoàng Cưong

    Lịch sử Việt Nam suốt chiều dài cổ – kim …chủ yếu là chống đỡ , đuổi xâm lăng… Cũng vì vậy nhân dân ghi ơn mà xây đền thờ vv . Ngày nay khắp nơi mở mang đường xá thì chọn mặt đặt tên ghi công – tội ( tội nhỏ bỏ qua)….
    Danh nhân thì gắn liền với các thành tựu của họ trong thực tế….
    Ngày nay Dân mình trình độ cũng không to, các quan thì hay nổ và chặt chém. Chém lộn là chính.

    Đem các cụ ra đứng đường có sung sướng gì, hàng ngày các cụ chứng kiến ngập lụt kẹt xe, công an rình tài xế, quan nhậu bia ôm, bảo kê Vĩa hè. Vĩ mô và Vi mô

  27. hoa sứ

    Tiện lợi của chữ quốc ngữ không ai có thể phủ nhận ,một dân tôc có văn tự riêng là điều đáng tự hào .Muốn thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa TQ ,ngay khi thu về nền độc lập các nhà trí thức cấp tiến đã cố gắng sáng tạo nên chữ Nôm dựa trên những bộ chữ Hán để ký tự lại âm thanh tiếng Việt ,thương thay các triều đại vua quan đều xem nhẹ chữ Nôm ,họ bảo rằng đó là thứ chữ bình dân ”Nôm na là cha mách qué ”nên không có một công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc gia để hoàn chỉnh chữ Nôm ,nó cứ âm thầm tự phát mà lớn lên rồi trưởng thành ,TK 17 ,18 ,19 chữ Nôm đã trở thành công cụ ghi lại ngữ âm tiếng Việt khá hoàn chỉnh ,và tuyệt phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là chứng tích cho sức mạnh ngôn ngữ Việt khi nó chuyển tại được đủ mọi cung bậc tình cảm của con người ,diễn đạt sắc xảo mọi tình huống,và nhờ những tác phẩm viết bằng chữ Nôm mà ta gọi là nền văn chương QUỐC ÂM -ta nghe lại được tiếng nói của ông cha thuở trước.
    Nhưng học chữ Nôm khó quá ,muốn đọc viết thành thạo lại phải học chữ tàu trước nên chỉ có giới sỹ phu biết sử dụng còn nhân dân thì đành mù chữ .
    Khi chữ quốc ngữ của các giáo sỹ phương tây xuất hiện thì nó đã giải quyết được vấn nạn đọc và viết ,thật đơn giản ,dễ học dễ nhớ .nhưng sản phẩm này cũng vật vã suốt 400 năm trước khi nó được thừa nhận là ”chữ Quốc ngữ ,chữ nước ta ,con cái nhà ,đều phải học ” .công lao thì của nhiều vị giáo sỹ nhưng tiêu biểu phải kể đến 2 vị Francisco De Pina và Alaxandre Rhodes,ngày hôm nay chúng ta có thể tự hào gần 100%dân số VN biết đọc và biết viết là nhờ chữ QN ,bộ chữ này khiến văn hóa VN mang một diện mạo độc lập hẳn với văn hóa TQ .Phải nói đây là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử VN vì nó tác động đến toàn dân Việt ,và nó sẽ xuyên suốt đồng hành với tổ quốc VN trong cả thời tương lai .Vậy tại sao ta không vinh danh người đã phát minh ra nó .
    Lập luận quái gở cho rằng các vị linh mục truyền giáo ở TK16, 17 là tay sai cho chủ nghĩa Thực dân Pháp ở TK 19 là một suy luận cực kỳ lạ lùng ,họ trích dẫn nhiều câu văn theo kiểu đoạn chương trích cú ,triệt tiêu ngữ cảnh để tha hồ suy diễn .họ cho rằng các linh mục muốn có quân đội Pháp để xâm lược VN ,nhưng họ không nói nguyên nhân vì sao ,tôi không tin rằng toàn những tiến sỷ mà lại không biết ,hãy đến thánh địa La Vang để thấy giáo dân bị bức hại thế nào ,về Quy Nhơn đến nhà thờ Mằng Lăng nơi thờ Á Thánh ANDRE để thấy người công giáo đã bị ngược đãi thế nào ,các linh mục chỉ có niềm tin để rao giảng ,họ đã đến những nơi xa xôi hẻo lánh để truyền đạo [bây giờ cũng vậy ] và khi chứng kiến những con chiên hiền lành của mình bị tàn sát ,họ ao ước có sức mạnh để chống lại thì có gì sai ,tại sao lại thoát ly ra khỏi hoàn cảnh lịch sử để kết án các linh mục ,trong khi các ông tiến sỹ lúc nào cũng bi bô quan điểm biện chứng lịch sử.
    Người thì đã chết mấy trăm năm ,công trình của họ còn ở lại .ta sử dụng, ta tự hào ,mà ta phỉ báng họ quả thật vô ơn ,chắc chắn khi sáng tạo sản phẩm này các giáo sỹ không hề mong muốn được đăt. tên đường ,hay hậu thế phải cảm ơn đa tạ họ ,nhưng làm người cũng nên biết’uống nước nhớ nguồn ,ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” đừng bạc ác nhơn nhơn thụ hưởng thành quả của người ta rồi lại bảo tao không cần mang ơn mày vì mày làm ra sản phẩm này vì mày chứ không phải vì tao .

    1. Aubergine

      Năm 2005 trong lúc ở Thượng Hải, mấy chị em chúng tôi rủ nhau đến một hiệu ăn nổi tiếng.
      Khi ngồi trên taxi, bà chị tôi đưa tấm danh thiếp có ghi địa chỉ hiệu ăn. Chắc nghĩ chúng tôi là người Hoa, ông tài xế nói một tràng, nét mặt tỏ vẻ không vui. Cô em tôi nói: “Ông này bất lịch sự quá. Tí nữa xuống xe mình không cho pourboire.” Ngay sau đó thì ông tài quay sang cậu em tôi. May quá, cậu có học võ vẽ ít tiếng quan thoại. Sau khi nhìn bản đồ để chị dẫn ông tài, cậu bảo tôi: “Ông ấy không biết đọc, mình đừng chấp người ta.”

      Đây là chuyện có thật 100%.

  28. huu quan

    Công nhận cái tư tưởng của ông cụ hoi hói có râu bên Tây Âu ấy bền vững thiệt. Hơn trăm năm qua thế giới đã bỏ gần hết mà tại các xứ Đòng Lào này các cụ vẫn cứ dùng.

    1. TranVan

      Dùng để nói như con vẹt thôi chứ đâu có sức và có gan đi tìm hiểu những mặt trái, điểm sai. Sai trên lý thuyết, hỏng to, đói rã trong thực tế.

      Không đổi mới thì nay vẫn tem phiếu và mỗi năm 4 thước vải !

      Đổi nửa vời nên vẫn không theo kịp thiên hạ, chỉ nuôi béo bầy sâu thôi.

      1. TranVan

        Để hạ nhiệt, các cụ nên theo tôi đi thăm xứ Đài. Nơi đây có nhiều người đẹp và hiền. Nay lại được tăng cường thêm một số nữa đến từ VN.

        Đúng là nước chẩy chỗ trũng hay đất lành chim đậu ?

        Tb : tình cờ tôi đã ghé vào ăn hai quán ăn do người Vn vừa nấu bếp, vừa chạy bàn. Có nơi đượC trừ 10% vì là người nhận là đồng hương, nói với tôi rằng : “-Em là người Hà Lội !”.

Comments are closed.