Nhà “công vụ” của nghị sỹ Hoa Kỳ

Bên Mỹ không có tiền của thì khó mà được bầu vào một trong hai viện (Hạ viện và Thượng viện). Lý vì họp hành liên miên, nhà ở tiểu bang thì có nhưng lên thủ đô DC phải thuê nhà mà ở, không có chế độ nhà công vụ.

Lương năm của nghị viên (cả hai viện) là 174.000$, chủ tịch Hạ viện là 223.500$, lãnh đạo Thượng viện (đảng cầm quyền và đối lập) là 193.000$.

Giá thuê studio (phòng bé như lỗ mũi, giường đơn, bàn nhỏ, bếp nhỏ, vệ sinh nhỏ…) năm 2019 ở DC là 1.642$/tháng, còn quanh tòa nhà Quốc hội là 1.808$/tháng, chưa bao gồm điện, nước, internet và các loại phụ phí khác đôi lúc đội giá từ 2.200$ đến 2.500$/tháng. Tổng chi phí cho chỗ ở tằn tiện này mất toi 30.000$/năm.

Nghị viên nhiệm kỳ 2 năm có gia đình ở quê, cũng mua hay thuê và thường bằng 1/3 tiền lương năm (60.000$). Thêm 30.000$ chi phí cho cái “lỗ mũi” ở DC thì nghị viên mất ½ lương cho tiền nhà cả hai nơi. Đi lại, đóng thuế, chi tiêu cho con cái học hành, ăn uống, xe cộ… 90K còn lại đủ cho một nghị viên sống trên mức…vất vưởng.

Vì thế không giầu thì đừng đầu tư vào Quốc hội. Mở tiệm café hay làm sushi nếu thuận lợi thu nhập trên 200K/năm là hơn đứt Cuốc viên không có cửa buôn chổi đót.

Thượng nghị sỹ (Thượng viện) thường khá giầu, có công ty, mối làm ăn riêng, giầu mới đủ tiền ứng cử Thượng viện nhiệm kỳ 6 năm.

Có một giải pháp cho các nghị viên là ngủ trong phòng làm việc ngay trong tòa nhà quốc hội hay mấy tòa xung quanh. Lợi đủ điều, không phải trả tiền nhà, điện nước, internet, lại có gym cao cấp, bảo vệ 24/7.

Tuy nhiên, phải chịu khổ vì ngủ trên sàn, hoặc giường gấp, tới giờ làm việc thì dọn nhanh vào tủ, vẫn tiếp khách như thường. Hiện có kha khá các cụ (1/5 số mới được bầu) ) comple chém gió trong phòng họp nhưng khi vở kịch ngày xong thì về nằm bàn.

Năm 1977 mới ra công tác ở viện Tin học tôi cũng nằm bàn 1 năm. Ban ngày làm việc, tối trải chiếu, mắc màn, cơm tập thể, đi ị ra công cộng, nên Cua hiểu các cụ nằm bàn khổ như thế nào.

Một số thành viên đảng Dân chủ đang tìm cách bỏ kiểu sống vạ vật này vì sự lạm dụng hệ thống. Tuy nhiên cánh vạ vật than, nếu bắt thuê nhà bên ngoài thì Quốc hội sẽ toàn triệu phú, không hiểu người nghèo.

Điều này đúng với các Bộ, Thứ trưởng lên DC làm việc, trả lương rồi, kệ bố các anh muốn thuê nhà, mua nhà, hay ngủ vạ vật, thì đó là sự lựa chọn cá nhân.

Bởi nhà công vụ là món hời ai cũng muốn chấm mút. Vào ở rồi cũng OK nhưng lúc đuổi ra rất khó vì nhà công vụ hàng chục tỷ, có khi vài trăm tỉ, tại sao không ỳ.

Cua Times viết báo cáo từ làng Sài

51 thoughts on “Nhà “công vụ” của nghị sỹ Hoa Kỳ

  1. Ngọ 1000 ngàn usd

    Thế hệ F0 của chế độ, riêng về “nhà công vụ” tinh thần cộng sản của các cụ còn được thể hiện khi nghỉ:
    – Cụ Nguyễn Lương Bằng: gia đình trả lại biệt thự gần hồ Ơ le để nhận nhà nhỏ hơn trong khu thập thể phố Đội Cấn. Nói thêm, biệt thự này cụ Tổng đang ở để đốt lò. Có kẻ kẻ xỏ xiên nói với chị Tường Vân con gái cụ Bằng, cụ Tổng đã có sổ đỏ biệt thự đang ở. Tuy nhiên, thông tin trên truyền thông thì kê khai tài sản của cụ Tổng thì hiện nay cụ “đang ở nhà công vụ”. Tôi tin là biệt thự kia vẫn đang là “nhà công vụ’.
    – Cụ Phạm Văn Đồng: trả biệt thự 400m2 khi về Quảng Ngãi. Trung ương cũng cấp cho cụ một căn hộ trong khu tập thể phố Đội Cấn cho con trai cụ ở.
    Thế hệ F1,F2…thì đa số đầy tính toán đối với “nhà công vụ” đó là tìm cách mua lại “nhà công vụ”. Được mua thì họ chỉ trả theo “giá nhà nước” đối với phần diện tích đất vượt hạn mức và tài sản trên đất. Điển hình là nhà Nguyễn Thanh Bình bí thư TƯ 1988-1991 ở 34 Phan Đình Phùng. Nghe nói chính phủ có văn bản quy định nhà công vụ ở phố này không được bán. Cũng nghe nói cách đây hơn chục năm thì biệt thự công 34 Phan Đình Phùng nhà Nguyễn Thanh Bình đã bán một phần cho cá mập để lấy 4000 cây khi ở đo có mở quán bia hơi.
    Đều giống nhau ở mũ cao áo dài, ở vị trí trong xã hội khi làm việc được hưởng nhà công vụ. Khi nghỉ hưu, xem cách ứng xử đối với nhà công vụ thì chúng ta nhận được bản chất của những kẻ gọi là “người cách mạng”, biết được nhân cách và liêm sỉ, thứ hạng “cộng sản” của những con người đó.

    1. Canada Dry

      Lý do có sự khác nhau một trời một vực như thế là vì …chúng ta có một rừng luật nhưng chỉ thích luật rừng …
      Tại anh chứ còn là gì nữa …

  2. Pingback: NHÀ “CÔNG VỤ” CỦA NGHỊ SĨ HOA KỲ (Hiệu Minh) | Ngoclinhvugia's Blog

  3. TungDao

    Trả nhà công vụ. Các cụ biết nhà công vụ là của công chứ sao không. Nhưng trả rồi biết dời đi đâu. Không lẽ ra bờ hồ. Khi đó thiên hạ người ta không chửi các cụ mà chửi đảng, chửi nhà nước ấy chứ. Các cụ không chịu dời đi là lo cho đảng, cho nhà nước và có trách nhiệm với quần chúng nhân dân.

    Nghĩ cho đến tận cùng, một đời theo cách mạng có được cái nhà công vụ để ở cũng trên chục năm với biết bao buồn vui, kỷ niệm cùng với cái tuổi gần đất xa trời. Vậy mà khi nghỉ hưu mấy ông đòi trả.
    Nói nhà công vụ cho có vẻ to tát. Nó bé tí vài chục mét vuông của nhà chung cư chứ có phải biệt thự, phủ tướng đâu.
    Các ông làm nhà cho người có công với cách mạng. Vậy chúng tôi, những người về hưu không có công với cách mạng sao?.
    Sao không hóa giá bán cho chúng tôi để chúng tôi có được cái nhà?.

  4. Ngọ 1000 ngàn usd

    Chuyện nhà công vụ ở Mỹ không dám còm vì chẳng biết gì.
    Còn ở Việt Nam thì mấy hôm vừa rồi lại rộ lên 12 vị được nêu gương vì cố ở nhà công vụ. Nói cho vuông, mấy vị này tham quá, thời buổi nay thì đừng hòng chiếm được. Họ không phải ngu, không biết điều đó mà họ tính được thêm tí nào hay tí đó. Họ tham quá, bẩn quá mặc dù danh phận thuộc hạng gớm ghê. Đó cũng chỉ là dạng ăn vặt, kiểu vơ bèo vạt tép khi hoàng hôn.
    Cũng có chút liên quan đến “nhà công vụ” và lòng tham của những người thuộc hạng tiên phong của đội tiên phong của giai cấp VÔ SẢN Việt Nam xin gửi tới hang một bài viết của Quốc Phong, bạn tôi thời Phong đang là ” hai hột không vạch” về sự tham của một người gọi là ” cộng sản”:
    https://w.w.w.google.com/amp/s/anle20.wordpress.com/2018/12/04/chuyen-vo-con-ong-to-huu-bay-gio-moi-ke/amp/
    Đây mới thực là Ăn. Người ta biết, nhìn chẳng làm được gì, ngoài mấy chữ của Quốc Phong.

  5. Canada Dry

    Hồi nẵm , thuỡ mới biết yêu thơ …
    Tôi thường đóng đô ở trường Mạc đỉnh Chi Q6 SG , nàng thường khoe trường em không lầu cao gác tía nhưng rộng và mát với sân chơi đầy bướm trắng …Hỏi còn gì nữa …nàng hồn nhiên khoe tiếp …có hai tòa nhà cao và rộng cho ông hiệu trưởng và ông Tổng giám thị ở để điều hành trường và canh học sinh …Không được yêu sớm…

    Các vị được ở đây khi nhận nhiệm vụ và phải ra đi khi xong việc , nhường chổ lại cho người kế tiếp …

    Một ngôi trường được xây dựng đúng chuẫn …nghe nói đấy là tiêu chuẩn bọn thực dân để lại , VNCH sau này cũng cố gắng thực hiện nhưng rồi …không thực hiện được vì …

    Gần đây , khi chống tham nhũng có vị cảm thán , đánh tham nhũng là ta đánh mình !!! Khó quá …
    Giờ trả lại nhà công vụ hóa ra mình hại ta sao …Ngu sao trả …đéo trả làm gì nhau nào …

    1. TM

      Các trường công lập do Pháp xây ngày xưa đều có nhà ở cho hiệu trưởng sát bên trường. Trường tôi cũng vậy, Pétrus Ký cũng vậy. Những trường xây sau này thì không.

      1. Canada Dry

        Chu văn An là trường di cư , xin được miếng đất nhỏ ,kế bên Đại Học Xá , nên không có nhà cho hiệu trưởng , chỉ có một căn nhỏ #12 m2 dành cho ông lao công đóng mở của trường …

        1. lam le

          Bác Ba Bí Tất là ngưới ở căn nhà 12 mét vuông và lo việc đóng mở cửa trường đó
          Trường Chu Văn An từ khi di cư vào 1954 ở ké khu trường Petrus Ký mãi đến 1962 mới dọn về chỗ trụ sở mới xây cạnh khu đại học xá đối diện nhà thờ ngã sáu
          những ai có học CVA từ đó trở đi phải biết đến Bác Ba, phải có ăn hàng quà sáng từ tiệm của Bác ở trong trường (sáng ăn xôi) và không chừng vẫn còn thiếu tiền ghi sổ Bác Ba Bí Tất

        2. lam le

          bắt đầu xây từ 1961
          chính xác1962-1963 là niên khóa đầu tiên các học sinh CVA bắt đầu học tại trường mới

        3. TranVan

          Tôi đã học ở trường đó và thi tú tài 2, tháng 5 năm 1962.

          Niên khóa 1961-1962 là niên khóa đầu tiên nơi đất mới, phía bên kia là nhà thờ Jeanne D Arc.

        4. TranVan

          Để không xa đề tài : Nhà công vụ của trường CVA vẫn có . Vì khu đất góc đường Triệu Đà / Minh Mạng nhỏ nên Cụ Tổng giám thị Lãng hồi đó vẫn được ở nhà công vụ nơi trường cũ,

        5. TranVan

          Một người con trai của Cụ Lãng hiện đang sống tại Paris. Anh ấy cũng tốt nghiệp khóa 1961-1962. Và đi du học tại Pháp cùng năm với tôi. Hiện thời chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gặp lại nhau.

        6. lam le

          xin lỗi Bác TranVan
          tôi lầm
          vì 62-63 là năm đầu tiên tôi được học ở trường mới đệ ngũ
          2 năm trước thất lục vẫn học ở trường cũ khu nhà cũ nát bên cạnh sân vận động Lam Sơn
          vách tường dầy mục chọc tay là thủng mái dột trời mưa là được ngồi chơi nghỉ học
          chỗ này sau là trung tâm học liệu
          thăm sức khỏe Bác

        7. TranVan

          Đâu có lỗi gì đâu mà xin.

          Già rồi, nhớ được, đúng hay sai tí ti, cũng tốt.

          Suốt năm học 1961-1962 đó, buổi tối tôi vẫn đến nơi trường cũ để ôn bài cho tới nửa đêm.

      2. lam le

        Bác Canada Dry
        chè đậu đen đá lạnh ăn trong bát sành mới ghê
        ăn xong vất bát lên mái nhà !

  6. Hugoluu

    Đọc bài này lại nhớ hồi còn ở “nhà công vụ” khi còn làn công nhân xây dụng nhà máy nhiệt điện Phả Lại những năm 8x.
    Vì là ” nhà công vụ “‘ tiền điện nước không mất nên dùng xả láng ,ngoài nấu ăn hàng ngày ,nhiều ông bệnh nãm tính phải dùng thuốc bắc cứ thế cắm điên sắc thuốc cả ngày l24h ,mùa đông cắm bếp điện dùng dây may xo ruột gà Liên Xô sưởi cả đêm ,không có bếp thì cắm bóng điện 500-1000W đút dưới gầm giường sưởi ấm.
    Ngày nay về VN thấy thương giai cấp công nhân các khu công nghiệp vất vả không có “‘nhà công vụ”‘ như xưa ,ăn ở chật trội ,mùa đông không dám bật sưởi ,mùa hè chỉ dám bật quạt ,nấu nướng chỉ dám xào xáo cho nhanh ,không dám ninh nấu lâu sợ tốn điện.

    1. Mike

      Xưa vô được công nhân cũng bầm trầy chứ đâu dễ. Tui đây nè, học vấn lớp 12, có thêm 3 năm “nghĩa vụ quân sự”, mà xin làm công nhân muối (diêm dân) còn chưa được. Đi gánh muối thì có con khỉ gì đâu mà cũng xét lý lịch. Thực tình thì gánh muối chẳng có gì để ham, nhưng cứ kiếm một chân công nhân rồi từ từ đi lên. Nhưng mà chúng nó khôn quá, hehe, chúng biết mình muốn gì nên chặn từ trong trứng nước.

      Từ xí nghiệp muối sang xí nghiệp gỗ, thuỷ tinh, hải sản, …, tất cả đều tập trung ở thị trấn, cho nên công nhân cũng có hộ khẩu thị trấn, như cô bạn học mình “mết” ở thị trấn vậy.

      1. Hugoluu

        Trên mạng xã hội tôi thấy cũng có những người có hoàn cảnh như cụ MIKE chia sẻ ,bố đi cải tạo ,cả nhà đi vùng kinh tế mới ,nhưng sau này họ vẫn học được đại học ra làm bác sỹ,kỹ sư giờ đây không hiếm người có xuất phát điểm âmthowif đó thành đạt trong xã hội VN.

        1. TranVan

          Họ đã trở thành Bs, Ks, Gs, …. nhiều lắm. Nhưng ở mấy nước Mĩ, Úc, Pháp, ….

        2. Mike

          Nếu tôi học khá chắc cũng vô được đại học. Nhưng học xong ra trường thì cũng như ông bạn tôi thôi, có nghĩa là không chen chân vô xí nghiệp nhà nước được. Ông bạn tôi có ông già cải tạo 1 năm nên lí lịch cũng đỡ hơn tôi.

          Cụ TV nói có lý khi ks, bs, là ở nước ngoài. Đơn giản là vì cải tạo 3 năm trở lên thì được đi Mỹ hết trơn. Hồi những năm 90 mà có ai đó cho đi Mỹ mà không đi thì chắc trời sập cái rầm liền.

          Nếu cụ hugoluu dứt khoát phải có thì tôi “cúng” cho cụ chuyện ông em tôi vậy. Hắn về làm to bển á, general manager của một hãng nước ngoài, anh Vượng dụ về đầu quân cho ảnh mà cu tìm hiểu 1 tháng rồi từ chối. Thỉnh thoảng hắn cũng lên báo VN phát ngôn linh tinh, hihi, nói chơi chứ hắn ăn nói đúng chất boss của nước ngoài: rõ ràng, chừng mực, quảng cáo nhưng không lố lăng.

          Hồi xưa học dốt kinh hồn tận. Sang Mỹ tự nhiên cu học khá hẳn. Rồi đi tu không thành lại về VN làm việc, giờ vợ con sang Mỹ cả rồi thì cu lại tìm đường về “quê” Mỹ.

      2. tào lao

        Anh Hugoluu viết đúng như trường hợp bạn gái của tôi ở Sài gòn. Hồi ấy quen em đang là sinh viên cho đến lúc em đi dạy mới đến nhà, và được biêt ông già cũng đã ” tốt nghiệp” trường …cải tạo ngoài Bắc .Em nói ông là trung tá đó, từng làm ở trung tâm huấn luyện Thủ Đức. Nhà đông anh chị em, nhưng chỉ có ông anh đầu là lớn tuổi hơn tôi. Còn lại là nhỏ , mà tôi phải chịu làm em . Nói như vậy để mọi người biết rằng anh chị em bạn gái tôi đều học dưới mái trường XHCN và họ thành giáo viên dạy cấp 2, cấp 3. Một ông anh là kỹ sư tham gia xây dựng thuỷ điện Trị An. Có lần tôi nói về ” chủ nghĩa lí lịch” với em, thì em nói lại” cả SG đều như vậy mà xét lí lịch như ngoài quê anh, thì lấy đâu ra người đi học và làm việc ?”. Tôi nghe cũng đúng, Và sau nầy tôi hiểu thêm rằng cũng đều là Việt Cộng, nhưng mấy ông Bắc và Trung luôn ” khó chơi” hơn mấy ông Nam, bởi tính tình mỗi vùng miền phần lớn do thiên nhiên và văn hoá ở đó tạo ra họ.

        1. TranVan

          Bản sơ yếu lý lịch nay không còn mười mấy diện nữa mà chỉ còn 3 (nông dân : 2, dân thường : 3).

          Nhưng vẫn còn ngày vào đoàn, vào đảng.

          Cha, mẹ, anh chị em : làm gì, ở đâu, …..Theo thứ tự thời gian.

          Tb:
          – Cho đến năm 90 vẫn còn học tài thi lý lịch. Cũng vì đã đề nghị Vn sửa đổi không tuyển chọn quá khắt khe theo nhiều diện khi thi vào đại học mà một số Vk đã bị ghi tên trên sổ phong thần.
          – Một vài ngoại lệ có lẽ đã nhờ khai gian hay sửa lý lịch ?

        2. TranVan

          Cha hay mẹ bị đi “học thêm” ở miền Bắc thì con em được xếp vào diện 13. Nhà cửa bị tịch thu. Hết còn đủ điều kiện kinh tế để tiếp tục đi học.

          Nếu có học xong cũng khó tìm ra được việc làm thời đó.

        3. TM

          Thời tôi có một chị bạn cùng lớp học giỏi, dễ thương, không được phân công khi tốt nghiệp vì bố làm cảnh sát đi học tập.

        4. TranVan

          Sau 75, đang ho.c bâ.c đa.i h.oc thì hình như không bị đuổi, vẫn được học cho xong, vẫn được cấp bằng. Nhưng sau đó không tìm được chỗ làm vì hồi đó chưa có kinh tế ba thành phần.

          Tôi nghe nói hồi 55 ở ngoài đó khắt khe hơn, không phát bằng tốt nghiệp. Nếu có bằng thì chắc cũng đã chẳng giúp được gì.

          Vn một thời đã qua !

    2. TM

      Thời xưa sau 75 công nhân “ne nói” lắm đó. Đỗ Trung Quân nhờ đi thanh niên xung phong và chiến trường K 8 năm về mới được vào làm công nhân nhà in. Mike mới nghĩa vụ năm và hình như chưa bước qua Camp thì thua điểm rồi.

  7. TM

    Nếu có luật pháp kỷ cương thì mọi chuyện đều minh bạch. Khi TT Mỹ hết nhiệm kỳ bàn giao lại cho TT tân nhiệm, từ cái bàn ghế cái ghế, cái kẹp giấy đều để lại, hai ông bà đi tay không ra trực thăng bay vút.

    Có lần thiên hạ đồn đoán có một bàn làm việc mang tính lịch sử vì là quà tặng của Anh quốc bị một TT bê về “tư gia”. Thật ra nó được chuyển về khu vực gia đình của TT tại Nhà Trắng rồi vẫn nằm đó khi người sử dụng ra đi. Nay nó đã về lại khu làm việc của Nhà Trắng.

    Khi anh tôi sang Mỹ định cư, hai anh em đi dạo quanh khu xóm. Thiên nhiên, con suối nhỏ, chiếc cầu nhỏ, cây cối um tùm như đi trong rừng. anh tôi buột miện hỏi: “đất trống nhiều thế này sao không ai chiếm xây nhà?”

    Tôi cười: “Giấy tờ đâu mà anh xây? Anh không có giấy sở hữu mảnh đất này thì county làm sao cấp giấy phép xây nhà cho anh? Không có giấy phép xây nhà thì bố bảo cũng không ông thầu khoán nào dám ký hợp đồng xây cho anh. Họ sẽ bị rút giấy làm ăn, công ty sập tiệm, thầu khóan vô tù…Nhà đèn không bắt điện, công ty nước không bắt nước, v.v.”

    1. TranVan

      Ngoài luật pháp cón có cách tổ chức, kiểm soát. Và nhất là quyền lực thứ tư : báo chí tự do tại Pháp đã khui ra một vài vụ lem nhem. Đòi nhà công vụ quá tiêu chuẩn hay trả tiền nhà rẻ, ….đã bị báo chí khám phá ra. Rốt cuộc Bộ trưởng gian lận đã bị bắt buộc phải từ chức. Thủ tướng đã bị án tù vì đã cấp nhà cho con với tiền thuê nhà rẻ.

  8. KTS Trần Thanh Vân

    Nói đến nhà công vụ, lại nhớ đến vụ nhà công vụ của ông cựu CTUBND TP Hà Nội Hoàng văn Nghiên ở phố Nguyễn Chế Nghĩa, nổi tiếng về kiện cáo kéo dài hàng chục năm trời.
    Thật xâu hổ
    Đúng là Thủ đô ngàn năm văn vật

    1. TranVan

      Nhà cấp cho rồi “hóa giá”, úm ba la bán rẻ. Nhà công trở thành nhà tư nhân.

      Mượn hay thuê rồi lấy luôn.

      Chuyện này đã có từ thời 54-55 chứ không phải mới đây đâu.

  9. Pingback: Nhà “công vụ” của nghị sỹ Hoa Kỳ | Tiếng Dân

    1. Canada Dry

      Đề tài khá hay , nhưng không có tính thời sự …may mà Tổng Cua kịp có thêm hot spost .

  10. Dzung

    Bác cua quên là người ta còn có đặc quyền (perks). Trên một triệu cho một năm để chi tiêu trong văn phòng, thuê nhân viên. Thượng Nghị Sĩ có trên 3 triệu đô.
    Vé máy bay cũng free. Môt năm có hơn 200 ngày nghỉ.
    Chưa nói là nếu có luật gì ra, các cụ biết trước, mặc dù bị cấm và có thể bị tù, các cụ chơi chứng khoán, nếu thoát sẽ giàu to.

    Hạ nghị sĩ (HNS) không cần phải giàu vì đại diện cho một vùng nhỏ. Nhưng Thượng nghị sĩ thì phải giàu, có địa vị, có máu mặt vì đại diên cho một nửa Tiểu Bang.

    Lương hướng thì cũng ok, nhưng quyền lực mới đáng sợ. Lão Adam Schiff, một HNS, thôi mà đã làm lão Trump bá thở vừa rồi. Những tay giàu sụ của Google, Facebook, Microsoft, CEO nhiều hãng thường bị lôi lên hạch tội.

    Xin hỏi, trong thời buổi Covi, tự nhiên bác đem lương người ta lên bàn mổ là làm sao?

      1. Dzung

        Cảm ơn chị.
        Bắt được mạch sống nhưng lối viết vẫn là cổ điển: vòng vo Tam quốc chí, đá giò lái, mây đồ đeo.

        1. TM

          Bác Dzung “khen ” văn phong của ai? Bác Cua hay bài báo trên link?

          “mây đồ đeo”??? Tiếng Việt mới hay cũ? Thanks.

        2. Dzung

          Còn phải hỏi. Một người đi nửa vòng thế giới. Một người đi thẳng vấn đề.

  11. Mike

    Lo chuyện nhà cửa xe cộ cho các vị thì lại đẻ thêm ra ban bệ, lại thêm tốn tiền. Nếu muốn lo chỗ ăn ở thì cứ tăng thêm phụ cấp, như allowance bên các hãng tư vậy. Tuy nhiên, dân biểu mà lương gấp 3 lần thu nhập bình quân thì đã coi là khá, nên tăng phụ cấp thì kỳ. Vã lại có ai bắt các vị ấy ra đâu. Họ tranh cử muốn chết mới được kia mà. Vậy thì phải khá giả mới đi làm chính trị. Hoặc là ra làm một kỳ cũng có cái thế để tính chuyện làm ăn sau đó. Được “tiếng” thì phải mất “miếng” là công bằng.

  12. Cho thời hạn và cưỡng chế là xong hết mà. Với lại khi giao nhà công vụ chắc có giấy tờ, trên đó có thời hạn lưu trú nữa.

    1. TM

      Giấy tờ? 😜

      Chính quyền mượn nhà dân cũng ký giấy tờ rồi quịt, thì quan chức ký giấy với chính quyền rồi cũng quịt lại. Ai làm gì được nhau?

Comments are closed.