EVFTA: Không có khách hàng khó tính, chỉ có “thượng đế” đòi chuẩn mực

ẢNh minh họa của SGT

Gần nhà có cô bán hoa quả, tôi vẫn hay mua, khi thì cân cam, khi chùm nhãn…vì tiện. Một lần thấy cô lấy cái chổi sơn quấn giẻ quẹt vào cái bát đựng nước gì đó và bôi lên quả dưa hấu. Hỏi thì cô bảo, đây là chất bảo quản cho hoa quả tươi lâu. Hỏi có độc không thì cô cười, bác khó tính quá, cả chợ vẫn bôi, dân mua ào ào, ăn liên tục, nhưng chưa ai chết như Covid bên Mỹ. Bác ngại thì lấy quả này chưa bôi gì.

Tôi nấu ăn hay để đài VOV FM nói đủ thứ trên đời, từ tin tức quốc tế tới Covid-19 ở Đà Nẵng, rồi quảng cáo thuốc đủ loại chữa bách bệnh, nghe các chuyên gia bàn về EVFTA, chuyện xuất khẩu nông sản đi các thị trường như Nhật Bản hay Hoa Kỳ.

Khó tính hay chuẩn mực?

Điều lạ lùng các chuyên gia khi bàn về xuất khẩu hay có câu cửa miệng như thành thói quen, gán cho các thị trường trên là “khó tính”. “Dễ tính” được cho là thị trường Lào, Campuchia, Trung Quốc hay chính Việt Nam mình.

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… là những thị trường có nhiều quy định như xuất xứ nguyên liệu, chất lượng thực phẩm, bảo vệ môi trường, thậm chí liên quan đến nhân quyền như Hoa Kỳ cấm nhập hàng hóa do trẻ em hay tù nhân sản xuất. Hàng thực phẩm, Mỹ, EU, Nhật vẫn dùng chất bảo quản, nhưng bao nhiêu vừa đủ tươi mà không độc hại cho người tiêu dùng, đó mới là standard (chuẩn mực).

Khi ký hiệp định xuất nhập khẩu song phương thì hai bên thỏa thuận với nhau về chuẩn mực. Có chuẩn rồi, mình cố gắng sản xuất hàng hóa đạt chuẩn, tạo uy tín lâu dài, để khi xem hàng có dòng chữ Made in Vietnam, khách phương xa khỏi nghi ngờ về chất lượng hay lo lắng về sự an toàn thực phẩm như dân ta nhìn hàng Made in Japan với sự tin cậy tuyệt đối.

EVFTA khi được thực hiện là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD.

Xem tiếp Bài trên Thời báo KT Sài Gòn

9 thoughts on “EVFTA: Không có khách hàng khó tính, chỉ có “thượng đế” đòi chuẩn mực

  1. KTS Trần Thanh Vân

    Phim chiến tranh biên giới 1979 với TQ đang công chiếu.
    Đau thương quá
    Căm giận bọn bá quyền TQ quá

      1. TranVan

        Cho chiếu ….trễ còn hơn không ?

        Theo tôi phải ghi rõ những ai đã dìm, đã cấm ?

        Vậy mà ai nói đến sự kiện lịch sử này, nếu không có nhân thân tốt đều có thể bị nạn.

        Không biết từ nay còn như thế hay không.

        1. KTS Trần Thanh Vân

          Ngày 1/6/2020, một sự kiện rất quan trọng đã được công bố.
          Hình ảnh trên ghi lại việc nhóm nghiên cứu độc lập ở Hải Phòng cùng các nhà NC Lão thành ở bên Pháp đã hoàn thành dịch xong DI NGÔN CỦA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM trên tấm Bia Nộ pr Tiên Lãng.
          Hai câu thơ cuối được dịch ra là
          Bắc cuồng, Tây nộ, Đông Hải Biến
          Mậu Tuất, tân Quân, Việt Kiến vinh
          Nghia là bọn Phương Bắc điên cuồng
          Khiến Phương Tây phẫn nộ
          Biển Đông dậy sóng
          Năm Mậu Tuất ( 2018 ) vua cũ qua đời, vua mới lên thay, xây dựng nước Việt Vinh quang

          Như vậy, từ năm 2018 đến nay, nhiều sự kiện quan trọng đang diễn ra
          Việt Nam đang từng bước thoát Trung

        2. KTS Trần Thanh Vân

          Bia mộ đã được dịch , nhưng mộ bốn vị vua Mạc và Trạng Trình chưa tìm thấy.
          Có một nhóm nghiên cứu đang bắt đầu đi tìm mộ
          Chắc lúc đó lời di ngôn 400 trước sẽ thêm linh hiển?

        3. TranVan

          Khó có thể tin vào dự đoán cho tương lai. Phần nhiều đều trật.

          Hiện nay tại Vn có người dự đoán rằng cuối năm nay sẽ có một sự kiện lớn. Dự đoán còn cho biết ngày và giờ nhưng không cho biết thêm gì về nội dung của sự kiện đó.

  2. TranVan

    Nay mỗi khi cần mua hàng TQ tôi hơi ngài ngại. Cần lắm mới mua.

    Yếu tố chính trị và y tế cũng có ảnh hưởng đến thương mại ?

  3. TranVan

    Xuất và nhập không quá chênh lệch thì làm ăn mới bền lâu vì hai bên cùng lợi.

    Bóc lột lao động (dùng trẻ em, dùng tù nhân,…), đàn áp dân, hủy hoại môi trường, dùng thuốc cấm hay với liều lượng vượt mức an toàn, …. Đó là những yếu tố khiến người mua e ngại, rụt rè hay tẩy chay.

    1. TranVan

      Nhập nhằng xuất xứ, dán tem lung tung không thể lừa được hết tất cả mọi người.

      Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ còn đồn xa hơn, khuếch đại thêm là sẽ thua đậm.

      Chỉ nên xuất cảng sau khi hàng được thị trường nội địa ưa chuộng. Nhập chủ yếu để tái xuất cũng sẽ non khi nguồn nhập và đầu ra bị trục trặc.

Comments are closed.