Thăm gia đình Gs. Phan Đình Diệu

Gia đình gs Diệu, Nguyễn Duy và Huy Đức. Ảnh: HM
Gia đình gs Diệu và khách quí. Ảnh: HM (Sau vài ngày thì Huy Đức và nhà thơ Nguyễn Duy cũng đến thăm).

Bài viết này xuất bản hồi tháng 8-2016, tôi đăng lại để bạn đọc biết thêm về Giáo sư Diệu, một nhà khoa học và nhân sỹ được kính trọng. Cuối bài có các đường link thêm nhiều bài khác. 

Mấy lần về Việt Nam nhưng cứ lần khân không đến thăm Gs. Phan Đình Diệu do ngại anh phải nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc do bị đột quị năm 2010 sau khi dự lễ 1000 năm Thăng Long, phơi nắng cả ngày mà tuổi lại cao.

Cuộc thăm sau gần 2 thập kỷ

Hôm trước, cháu Phan Dương Hiệu, con trai út của anh, bỗng inbox hẹn gặp cafe. Mình mừng quá và bảo, OK nhưng với điều kiện chú được gặp bố mẹ cháu. Cháu vui nói ngay, còn gì bằng, bố mẹ cháu mong chú mãi.

Nhớ trên blog có vài bài về anh Diệu. Chị Hương, phu nhân của anh Diệu, kể từng đọc cho anh Diệu nghe từ laptop cùng những comment. Chị bảo, chú Cua này hiểu anh Diệu hơn nhiều đồng nghiệp.

Anh chị đã chuyển về khu chung cư khá đẹp và tiện lợi cho sinh hoạt. Con gái Quỳnh Dương ở bên Pháp, có điều kiện là đưa ba công chúa về thăm cha mẹ, vừa trở lại Paris tuần trước. Cháu thứ hai là Hà Dương, tiến sỹ Toán hiện ở Hà Nội, ở cùng chung cư với bố mẹ tiện giúp các cụ.

Cháu Hiệu, gọi là cháu nhưng đã là giáo sư (Full Professor), hiện đang nghiên cứu và giảng dạy về mật mã bên Pháp, có vợ và con trai 7 tuổi thông minh như bố.

Một gia đình hanh phúc và thành đạt. Ảnh chụp từ album của gia đình kỷ niệm lúc giáo sư 70 tuổi.
Một gia đình hanh phúc và thành đạt. Ảnh chụp từ album của gia đình kỷ niệm lúc giáo sư 70 tuổi.

Cả nhà từ hai ông bà, con gái, con rể, con trai, bố, mẹ đều theo nghề toán tin, dính dáng đến Pháp, bố sang Pháp mang microcomputer về cho Việt Nam, các con tu nghiệp bên đó, và hiện hơn phân nửa định cư bên đó. Chị Hương có bài thơ “Tôi dại” nói về tình yêu của chị với anh Diệu, các con và nghề toán tin.

Gặp anh chị rất vui, lại cười nói như ngày nào. Tính mình cũng hay bô lô ba la, toàn kể chuyện cười cho cả nhà. Chị Hương biết em Cua đến nên đi chợ mua một con cá trắm, cháu Linh hấp ngon tuyệt. Mấy chục năm mới được ngồi cùng anh chị bên mâm cơm ấm tình người.

Anh Diệu đi lại hơi khó khăn. Mình hỏi tên em là gì, anh cười, cậu là Gian Thế chứ còn ai. Hỏi, anh có nhớ ngày xưa xách nước chăm vợ đẻ ở Giảng Võ và sau đó là Đồng Xa không, anh cười, nhớ chứ. Nhưng anh cũng quên nhiều, dù thần sắc vẫn đẹp, da hồng hào, vầng trán rộng thông minh, nụ cười hiền.

Tình yêu từ thuở tóc còn xanh đến đầu bạc

Kể chuyện về anh Diệu không thể nói đến người đàn bà đứng sau. Đó là chị Văn Thị Xuân Hương, em gái của giáo sư Văn Như Cương. Thuở đến trường ở xứ Nghệ, anh Diệu và anh Cương cùng đi học với nhau.

Ảnh anh chị chụp năm 1964. Chụp lại từ album gia đình.
Ảnh anh chị chụp năm 1964. Chụp lại từ album gia đình.

Năm 1955, anh Diệu đi bộ từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để học ĐH Sư phạm. Nếu kể chuyện nghèo khổ thời đó thì mấy cuốn sách cho vừa. Vé tầu điện có 5 xu nhưng sinh viên túi rỗng như anh Diệu phải cuốc bộ từ Lê Thánh Tông về nhà trọ ở Kim Liên rồi từ đó vào Cầu Giấy để học.

Học 2 năm đã tốt nghiệp đại học và đi dạy. Về quê được anh Cương đưa đến thăm cô em gái, khi đó 17 tuổi thuộc loại xinh đẹp nhất trường, đang nằm viện vì cắt amidan. Nhiều chàng dòm ngó, kể cả những bậc công tử quần là áo lượt, nhưng nàng chưa chấm ai.

Anh Cương đưa anh Diệu tới cổng bệnh viện rồi thả đó, kiểu mang con bỏ chợ “việc còn lại mi tự lo”. Chị Hương thấy gương mặt sáng sủa, trán cao, lấp ló ngoài cửa, như có dòng điện chạy qua người. Dường như người mình tìm đây rồi.

Hóa ra linh cảm ban đầu ấy đã đi theo họ suốt 60 năm qua cho dù lúc đi chơi anh Diệu chẳng nói gì nhiều.

Có lần đi mãi đi mãi, thấy chàng yêu toán lầm lỳ đi trước, nàng Hương đi sau lẻn vào ngõ nhỏ trốn. Đi khoảng 100m, anh quay lại không thấy nàng đâu, hốt hoảng đi tìm. Nhưng nàng dặn bà hàng nước đừng nói. Do thương tình thấy vẻ mặt như mất sổ gạo, bà bảo, cô ấy ở trong đống rơm đây này.

Cụ thân sinh ra chị Hương mê anh Diệu. Cụ bảo, anh này rất được, cả nết lẫn chữ. Và ra một quyết định rất đồ Nghệ, không cho con gái lấy ai, ngoài anh Diệu. Thơ anh Diệu viết, cụ chép lại cho con gái, giờ vẫn bút tích còn trong sổ. Tán hộ giúp con rể thì chưa từng thấy ai như cụ.

Năm 1961, anh Diệu đi nghiên cứu sinh Liên Xô, chị Hương về Vinh dạy học. Rồi chiến tranh mỗi người một nơi. Mãi vài năm sau mới đoàn tụ khi anh Diệu về Hà Nội. Các em Quỳnh Dương, Hà Dương, rồi chú út Dương Hiệu ra đời.

Một mình chị tần tảo, lo mua đất cát, nhà cửa, xây dựng… rồi tiền cứ thế sinh sôi nảy nở, bây giờ kinh tế khá ổn. Anh Diệu bảo, mình chẳng lo được gì, cô Hương làm tất, và kết luận, muốn giỏi phải lấy được vợ đảm.

Giờ anh Diệu bệnh, chị Hương luôn bên cạnh chăm sóc, khi đưa đi bơi, đi dạo, lúc lo ăn uống, chuyện cá nhân, có lần đưa về quê. Trong khu nhà, chiều chiều người ta thấy một cụ 80 được một cụ 74 khoác tay, vừa đi vừa đọc thơ tình, một điều hiếm trong thế giới với nhiều giá trị bị đảo lộn.

Chị có tập thơ chép tay những bài do cả hai anh chị viết. Lúc rỗi, chị ngồi bên, cầm tay anh rồi đọc cho chàng nghe như thuở nào. Chỗ nào chị đọc sai, anh lại nhắc, nhầm rồi, không phải chữ đó. Anh thạo thơ Đường, câu chữ phải đâu ra đấy, lại là dân làm toán càng logic.

Hơn nửa thập kỷ qua. Ảnh: HM
Hơn nửa thế kỷ qua. Ảnh: Phan Dương Hiệu

Lần này tôi tới chơi được nghe giọng đọc thơ của chị Hương nghe thật ấm lòng. Thần sắc anh Diệu được như hôm nay do người đàn bà tần tảo và yêu thương truyền sang. Gia đình hai bên nội ngoại đầm ấm và đoàn kết, các con nên người, đó gọi là nhân nào quả ấy.

Cuộc thăm của Thủ tướng Phúc

Mình tò mò kiểu Cua, hôm trước Thủ tướng Phúc đến có hỏi anh gì không? Có hỏi, giáo sư có nhớ hồi ở Quảng Nam không, nhưng do Thủ tướng hỏi nhỏ quá anh Diệu không nghe được nên…lắc đầu.

Nghe gia đình kể, Thủ tướng có nói, việc đến thăm các nhà khoa học cao tuổi là nhiệm vụ của chính phủ, đánh giá đóng góp của họ cho đất nước trong thời gian dài, và nhân thể cảm ơn. Anh Diệu cũng vui vì thay đổi này.

Không hiểu Thủ tướng Phúc có đọc những bài đóng góp ý kiến của giáo sư Diệu những năm 1970-1990. Nhiều cảnh báo về xã hội, kinh tế, chính trị đã được giáo sư gửi tới các nhà lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam, từ thủ tướng đến TBT, bộ trưởng.

Kiến nghị của Gs Diệu bị bỏ vào tủ. Ảnh: HM chụp lại từ tư liệu gia đình.
Kiến nghị của Gs Diệu bị bỏ vào tủ. Ảnh: HM chụp lại từ tư liệu gia đình.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường mời anh Diệu tới nhà chơi nhà và ăn cơm tương cà mắm muối với gia đình, trao đổi về thời cuộc, nhưng dường như các ý kiến của giáo sư không được hiểu thấu đáo hay lắng nghe.

Tháng 2-1991, gần 1 năm trước khi Liên Xô sụp đổ, giáo sư từng gửi “Kiến nghị về một chương trình cấp bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mạnh cho sự phát triển của đất nước” có nhắc đến dân chủ, đa nguyên, công bằng xã hội.

Đặc biệt giáo sư nói về sau 1975, nhiều cơ hội về phát triển đất nước và hòa hợp dân tộc bị bỏ phí.

Anh viết “Đáng tiếc cơ hội đó không được tận dụng. Sau khi thống nhất, một mô hình CNXH được vội vã áp đặt lên toàn đất nước. Tác dụng đầu tiên là đã đặt vào thế đối địch một bộ phận to lớn những năng lực thực sự có thể góp phần làm giầu đất nước và gạt bỏ khả năng hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Và trong mười mấy năm qua (1975-1990 – HM Blog), sự áp đặt này đã tạo dựng một chế độ quyền lực tập trung, điều khiển toàn bộ mọi mặt hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội của đất nước.

Bộ máy quyền lực tập trung này, một mặt do chậm được bổ sung những nhận thức mới của thời đại và những năng lực trí tuệ tương xứng với đòi hỏi của cuộc sống, mặt khác do bị thoái hóa dần bởi những căn bệnh đặc quyền, đặc lợi, quan liêu, tham nhũng… đã trở thành bất lực trong việc tổ chức và quản lý sự phát triển lành mạnh của đất nước.

Với sự quản lý độc quyền nhưng bất lực đó, thì một mặt, Nhà nước luôn đưa ra những kế hoạch chủ quan phi thực tế, gây nên những thiệt hại và lãng phí to lớn, mặt khác, xã hội tự phát vận động theo xu thế hỗn loạn bằng mọi kiểu phá phách “hợp pháp” và phi pháp, làm ăn gian dối trở thành hiện tượng phổ biến.”

Không hiểu đọc lại những dòng này viết và những ý kiến khác trên báo chí, và những góp ý riêng, cách đây ¼ thế kỷ, Thủ tướng Phúc có thấy giống với thực trạng xã hội hiện nay. Nếu như lại bỏ vào tủ như những người tiền nhiệm thì thật đáng tiếc cho cuộc tới thăm chỉ mang tính biểu tượng hơn là lắng nghe với cả trái tim.

Vĩ thanh

Đến giờ phải về, cứ nấn ná mãi trong căn phòng ấm cúng của một gia đình tôi quen đã 40 năm,  anh từng nhớ tên mình dù gặp một lần ở Warsaw nên mới có việc ở Hà Nội. Sau mấy chục năm xa cách, gặp lại anh hơi khó khăn do bệnh nhưng riêng tên cúng cơm của lão Cua anh vẫn nhớ.

Mong anh khỏe mạnh và minh mẫn trở lại như một điều kỳ diệu bởi tình yêu của người đàn bà luôn bên cạnh, của con cháu yêu thương đến vô cùng, của bạn bè thân ái luôn nhớ đến anh chị.

Gs. Phan Đình Diệu và blogger HM. Ảnh: Phan Dương Hiệu.
Gs. Phan Đình Diệu và blogger HM. Ảnh: Phan Dương Hiệu.

Lúc chia tay, Gs. Phan Dương Hiệu bảo, chú Cua đến, bố cháu nói chuyện nhiều đấy. Chả bù cho hôm Thủ tướng Phúc thăm, bố cháu không nói gì.

Mà nói gì nhỉ. Phan Đình Diệu đã nói những lời từ đáy lòng với đất nước từ 30-40 năm trước. Hôm nay thông điệp ấy còn nguyên giá trị. Chỉ cần hiểu hôm nay khác ngày hôm qua thì mọi chuyện sẽ thay đổi.

Nếu làm được thì dù trí nhớ đã suy giảm nhưng có lẽ Gs. Diệu sẽ nhớ ra những lần găp Thủ tướng Phúc. Và anh sẽ nói nhiều hơn, chưa chừng lại đọc thơ tình cho Thủ tướng nghe.

HM. 21-8-2016

Bài liên quan đến Viện Tin học và Viện KH VN

171 thoughts on “Thăm gia đình Gs. Phan Đình Diệu

  1. Dove

    Tại hội thảo ‘Đối thoại Singapore lần thứ 38’ do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức, Chủ tịch Trần Đại Quang đã phát biểu một câu rất trí tuệ:

    “Nếu chúng ta cho phép bất ổn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp xung đột vũ trang, sẽ không có người thắng hay kẻ thua, mà tất cả đều sẽ thua”.

    Là ‘cây sậy suy nghĩ’, Dove hoàn toàn ủng hộ. Hóa ra quan điểm của VN vị thế địa chính trị ở cần kề một nước lớn hung hăng đã vượt quá xa quan điểm của Ba Lan và Ucraina.

    1. TKO

      @ Cụ Dove:

      Công nhận là rất trí tuệ nếu kiểm soát được tình hình, không để xung đột vũ trang xảy ra.

      Nhưng trí tuệ hơn nữa là như ri ạ: Bần tăng chưa ngán ai bao giờ – thí chủ nếu không biết điều thì bần tăng sẽ cho thí chủ … ăn “tương bần” đấy nhé.
      🙂

  2. “Lúc chia tay, Gs. Phan Dương Hiệu bảo, chú Cua đến, bố cháu nói chuyện nhiều đấy. Chả bù cho hôm Thủ tướng Phúc thăm, bố cháu không nói gì.

    Mà nói gì nhỉ. Phan Đình Diệu đã nói những lời từ đáy lòng với đất nước từ 30-40 năm trước. Hôm nay thông điệp ấy còn nguyên giá trị. Chỉ cần hiểu hôm nay khác ngày hôm qua thì mọi chuyện sẽ thay đổi.”
    E rằng bác Diệu mà nghe thấy mấy lời giáo điều của chú Fuck, không chừng bác ấy tension chứ chả chơi. May quá, bác ấy không nghe thấy gì! Congratulation bác Diệu!

  3. Cưa

    Hôm trước tình cờ gặp cụ CD ở quán dê HM, trông cụ sầu lắm, đốt thuốc liên tục, mắt nhìn xa xăm chẳng nói chẳng rằng.
    Qua vài tuần rượu, bỗng dựng cụ đặt tay lên vai mình, chậm rãi:
    – mt à, có cách gì giúp mình. Bó tay rồi!
    Khiến đêm đó mt cũng ko ngủ đc, tay kẹp thuốc tay đặt lên trán. Đến khi gà gáy canh tư thì tình cờ đọc đc mấy dòng sau, tức tốc đánh máy gửi cụ ngay:

    CÔNG TỬ HÀ THÀNH, CÁCH ĐÂY
    80 NĂM (1936) TÁN GÁI NHƯ THẾ NÀO?

    Nàng, tiểu thư Hải Phòng, được gia đình gửi sang Hồng Kong từ năm 11 tuổi, thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, biết chơi Piano, Guitar, Mandolin, Trống Jazz, năm 1936, tròn 16 tuổi nàng về nước và trở thành “hoa hậu bắc kỳ” trong cuộc thi người đẹp đầu tiên của Việt nam, 18 tuổi nàng vào Sài Gòn trở thành diễn viên, hàng đêm diễn ở nhà hát lớn thành phố. Chàng công tử Hà thành vào Sài Gòn lập nghiệp làm nhân viên hãng ô tô Renault Pháp.

    Chàng không xuất hiện ở nhà hát lớn, nhưng ngày nào chàng cũng gửi tặng một bó hoa tươi Đà Lạt cùng tấm danh thiếp. Mẹ nàng, kiêm bà bầu rất ngạc nhiên thấy đêm nào nàng cũng nhận được bó hoa quí có giá còn cao hơn cả tiền cát xê của nàng mỗi đêm.

    Một hai ngày đầu nàng và mẹ nàng thấy hay hay, năm bẩy ngày sau thấy kỳ kỳ, một tháng sau cả nàng và mẹ làng thấy lạ, thấy bí hiểm và bắt đầu tò mò.

    Khi sự tò mò của nàng và mẹ nàng lên đến đỉnh điểm thì chàng xuất hiện. Một chàng trai 25 tuổi, diện đồ hiệu, lái xe Citroen mui vải tới sát thềm nhà hát lớn, tự tin, với nụ cười hiền lành:
    – Tối nay em diễn xong, con xin mời “me” và em đi ăn khuya.

    Mẹ nàng cảm động bởi từ trước đến nay các chàng trai tán tỉnh nàng chỉ chủ mục tới nàng, có ai để ý đến “me” đâu, còn chàng lịch lãm, quí tộc, đàng hoàng mời cả “me” và em đi ăn khuya. Chàng nói năng nhẹ nhàng lịch lãm, một mực kính cẩn với “me”, ân cần với nàng. Ăn tối xong, chàng lịch sự lái xe đưa “me” và em về tận nhà.

    Mẹ nàng đưa nàng ra Hà nội diễn. ở Sài Gòn mỗi tháng chàng gửi một tráp đồ trang sức gồm dây chuyền, nhẫn, bông tai và các đồ trang sức khác để nàng đeo khi lên sân khấu.

    Một tháng sau mẹ nàng đưa nàng vào Sài Gòn diễn, chàng lái xe hơi hiệu Renault đời mới nhất ra ga đón, mẹ nàng khen xe đẹp, chàng nhẹ nhàng trả lời:
    – Dạ, xe này mới xứng đáng chở “me” và em.
    – Thế còn xe Citroen đâu rồi?
    – Dạ, xe đó còn để chở hoa cho em.

    Nàng là NSND Ái Liên, chàng là Hà Quang Định, ông chủ của hãng Vietfilm, hãng Phim đầu tiên của Việt nam (1952), thân mẫu và thân phụ của ca sĩ Ái Vân.

    Theo “Để gió cuốn đi”, tự truyện của ca sĩ Ái Vân
    ————-
    Phần trên đọc từ FB cụ Đỗ Cao Bảo, mt thấy một miếng ghép sang trọng, của một tầng lớp người Việt biết học, biết làm ăn, và biết … tán gái. Và một nghệ sĩ xuất thân từ nền tản đó, ắt có nhiều điều đáng đọc hơn là: truân chuyên, mấy đời chồng, vợ chồng họ gen tuông ghê lắm, …

  4. Hai Cù Nèo

    Chê ít thì sẽ dễ được đón nhận. Nhưng cứ chê mà không biết rộng lòng giúp đỡ thì rồi chẳng ai nghe.
    Kinh nghiệm trồng lúa, nuôi heo, tôm của Hai tui là như dzậy. Có ai chê không? Nhớ chê vừa vừa thôi, đừng chém gió quá mà Hai tui bị cảm. Thanh kìu

  5. TamHmong

    Сhào các bác HC. Đọc đi bài của TC viết về gia đình GS Phan Đình Diệu tôi có nhiều cảm xúc positive như đã trình bày. Nhưng đọc lại bài này và các comments của các bác HC thì thực sự buồn.
    Cách đây hơn 20 năm vào một dịp cuối tuần tại một kho hàng tại Moscow của ông chủ-TS H giảng viên Đại học Bách khoa HN chúng tôi đã có một buổi gặp mặt tình cờ của một nhóm hơn 10 chủ gửi hàng-giảng viên ĐHBK, Đại học Tổng hợp HN và cán bộ Xóm Nghĩa Đô. 100% đào tạo Liên Xô.
    TS H rất vui với cuộc “quần anh tụ hội” tình cờ nên đã tìm mọi cách giữ chúng tôi lại nghiên cứu vodka và tọa đàm về tương lại Khoa học Công nghệ VN và kinh tế VN.
    Phần lớn các đánh giá đều rất lạc quan xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân làm ăn thành công, tích lũy vốn chóng mặt trong vòng 2-3 năm từ khi tham gia kinh doanh.
    Một số vị đã hình dung mình là người sáng lập Sony, Toshiba, Samsung … của VN và tin rằng VN rồi sẽ tiệm cận Nhật Bản về kinh tế và KHCN trong vòng 20-30 như Hàn Quốc đã từng làm được.
    Khi tôi tỏ vẻ nghi ngờ thì gặp phản ứng “vùi dập”. Khi tôi tuyên bố tặng một chai Beluga cho ai tìm được bất cứ một sản phẩm-thiết bị xuất khẩu nào của VN có hàm lượng nội điạ hóa và KHCN cao thì không khí tuyệt đối trầm lắng.
    TS H biệt danh là H “dớ” người của IOIT (Viện CNTT Nghĩa Đô) lập tức ủng hộ tôi và hứa rằng riêng ông tặng thêm 3 chai.
    Sau 15 phút căng thẳng suy nghĩ một TS đề xuất sản phẩm xe đạp Thống Nhất xuất khẩu Cuba. Phương án bị tất cả đồng thanh bác bỏ.
    Thêm 15 phút căng thẳng một GS Đại học Bách khoa báo tin rằng có thể Cty Lioa đã xuất khẩu được Suvalter sang Lào.
    Tôi và TS H “dớ” chấp nhận thua cuộc nhưng cảm thấy hài lòng vì đã kéo được các Viện sỹ xuống gần mặt đất hơn.
    Tôi cũng lưu ý các VS là đó là kết quả sau gần 10 năm (từ 1986) đổi mới kinh tế. Có thể ngoại suy cho câu chuyện 20 năm sau.
    Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ. Kế hoạch VN trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020 là không tưởng.
    Tuy nhiên người VN nói chung và cán bộ KHKT lẫn cả các nhà kinh tế nói riêng vẫn tiếp tục hoang tưởng
    trong moị lĩnh vực.
    Xin phép trích ý kiến về vấn đề này của của GS. Kenichi Ohno – Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản tại Tọa đàm “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam: Thực trạng và định hướng đổi mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 25/08/2016.
    ——–
    Theo vị giáo sư có 20 năm kinh nghiệm theo sát quá trình làm chính sách tại Việt Nam, chính sách công nghiệp của Việt Nam đều phải trải qua các bước: từ soạn văn kiện, triển khai thực hiện và tác động mang lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường chỉ dừng lại ở việc soạn văn kiện.
    Ông Ohno chỉ ra rằng, trong chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, thông tin cốt lõi không có hoặc chưa rõ; thông tin nền bối cảnh, đường lối chủ trương và nội dung phần tầng quá nhiều, không biết đâu là ý chính ý phụ. Trong khi đó thiếu kế hoạch hành động và cơ chế giám sát; khung thời gian quá xa tới tận 2035 trong khi thời buổi hội nhập như thế này 2025 còn chưa biết như thế nào.
    “Mục tiêu quá nhiều, đưa ra 13-18 mục tiêu, thay vì nên chọn 1-2. Ưu tiên quá nhiều tập trung vào cả những mục tiêu nhỏ lẻ của từng ngành. Quá nhiều ưu tiên có nghĩa là không ưu tiên gì’,
    Tham gia vào quá trình làm chính sách tại 20 quốc gia ở châu Á và châu Phi, nói thật lòng chính sách công nghiệp của các bạn không tốt lắm, nằm ở tốp cuối. Một số nước châu Phi còn có chính sách tốt hơn các bạn”.
    ———-
    Khó khăn của VN trong tiến trình công nghiệp hóa ngoài phần trách nhiệm của lãnh đạo đất nước có phần trách nhiệm của các nhà khoa học hàng đầu VN nói chung và Xóm Nghĩa Đô nói riêng.
    Phần lớn các nhà khoa học VN được đào tạo tại LX và Đông Âu trong môi trường khoa học thuần túy, nặng tính lý thuyết, hàn lâm tách rời môi trường sản suất thậm chí là sản xuất trong nền kinh tế kế hoạch chỉ huy.
    Họ có thể là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực khoa học hẹp, có nhiều công trình giá trị có tính chất lý thuyết, lý luận. Một số có thể là những chuyên viên kỹ thuật siêu hạng nhưng hầu như không có hiểu biết về công nghệ-một qui trình kỹ thuật trong sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
    Khi những chuyên gia như vậy được giao trọng trách vạch ra chiến lược phát triển khoa học công nghệ và lập kế hoạch công nghiêp hóa VN thì sự bất cập là dễ hiểu.
    Riêng đối với việc phát triển khoa học và công nghệ rõ ràng mô hình Hàn Quốc với Viện nghiên cứu khoa học tiên tiến Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science – KAIS) thành lập 1971 và mô hình Thailand với các Trung tâm nghiên cứu ở các Đại học Chulalongcua và Mahidon tỏ ra hiệu quả, có nhiều đóng góp cho khoa học nghệ và kinh tế các nước này hơn Xóm Nghĩa Đô cho VN rất nhiều.
    Một lần nữa chúc GS Phan Đình Diệu chóng bình phục và gia đình bình an, hạnh phúc. Chúc các bác HC lạc quan, vui khỏe.

    1. PV-Nhân

      * Cứ việc nói, nghe qua rồi…bỏ!!!
      – Bác cứ yên tâm, đến năm 2020 sẽ có nhiều tiến sĩ nhất hành tinh…

    2. TranVan

      Tôi xin phép góp ý , với dè dặt như thường lệ.

      Hồi trước thời mở cửa, một vị lãnh đạo trong ngành tin học của Vn sang Pháp đi thăm những hãng xưởng của Pháp đang góp sức chế tạo máy vi tính “Made in France”.

      Tôi là người đã được chỉ định đi theo làm hướng dẫn viên và thông dịch khi có những từ ngữ chuyên môn. Tôi (hơi) rành cả bốn món : điện, điện tử, hardware, phần mềm.

      Tôi đã đoán là Vn cũng muốn lắp ráp và chế biến máy nhỏ. Tôi đoán như thế và đã có ý kiến rằng Vn sẽ không có thể làm được máy vi tính “Made in VietNam” vì một số linh kiện, nhập từ Mỹ vào Pháp, sẽ không thể tái xuất chính thức sang nước thứ ba còn bị Mỹ cấm vận.

      Mấy năm sau, Anh TTThi của hãng Micral, cũng đành chịu thua, một phần cũng vì lý do ấy.

      Biết không thể làm được mà vẫn cố làm , theo tôi đó là một lỗi lầm lớn, trừ khi vì lý do nào khác , vẫn phải hay muốn làm !

      Tôi đã “gồng mình” đề nghị thêm rằng tiền bạc và nhân lực, lúc đó, thay vì đổ vào ngành điện tử và máy tin học thì nên dùng cho ngành điện, tránh phải nhập cảng những vật dụng cần thiết cho xây dựng và tái thiết (cầu chì, dây điện, bóng đèn, thang máy, …).

      Vị lãnh đạo, đã nghe hai “ý kiến” trái chiều, nhưng đã im lặng, không trả lời.

      1. PV-Nhân

        * Bó bớt hai chữ “hình như”. Tôi vẫn thiếu thận trọng, nhất định không đổ tội cho ” thằng đánh máy”.

    3. Đất Sét

      Survolter chứ không phải Suvalter, bảo đảm bác THM không phải dân điện 🙂

      1. TM

        À ra thế! 🙂

        Tôi cứ nghĩ mãi không biết suvalter là sản phẩm gì mà xuất khẩu sang Lào.

        Survolter là dụng cụ cần thiết hằng ngày thời thiếu điện ở Sài gòn ngày xưa. Cuối thập niên 1960 chiến trận trở nên ác liệt, dân quê bỏ chạy về thành phố, dân số Sài gòn tăng vụt, điên thiếu thốn không đủ phục vụ dân chúng. Nhà nào cũng phải mua sulvolter để tăng công suất điện, không thì đèn đóm lù mù như thắp đèn dầu.

        Không hiểu nhà nhà ai cũng dùng survolter để hút điện về nhà mình thì điện ở đâu mà ra để phục vụ hết tất cả? Chỉ biết không có survolter thì đèo heo hút gió như ở nhà quê.

        1. CD@3n

          xin góp ý tý tẹo : Survolteur là thiết bị dùng tăng “điện áp”, chị TM có thấy 2 từ : Sur và volteiur gép với nhau hông? Trong giờ cao điểm ( heur de point) điển áp sụt giảm, nên bóng điện tôi um, quạt quay “lờ đờ”…đó thực chất là biến áp tự ngẫu…thôi, nói vậy thôi, nói thêm thành “dở hơi”…kính chị TM “com chỉ từ hay trở lên” ! 🙂

        2. HD

          Những năm sau 1975, Hà nội cũng rất thiếu thốn điện, không kể các tỉnh khác. Hồi đó cán bộ ngoài Bắc vào Nam công tác thường tìm mua mang về các bộ tăng giảm điện áp (biến thế tự ngẫu điều chỉnh bàng tay) này, thường gọi dân dã là xuyêc vôn tơ. Ngoài Bắc sau đó cũng rộ lên phong trào tự chế tạo các bộ xuyêc này (mà nhà iem cũng có tham gia he he). Mãi sang đầu 1990 thì phải, công ty LiOA và một số công ty khác sản xuất bán ra các bộ ổn áp tự động (Automatic Voltage Stabilizer) thì bọn iem mất nghề 😦

    4. Dove

      May mà ko có Dove ở đấy. Chắc chắn VN có hàm lượng trí tuê cao nhất thế giới trong lãnh vực phát triển KH-CN theo mô thức qua cầu rút ván. Cứ nhìn vào xóm nghèo Nghĩa Đô khắc biết, phát triển chậm đến mức rùa và ốc sên nhìn vào lắc đầu chịu thua.

      Qua cầu rút ván là độc chiêu được hình thành trong bối cảnh KHCN bị tha hóa do định hướng phát triển KHCN bị lãnh đạo toàn diện thao túng. Tin rằng lãnh đạo đã nhìn ra vì thế bước đầu đã tài trợ 800M VND cho một ISI mà giá viết thuê từ A-Z chỉ xêm xêm 40M.

      Cứ thế sau vài năm sẽ tuyên bố lãnh đạo toàn diện cực kỳ sáng suốt nên đã kịp thời đổi mới quản lý KHCN. Đã thành công rực rỡ một số ngành KHCN trọng điểm đã có lãi cực cao, bước đầu hinh thành nhóm các nhà KHCN sống được khỏe re bằng trí tuệ của mình.

      PS: Cụ Phạm Duy Hiển, một ông già nom rất vui tính, thỉnh thoảng tham gia biểu tình đòi đảo đã từng nhận xét như sau:

      ‘Ở xóm nghèo Nghĩa Đô vui chẳng ra vui mà buồn chẳng ra buồn. Nếu lượng hóa vui bằng một đại lượng dương còn buồn là đại lượng âm thì biểu đồ lũy tích của chúng sẽ là một đường cong nhấp nhổm ở lân cận trục hoành.’

      Tin rằng KHCN chỉ thực sự bắt đầu phát triển khi tất cả các nhà KHCN thực sự thấm thía nỗi đau vì bị lãnh đạo toàn diện. Nếu chỉ hai cụ TamHmong và Dove thấy thấm thía bỏ đi, cụ thì đi tây kiếm tiền cụ thì bỏ nghề ngáo Mác – lê, thì xin mời các quý vị còn trụ lại cứ tiếp tục bò nhấp nhổm ở lân cận trục hoành cho đến hết thời kỳ quá độ.

  6. krok

    Tin hóng trên mạng, khó kiểm chứng:

    Nguyễn Xuân Việt/(Xuân Việt Nam)

    Tin thêm về vụ án mạng tại Yên bái ngày 18/8/2018:
    Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường sử dụng nhiều băng nhóm xã hội đen để củng cố quyền lực, cướp đất, bảo kê tệ nạn, phá rừng và thâu tóm mọi lĩnh vực tại Yên bái.
    Phòng làm việc của Bí thư Phạm Duy Cường ở tầng 2 được làm nội thất giống như phòng Karaoke, đây là lý do mà khi Cường bị bắn đã không ai nghe thấy tiếng súng. có thể ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã bắn Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường trước, lúc khoảng 7 giờ 15, sau đó Minh xuống tầng 1, vào phòng Tuấn và bắn, ngay lúc có một lái xe trong phòng. Lái xe đã bị công an Yên Bái bắt giữ từ hôm đó đến nay chưa thả, rất có thể bị giết để bịt đầu mối.

    Ảnh : hai trong những tên xã hội đen tai Yên bái vẫn được Bí thư Phạm Duy Cường sử dụng, hai xe của chúng.
    Ngày hôm qua vẫn họp HDND và phó được giao làm thay hai trưởng. Trước đó công an Yên bái đã khám phòng của Bí thư Phạm Duy Cường, thu được hơn 106 tỷ, nhiều vàng, đá quý. Số tiền này từ các nguồn bán ghế, bán đấu giá đất mà Bí thư Phạm Duy Cường cho xã hội đen bảo kê, cấm cửa các doanh nghiệp ngoài tham gia. Các nhà đầu tư như : tôn Hoa sen, Vincom đều do Bí thư Phạm Duy Cường thao túng, sau khi Cường bị bắn , tôn Hoa sen đã ngay lập tức rút ba dự án khỏi Yên bái.
    Cường và Trà chủ tịch ủy ban thâu tóm toàn bộ đất vàng Yên Bái, em trai Trà được cho vào ghế giám đốc sở Tài nguyên môi trường để dễ bề thao túng.
    Mới trước hôm xảy ra án mạng, Minh đã đi vay thêm hơn một tỷ để mang đến cho Cường, cả vợ chồng Minh đều được Ngô Ngọc Tuấn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái. (đã nhiều lần đánh bạc bị bắt, Cường phải can thiệp sang công an để tha ) môi giới để chạy qua Cường, Hà vợ Minh chạy ghế phó chủ tịch tỉnh, Minh chạy tiếp ghế khi sáp nhập Kiểm lâm và Trồng rừng sau khi hoàn thành sáp nhập vào tháng 9.
    Hiện có ba người nữa trong tỉnh cũng đã chạy ghế, gửi tiền cho Bí thư Phạm Duy Cường đầy đủ nhưng Cường lại chết, giờ mất tiền, không được việc nên rất đang cay cú, có thể sẽ tung ra hết vụ việc .
    Cả hai vợ chồng Minh đều đã qua hai vòng bầu bán do Bí thư Phạm Duy Cường sắp xếp, nhưng vòng thứ 3 thì lại hỏng, vì mất quá nhiều tiền mà hỏng việc nên Minh rất cay cú mặc dù Minh rất hiền, vợ chồng rất tình cảm và đồng thuận mà giờ ra như vậy …
    Máy tính tại nhà Minh ghi chép đầy đủ tư liệu về tiền , file ghi âm giao tiền cho vụ chạy ghế, đã bị công an Yên bái thu giữ ngay buổi trưa hôm 18/8. Toàn bộ súng của kiểm lâm viên cũng bị thu lại ngay chiều hôm đó.
    Viên đạn thứ ba đã làm Bí thư Phạm Duy Cường gãy răng, vỡ hàm.
    Các cộng tác viên tại Yên bái đang tiếp tục điều tra danh tính hai người bị Công an Yên bái giữ từ sáng 18/8 đến nay chưa thả, trong đó có một lái xe của Tuấn.

        1. Đã đọc trang cụ Sấu cho , công nhận nhiều thông tin, nhưng cũng có những tin khó …. kiểm chứng 🙂 dù sao thông tin đa chiều vẫn tốt hơn , còn lợi hay hại lại tùy ”bộ lọc” của mỗi người, một lần nữa cảm ơn cụ !

  7. TungDao

    Lang thang trên HC và vớ được một Entry : Gs. Phan đình Diệu bàn về toán học và dân chủ.
    https://hieuminh.org/2012/02/04/gs-pddieu-ban-ve-dan-chu/

    Ngày xưa đó anh Cua, lão Dove sao hiền thế không biết, và HC lúc đó không như bây giờ.
    Ở Entry trên, TD biết thêm thông tin Lenin nói tri thức không có não mà là cứt và giới nghệ sĩ là những người vô trách nhiệm. Thêm một lần chiêm nghiệm về lời văn và tính cách của Lenin mà những hậu bối sau này rất giống : Văn3 và lão Dove về văn hóa chửi.

  8. Đọc cả Entry lẫn comment ,thấy cụ Cua quá trăn trở với việc dùng nhân tài của xứ Việt .
    Chuyện nhà cầm quyền không nghe lời khuyên can của các bậc hiền tài có từ cổ chí kim chứ không phải bây giờ mới có , đến những bậc khai quốc ,công thần đôi khi còn mất mạng chỉ vì khuyên can kẻ trị quốc , GS PĐ D còn được giới lãnh đạo chóp bu đến thăm thế là may mắn cho GS rồi .
    Mọi đóng góp của các bậc hiền tài đối với đất nước dân tộc đều đáng quí , nhưng khi kẻ trị quốc không nghe thì cũng không nên lấy đó làm buồn ảnh hưởng đến chuyên môn Để góp công với đời có nhiều cách ,tùy theo vị trí trong xã hội của các bậc hiền tài, cách giúp đời của GS Nguyễn Văn Đạo (trong commet của cụ Dove) có lẽ là tốt hơn cả (biết đâu lại xuất hiện cặp đôi hoàn hảo như Vạn Hạnh – Lý Công Uẩn).

  9. Thanh Tam

    Tổng Cua đã có một Entry về Hà Tĩnh khi về thăm Quê hương của nhiều Anh hùng hào kiệt của nước ta , Trong bài này lại được gặp một người con của Hà Tĩnh , một gia đình trí thức nổi tiếng : Gia đình của GS Phan Đình Diệu .
    Hôm nay lại thấy xuất hiện trên trang nhất nhiều báo Một người hùng của Hà Tĩnh mà Bà con trong nớ đặt cho cái tên : “Người Hùng giải phóng mặt bằng ” cho Formosa Hà Tĩnh , người đã cùng chỉ đạo và sát cánh cùng Chủ tịch huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Bổng từng tuyên bố hùng hồn : Giải phóng miền nam còn làm được thì giải phóng mặt bằng cho Formosa Hà Tĩnh cũng sẽ làm được đó là Đ/c Võ Kim Cự Trên cương vị mới : Đại biểu QH , thay mặt cho cử tri Hà Tĩnh , Chủ tịch LMHTX Việt Nam ….trù trì hội nghị Quan trọng cùng Đ/c Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ , Đ/c Cự đề xuất với Chính phủ như sau : …”Trong phương hướng đổi mới của Liên minh HTX Việt Nam, ông Võ Kim Cự kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành tạo điều kiện cho Liên minh HTX mở rộng quan hệ quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng thị trường, kêu gọi các nguồn lực tài chính các dự án ODA viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. Đồng thời, cho phép Liên minh HTX cử một số đoàn nghiên cứu kinh tế hợp tác một số nước như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Singapore, Indonesia, Liên bang Nga…” ( Dân trí – 29/8/2016) !
    Không biết GS Phan Đình Diệu có biết những người Đồng hương ” Anh hùng ” này không ?
    Gia đình GS về thăm Quê hương có ghé qua Vũng Áng – Kỳ Anh để tận mắt chứng kiến những người dân Vùng biển nơi đây không . Quê hương bây chừ ra sao?
    Những người con của Hà Tĩnh xa quê đang nghĩ gì về Quê hương ?
    Các Cụ gợi ý cho Ông Võ Kim Cự thăm thêm nước nào để đúc rút kinh nghiệm Về ” Làm giàu ” thêm cho Quê hương như Fomosa ! Chưa thấy Ông nhắc tới học tại Trung Quốc …Hay Trung Quốc đã dạy cho Ông Cự và Hà Tĩnh quá nhiều bài học rồi ?

  10. Dove

    Trong khoảng 10 năm trở lại đây, TQ vung tay áo đổ tiền của vào Lào: ‘Trên đường phố Vientiane, những chiếc xe SUV của giới nhà giàu Trung Quốc lấn át hoàn toàn xe tuk-tuk của dân địa phương’ (theo Vietnamnet). Ko chỉ vậy, TQ đang tích cực xây dựng một Chinatown: ‘ Tại chợ Sanjiang do Trung Quốc đổ vốn xây dựng ở phía tây Vientiane từ năm 2007, các cửa hiệu trưng bày vô số hàng hóa được sản xuất từ Trung Quốc. Xung quanh chợ, người Hoa tập trung sinh sống đông đảo, không khác gì một xã hội thu nhỏ.’ (theo Vietnamnet)

    Hoành tráng như thế nên rất có thể ông Tập đã ủn Hoàng Anh Gia Lai ôm “đầu máu” lỗ đầm lỗ đìa dạt vòm trở về VN. Thấy vậy, ông B. Obama tức khí đi thăm Lào nhằm khai thông quan hệ để ào ạt đổ USD vào ủn TQ dạt trở về xứ Hoa Lục. Nước Lào đắc lợi.

    Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch Choummaly Sayasone tại Sunnylands hồi đầu năm và quyết định thăm thủ đô Vientiane vào ngày 6-8/9 để tham dự ASEAN Sumit (Reuters)

    Ko thấy trí thức đại thụ nói gì, Dove cây sậy góp ý: Học tập Lào, VN cũng mở cửa để ông Tập vào ủn các vina dạt sang xứ sở 1001 đêm. Như vậy, chiểu theo tiền lệ của ông B. Obama, TT kế nhiệm sẽ đến VN tiền trạm để mở đường cấp tập đổ USD vào VN. Thế là VN được đắc lợi kép, hơn cả Lào, đó là vừa thoát vina vừa thoát Trung bằng biện pháp phi bạo lực.

    1. A. Phong

      Chưa mở cửa mà ông Tập đã ủn dân đánh cá hết đường sống rồi.

      1. Dove

        Thế mà chỉ thấy ông B. Obama ăn bún chả mà vẫn chưa xúc tiến gì hết.

        Vậy kính mong các bác ngư dân nhẫn nại rau cháo qua ngày. Vài hôm nữa vào tháng 9, các bác nhớ bày cỗ trang trọng rồi vào CNN xem clip bún chả. Đừng quên hò hét động viên: Ông Obama ơi – cố lên!

      1. Dove

        Đĩ chỉ có kỹ năng tụt váy thôi. Vén kém lắm, cần được Dove kèm cặp cho thêm phần lịch sự duyên dáng và khêu gợi.

    2. Dove

      Tin thêm về Hoàng Anh Gia Lai:

      ‘Nguồn tin của Thời báo kinh tế Sài Gòn cho biết HAGL và Tập đoàn Thành Thành Công của đại gia Đặng Văn Thành đang có những buổi làm việc quanh vấn đề chuyển nhượng lại nhà máy đường của HAGL tại Lào. Và có thể trong tháng 9 tới đây, những thông tin liên quan sẽ được công bố rộng rãi.

      Nhà máy mía đường này của HAGL tại Lào đã có công suất 7.000 tấn mía/ngày vào thời điểm những năm 2011.’

      Hết trích, link: http://nguoidothi.vn/vn/news/kinh-doanh/thi-truong-doanh-nghiep/4966/hoang-anh-gia-lai-da-den-thoi-ban-con-tra-no-.ndt

      Bình: Vì thiếu thông tin, nên Dove đành đoán mò là TQ mua. Như thế HAGL chỉ còn lại mảng trồng mía. Chẳng nhẽ lại cho mía lên ô tô chở về VN làm đường à? Lỗ thấy bu. Trong vài cái cửa rất hẹp còn lại thì cái rộng nhất là bán mía cho TQ. Họ sẽ chơi cho vài chiêu, thế là mía ế đành phải bán cả đồn điền cho họ với giá bèo.

      Ô hô, ai tai!

      Tư vấn của Dove: Đề nghị chị TH mua nhà máy đường như vậy chị sẽ có cả sữa thật và đường sạch. Nếu chị chịu bỏ cho Dove phí tư vấn (rẻ thôi 1500 USD/ giờ nhưng xem ra chị là người thông minh nên chỉ cần 15′ vị chi 375 USD) thì sẽ có thông tin về công nghệ ủ bả mía cho bò ăn. Bò ăn bã mía vào cho ra sữa thật và phân. Sữa cho người uống, phân xử lý sinh học rồi chở ra ruộng bón cho mía. Như thế gọi là nông nghiệp hữu cơ khép kín.

  11. Đọc báo thấy ngành đường sắt dậm chân tại chỗ, trong khi ngành hàng ko tăng trưởng ầm ầm, mà riêng gì ngành hàng ko, viễn thông cũng nhanh chóng sánh vai với các nước top đầu Asean. Mt đang dùng wifi free để post còm này. Phải chăng cái khác biệt là có yếu tố cạnh tranh?

    Cũng thấy nước Phi có mô hình tổ chức y như Mỹ: cũng thượng hạ viện, cũng dân bầu trực tiếp tổng thống, …, nói tiếng anh như gió. Thế mà từ điểm xuất phát hơn Mã Lai, Thái Lan, Hàn Quốc, … giờ thua xa, còn hơn vn chút xíu, chắc sắp bị vượt qua. Cũng vậy, Băngladet có mô hình như kiểu Anh, giờ Băngladet có gì nhỉ? Đường xá đầy rác hay đang cạnh tranh lao động nghành may giá rẻ với vn?

    Quả thật, tiếp xúc với nhiều tụi ba lô đủ loại, thấy nó khen mình rất nhiều. Ban đầu nghĩ nó khen ngoại giao, nhưng thấy nhiều cái có lý, mà kiểu như cá ở trong nước nên ko nhận ra nước tuyệt vời thế nào.

    1. Dove

      Tuy là một cây sậy nặng chỉ vỏn vẹn 10 tạ, thế mà tư duy có khi nặng hơn 10 tấn.

      Khi mới vào blog này Dove sút nữa tin rằng nếu có nền dân trị kiểu Mỹ thì mọi chuyện sẽ OK. Nhưng sau đó vỡ nhẽ ra rằng có đến cả chục trường hợp ko hẳn thế. Trong số đó, đã chọn ra Liberia để góp thêm cho MT một thí dụ.

      Ghi chú: Đến cờ cũng giống y chang như cờ Mỹ nhưng chỉ có 1 sao.

      Liberia được thành lập năm 1822 làm nơi định cư cho dân nô lệ được giải phóng từ Mỹ rồi được hồi hương về châu Phi. Liberia có thể chế copy của Hoa Kỳ, cờ củng copy luôn nhưng chỉ đính một sao. Có nghề cho tàu bè mượn cờ giá rẻ khá phát đạt nhưng oánh nhau triền miên, đất nước xơ xác phát triển rất chậm.

      1. TKO

        Tuy là một cây sậy nặng chỉ vỏn vẹn 10 tạ, thế mà tư duy có khi nặng hơn 10 tấn. Hết trích.

        –> Hèn chi, trán bác Mười Tạ bi giờ gần giống .. trán cụ Lê Nin ạ.
        🙂

  12. Hiệu Minh đợi đến ngày Khai Quang để Quang Thiên đúng kô cô TK0…
    Những đơn ánh đan xen lẫn nhau tạo nên ánh sáng trắng. . .
    Cám ơn bác Cua, các còmsy trong hang Cua, những bạn đọc . . .

    1. Văn Mùi

      Ở trên trời, các tia mầu hội tụ cho ra…ánh sáng(trắng).
      Ở dưới đất, các mầu trộn vào nhau, cho ra mầu…đen.

  13. Bây giờ mà còn đặt vấn đề kiểu như: nn ko biết lắng nghe/sử dụng nhân tài – bạn có thấy mình đang tư duy kiểu phong kiến ko? Trong khi luôn miệng bảo kttt hay dân chủ này kia.

    Khi bạn bảo tại sao nn ko làm việ này việc kia, cần chỉ sõ dối tượng cụ thể là ai?thử hỏi xem tại sao họ làm hay ko làm? Nếu ở vị trí đó chính bạn có làm ko? Những câu hỏi đó nếu tự trả lời sẽ thấy sự thiếu logic trong “mong ước” của bạn.

    Ông Bụt chỉ có trong cổ tích.

    1. TM

      Trong một chế độ độc đảng lãnh đạo toàn diện thì biết trách nhà nước chứ biết trách ai?

      Nhân tài nào muốn ra làm việc nước mà không được Đ cơ cấu hay hiệp thương thì loại từ vòng gửi xe.

      Ở một chế độ dân chủ thì cứ đợi đến mùa quít sau, lá phiếu sẽ lật đổ “bọn đương quyền” về đuổi gà. Giờ thì phải tự chế súng hoa cải hay lê lết làm dân oan.

      Thị trường có cái đuôi, nên công ty quốc doanh được tiếp máu, càng lỗ càng tăng ngân quỹ hoạt động, còn doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì oằn vai đóng thuế và bôi trơn. Không chịu được nữa thì báo tử.

      Thế 10T cho rằng người dân bất mãn trước việc nước thì nên làm gì?

      Tâu súng hoa cải hay K59?
      Lai rai 3 sợi để quên đời?
      Du lịch Đà Nẵng để giảm xì trét?

      🙂

      1. Làm sao bản thân mình thấy vui thì làm. 🙂

        Nhưng cần động não tí. Đừng như có cụ nghe nói thực phẩm bẩn, bảo sợ quá, ko dám về Vn; hay đọc vài dòng Ngà Voi mô tả miền Tây, bảo ôi tội nghiệp quá, thương xót quá, cứ như tận thế đến nơi.

        1. TM

          Người đứng bên ngoài chỉ lượm lặt được một phần thông tin, không thể có trải nghiệm toàn diện như người trực tiếp “ở trong chăn”. Vì vậy họ nội nên cung cấp thêm thông tin cho họ ngoại.

          Cá chết là có thật, nguy hiểm thật, không rúng động mới là lạ. Vấn nạn miền Tây là có thật, không xót xa mới là lạ, khi người ta nhớ lại miền Tây hiền hòa trù phú ngày xưa.

          Tuy nhiên, tôi biết ngoài những vấn đề nổi cộm này, còn có những mặt bình thường, tốt đẹp, dễ thương khác trong cuộc sống, không phải tất cả đều sổ toẹt. Nhưng thay vì cung cấp thêm thông tin cho họ ngoại, nhiều vị họ nội chỉ mang những mặt xấu xa tệ hại khác của bọn giẫy chết ra bêu riếu để phản biện. Đại loại CCRĐ mà ác nghiệt à? Hãy nhìn bom nguyên tử tại Hiroshima & Nagasaki đi nhé. Hoặc là chê trách kẻ nào chê trách nhà nước. Nghe quen quen? 🙂

          Ngược lại, họ nội hiểu biết về đời sống bên Tây cũng phiến diện, không đầy đủ. Đôi khi thấy rõ đã được nn “định hướng”. Thay vì cung cấp thêm thông tin, nhiều họ ngoại cũng chế giếu họ nội hay gán nhãn DLV. No good!

          Nàm thao bi giờ? Cứ nắm áo bác Cua. Bác í một cảnh hai quê, chăn nào cũng đáp, rận nào cũng nuôi, bác í có trách nhiệm làm moderator nối nhịp cầu. 🙂

        2. vangta

          Theo tin trên VTV4 thì biển Miền Trung đã sạch rồi ngư dân có thể trở lại ngư trường làm việc của mình như bình thường .
          Nay thêm cụ MT lạc quan nữa là đúng rồi ,trong thực tế thực phẩm VN ko bẩn ,cá ko hề nhiễm độc ,tất cả gần như đều sạch .Cụ MT cứ ăn cá thoải mái ,cứ tắm biển MT ,hay biển Hà Tĩnh càng tốt có sao đâu .
          Mình phải tin vào mình phải ko cụ ?Đừng nghe tin đồn bla bla linh tinh .Chúng chỉ nói bậy làm gây hoang mang cho người ko biết tin thật .
          Miền Tây cũng đâu có gì phải lo ,mọi việc vẫn ổn mà .Đat ko bị nhiễm mặn đâu .Cá tôm ăn thoải mái có sao đâu .Nông dân sống rất khoẻ chả vấn đề gì .Chỉ tại chị Ngà Voi lại đưa tin ko đúng cho lắm ,làm khối người lo những điều ko đâu .
          Tôi mong sớm nhìn thấy cụ MT tắm biển HT ăn cá nướng từ biển HT cho nó hoành tráng .Điều quan trọng là chứng minh lời nói việc làm ,lấy thân mình chứng minh ko gì đáng sợ cả .Xin kính cẩn nghiêng mình khâm phục .

        3. Cá sạch hay cá nhiễm độc? Mỗi người tự đánh giá.
          Cái mt quan tâm là nhiều người bị dắt mũi bởi những nguồn tin vớ vẫn, vậy thôi.

  14. Hoàng cương

    Cứ đến độ ,còm sĩ kéo ga lạng lách như hung thần ,Tổng Cua phải móc mót phin tiêm cho một phát phê tứ chi nhũn hết cả ra ..tính chiến đấu giảm xuống đáng kể . Entry này là một ví dụ , Vỏ quýt dày có móng tay nhọn he he

    1. Mt chơi ở HC đủ lâu để biết Hang ta từng và đang có nhiều “nhân tài”, nay họ đi đâu? Hay cụ tổng nhà ta ko biết dung nhân tài nhỉ? Hay cụ ko cần? Hay mt xem là nt nhưng cụ tổng ko nghĩ họ là nt? Hay vì họ hay cãi lại cụ tổng? Hay ….
      🙂

      1. TKO

        @ Bác Mười Tạ:

        Cụ Tổng đương nhiên là Người Tài và biết dung nạp nhân tài.

        Đơn cử: Nhân tài Mười Tạ vẫn được ưu ái và lưu dấu chân trên từng cây số ở Hang Cua đấy thôi.
        Vạn sự TÙY DUYÊN. TKO nghĩ vậy.

        Mà bác Cua đã từng trả lời thắc mắc của TKO về sự vắng mặt của một vài hot bloggers: họ đã có Facebook và nhóm fan của họ ở FB rồi, không còn nhu cầu tạm trú ở Hang Cua.
        ____________

        KLQ lắm lắm nhưng TKO thích đoạn này nên chép ở đây nhen:

        Sống khác với tồn tại ở chỗ có ước mơ; Thánh nhân khác với người thường ở chỗ biết vì người khác.

        “Vật dĩ loại tụ”, những thứ cùng loại thì ở gần với nhau. Sắt gom lại với nhau trong quặng sắt, vàng tụ lại trong mỏ vàng. Loài vật cũng vậy. Chim chóc, dã thú cũng sống với nhau thành bầy đàn.

        Kẻ tiểu nhân và người quân tử không cùng một loại dù đều là con người. Họ sống chung nhưng không kết bạn với nhau được. Trong sự va chạm đơn lẻ nhất thì biểu hiện về nghĩa khí của người quân tử cũng rất đặc biệt.

        HMH.

        1. Hoàng cương

          TKO mới ra thăm lăng văn 3 ,có nhiều chuyện hay …nhưng thôi để hỏi sau 🙂

          Cậu Mười bỗng dưng chuyền trái banh sang tôi – tui thuận chân trái ..đá cánh phải , khó lọt qua háng thủ môn hi hi .

          Nhân tài cán chi ở đây ! câu lạc bộ hưu trí mới đúng – vui nhả còm ,buồn nhả đạn (đờm) – có người hốt dọn là vui rồi , đòi hỏi chức tước chi mô 🙂

        2. TKO

          @ Bác Hoàng Cương:

          Dạo này bác Hoàng Cương long thể bất an ạ?

          Chuyến đi HN nhiều chuyện hay lắm ạ, hay nhất là TKO đã đạt được mong ước gặp một lúc ba cụ: cụ Tổng, cụ Dove và cụ VA. Ba cụ ấy đều rất đẹp … lão, như Tiên ông ấy.
          🙂

        3. Vì mt nghe nói bản kiến nghị của nhiều cụ bị phớt lờ hay sao đó, nên thử đi tìm câu trả lời, ở quy mô be bé, là Hang ta.

          Mt biết cụ Cua có tài rồi, ít nhất là blogger có tài, ko tài sao có cái blog nổi tiếng. 🙂

        4. Hoàng cương

          TKO bị nhiễm thần tượng nặng rồi . Cụ Tổng ,cụ VA,cụ DoVe ..lên tiên ông rồi à ..nhanh quá đi mất ,vậy mà mình cứ tưởng .

          Cảm ơn nàng , quan tâm tới long thể của ta , mỗi bữa ta vẫn dùng hết khẩu phần ăn – 3 bữa một ngay lại còn biết ăn dặm thêm nữa ..nói chung là… tình hình vẫn ổn định ,nàng à 🙂

        5. TKO

          Oh. Bác HC chẩn đoán trúng òi. Thần tượng đúng là bệnh nan y của TKO từ rất lâu rồi ạ.
          Ngày xưa TKO cũng thần tượng một thơ thẩn sĩ ở Hang Cua, bác quên rồi ư?
          🙂

      2. Cụ tổng có biết dùng nhân tài hay không thì các cụ cứ sánh HC với các Blog khác ra đời cùng thời đến giờ là biết ngay thôi mà !

        1. Nhân tài HC ra đi (nếu có) là lỗi trước hết thuộc về các còm sĩ tự ái ,sỹ diện ,dỗi …. chứ tôi có thấy cụ Cua thực sự cấm cửa ai đâu ,cùng lắm cụ ấy chỉ dọa hoặc nhắc nhở khi ai đó vi phạm nội qui HC đã đề ra .
          Xin lỗi còm trên xin đọc là : so sánh HC với các Blog khác .

  15. VA

    Trước có lão nào đấy nói người VN nghèo vì mê toán và thơ. Nay đọc bài của anh Cua về Gs. Phan Đình Diệu mới nhận ra chân lý: mê toán và thơ sẽ ko nghèo nếu cưới được vợ đảm “biết tần tảo, lo mua đất cát, nhà cửa, xây dựng… rồi tiền cứ thế sinh sôi nảy nở”
    Và quan trọng nhất là yêu thơ của chồng. Chứ cứ như ông Bùi Hoàng Tám vợ đem thơ gí thơ lung tung thì khổ.
    Hôm rồi đi Hương Sơn – Hà Tĩnh choáng vì nghe 2 vợ chồng nhà nọ vốn là dân buôn bán xe máy làm thơ tặng nhau mùi mẫn. Rồi gặp 1 cụ nông dân làm thơ ào ào trong đám giỗ, cụ xưng là có họ hàng với cụ Phan Điền (anh ruột cụ Phan Anh), cụ đọc cả bài thơ của Phan Điền giễu cụ Hoàng Cao Khải “Con chim họa mi”.
    Nghệ Tĩnh nhiều người giỏi, yêu thơ và biết làm thơ, rất trực tính. Nhưng các lãnh đạo Hà Tĩnh ngày nay có vẻ yêu tiền và chất thải của Formosa hơn.

    1. Hoàng cương

      Đọc còm bác VA chợt nhớ , cũng lâu rồi ,trong Blog này ,tôi chót dại chọc ghẹo tính cách “xấu” của dân Thanh -Nghệ .. bị các cụ bà thimai ,Hà Linh nhảy vô mắng xéo …gớm mặt 🙂

    2. HỒ THƠM1

      Hì, lão VA!
      Đất Nghệ An, Hà Tĩnh hình như là nghèo nhất nước từ …”thuở Anh chưa ra đời” đến nay, “no table”, nỏ phải bàn cãi chi nữa rồi! Theo Phó giáo sư tiến sĩ sử học X, “Đèo Ngang” kéo từ Nghệ An cho đến tận Quảng Bình rồi mới đến “Đèo Nghéo” ở Huế thì chấm dứt… 😯 🙂

      Tuy nghèo thế, nhưng người tài phát xuất ở Nghệ An, Hà Tĩnh lại cũng nhiều nhất nước! Khỏi bàn cãi, kể cả các cụ cộm cán như Trần Phú, Hà Huy Tập… 🙂
      Nhưng đó là nói các cụ sinh ra từ 1930 trở về trước thui, còn sau này…thì kể zô làm chi!!?

      Khói bụi với chất thải của Formosa làm thui chột hết rùi!!! 😥

      1. Có một thời người ta định đổi Đèo Ngang thành tên khác như sau

        Đèo nghiêng
        Đèo chéo
        Đèo xiên
        Đèo nằm
        Đèo đứng

        Nhưng cuối cùng thấy đèo ngang vẫn là hay nhất :v

      2. Có hai đôi xứ Nghệ và Bắc ở chung cube trong tầu hỏa. Đôi Bắc ở tầng trên, đôi Nghệ ở dưới.

        Anh chàng Nghệ cứ bum bủm, cô vợ xấu hổ quá, phê bình, anh ơi anh có kiểu gì vậy. Đứng cũng đ*t, nằm cũng đ*t, ngồi cũng đ*t, vừa đi vừa đ*t.

        Cô vợ Bắc nghe thấy bảo chồng, thấy chưa, người ta thế mới sướng. Anh chả được cái ích gì.

        Lão chồng bào, đứng nằm, ngồi anh làm được tất, nhưng vừa đi vừa đ*t thì đúng là đầu hàng các cụ xứ Nghệ 😛

      3. Dove

        Nhớ hồi mới tách Bình Trị Thiên ra thành 3 tỉnh, đã nghe cụ Chánh Văn phòng Quảng Bình chém gió:

        Làm gì có chuyện Bình trị Thiên mà chỉ có chuyện Thiên trị Bình. Cái tỉnh chi mà kỳ lạ – dài dằng dặc khúc ruột Miền Trung gần 300km. Bắt đầu bằng Đèo Ngang tức là đang nghèo, kết thúc là Hải Vân tức là hẫng vai. Đi họp tỉnh còn vất vả hơn ra HN. Tách ra thành 3 là phải.

  16. VA

    Thấy cụ PvN nhắc đến Gs. Ông Trần Quốc Vượng làm tôi nhớ đến 1 nghiên cứu gần đây vạch ra sự nhầm của Gs. Ông Trần Quốc Vượng trong kết luận “Đường Lâm thuộc về Sơn Tây”, phát tích của 2 triều vua Phùng Hưng và Ngô Quyền.
    Kết luận đó ngược với giả thiết xác đáng của ĐÀO DUY ANH trước đó VỀ MỘT CHÂU ĐƯỜNG LÂM CŨ VÀO CÁC THẾ KỶ VII-X ĐƯỢC GHI CHÉP TRONG CÁC CỔ THƯ TRUNG HOA.
    “châu Đường Lâm (còn có tên là châu Phúc Lộc), nằm phía tây nam Ái Châu. Theo đó, xã Đường Lâm ở Sơn Tây thực chất là một địa danh chỉ mới xuất hiện đầu thế kỷ 20, trên cơ sở hợp nhất một số làng, và địa danh Đường Lâm đất 2 vua phải là châu Đường Lâm, vùng đất nay thuộc các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa”
    Phương pháp nghiên cứu của cụ Vượng xem ra rất đáng ngờ.
    “Trong lập luận của Trần Quốc Vượng năm xưa, điểm cốt tử nhất không hẳn nằm ở chỗ ông đã dùng phải một văn bia có khả năng là bia ngụy tạo, mà ở chỗ ông đã dùng các cứ liệu “cấp hai”, “cấp ba”… để phủ định lại các cứ liệu cấp một của những học giả đi trước.
    Trong bài này, chúng tôi tiếp tục đi theo hướng mà Đào Duy Anh đã sử dụng khi viết cuốn chuyên luận bất hủ Đất nước Việt Nam qua các đời, đó là hướng đi tìm và khảo cứu về quê quán châu Đường Lâm của Phùng Hưng và Ngô Quyền qua những tư liệu được viết trong chính thời đại hoặc gần nhất với thời đại của hai vị vua này.
    Một điều lạ, mà trước khi khảo cứu chúng tôi không thể tưởng tượng, là tất cả các cổ thư từ đời Trần đổ về trước đều trùng khít với nhau, và tạo thành một thế lôgic liên hoàn sáng rõ. Để tiện theo dõi, chúng tôi trước tiên sẽ khảo cứu về địa danh Đường Lâm qua các thư tịch thường dùng hiện nay – mà ở đây tạm gọi là “hậu sử’. (Trích)
    Cụ PvN có thể đọc toàn bài ở đây
    http://vanhoanghean.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=2501:ranh-gi%E1%BB%9Bi-cho-nh%E1%BB%AFng-kh%E1%BA%A3-th%E1%BB%83-c%E1%BB%A7a-con-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-b%C3%B9i-v%C4%83n-nam-s%C6%A1n-v%C3%A0-nguy%E1%BB%85n-th%E1%BB%8B-t%E1%BB%AB-huy

    1. PV-Nhân

      * To VA: người viết sử nhầm lẫn là thường. Vậy học sử phải so sánh, đối chiếu nhiều tài liệu mới có thể kết luận. Đây là môn học rất công phu, lao nhọc trí tuệ chứ không dễ như nhiều người nghĩ…

      1. Dove

        Chí lý!

        Bởi vậy Hang Cua mới bị Dove cảnh tỉnh bằng lý luận ủn và thái độ nghi ngờ những còm sĩ chẳng may nhiễm phải hội chứng nghiên cứu công văn Phạm Văn Đồng.

    2. VA

      Về Gs Trần Quốc Vượng còn 1 chuyện nữa làm tôi thấy sợ kiểu suy diễn của cụ: 1 lần cơ quan tôi mời cụ về nói chuyện. Cụ nói sở dĩ phía bắc nước ta và Vân Nam -TQ có nhiều dân tộc ít người là do họ bị ng Hán đánh đuổi dồn ép xuống. Trong đó có cả nhóm người tóc vàng mắt xanh, chạy loạn từ phương bắc xuống.
      Tôi thấy ngờ vực vì nếu thế thì quãng đường quá xa làm sao mà vượt qua được, nhất là phải qua vùng Ba Thục hiểm trở, đến con vật cũng ko qua nổi. Mà vùng núi nào chả có dăm bẩy dân tộc ít người, họ bị cô lập bởi núi non nên lâu ngày văn hóa trở nên khác nhau thôi.
      Sau này đọc về các cuộc chinh phạt của quân Mông Cổ mới biết là họ sử dụng rất nhiều hàng binh trong qđ viễn chinh của mình, các hàng binh được tôn trọng và sử dụng trong các cuộc chinh phạt tiếp theo.
      Do đó trong cuộc chinh phạt Đại Lý (vùng Vân Nam và Tây Bắc của VN bây giờ) của Ngột lương hợp Thai, có lẽ đã có mặt nhiều hàng binh Nga ta Lư. Bằng chứng là sau đó trong cuộc chinh phạt Đại Việt lần 1 NLHThai sử dụng hàng binh Đại Lý làm chủ lực là chính tấn công nhà Trần và đại bại như đã biết.
      Và như thế chiến binh Nga ta Lư trong qđ Mông Cổ đã tạo ra cái chủng tóc vàng mắt xanh ở vùng núi non Đại Lý, nhiều người trong số họ còn kể các câu chuyện truyền thuyết về 1 vùng đất cố hương xa xưa nơi nước đóng thành băng trắng xóa và mùa đông kéo dài.
      Đây có lẽ mới chính là nguyên nhân tạo ra giống người lạ kia chứ ko phải do di dân như cụ TQV lý giải. Cụ Vượng còn tạo ra vài giả thiết rất đình đám và ko đáng tin cậy.


      Nghiên cứu lịch sử

      1. TKO

        @ Bác Vĩnh An:

        Bác VA sưu tầm được nhiều hình ý nghĩa ghê.
        Bác VA đang tìm gì trong hố cát đấy ạ? Sao trông vất vả quá đi.
        🙂

        Ở biển NT, bọn trẻ con thường thích đào cát, bắt còng, và đắm lên mình trong cát.

        Nhìn bức hình này của bác VA tự nhiên nhớ … ngày xưa. Thời yahoo 360, khi blogging, TKO tóm tắt bản thân TKO là như ri: Đà điểu, chuồn nhanh, đáng tiếc là hay rúc đầu vào cát khi gặp nguy hiểm.
        🙂

  17. Những người như giáo sư Phan Đình Diệu, giáo sư Văn Như Cương, giáo sư Hoàng Tuỵ, giáo sư Hoàng Xuân Sính… là những người thầy của ông ngoại cháu, cháu chỉ biết qua lời kể của ông. Ông kể là đã sống cạnh những con người đó, thấy họ xách nước nặng, ăn kham khổ, chịu đói rét như mình nhưng vẫn đầy nhiệt huyết khoa học thế nào. Tiếc thay, cũng như bao trí thức khác, tài năng của các ông, các bà dù thời chiến hay thời bình đều không được coi trọng đúng mức.

    Thật bất ngờ (hay tại cháu dốt), qua bài viết của bác Hiệu Minh mà nay cháu mới biết chị Hà Dương là con gái của giáo sư Phan Đình Diệu. Dân toán phổ thông thập kỷ 8X hâm mộ GS Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn một hai phần thì hâm một chị Hà Dương 4-5 phần dù chỉ biết qua lời kể của người đi trước.

    Thật trùng hợp nhưng nghĩ lại thì không quá bất ngờ, cám ơn bác Hiệu Minh vì một bài viết nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa.

  18. VA

    + TRUE STORY
    Lão Cua thở dài và nói :
    ” Xin lỗi, thưa ông CD …”
    Lão ngưng giây lát, nhìn ngắm CD tội nghiệp:
    “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật Hang cua nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt ô CD bồi thường 1 triệu đồng cho quỹ blog vì tội nói lắm, lạm quyền, tham quyền cố vị. Nếu ông CD không có tiền bồi thường, buộc phải spam 2 năm rưỡi”.
    Lão CD run run, rướm nước mắt, mình bị spam rồi thì ai lo chuyện khuân vác đây.
    Thế rồi Lão Cua lại nói tiếp:
    “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những bạn đọc nào có mặt trong blog này 50.000 đồng vì tham gia vào 1 trang blog vô cùng văn minh, phong phú mà lại không chịu đóng góp comment nào”.
    Nói xong, ông cái rổ đựng đá mượn của cụ Dove ra và đưa cho nàng TkO “Cô hãy đưa rổ này truyền đi khắp blog và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”.
    Cuối cùng, CD đã nhận được 35 triệu đồng tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 đồng từ các công tố viên buộc tội lão, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu đồng tiền bồi thường, CD run run vì vui sướng, phen này giàu CMNR .
    Lão Cua gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
    Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà VA tôi được biết 😀 😀

    1. Đất Sét

      Đọc xong, lão VA muốn Sét nói lên sự thật hay một nửa…..sự thật 🙂

      1. VA

        Tôi sợ sự thật của lão lắm vì nó luôn bao gồm 2 nửa sự thật 😀 . Nhưng lão cứ nói đại đi vì cái sự sợ của tôi cũng chỉ là nửa sự thật thôi

      1. CD@3n

        – thưa “cậu 10”, đó là học tập “đi tắt- đón đầu” đó nhe ! cậu nghĩ xem, có cách nào “let’s help me” để “cưa” được nhanh, còn “khuân với vác” thì “luyện công” rùi, “04- vô tư” đi, chỉ từ “hòa đến phát”…! :mrgreen:


  19. Cái bếp củi, mt thấy trên mạng, ko biết thuộc nền “văn minh” nào. Giờ thấy bếp củi của ta vẫn là 3 cục gạch, hay cái kiền (3 chân) – ko gọn gàng và tiết kiệm củi bằng cái người ta đc.

    Có lẽ người mình chỉ thích bàn chuyện lớn lao thôi. 🙂

    1. Văn Mùi

      @ bác MT,
      Bác xem lại, đây là khớp nối của một loại ống thoát nước nào đó trong xây dựng. Mẹo vặt kiểu này, dân mình cũng hơi bị…”giầu có”. Kiềng ba chân, “ba ông đầu rau”…không biết có từ bao giờ? Chỉ biết, từ ngày nhà cháu ra đời, biết nhìn ngó xung quanh, đã thấy có nó rồi. Tiện phết. “Qua ba điểm, ta có thể dựng được một mặt phẳng”. Xem ra các cụ nhà mình ngày xưa, tuy “chân đất, mắt toét” nhưng cững “biết hình học” đấy chứ! Đồng đất xứ mình gồ ghề, bếp kiềng ba chân là “Giải pháp tối ưu” đấy, bác ạ. Kính bác.

    2. Tịt mù

      😆 😆 😆

      Ừa, nguyên tắc nhiệt tỏa ra lớn nhất nằm ở 1/3 tình từ đầu ngọn lửa trở xuống, bếp kiểu này ngoài việc lâu sôi còn ngửi khói cho no.

      Còn việc “ko gọn gàng và tiết kiệm củi bằng cái người ta…” Mười Tạ ra cửa hàng VLXD mua cái Tê 114 đất sét với cái bếp than thường về kiểm chứng xem đúng không?

      1. Dove

        Đã tịt lại còn mù thế mà lại bàn về hỏa lò. Nhiệt chui trông ống thì mất đi đâu cơ chứ mà 1/3 từ đỉnh ngọn lửa trở xuống. Ngứa hết cả nghề lên.

        Nếu kéo dài ống thêm 40cm và bắc lên trên 3 ông đầu rau nữa, thì có thể đốt củi ướt ngon ơ. Đối lưu sẽ tốt hơn và khói sẽ cháy nốt trong đoạn ống kéo dài.

        Tuy nhiên làm cái bếp bằng vật liệu chịu lửa như tại link mà lão VA đã dẫn thì tốt hơn và rẻ hơn cái T thoát bồn cầu của Mười Tạ.

        Ai cần bếp lò ‘thông minh’ thì alo Dove hoặc VA nhé.

        1. Tịt mù

          @ Bác Dove

          1. Ý bác là Rocket stove? Trong điều kiện thường (như trong hình post là đặt cố định (nhà bếp), không dùng để sưởi, Bác có thể cung cấp số liệu về hiệu suất nhiệt khi sử dụng loại bếp này so với bếp củi thông thường?

          2. Thời gian để đun sôi 1 lít nước giữa 2 bếp này là bao lâu?

          Cháu hy vọng Bác chỉ giáo vì cháu cũng trong nghề này 😦

    3. Dove

      Đây là loại hỏa lò tiết kiệm nhiệt vào loại ác liệt. Đối với những vùng núi cao giá rét chỉ cần cải tiến chút đỉnh thì có thể dùng như lò sưởi luôn.

      Nhược điểm đó là nếu chỉ là gốm xây dựng bình thường khi đốt dễ bị vỡ.

  20. CD@3n

    – Bây giờ, xin sang câu chuyện khác, mời cùng xem, để “suy ngẫm” Pháp lý & Công lý ở xứ Indonesia :
    ———————–
    “Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà về lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
    Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà…” – Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi”.
    Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp: “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật”. Nói xong, ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”.
    Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
    Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.”
    (Sưu tầm : Phạm Văn Chính, bản gốc : (True Story!) see: http://ragiel.pun.bz/nenek-curi-singkong-dan-hakim-hebat.xhtml – nguổn BVN).
    ———————
    – kính đề nghị, hông liên hệ, ở xứ ta, với mấy vụ xử “ăn cắp bánh mỳ”, hay “ăn cắp ba con vịt”, , vì …”Công Lý ở ta chỉ diễn Hài ..” ! 🙂 :mrgreen: XD

    1. NTD

      Nhắc lại lần nữa. Thương CD@3n lắm lắm! CD@3n nói nhiều quá để làm ig?

      1. TungDao

        Bác NTD,
        Ở HM có mục CD3 ngấn, ở báo laodong.com.vn có mục Tin khó tin. Chưa biết ông nào bắt chước ông nào nhưng nếu HM là báo chính thống thì laodong.com.vn sẽ bị phá sản.
        Đã tin khó tin mà không nói thì ai biết.😛.

    2. Phê bình trò CD 😤.

      Một cái chuyện fake tính chân thực thua cả anh Lê Văn Tám mà còn vác về hang được 😦 . Đừng vì người ta tương chữ “true story” mà nghĩ ngay đấy là chuyện thật. Các cụ Bô-xịt tính bốc đồng còn quá cả lão TC nhà mình 😩

  21. CD@3n

    – Trởi mưa, lúc áo áo, lúc rả rích…xin mời coi đoạn này của “bọ Lập”, cám ơn cho hiên, dưng mà : “cấm cười- hở lợi- hông răng” ! :
    ————————–
    “Lâu ngày không đến Nhà Hát Kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám Hối” của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.

    Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng Bác Hồ nữa đâu. Tôi sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội Mùa Đông 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

    Chẳng phải bây giờ Tiến Hợi không còn giống Bác Hồ nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

    Ngày xưa thì danh tiếng nó nổi như cồn nhờ nó thủ vai Bác Hồ. Nó mặt mũi, khổ người, dáng người giống y chang Bác Hồ khi Bác đến dự Đại hội Tua ở Pháp, hóa trang thì Bác Hồ thời nào nó cũng giống. Nó còn bắt chước được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang tiếng Bác, khiến nhiều người xem, nghe rất cảm động.

    Kịch, Phim bất kỳ đoàn nào có vai Bác Hồ là không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hóa rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi Bác nói đôi câu, có khi Bác chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy; chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.” ( chua thêm : khẳm tiền = nhiêu tiên, và rất sạch ! :mrgreen: )

    (…).

    Thằng Tùng Cứt nói Tiến Hợi đóng Bác Hồ chỉ trong 10 ngày kiếm được 5 chục triệu – 50.000.000 đồng. Buôn thuốc phiện cũng không trúng lớn và dễ đến như thế.

    Tiến Hợi nói: “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”

    Người có mặt mũi, dáng người giống Bác Hồ nên làm kịch sĩ, đóng vai Bác Hồ, kiếm tiền dễ dàng; nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng thực ra phải tập luyện vất vả lắm. Tiến Hợi chăm, chịu nghe người chỉ bảo, nhưng hơi chậm hiểu, lại có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập đóng vai Bác Hồ vất vả dễ sợ.

    Mình nhớ hồi mình làm việc ở Nhà Hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

    Tiến Hợi Bác Hồ càng khổ hơn. Anh Tạo – Hoàng Quân Tạo – nhiều lần tru lên:

    – Đó là thằng Hợi nói, không phải Bác nói, ngu ơi là ngu!

    Nhiều lần điên lên, anh Tạo quát:

    – Bác nói cái đéo gì mà mày nói thế, hả?

    Được cái Tiến Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, phải sửa đi, sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.

    Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Phải đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

    Lắm khi thấy Tiến Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, anh Tạo quát:

    – Bác cơ mà! Bác mà đứng co ro thế hả?

    Mọi người cười rũ.

    Quốc Toàn góp ý anh Tạo không được gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm húy. Anh Tạo nghe liền.

    Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo kêu lên:

    – Ôi chà chà. Xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa!

    Nói xong anh giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:

    – Bác Hồ ơi là Bác Hồ, mày diễn cái đéo gì đấy?

    Chết cười.

    Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi danh nổi như cồn nhờ vai Bác.

    Một đêm diễn kịch về cuộc đời Bác xong, đại diện Ban Lãnh đạo Thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay Tiến Hợi. Khi ấy Tiến Hợi vẫn là Bác Hồ, nhưng nó khom người, kính cẩn đưa cả hai tay ra bắt tay vị lãnh đạo thành phố.

    Hoàng Dũng sỉ vả;

    – Sao mày ngu thế! Mày đang vào vai Bác, mày bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh Bác khúm núm, người xem ảnh tưởng là Bác thật, có chết không?

    Mấy đêm diễn sau đó ở những thành phố khác, nghe lời Hoàng Dũng, khi lãnh đạo thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay, Tiến Hợi diễn vai Bác đúng sách, Bác đứng thẳng, chững chạc, bắt tay với vẻ âu yếm, lại còn vỗ vỗ vai lãnh đạo, thân mật kiểu Bác cháu.

    Nhưng làm thế, Tiến Hợi bị anh Tạo mắng:

    – Sao mày ngu thế? Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà mày vỗ vai người ta?

    Tiến Hơi nhăn nhó:

    – Lúc ấy em đang vào vai Bác mà.

    Anh Tạo gắt:

    – Vào vào cái đéo gì. Hết kịch là hết Bác, nghe chưa!

    Làm gì cũng bị chửi, Tiến Hợi ức lắm, vào hậu đài thở dài, nói:

    – Chỉ là Bác thôi mà Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế nào cho đúng là Bác.

    Thằng Tùng Cứt nói:

    – Mày làm Bác bao nhiêu lần mà mày đéo biết phải làm sao cho giống Bác. Tụi tao biết gì đâu mà mày hỏi tụi tao! ( the end, hạ màn !)

    ( nguổn : Nguyễn Quang Lập , In trong tập Ký Ức vụn của Nguyễn Quang Lập.).
    ————————
    – Ở CCCP, những “kịch sĩ” đóng vai V.I, Lenin, rổi J.Staline, và còn các các người “đóng thế” cho “2 ông tây rậu rậm”…thì hông biết có chiện này hông? bạn nào biết, cho biết thêm…để “phong phú và sinh động” thêm hình tượng V3 và “lý thuyết Ủn”…đã có bác Dove ‘sở hữu tác quyền” ! :mrgreen:

    1. Văn phong bọ Lập ko đụng hàng.

      Năm xưa mt có cuốn kuv, để quên ở nhà bạn. Mấy hôm sau, lúc cafe bạn nói:
      – vợ tui tự nhiên mê đọc sách ông ạ. 🙂

      1. Dove

        Dove sẽ ra hiệu mua ngay cuốn sách của Bọ Lập, nếu mấy hôm sau bạn nói: vợ tui tự nhiên mê ông rồi ông ạ!

  22. CD@3n

    – và đây nữa, một ngài từng là bt bộ xây dựng dưới triểu 3X, khi bị chất vấn tại QH, nói rằng “tôi có tài liệu nhưng để ở nhà”.., nay lên chức cao hơn, phụ trách kinh tê ngành ( viết tắt : KTN), phát biểu vê thu nhập…”trong mơ” của người nông dân , xin mởi coi :
    ————————–

    “Thu nhập bình quân hộ nông dân đã đạt mức 97 triệu đồng”- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (trích từ nguồnDân trí).
    —————–

    “Hình như, chính phủ không hề biết người dân của mình ở các vùng quê đang ăn… thứ gì.
    Thật tình, tôi không dám nói ông có vấn đề về… (….), hay hoang tưởng gì. Hay chả nhẽ ông đang say(, ..)?
    Tôi đang ở quê đây. Một bác hàng xóm vừa nói với tôi vầy:
    – Làm sao cháu kêu nó, cái thằng (…) ấy về đây, bác cho nó mấy… tát!
    Tôi tin, nếu rời khỏi mấy cái hội trường máy lạnh kia, bước chân về các vùng quê, bất cứ nơi nào, phát biểu vầy, ông (…) sẽ ăn đầy mặt… bùn đất!
    Mẹ tôi, và bà con nông dân chân lấm tay bùn ở vùng quê Duy Xuyên, Quảng Nam này, đang đầu tắt mặt tối cũng chỉ mong sao đạt mức thu nhập cỡ một phần mười (1/10) cái mức mà ông oang oảng như động kinh ấy, cũng không được, chưa bao giờ được.
    Mãi mãi, với người nông dân, vẫn chỉ là mơ ước. Nằm mơ cũng không thấy!
    Một cái chính phủ lơ mơ đến vậy, khác chi… đui điếc.
    – Giả nếu lỡ lời nói bậy, ông (…) nên học Thủ tướng Phúc, xin lỗi dân ngay đi, để tránh những cái tát và khỏi hứng nhận những trận đạn bùn đất từ phía dân….” ( hết trích- nguổn : blog Trương Only- xin lỗi đã k hiện những từ …”nhậy cảm” !)
    ——————-
    – đó là “trân dung’ ô. to thứ nhì, của CP “kiến tạo”…?! :mrgreen:

    1. CD@3n

      – xin xem thêm : một ví dụ …đắng lòng, những bạn nào có bịnh tim, xin đừng coi :
      ———————-
      “Vào buổi sáng ngày hăm hai tháng tám năm hai ngàn không trăm mười sáu, Ksor Sôn, học sinh lớp 6 ở Ia Der, Gia Lai khởi sự nấu một nồi cơm cho cha mẹ làm rẫy về có cái ăn. Sau đó, em kiếm một sợi dây… treo lên cột nhà.
      Hôm ấy Sôn chỉ đang 11 tuổi.
      Cha em, Ksor Phơ trưa ấy chắc cũng chỉ thiếu mỗi nước tìm một sợi dây. Anh nói trong cảm giác ân hận, tội lỗi, rằng mấy hôm nay, Sôn mong ước có một bộ quần áo mới để đến trường. Rằng vợ chồng anh năm ngoái đã hứa, rồi hứa đến năm nay. Rằng từ lúc sinh ra, Sôn chỉ mặc quần áo cũ của 2 người anh. Những bộ quần áo đã sờn rách, mặc từ mùa hạ mặc qua mùa đông. Rằng bộ quần áo mới chỉ 130 ngàn đồng, nhưng cũng là lớn đối với 2 vợ chồng một năm chỉ có việc làm 1-2 tháng mùa cafe.
      Một bộ quần áo trị giá 130 ngàn đồng.
      130 ngàn đồng và 500 triệu “sinh nhật bố sếp”.
      130 ngàn đồng và những ngàn tỉ ném qua cửa sổ, những ngàn tỉ đắp chiếu.
      130 ngàn đồng và những câu hỏi “làm từ thiện để làm gì”.
      130 ngàn đồng và cái chết của một đứa trẻ. Nói đúng ra là 2.
      Có 2 chi tiết trong vụ tử tự của em bé Ia Der 11 tuổi này.
      Năm 2015, gia đình Sôn “được” vào diện hộ nghèo, được hỗ trợ một con bò.
      Quá đen, thưa ông giời! Con bò chính sách ấy đã chết sau chỉ vài tháng.
      Năm ngoái, anh trai Sôn cũng đã tự tử, cũng vào năm 11 tuổi, cũng bằng một sợi dây. Cũng vì quá nghèo khổ.
      Những người cha phải chứng kiến những đứa con phải tự giải phóng nỗi khốn khổ bằng một sợi dây.” ( hết trích).
      (http://laodong.com.vn/dung-im-lang/dung-im-lang-co-mot-dua-tre-11-tuoi-vua-tu-tu-thua-ong-gioi-587533.bld)
      ——————-
      – vâng, thu nhập của người nông dân tới …chín mươi bẩy ‘chiện Cu” ?! :mrgreen:

  23. CD@3n

    – thời của GS PĐD, lúc đó, bộ ĐH “tuyển chọn’ để đưa đi đào tạo NCS, học vị chỉ là PTS…việc tuyện chọn qua thi, cũng là một lần “vượt vũ môn’ với GS Tạ Quang Bửu, BT lúc đó…nhưng còn đến thời nay, cái danh “ts’ chỉ cần có chút “xủng xẻng” chui qua “lò ấp” là xong !, GS PĐD chắc chắn biết chuyên này, nhưng “tuổi cao, sức yếu” nên khó có thê “thâm nhập thực tế”, xin mởi coi :
    —————————
    “Trên tinh thần thừa thắng xông lên: Người người tiến sĩ, nhà nhà tiến sĩ, phổ cập tiến sĩ toàn lãnh thổ ấy, tôi xin cống hiến cho xã hội một số gợi ý rất thiết thực về đề tài để Quý vị có thể bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ để đời:
    1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ địa Ngọc Trinh: Bằng chứng khoa học về vòng eo thực sự của Ngọc Trinh không phải là 56cm mà là 57cm.
    2. Bàn về tâm thức dân gian và sự nhầm lẫn về văn hóa: Alibaba không gặp 40 tên cướp. Chính 40 tên cướp đã gặp Alibaba.
    3. Từ thái độ của chủ quán cà phê Xin chào bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh: Tìm hiểu về sức mạnh công quyền và kỹ năng biết sợ cho những người muốn làm ăn trong thế kỷ 21.
    4. Tại sao Thạch Sanh ngày càng hiếm mà Lý Thông ngày càng nhiều? Đề xuất cơ chế y học ghép tạng và nhân bản Thạch Sanh.
    5. Chuẩn ứng xử trong thời kỳ mạng xã hội phát triển, nhìn từ vụ phạt 5 triệu vì “cái mặt kênh kiệu”: Đề xuất điều chỉnh cơ chế xử phạt hành chính.
    6. Vận dụng văn chương vào y học: Phương pháp phẫu thuật nội soi mới dành cho những người nói nhiều: Cắt amidan qua đường… hậu môn.
    7. Bỉm sữa và gạch đá: Vũ khí tối tượng trong thời kỳ mạng xã hội phát triển nhanh như lợn ăn thuốc tăng trọng.
    8. Hình tượng văn học thay đổi theo từng thời kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng mọc râu và cơ bắp vạm vỡ vì ăn thực phẩm có chất cấm.
    9. Những vụ cưa chân nữ sinh ở Việt Nam: Bằng chứng khoa học về việc các nữ sinh cố tình nhập viện vào… ngày xấu.
    10. Bị kết án 4 năm tù giam vẫn ở ngoài làm sếp đa cấp: Giải mã những khả năng bí ẩn và kỳ diệu không thể đong đếm của người Việt.
    (https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2016/08/danh-sach-e-tai-luan-tien-si-khong-tin.html).
    ———————–
    – 24K “ts”, khoảng 9K “gs, pgs”, có những dự án “ts hóa” bộ máy công quyền như thủ đô hà lội…kẻ viết cmt này xin lỗi từ “con tim và khối óc” tới những GS, PGS, TS “thật sự tài năng và nhiệt huyết”, là một số nhỏ trong tổng số đã nêu trên !

    1. NTD

      Thương CD@3n lắm lắm! Hãy stop … tiếng Việt là “nhại lại người khác” đi CD@3n ơi!

      1. Đúng thế, mình nhắc mãi rồi, CD toàn copy/past nhiều quá, loãng mất chủ đề. Ông có bênh tham nên chả khác các quan tham quyền cố vị.

  24. CD@3n

    – cập nhật vào đây, để mọi người cùng xem, và có thê giúp được gì, trong suy tư, những người “thiếu tình Đ”, lai bị “hất sang bên lề đường” :
    ————————
    ĐÔI LỜI
    Fb Thái Bá Tân, 25/8/16, 2.15pm
    Bực mình một bác vừa rồi bảo tôi nâng bi bác Trọng và chế độ.
    Nói rõ thế này nhé. Cuộc sống đa dạng, con người cũng đa dạng, không ai, không cái gì xấu cả hoặc tốt cả. Cách đánh giá cũng da dạng như vậy. Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, tôi lên tiếng phản biện, có khi nặng lời. Nhưng cái gì tôi tin là đúng thì tôi khen. Chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đó là quan điểm và quyền của tôi. Không đồng ý thì thôi, sao phải thóa mạ? Nhiều bác lề trái đôi khi nói thái quá, tôi đọc đấy, biết đấy và im lặng. Đó là thái độ tôn trọng người khác.
    Nhân tiện:
    1. Tôi tin bác Trọng là người liêm khiết. Làm quan thời bây giờ như thế là tốt lắm rồi. Còn có cái này cái nọ thì lại chuyện khác. 2. Tôi tin lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu. 3. Bất chấp tham nhũng và sự bất tài của một số lãnh đạo, tôi tin đất nước ta sẽ phát triển về kinh tế, và dần dần sẽ đổi mới hơn nữa và tiến bộ hơn về chính trị. Hình ảnh “chìm tàu” tôi nhắc đến chỉ là một kiểu phúng dụ, nói quá, của văn chương. Mà ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy. 4. Tôi tin con người Việt Nam ta về cơ bản vẫn tốt chứ không hoàn toàn u ám như nhiều bác mô tả. 5. Tôi không thích cộng sản, nhưng vẫn ghi nhận, thậm chí biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới. Chúng ta từ một nước cực nghèo mà được thế này là quá tốt rồi. Tất nhiên vẫn muốn tốt hơn nữa. Tôi thấy bộ máy chính phủ vận hành được. Bác thủ tướng chỉ đạo quyết liệt. Bác Thăng năng nổ và dám nói, dám làm. 6. Tôi tin sớm muộn đất nước mình sẽ có dân chủ và tự do thực sự. Tạm thời chưa có được cái đích tốt đẹp ấy thì tạm hài lòng với những gì đã có, và chung sức cùng đồng bào đấu tranh (một cách xây dựng) để đạt được điều ấy. Tóm lại, về đại cục mà nói, tôi thấy tình hình không phải xấu đi mà đang tốt lên, trừ vụ nợ công và thâm hụt ngân sách mà tôi không rõ lắm. Tôi nghĩ như thế đấy. Và chính niềm tin này đã tiếp sức cho tôi trong việc phản biện và thơ phú giúp lớp trẻ sống có ích, có ý nghĩa cho mình và cho đất nước.
    Tôi yêu Việt Nam. Tôi cũng yêu cả các bác. Không yêu, đã chẳng thèm nói, chẳng thèm dạy học và chẳng thèm viết.
    Hơi thật thà quá. Xin lỗi.
    ——————
    -cái tên : Thái bá Tân, đã khá “nổi tiếng” với những bài thơ “5 từ một dòng xuống hàng”…lâu nay, bác Dove ơi, hay đây là ‘linh nghiệm” của học thuyết ‘cây sậy..”?! :mrgreen:

  25. TungDao

    Phần lớn những người tài của VN được đào tạo tại Nga. Họ có nhân cách lớn về trí thức và nhân cách.
    40 năm đổi mới đã cho họ cơ hội để trở thánh soái. Soái chính trị và soái kinh tế.
    Những người soái chính trị đã làm một nước VN lệ thuộc, tụt hậu, nghèo khổ và các soái kinh tế làm giàu cho riêng bản thân mình. Những người trung dung thì được ngợi ca như một anh hùng ẩn danh. Vậy là sao?. Không hiểu.

    1. TungDao

      Singapore tìm cách nuôi dưỡng quán hè phố.
      http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160828/singapore-tim-cach-nuoi-duong-quan-he-pho/1162024.html

      Ở VN với phong trào “Đón sóng thực phẩm sạch” để lên án quán hè phố khi mà miếng ăn là miếng tồi tàn trở thành một mode “ăn cả giày lẫn vớ” của các quan chức VN.
      Ở Singapore, người ta nuôi dưỡng vì văn hóa ẩm thực, còn ở VN có lẽ nên nuôi dưỡng vì văn hóa tồn tại để mà sống.

  26. krok

    Minh Chiet:

    Nghèo tại chế độ 2

    Ông anh làm đến tứ trụ hỏi
    – nước mình giàu tài nguyên, nhân dân cần cù thông minh, sao cứ nghèo mãi?
    Bình thường tôi ko thích tranh luận với mấy ông này. Tự dưng hôm đó ngứa răng:
    – anh muốn nghe em nói thật ko?
    – chỉ có 2 anh em. Nói đi
    – Vậy anh hãy xem nhé:
    Đông Đức vs Tây đức
    Bắc Triều tiên vs Nam TT
    TQ vs ĐL
    Điểm xuất phát là như nhau: cùng 1 dân tộc, cùng 1 đất nước, cùng 1 văn hoá, mọi điều kiện giống hệt nhau nhưng chỉ cần đặt vào 2 chế độ khác nhau sau độ 25-30 năm là thành 2 nền kinh tế khác nhau. Một trời một vực. Ai nghèo ai giàu tự anh biết. Mà tại vì sao anh cũng biết.
    – Ai cũng biết thế. Chú nói ko sao. Anh nói mai mất mẹ nó gáo.
    – Vậy thì đừng hỏi nữa
    – Nói bé thôi. Uống rượu đi.

    1. quang ku

      Em có ông bạn già ,làm ăn bên này cũng thuộc dạng có tiền. chửi đoảng như hay hơn hát , có hôm ông ấy kể. Anh trai ông ấy là đại tá công an về hưu ,gọi sang hỏi vay 3000$. ông ây bao anh trai. ông vứt thẻ đoảng đi tôi cho luôn chứ ko cho vay, còn nếu vẫn giữ thẻ đoảng thì viết đơn xin vay đoảng của ông đi

      1. krok

        Đại tá ca mà phải đi vay 3000$ chứng tỏ còn trong sạch đấy, nhiều kẻ giầu lắm, ăn của dân.

      2. Văn Mùi

        Thành thật xin lỗi bác ” quang ku ” và cái anh em nhà bác đại tá ca nào đó (theo lời bác qk), tôi cho là nhà bác này quả là “đại…vô phúc”.
        Ông anh làm đến đt. Ca, làm gì đến khi về hưu, túng bấn gì phải ngửa tay đi vay thằng em 3000$. Số tiền ấy thì làm được gì ở VN cho ” ra tấm ra món” trong lúc này đối với gia cảnh đ/c đt. Anh em trong nhà không biết tính nết nhau từ trước hay sao? Nghe chuyện mà xấu hổ lây cho người mình. Cả hai đều đáng trách và là thí dụ “tương đối tốt” cho tính cách không mấy tự hào của người Việt: nông cạn, hẹp hòi.
        Ông đt. này thua xa chị em miền Bắc ngày xưa, vừa “giỏi việc nước” lại “đảm việc nhà”. Lương đt. hưu như ông cũng xêm xêm mươi mười lăm triệu (tính tất cả các khoản cứng, mềm). So với mặt bằng chung của xã hội cũng gấp ba người lao động khác làm việc cật lực cả tháng trời. Ngay ý nghĩ hỏi vay 3000$ cũng gây cho người được hỏi cảm giác “không thoải mái”, ngờ vực. Thà ông mang sổ hưu ra ngân hàng hỏi vay số tiền đó còn đàng hoàng và minh bạch hơn, được thì được, không được cũng không ai dám xúc phạm ông nặng nề như thế.
        Nhà ấy cũng “tốt phước” có được ông em “trực tính”, nhưng hẹp lượng…Cuộc đời dun dẩy, sau này ông lên đại gia thì có lẽ cũng chẳng có được một “nền tảng triết học” nào cho ra hồn, để phát triển tiếp, “dạy dỗ”, truyền lại cho thế hệ sau…rồi cũng lại “của thiên giả địa” thôi.

  27. Kiến gió

    Cụ Gian Thế thật may mắn là được quen và sống, làm viecj cùng với nhiều bậc trí thức lớn có nhân cách của đất nước mà Phan Đình Diệu là một trong số đó. Ông thực sự là nhà khoa học có tâm có tài, có nhân cách, tấm gương sáng cho lớp học trò hậu sinh phải ngước nhìn và noi theo. Tuy nhiên, những người lãnh đạo đất nước đã không nhận thức được sự tâm huyết của ông cùng những đóng góp có giá trị, thậm chí họ còn gạt ông ra khỏi guồng máy như việc loại ông ra khỏi Quốc Hội, giải tán IDS, …Vì vậy, chúng ta dễ hiểu Ông không nói gì khi Thủ tướng NX Phúc tới thăm. Đời Ông quá rõ và thấm thía những chuyến thăm như vậy.

    Có nhiều giai thoại về Ông mà một trong số đó liên quan đến Ông Lê Duẫn. Chuyện rằng, bên hành lang Quốc Hội, trò chuyện với một người bạn về tình hình đất nước, Ông có nói một câu rằng : Ông Lê Duẫn rất vĩ đại, nhưng Ông ấy sẽ vĩ đại hơn nếu Ông ta tự nguyện thôi ngay chức Tổng bí thư đê nhường cho người khác. Câu chuyên đến tại Ông Lê Duẫn và kết cục là Ông thôi là Đại biểu QH khóa sau. Ai đã sống qua thời gian 1975-1986 gian khổ, cùng cực sẽ hiểu thêm giá trị của giai thoại này.

    Thật may là hiện nay GS đang có một gia đình trên cả hạnh phúc. Đó là luật nhân quả. Có gieo thì có gặt. Hãy nhìn vào các gia đình lãnh đạo cao nhất của VN qua các thời kỳ để so sánh thì chúng ta thấy rõ điều đó.

    Đát nước này không thiếu người tài, có tâm, một lòng vì đất nước như GS Diệu. Nhưng rất tiếc là những nhà lãnh đạo các thời kỳ đã bỏ qua, không biết tập hợp và sử dụng họ vì lòng ghen tỵ, thói tham ăn, …Thật xót xa và tiếc nuối cho đất nước hình chữ S này.

  28. Thụy Lương

    Hồi tôi học lớp 8 được giải 3 toán TP Hà Nội được ông Diệu trao phần thưởng, khi ấy ông nổi tiếng là tiến sỹ trẻ nhất VN mới có 26 tuổi đã đỗ TS. Hiệu Minh đọc “Bên thắng cuộc” đã thấy ông Võ Văn Kiệt bất lực trước những chính sách sai của nhà nước chưa. Thế thì các đóng góp ý kiến của các nhà khoa học họ biết là đúng họ cũng chẳng thể nào làm được gì.

    1. Khi chuyện làm sai xảy ra ở tầm quốc gia mà định sửa thì sự phá hoại đã kéo dài mấy thập kỷ. Bắt vài ông VIP chả giải quyết được gì.

      Chính quyền mạnh là biết nghe trái chiều với họ và trân trọng trí thức.

      Chính quyền yếu là bắt trái chiều và coi rẻ trí thức.

      1. TranVan

        >Chính quyền mạnh là biết nghe trái chiều với họ và trân trọng trí thức.
        >Chính quyền yếu là bắt trái chiều và coi rẻ trí thức

        Không bắt hết được đâu.
        Chỉ một số trí thức bị “coi rẻ” mà thôi, khi quên “Kính nhi viễn chi + Lý tưởng bất năng hoặc” !.

        TB :
        Nên giữ một khoảng cách an toàn để không ai có quyền và nhất là có đủ tư cách và khả năng xét đoán hay khinh rẻ mình.

        1. TranVan

          Nói trái chiều là bị xem là phản động. Chết cũng không tha, cũng còn bị “nghe” điếu văn kết tội.

          Nói theo chiều, cũng bị khinh, vì nghi mình khen là có “ý đồ” không lành mạnh, muốn “ăn theo” !

          Cụ Hoàng Xuân Hãn đã phán đúng, nên đứng ở xa xa thôi. “Họ không dung” đâu !

          TB : Cụ Hãn dùng từ rất chuẩn. Chữ “dung” thật là tuyệt, so với chữ “dùng” ! Người nghe và kể lại cho hậu thế cũng tài, có tai rất thính, ví (rất) khó phân biệt (rõ) khi nghe giọng miền Trung.

        2. chinook

          Fool me once, shame on you .
          Fool me twice , shame on me .
          Fool me again and again you’re probably a woman

      1. TranVan

        HM :
        (1) Đưa tin chính xác và khách quan;
        (2) Tránh gây phương hại;
        (3) Độc lập; và
        (4) Trách nhiệm và minh bạch.

        _____

        Mắt tôi kém, đọc thành “lật đật”. 🙂

        Độc lập sao được khi nghe lệnh miệng là “lật đật” kéo bài xuống ngay ?

        1. TranVan

          Ở nơi đây thì hình như chưa bao giờ “lật đật” ?

          Độc lập hay không thì tôi cũng không (dám) có ý kiến chắc chắn 100% tuy rằng chưa thấy mấy lời bình loạn của mình (từ phía bên thua cuộc) bị kiểm duyệt.

          Bị “duyệt trước” thì đôi khi vẫn có và … vẫn còn !

  29. PV-Nhân

    * Mấy năm trước, tôi đọc được bài viết của GS Phan Đình Diệu. Nếu quan niệm ” văn tức là người”, tôi đánh giá tác giả là người cẩn trọng chừng mực, thái độ cần của trí thức. Nội dung bài viết chứng tỏ ông nhìn xa trông rộng, nêu lên nhiều điều bất cập khiến đất nước nghèo nàn lạc hậu, rất cần sự thay đổi…Kế sách của ông để ngoài tai lãnh đạo.

    Lại biết ông là người Nghệ An, tôi kể lại chuyện cũ:

    – Hồi còn học trung học, tôi hằng có ý nghĩ nhân tài, khoa bảng xưa thường tập trung vùng Hà Nội, Nam Định. Do vậy đất Thăng Long vẫn được gọi là đất văn hiến.

    – Một lần tình cờ đọc tài liệu” Khoa cử ngày xưa”, tôi ngạc nhiên được biết: Nghệ An từ thời nhà Trần đến hết thời Nguyễn là vùng đông người khoa bảng nhất ( chỉ kể Trạng nguyên, tiến sĩ). Một vài danh sĩ có thể kể: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Tiến sĩ Hồ Sĩ Đống( sử gia Trần Quốc Vượng từng kể giai thoại khá lý thú về cử nhân Hồ Sĩ Tạo và Cô Đèn…)

    Ngoài ra có thể kể gia thế Nghiêm Quận Công Nguyễn Nghiễm, Xuân Quận Công Nguyễn Khản là thân phụ và anh thi hào Nguyễn Du, cũng xuất thân tiếc sĩ).

    Sau này lại có giòng họ Cao Xuân Huy ( Tác giả Quốc Triều Chính Biên. Giòng họ này có mối liên hệ đặc biệt với Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ( thân phụ Văn 3).

    -Ngoài ra còn phải kể ông Hồ Học Lãm, người sáng lập VN độc lập đồng minh. Không thể quên ông Hoàng Xuân Lãm, ông có Master toán nhưng rất giỏi về văn chương lịch sử. Năm 1955, ông Ngô Đình Diệm lấy chương trình cải cách giáo dục của ông Hãn soạn năm 1945, sửa đổi cho hợp thời, rồi đem áp dụng cho toàn miền nam từ 1955-1975.
    – Tôi đọc được tài liệu lịch sử: là thư của ông HX- Hãn gửi Đại Tướng VN-Giáp: Ông Hãn nêu hai điều:
    – Lãnh đạo phải đề cao cái Đức. Nếu trọng Đức sẽ không ai mua chuộc được.
    -VN nên nghĩ đến việc ” chế bom nguyên tử” để tránh nguy cơ ( hiểu ngầm là TQ). Rõ ràng ông Hãn tiên liệu tuyệt vời..
    -Ông Hoàng Xuân Hà, em ruột ông Hãn rất giỏi chữ Hán. Chính ông là người dịch tài liệu chính trị từ Hán sang Việt…

    * Câu viết hay nhất : Lúc tôi về, GS Phan Dương Hiệu bảo, chú Cua đến, bố cháu nói chuyện nhiều đấy. Chả bù hôm Thủ tướng Phúc đến, bố cháu ít nói…”
    * Biết nói điều gì, vì khi chưa nói mà đã nghẹn lời!!

    * Kính chúc Giáo sư sớm hồi phục, gia đình an vui. Ở tuổi GS, người xưa gọi là ” Trượng Thọ”. Có nghĩa là vào cung vua được quyền chống gậy, được miễn quỳ gối. Cho hay đế vương thuở xưa cũng biết câu “kính lão đắc thọ”

  30. TamHmong

    Chào các bác HC,

    Rất cám ơn Ông Giang Công Thế về bài viết này. Một bài viết ngắn nhưng mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc tốt đẹp và làm cho tôi thêm rất nhiều niềm tin cuộc sống.

    Tôi có dịp tiếp xúc với khá nhiều người thành đạt trong nhiều lĩnh vực từ số người đã từng học ở Moscow State University (tiếng Nga là MGU) như Hoàng Tụy, Hồ Sĩ Thoảng, Đào Vọng Đức, Quách Đăng Triều, Phan Đình Diệu, Phạm Duy Hiển, Đặng Vũ Minh, Vũ Đình Cự, Đào Tiến Thi, Trương Gia Bình, Đàm Thanh Sơn,…

    Hai người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi về cả phương diện học thuật và tư cách công dân là các ông Phan Đình Diệu và Phạm Duy Hiển. Không phải ngẫu nhiên mà các ông đều là thành viên IDS.

    IDS đã giải thể nhưng phần nào cũng đã hoàn thành vai trò của mình trong việc khởi xướng các nghiên cứu tư nhân tự nguyện về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến phát triển của VN.

    Công việc này được một số trang mạng tiếp tục khá tốt. Chẳng hạn các trang mạng Nghiên cứu lịch sử và Nghiên cứu quốc tế và nhiều trang mạng khác cũng như cá nhân độc lập.

    HC cũng là một Diễn đàn có nhiều đóng góp cho công việc này. Có thể nói rằng tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục trường tồn.

    Tôi xin kính chúc GS Phan Đình Diệu sớm hồi phục. Chúc cả gia đình luôn bình an, hạnh phúc và thành công.

    P.S. Xin phép bổ xung một chi tiết liên quan đến việc học đại học của GS Phan Đình Diêu.

    Sau khi hòa bình lập lại 1954, các lớp đại học chuyển từ chiến khu Việt Bắc về và được nhập vào Đại học Sư phạm Hà Nôi. Do nhu cầu cấp bách về đào tạo giáo viên trước hết là cho chính ĐHSP và đặc biệt là cho các Đại học Tổng hợp và Bách khoa đang thành lập nên ba khóa đại học đầu tiên của ĐHSP: 1954-1956; 1955-1957; 1956-1958 mỗi khóa chỉ kéo dài 2 năm là kết thúc. Toán lý học chung.

    Khóa 1954-1956 có các ông Đàm Trung Đồn, Vũ Như Canh, Phan Đình Diệu, Vũ Đình Cự,..
    Khóa 1955-1957 có ông Nguyễn Văn Hiệu và các ông khác.
    Khóa 1956-1958 có ông Phạm Duy Hiển và các ông khác.

    Thứ hai xin phép nói chuyện với chị TM về câu chuyện tình bi thảm của bà Lê Vũ Anh và ông Maslov. Tôi học trên bà Vũ Anh 3 khóa ở khoa Vật Lý MGU. Phần lớn những chi tiết trong câu chuyện của ông Maslov là đúng sự thật trừ một vài chi tiết.

    -Việc ông Maslov nói rằng bà Bẩy Vân (mẹ bà Vũ Anh) bắt cóc Anton con trai bà Vũ Anh là không đúng. Sau khi bà Vũ Anh mất một mình ông Maslov phải rất vất vả nuôi ba con nhỏ và ông đã thực sự mong bà Bảy Vân hỗ trợ ông trong việc nuôi Anton.

    -Việc bà Vũ Anh mất đi hoàn toàn là một tai nạn do các bác sĩ ở Bệnh viên TƯ sợ phải gánh chịu trách nhiệm. Họ chờ chuyên gia đầu nghành đến hội chuẩn (tương tự như chuyên gia BV Việt-Xô HN chờ chuyên gia từ Viêt-Đức đến hội chuẩn).

    Nếu bà Vũ Anh là con thường dân và đẻ ở bệnh viện khu phố thì bác sỹ đã cắt tử cung để cầm máu và không có bất cứ sự việc đáng tiệc nào xảy ra.

    Ngoài ra còn một vài chi tiết khác không đúng trong câu chuyện của ông Maslov xin phép không đề cập. Ông là một nhà toán học thiên tài nhưng cũng là một người lập dị không kém Perenman một nhà toán học Nga nổi tiếng khác.

    Tôi có dịp nghe kể chi tiết về tình sử Vũ Anh-Maslov từ những người rất thân với bà Vũ Anh như bà Võ Hạnh Phúc và ông Lê Kiên Thành (người đã làm việc cùng tôi ba năm tại Trung tâm khoa học hạt nhân quốc tế Dupna. Đó là những người đàng hoàng, nghiêm túc.

    Chị có thể đọc bài trả lời phỏng vẫn ông Lê Kiên Thành về câu chuyện do ông Maslov kể. Bài trả lời phỏng vấn này có nhiều trên mạng.

    1. TM

      Cảm ơn bác TamHMong và bác Việt. Tôi có đọc được bài viết của Lê kiên Thành, cũng đọc bản hồi ký của Maslov dịch sang tiếng Anh do bác krok dẫn link (dài 88 trang với nhiều chi tiết chứ không phải 11 trang theo bản dịch tiếng Việt).

      Tôi cảm động về tình yêu mãnh liệt của hai người và những trắc trở gian khó mà hai người phải vượt qua. Những rào cản do con người đặt ra thật là vô lý, khắc nghiệt, và rõ ràng là vi phạm nhân quyền. Tưởng tượng hai vợ chồng lấy nhau chính thức, có giấy hôn thú, mà phải sống tách biệt như ở ẩn không dám chường mặt ra nơi công chúng. May mà cả hai thấy cuộc sống của họ thật đầy đủ bên nhau, không cần thế giới bên ngoài.

      Tôi không tin vào thuyết âm mưu đã ám ảnh dầy vò Maslov, nhưng thông cảm cho con người quá đau khổ vì mất đi người vợ yêu dấu trong tuổi xuân xanh. Chính Vũ Anh cũng đã thổ lộ nhiều nỗi sợ của cô với chồng nên ông mới bị ám ảnh theo. Trong bản tiếng Anh Maslov bảo không có mồ mả vợ để thăm viếng, không thể xây tượng đài cho người ông yêu mến nhất đời, nên ông viết lại hồi ký này để tưởng nhớ. Ông viết hồi kỳ vài chục năm sau khi vợ qua đời, khi các con đã khôn lớn, nên ta biết ông vẫn mang hình ảnh người vợ yêu dấu trong suốt cuộc đời.

      Bản thân tôi cũng từng trải qua nhiều tháng ngày dày vò lo lắng trước khi kết hôn, cũng từng muốn quay lưng trốn chạy tập quán xã hội khắt khe, ra ở một nơi hoang vu nào đó không có ai khác, và được người ấy bảo “Em không thể trốn nấp dưới khe đá như thế mãi, rồi em cũng phải ra đời mà sống chứ!” (“Come on! You need to climb out from under a rock and live!”)

      And I am glad I did!

      1. krok

        Những gì a LKT viết đều là sự thật, nhưng ô Maslov cũng không hoàn toàn hoang tưởng theo tôi nghĩ. Vấn đề là hoàn cảnh xh lúc đó khác. Việt Nam trong tình thế chiến tranh với Pôn Pốt, kinh tế dưới đáy. Sinh viên Việt Nam chỉ cần yêu nhau cũng đã là tội rồi. Phía Liên Xô thì chắc chắn sẽ không muốn mất lòng gia đình TBT LD.

        1. TungDao

          Lúc TD cầm súng tại CPC có lệnh : cấm yêu với người địa phương CPC và nếu làm người ấy có bầu sẽ bị tử hình.

  31. tào văn lao

    Hơn 20 năm nay mới gặp lại Thầy Phan Đình Diệu với chị Xuân Hương qua ảnh của cụ Tổng Cua. Thầy Diệu thì không thay đổi gì mấy chỉ có chị Hương già đi khá nhiều. Có lẽ mọi việc nhà được chị Hương quán xuyến, chăm lo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ nên thầy Diệu không phải bận tâm, có thời gian để làm khoa học và đóng góp ý kiến phản biện sắc sảo, gai góc với lãnh đạo cấp cao.

    Ngay từ cuối thập niên 80, thầy đã nêu lên các vấn đề đa nguyên, dân chủ, v.v… trong các cuộc họp lấy ý kiến cho cấp cao nhất trước/sau các kỳ đại hội. Hình như không ai động đến thầy vì các ý kiến này không công khai ngoài xã hội như những người đấu tranh sau này.

    Có lần mình hỏi, có phải thầy là hậu duệ của cụ Phan Đình Phùng không (vì cùng là họ Phan Đình, quê ở Hà Tĩnh). Thầy bảo không phải, không có liên quan. Đất Hà Tĩnh, Nghệ An có nhiều danh nhân, nhà khoa học, chí sĩ,… Nhưng cái vụ Formosa cũng làm người ta nghĩ ngợi đến các lãnh đạo, nhân sĩ Hà Tĩnh đương thời!

  32. Thanh Tam

    Tôi ngưỡng mộ GS Phan Đình Diệu không chỉ Ông là nhà Khoa học , toán học có công lao không nhỏ trong sự nghiệp phát triển Khoa học – Công nghệ của Nước ta , nhất là Công nghệ Thông tin ,mà Ông còn quan tâm đến tình hình đất nước thể hiện qua những bài viết , có tiếng nói với Xã hội đương đại bằng cả tấm lòng , sự hiểu biết của một Nhân sĩ , trí thức yêu nước.

    Qua Entry này của Anh ” Gian Thế ” thì chúng tôi rất mừng vì : Gia đình GS vẫn bình an vô sự , Các con của Vợ chồng GS cũng Phương trưởng và nối tiếp nghề nghiệp của Cha , GS có được người vợ thật tuyệt vời …

    Có lẽ con đường tiến tới Tự do Dân chủ thực sự trên đất nước này như GS mong muốn cũng sẽ còn lâu dài và có lẽ cũng còn nhiều ” gập ghềnh – uốn khúc “, Nhưng chắc chắn sẽ đến sự tiến bộ đó : Thể hiện bằng chính thành quả của GS đã đóng góp cho Khoa học : Mang CNTT đến với VN, Mang tiếng nói dân chủ , Tự do của Nơi có Ánh sáng văn minh đến nước ta bằng Tốc độ Ánh sáng : Internet !

    Có lẽ Gia đình GS may mắn hơn Các gia đình như Lê Đạt , Trần Dần … Nguyễn Mạnh Tường . Tuy có tư tưởng tiến bộ và khác với quan điểm của Đảng CS Việt Nam hiện nay , nhưng vẫn được Thủ tướng đến thăm.

    GS không phải đi chăn bò như Lê Đạt , Phùng Quán thì chứng tỏ Xã hội đã đổi thay , và người Lãnh đạo cũng đã thay đổi Hành vi đối với các nhà Trí thức có ý kiến khác …nhưng nhận thức và thay đổi Thể chế thì … Chưa biết ! Những nhân sĩ và Trí thức yêu nước họ đã nói và viết nên Tiếng nói của họ thì cái buồn nhất là Tiếng nói của họ chìm vào sự quên lãng , Dân trí thì không được khai sáng , Lãnh đạo thì bảo thủ – Như Nhà Thơ Lê Đạt đã thốt lên :

    “…, Tôi với Văn Cao rủ nhau đi ăn thịt chó
    Văn Cao vốn là người nể vợ
    Mua thêm một gói về nhà
    Tôi bỗng giật mình (nhưng không dám nói ra)
    Người chủ lấy thơ tôi gói thịt !
    Ngay khi ấy tôi chỉ còn muốn chết
    Như dại như điên tôi oán đất oán trời
    Nhưng hôm nay tôi chỉ oán mình tôi
    Thơ tôi bị người đời ruồng bỏ
    Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ
    Vẽ phấn bôi son tô toàn màu đỏ
    La liệt đầy đường hoa nở chim kêu !”

    Trong Entry này Tổng Cua có nhắc tới Nhà thơ Lê Đạt đến thăm GS P Đ Diệu – chợt nhớ đến nhóm Nhân văn giai phẩm :Mùa thu 1958, với một cuộc chính huấn đại quy mô, “bọn nhân văn – giai phẩm ra trước tòa án dư luận”. Mọi chuyện thế là chấm dứt một cách êm thấm, có thể nói là tốt đẹp.

    Sau cuộc chỉnh huấn là một đợt “đi thực tế” dài. Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hữu Loan bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn. Còn ở trường Đại học, những cây đa cây đề bị bật gốc : Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh…

    Những tư tưởng lớn họ thường gặp nhau . Không biết Thủ tướng hiện còn nhớ và đọc những ý kiến đóng góp cho Đất nước của họ không ?

  33. CD@3n

    – cuối tuần, mời các bác “giải lao”, xem cái” lày” :
    ———————–
    “Nỗi sợ đã tới thiên đình
    Sốt ruột vì tháng Bảy âm lịch gần qua mà Ngưu Lang vẫn bặt tăm, Chức Nữ bực bội gọi điện:
    – A lô, chàng có nhớ cái hẹn hàng năm không hở? Phải rồi, chàng đang bận rộn với một phi vụ béo bở, còn thì giờ đâu mà gặp thiếp…
    Ngưu Lang ngạc nhiên:
    – Ủa, phi vụ gì sao ta không biết?
    – Còn phi vụ nào ngoài chuyện “cắt cỏ trên trời” trị giá bạc tỷ mà thiên hạ dưới kia vừa xôn xao? Chàng là gã chăn trâu, chuyện cắt cỏ trên này không phải chàng đảm nhiệm thì còn ai vào đây? Trúng đậm vậy mà im thin thít!
    Ngưu Lang sau một thoáng ngớ người, cười ngặt nghẽo:
    – Hehehe… “Cắt cỏ trên trời” là cách nói của dân gian chỉ chi phí cắt cỏ với “giá trên trời”, chứ ta lâu nay có làm gì khác ngoài tẩm bổ rồi tập thể thao để đợi gặp nàng!
    Chức Nữ e thẹn:
    – Vậy mà thiếp cứ tưởng chàng trúng quả mà không chia cho thiếp… Thế thì chúng mình gặp nhau được chưa để thiếp gọi lũ quạ xây cầu?
    – Ờ… chưa được nàng ơi! Ta đang rất bận rộn với dự án xây chiếc cầu Ô Thước bằng bê tông cốt thép. Dự án này nếu được Ngọc Hoàng chuẩn y, đôi ta tha hồ chia chác!
    – Ủa, mỗi năm hai đứa mình chỉ được phép gặp nhau có một lần, xây cầu kiên cố làm chi vậy chàng?
    – Nàng đúng là chân dài não ngắn. Có làm mới có ăn chứ! Với lại xây xong, ai muốn đi thì mình… thu phí, giá tất nhiên cũng là giá… trên trời!
    Chức Nữ khoái chí:
    – Hay quá, thiếp sẽ tha hồ mua hàng hiệu, con chúng mình sẽ du học tới thiên hà xa nhất! Nè, mà phải chi cho đủ, giấu diếm đồng nào là không yên với thiếp!
    Vừa nghe chữ “yên…”, đầu dây bên kia chợt im bặt. Chức Nữ phải a lô năm lần bảy lượt mới nghe Ngưu Lang lập bập trả lời, hốt hoảng thấy rõ:
    – Ta sợ lắm rồi! Ta thề nhóm lợi ích đôi ta sẽ ăn đều chia đủ cho đến… răng long đầu bạc!
    Người già chuyện ( nguổn :http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/phiem-biem/4934/noi-so-da-toi-thien-dinh.ndt).
    ————————-
    xin phép được “bổ sung” chút xíu : …” Nè, mà phải chi cho đủ, giấu diếm đồng nào là không yên với thiếp!” ( Bùm,bùm, bùm…bùm !). (đoạn tiếp theo, như nguyên bản !) 🙂 :mrgreen: XD

  34. TC Bình

    Nghe cha ông mình nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”, “Có đức không sức mà ăn”…Hay là “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”, Nhân nào quả nấy… nghe ra có vẻ vu vơ hay dị đoan nhưng chiêm nghiệm ra vẫn thấy những câu này đúng trong rất nhiều gia đình.
    Cứ nhìn vào những gia đình “nổi tiếng” ta đã thấy được luật nhân quả hiện hữu thế nào! Tôi nhìn từ xa những gia đình mà tiền bạc, chức quyền được thâu tóm bằng mưu mô giảo hoạt, bằng tham nhũng mánh mung thì đa phần thấy bản thân họ hay con cái rồi cũng chẳng ra chi, không chứng này cũng tật nọ. Có những gia đình đương chức đương quyền, danh lợi đang lên vùn vụt, nhưng, như cha ông mình đã nói, “thấy đỏ đừng ngỡ chín”. Chức quyền, tiền bạc cũng có đó nhưng rồi tai ách tật bệnh chả biết đến lúc nào! Nhìn xuống những gia đình dân thường, quan chức nhỏ cũng thế. Con cái được nuôi dưỡng bằng đồng tiền chân chính, được dạy dỗ điều tử tế thì có thể giàu hay nghèo, thành đạt hay không nhưng chắc chắn chúng không gây nên những chuyện tai quái, thất đức cho xã hội. Ngược lại con cái thấy của cha mẹ kiếm bằng mánh mung, thủ đoạn thì sống ỷ lại, học ngay cách làm tiền chụp giựt, thái độ đối nhân xử thế gian manh, sớm muộn gì luật pháp, luật đời cũng xử tội chúng nó.
    Còn như gia đình Giáo sư Phan Đình Diệu trong bài này, nói về giầu có thì chắc không bằng những ông bà to mức hét ra lửa khác nhưng con cái thành đạt, hiếu đễ, vợ chồng hòa thuận vui vẻ. Xét cho cùng, với một đời người còn hạnh phúc nào hơn?
    (Đọc lại thấy giống bài giảng luân lý quá 🙂 . Chả dám thế, chỉ là những chiêm nghiệm cuộc sống của tôi. Có gì các cụ bỏ quá cho.)
    Cụ Cua viết bài này rất hay. Hình như cụ sở trường về khoản kể chuyện “người xưa cảnh cũ” thì phải? 🙂

  35. Đất Sét

    Mình là một kẻ khô như ngói, vậy mà đọc cụ Cua viết về người thân, bạn bè, lần nào mình cũng bùi ngùi, đầy cảm xúc, có khi muốn…hic..hic… 😦

    Bởi vậy, chắc phải nhờ bác Dove đưa đò, được tay bắt mặt mừng, ôm hôn thắm thiết 🙂 cụ Cua, ngõ hầu 40 niên nữa lão viết cho mình chút kỷ niệm xưa,…hic…hic…hic….

    1. TungDao

      Cụ Dove và cụ Cua gần mà xa, xa mà gần nhưng cốt lõi vẫn là dân công nghệ -kỹ thuật, chưa kể những công trình hiển hách của cụ Dove. Vậy mà, cụ Cua có làm riêng một Entry về cụ Dove đâu.
      Dẫu tính cụ Dove mang tính đô vật thì tính truyền thống của dòng họ Hoàng Xuân cũng đáng làm một Entry. Có khi cụ Cua tính…khi chết mới cho ăn. Không biết như vậy có “bất nhẫn” không?.
      Cho nên bác Đất Sét đừng nuôi ảo tưởng. 😎.

        1. TungDao

          Cám ơn Anh Cua đã chỉ dẫn và TD có đọc khi các Entry đó xuất bản.
          TD tôi không nịnh lão Dove nhưng tôn trọng lão cũng như các bác khác đáng kính ở HC này.
          TD nghĩ, làm người phải có lúc tuyệt đối tin vào một điều gì đó thì mới làm người tự do được. Nhưng để tin chính mình là một quá trình phủ định niềm tin tuyệt đối của chính mình. Có lẽ, lão Dove đang làm công việc đó. Lão truyền cảm hứng và cả những nổi bực bội, tức đến nghẹt thở khi nghe lão nói. Lão đóng vai phản diện. Lão không cần đồng minh nhưng lão Vĩnh An lại theo lão đá xoáy.
          Mao nói trí thực là cực phân. Mà đúng vậy, trí thức luôn bất lực còn lão Dove lại muốn chứng minh điều ngược lại. HC không có lão Dove không gian chắc sẽ chật hẹp.
          Anh Cua nên làm một Entry riêng về lão, về con người lão, về thuyết Ủn Văn3 và Cây sậy biết suy nghĩ chết tiệt của lão để xem niềm tin của lão là cái gì?.

        2. Dove

          Hóa ra quá bận bịu với chuyện “cân bằng thế sự’ (lời của chi TM), Dove quên béng trả lời thư của anh Cua.

          Nay Mùa Xuân Ả Rập đã rõ rồi, kết cục của Euro Maidan đã thấp thoáng nơi chân trời, ông D. Trump đã thành ứng viên Cộng hòa và đang tới tấp tung ra những đòn ko quy ước thì Dove gần như đã có nội dung để trả lời.

          Hơn thế đã cập nhật thêm lý luận của J. P. Sartre, bởi vậy nếu anh Cua cho phép sẽ viết thư. Hy vọng rằng số phận của lá thư sẽ khá hơn “Bằng lăng hoa tím” đã chót hứa với TKO.

  36. KS

    Bác Tổng mà viết sách giáo khoa cho các em học sinh học về tình yêu quê hương, yêu gia đình, lòng nhân ái… thì đúng chuẩn. Mong thay!

  37. CD@3n

    – từ tháng 2/1991, tới nay, đã là gần 25 năm, và thực sự, thì những lời “can gián’ còn có từ lâu hơn…nhưng tất cả, đều đi vào ..’sọt rác”, và xem lại, mục tiêu 2020, VN trở thành 1 nươc cơ bản CNH như thế nào :
    —————————
    “Hầu hết các mục tiêu đặt ra để trở thành nước công nghiệp vào 2020 được thừa nhận rất khó đạt được. Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam được xem là rườm rà về câu chữ, không có trọng điểm, quá nhiều ưu tiên và thua xa các nước ở châu Á và cả châu Phi.”

    “Tham gia vào quá trình làm chính sách tại 20 quốc gia ở châu Á và châu Phi, nói thật lòng chính sách công nghiệp của các bạn không tốt lắm, nằm ở tốp cuối. Một số nước châu Phi còn có chính sách tốt hơn các bạn”.

    “Đây là chia sẻ của GS. Kenichi Ohno – Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản tại Tọa đàm “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam: Thực trạng và định hướng đổi mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 25/08/2016.

    Theo vị giáo sư có 20 năm kinh nghiệm theo sát quá trình làm chính sách tại Việt Nam, chính sách công nghiệp của Việt Nam đều phải trải qua các bước: từ soạn văn kiện, triển khai thực hiện và tác động mang lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường chỉ dừng lại ở việc soạn văn kiện. ”
    ————————–
    – thời gian không chờ ai, đợi ai, “trây lì- ù lì” đến mức thiên hạ phải réo rắt nhạo báng là “lú luận”, những vị đang ở “đỉnh cao” thực sự muốn gì, có phải họ “lú” tới mức họ không biết hiện tình và hậu quả mà đất nước đang phải oằn mình gánh chịu không?, trong CP “kiến tạo” khóa này, cũng có vài nhà ‘kỹ trị”, đầu tiên phải kể đến ô. Huệ họ Vương đình, Nhưng “kỹ trị” bị đội vòng ‘kim cô- đảng trị”, thì “thôi rồi- lượm ơi”…còn cái ban KTTW, nơi mà ô. Cao đức Phát, mât chức bộ trường NN &PTNT vừa về làm “phó ban trực”, thì…đó chỉ là chỗ xếp bàn, xếp ghế…cho “đủ mâm, đủ bát”, nói như dân gian : “hữu danh, vô thực”, Một “siêu cường” về văn kiện và nghị quyết, nếu có gì sai, “đổ cho thằng đánh máy”, mà mới chỉ ở thực trạng như hiện nay, chưa tới mức …ngụp lặn như xứ Venezuela, cũng đáng được coi là “thành tựu vĩ đại” của Đ “ta” lắm rùi ..! :mrgreen:

  38. Dove

    Chúc mừng gia đình Gs Phan Đình Diệu Vui quá đi mất. Thời gian thấm thoát trôi các cháu đã lớn và thành đạt cả rồi, ấy thế mà ông lão Dove chỉ nhớ hồi còn làm quan dân phố ở tiểu khu Đầm Sen thì chúng nó hãy còn bé tí.

    Lại vẫn nhớ – than ôi! Tuổi già nên lẩm cẩm mất rồi; ở tiểu khu Đầm Sen, còn có một gia đình ko thành đạt và ko hạnh phúc bằng gia đình GS Diệu, nhưng rất đáng để anh Cua tới thăm và viết phóng sự, đó là gia đình Gs. Nguyễn Văn Đạo. Gs cũng là “người Ba Lan”, như anh Cua. Khác với Gs Diệu, Gs Đạo ko mấy khi nói những lời to tát kiểu “khai dân trí – chấn dân khí” nhưng Gs nai lưng ra làm trăm ngàn việc ông chằng bà chuột để cưu mang đám hậu bối và chia sẽ cho họ một phần thành đạt và hạnh phúc của mình. Xin kể ra vài việc:

    1) Gs Đạo là người đóng vai trò quyết định trong việc đưa buôn bán KH-CN từ nhỏ lẻ tại xóm nghèo Nghĩa Đô vươn ra biển lớn, nhờ vậy những gã mọt toán cơ như Gia Bình, Thành Nam… Dũng Tăm và khối người khác từ cán bộ nghiên cứu trở thành đại gia.

    2) Khi Đông Âu sụp đổ, giấc mơ đi Hungari học toán của Bảo Châu tan vỡ như bọt xà phòng. Thể theo sáng kiến của cụ Cẩn (bố Bảo Châu) và bạn bè, Gs Đạo đích thân đề nghị Viện Hàn Lâm Pháp thu xếp để Bảo Châu sang Paris học, nhờ thế ‘bổ đề cơ bản’ đã được chứng minh.

    3) GS Đạo đã bao phen vất vả vì đề án máy bay nhẹ. Máy bay đã bay, nhưng đáng tiếc vì Bộ Quốc phòng nhầm lẫn nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc với quyền sở hữu trời của ta, biển của ta – nước VN dân chủ cộng hòa, nên máy bay đành xếp xó. Nay ước mơ làm máy bay, vệ tinh và tàu ngầm có từ thời mồ ma GS Đạo đã được các nhà khoa học và quần chúng công nông tiếp bước. Bộ Quốc phòng xem ra đã có “động thái” nhiệt tình hợp tác hơn.

    Những việc nho nhỏ, ông chằng bà chuột như thế nhưng xem ra thắm đậm tình người. Ngày giỗ GS Đạo, rất nhiều hoa và quà của những tấm lòng tri ân.

    Những mong anh Cua xá tội cho Dove vì ở mãi vùng xa Cơ học nên ko biết nhiều về tòa bảo tháp IOIT. Mong anh ghi thêm vài việc cụ thể mà GS Diệu đã làm cho đời để có một bức chân dung đầy đủ hơn.

    1. tuệ minh

      Like mạnh cho Dove, Hiện nay, ĐHQG Hà Nội vẫn đang có một học bổng mang tên g.s Nguyễn Văn Đạo. Danh tiếng của ĐHQG Hà Nội được nâng lên nhiều nhờ một giám đốc như cố giáo sư Nguyễn Văn Đạo.

  39. TungDao

    Tôi nghĩ rằng đã đến lúc, đảng và nhà nước ta nên tiếp nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
    Các ý kiến phản biện của tầng lớp trí thức ở hải ngoại như một kênh thông tin nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại của xã hội, kinh tế và chính trị VN. Không nên xem các ý kiến đóng góp đó là “cờ vàng”, phản động, của thế lực thù địch. Bởi hàng năm lượng kiều hối về VN trung bình trên 10 tỷ đô la, tương đương 50% lượng xuất khẩu nông sản, 8% kim ngạch xuất khẩu, 30% nguồn dự trữ quốc gia.
    Đồng bào ở nước ngoài, họ có đủ tư cách để tham gia trong việc đóng góp ý kiến xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Ở HC cần loại bỏ ngay các ý kiến chỉ trích tư tưởng cờ vàng, hải ngoại. Không thể chấp nhận các bác ở nước ngoài bị xem là người ngoài cuộc.

    1. Dove

      Chắc là ngụ ý Dove.

      Vậy đề nghị các bác ấy có những hành động thiết thực để hạ nhiệt độ mạ lỵ CNXH, dân chủ cộng hòa và Văn Ba.

      1. Văn Mùi

        Trân trọng kính bác Dove,

        Nhằm lúc đúng chủ đề cộng với “tâm hồn thư thái” nhân dịp cuối tuần, nhà cháu xin mạn phép “hỏi” bác một câu, lâu ngày cứ “lăn tăn” không rõ nguồn:

        “NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT.
        SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN.
        SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”

        Không biết đó có phải là trích Lời kêu gọi của Ngài Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà?

        Vào dịp nào? nhà cháu ” quên” mất rồi. Hu..hu…Đắc tội với Tiền nhân quá!

        Rất kính trọng bác.

    2. Hai Cù Nèo

      Trời ơi, ở nước ngoài, mang quốc tịch nước ngoài thì làm sao mà trong cuộc được. Gởi tiền về thì người thân quý vị sướng trước chứ như Hai tui có ai ở hải ngoại đâu nên có đồng nào đâu mà sướng.

      1. vangta

        Tôi cùng quan điểm với cụ Hai Cù Nèo .Ở NN rồi thì chỉ nên góp những chuyện vô thưởng vô phạt là đủ rồi .Còn chuyện kiều hối thì cũng chả có công gì đâu ,chảng qua là gửi cho thân nhân thôi .Bây giờ ví dụ Nhà Nước cấm ko cho gửi khối người khóc .Ai cần hơn ai ?

        1. TungDao

          Bác Vàng ta (là vàng 9999?) có chút nhầm lẫn về kiều hối. Kiều hối gửi cho thân nhân chiếm không quá 10%, số đô la còn lại chủ yếu đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Nếu bác nhìn kiều hối ở dạng viện trợ không hoàn lại hay một khoảng vay của NH Thế giới mà không bao giờ trả thì mới thấy uy lực của 10tỷ đô la kia.

        2. vangta

          Xin đính chính với cụ TungDao là cái nick vangta ko có nghĩa là vàng ta mà là vang ta ,tức rượu vang của VN .Tôi từng ngạc nhiên nhìn thấy chai vang Đà Lạt có hạn sử dụng 2 năm .Sau này các con lập blog cho bố viết chơi thì mới nhớ đến vang ĐL nên lấy nick là vangta .Ko phải vàng ta ,mấy thứ ấy hồi trai trẻ hay dùng như dây chuyền ,vòng tay ,nhẫn …bây giờ vứt đâu còn ko biết ,tất nhiên vợ cất dùm ở đâu ko rõ .
          Kiều hối có thể rất mạnh ,và dòng tiền chảy khỏi VN cũng ko hề nhỏ …

      2. TM

        Ngoài việc gửi kiều hối cho người thân là chính, người Việt hải ngoại còn đóng góp tài lực và nhân lực giúp đỡ nhiều công tác thiện nguyện, xây trường học, xây cầu, v.v. Bác Cua có viết bài về anh em ông Bùi trọng Liễu, Việt kiều trí thức tại Pháp, đã công hiến tài sản lâp nên đại học Thăng Long tại Hà nội (nơi bác Cua xây dựng lâu đài tình ái đẹp như chuyên tình 2 bác Diệu-Hương).

        “Ngay từ năm 1988, khi công cuộc Đổi Mới vừa bắt đầu, ông đã đứng ra sáng lập Trường Đại học Thăng Long tại Hà Nội, trường đại học dân lập đầu tiên trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không xin tài trợ của Nhà nước, về giảng dạy và quản lý theo quan niệm mới, phù hợp với yêu cầu của xã hội và tình hình quốc tế. Trong những ngày đầu, vợ chồng ông phải dành một phần tiền lương của mình ở Pháp để gửi về nước. Ông bà đã thành lập tại Pháp một Hội Tương trợ Đại học Pháp – Việt (Amitié Universitaire France-Vietnam) để quyên góp tiền bạc, vật dụng từ các cá nhân, đoàn thể bên Pháp gửi về, giúp trường trang trải các chi phí và hỗ trợ các học bổng miễn phí.” (Wiki)

        Mặc dù có nghị quyết 36 về vấn đề “khúc ruột ngàn dặm”, nhưn gtôi nghĩ người Viêt hải ngoại có thể làm nhiều hơn nữa cho đất nước nếu nhà nước đừng “ăn nhiều hơn phá’, khiến bao nhiêu Việt kiều mang tài năng, tri thức, của cải về nung nấu phục vụ nhưng rồi phải mang đầu máu bỏ của chạy lấy người.

        1. TranVan

          Cụ Bùi trọng Liễu cuối cùng cũng đã thất vọng và rút ra được cách ứng xử rất trí thức : không vào phòng rành riêng cho khách mời và VIP của VK Yêu Nước nữa.

          TranVan, Paris.

      3. Aubergine

        Toi biet mot so ban be toi van gui tien giup do cac benh nhan ung thu, cap hoc bong cho cac hoc sinh gioi. Ba chi ho cua toi hang nam gui ve VN khoang 100 nghin dollars giup hoc sinh ngheo, nguoi dan toc va nhung nguoi kem may man khac.

        So gui tien ve cho than nhan VN giam di nhieu vi da so gia dinh da sang day theo dien doan tu.

      4. Văn Mùi

        Bác Hai,
        Bác nói ” vui một tí”…thì thôi, cho qua. Còn không, bác không nên xúc phạm bà con mình ở trong nước có người thân ở nước ngoài. Nó “chả ra làm sao cả”. Mình dù nghèo, cũng nên để người khác nhìn mình với con mắt tôn trọng và thiện cảm.
        Người Việt mình, cũng như người Phi, người Thái…phần lớn ra nước ngoài cũng là lao động phổ thông, làm lụng chăm chỉ, chi tiêu tùng tiệm, dành tiền về giúp gia đình (cha mẹ, anh chị em…), thế là đáng trân trọng lắm. Không phải người nước nào ra nước ngoài lao động, sinh sống cũng có phẩm cách như vậy đâu. Còn ai ở trong nước “lạm dụng” sự giúp đỡ đó đế “lấy le”, thì đó lại là chuyện khác.
        Bác nói chuyện vui, “có duyên”, nhưng thỉnh thoảng cũng bị “trật đường rầy”.
        Mong bác hết sức thông cảm. Kính bác.

        1. vangta

          Hôm nay là ngày chủ nhật nên nói chuyện với bác Văn Mùi và Hai Cù Nèo cho hiểu nhau hơn .Trước đây nhiều người trong nước ,cũng như bây giờ nếu ai ko có thông tin thì tưởng người VN ở NN là giàu có .
          Sự thật ko đúng như vậy ,trong bất cứ XH nào cũng sẽ có nhiều thành phần khác nhau như :Giàu ,nghèo ,công nhân ,làm thuê cho chính đồng hương của mình như bên Nga &Đông Âu .Có nhiều người thành đạt ,nhưng cũng rất nhiều người (80%)thế này ko thành đạt .
          Ở bên ĐÂ và Nga thậm chí một phần chỉ làm thuê kiếm bữa ăn và chỗ ngủ chứ đừng nghĩ là gì nhiều hơn thế .Tôi đã phải choáng khi gặp phải những người bạn trong hoàn cảnh này .Bạn sẽ làm sao đây ?Tôi ko biết phải làm sao !!!
          Thỉnh thoảng ta vẫn trên VTV4 thông báo tìm người nhà bên Nga &ĐÂ có thật những người ấy biến mất ko ?Ko đâu ,một phần lớn người như vậy bản thân ko có tiền ,sống tạm bợ nên ko còn liên lạc với gia đình ko phải 1,2năm mà cả chục năm .
          Vậy đó ,đời người đó !Nhiều người chọn cách im hơi lặng tiếng để tránh gia đình quấy rầy .Mà dân VN hôm nay thì phần lớn thích được lấy ko của người khác kể cả của anh em ruột thịt mình .
          Nhiều chuyện thương tâm ,chồng ko cho vì cũng chả khá mẹ gì ,vơh sợ mang tiếng nên cứ cố .Rồi chẳng được gì bên nhà chồng khi con trai cương quyết cắt thì quay ra chửi con dâu ko ra gì .Ở VN một XH tồi tệ bất kể gì cũng đổ lỗi cho phía người phụ nữ .Thật đáng sợ !Nhiều người bạn của tôi ở bên ĐÂ giờ này ko còn liên lạc với gia đìnhvì bị xin đểu .Thậm chí khi cha mẹ ko còn thì coi như xong ,chấm hết .
          Hôm qua vừa gặp một chị người đất cảng lấy chồng tây chị nói đã 7 năm ko về nhà rồi .Khi cha mẹ còn chị cố lao động phụng dưỡng cha mẹ ,thực ra bọn ăn ké mới được hưởng nhiều .
          Khi cha mẹ lần lượt về với tổ tiên hết chị ko còn màng tới nữa .Thằng em chị lâu nay ăn ko quen rồi gọi điện xin tiền xây mộ cho xong ,ko xong xin thêm mua auto.
          Chị điên tiết nói :Tao là phận gái lấy chồng chấm hết ,mày có khá hay ko mặc cha mày .Ko đi bộ được thì mua xe cho người tàn tật mà đi .Chị thay đổi email ,điện thoại cắt ko liên lạc .Vậy đó .

        2. Văn Mùi

          Bác Vangta nói chuyện hay lắm, “có duyên ngầm”. Giọng lại thủ thỉ. Mới đầu tưởng bác là “đàn bà, con gái” cơ đấy. Sau mới biết là không phải. Tất nhiên qua “tự sự” của bác thôi.
          Chuyện như bác kể cũng khá giống với những gì tôi được nghe, được chứng kiến ngay trong gia đình mình…nhưng thôi, kể tiếp lời bác làm gì, chỉ thêm buồn.
          Nhiều lúc nhìn ra xung quanh thấy cũng nản. Nhiều người sống “theo bản năng” quá. Tôi quan niệm, làm người sinh ra ở trên đời này, mình trước tiên phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, rồi có trách nhiệm với những người thân yêu nhẩt là cha mẹ, vợ con…Anh em “kiến giả nhất phận”, trừ trường hợp “bất khả kháng” như ốm đau nặng, tai nạn đột xuất…thì xúm vào giúp nhau cho “tai qua, nạn khỏi”. Khi trở lại bình thường, thì lại trở về với trách nhiệm thường ngày cúa mình như tôi nói ở trên. Chỉ cần thế thôi, cần gì nhiều. Tôi cho là điều này hết sức bình thường, ai cũng thế, gia đình nào cũng thế, xã hội sẽ không còn cảnh “nhố nhăng” nữa. Còn chuyện “Trị quốc, Bình thiên hạ” xin để dành cho các bậc “Hiền tài “.
          Chúc bác Vangta luôn vui, khoẻ, các cháu ngoan, gia đình đầm ấm. Thế là ổn.

        3. vangta

          Tôi biết cụ VM là khách quen ở đây mà ,chỉ là cụ thay nick thôi .Chuyện tôi kể là phần nhiều lượm lặt và nhìn thấy từ chuyến đi Tiệp vừa rồi .
          Chuyện của người VN ở NN kể ko biết bao giờ mới hết …Chỉ nói những điều mình biết và được nghe kể thì thấy thương tâm nhiều …
          Dù gì thì cụ cũng ko cần thiết phải đá khéo làm gì …Tôi là đàn ông 100% tất nhiên tôi cũng chỉ 100%yêu đàn bà thôi ,he he .
          Tôi vì ko phải đại gia nên ko vướng vào những chuyện tiền bạc ko đâu ,tôi bằng lòng với cuộc của mình hiện có .Chẳng có gì phiền toái cả ,cả tuần đi cày ,có khi hơi nặng nhọc tý .Rời nơi làm việc về nhà chẳng phải lo gì .Cứ thế cuộc sống đi qua một năm nhiều khi chỉ như nháy mắt .

        4. TranVan

          >Tôi biết cụ VM là khách quen ở đây mà ,

          Lâu lắm rồi không thấy Cụ Trần xuất hiện. 🙂

  40. krok

    Cám ơn cụ Cua, đọc như được gặp lại người thân cũ. Mừng nhất là thế hệ kế tiếp của GS PĐD thật xứng đáng, đúng luật nhân quả.
    GS là người rất dũng cảm, dám góp ý thẳng thắn với đ? và không tham quyền cố vị, là một mẫu mực của trí thức lớn.
    Chúc GS và gia đình mọi điều tốt lành.

    1. PV-Nhân

      * Kính bác Krox: Bác nhắc Luật Nhân Quả nên tôi mới luận bàn. Luật nhân bản là một trong những triết học sâu thẳm của Phật Giáo. Tôi không am hiểu lắm, chỉ nhớ mấy câu thơ sau đây về nhân quả, rất tiếc lại là chữ Hán:
      – Duc tri tiền thế nhân
      Kim sinh thụ giả thị
      Dục tri lai thế quả
      Kim sinh tác giả thị!!!
      * Diễn nghĩa:
      -Muốn biết kiếp trước ra sao
      -Hãy nhìn ở kiếp này
      -Muốn biết kiếp sau ra sao?
      -Hãy nhìn việc kiếp này…
      * Ông cha mình thực tế, chỉ nói ngắn gọn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
      * Chuyện nhân quả , tôi chứng kiến khá nhiều trong đời nhưng ngại viết lắm. Giấy vắn tình dài…
      * Truyện Kiều: Chữ rằng nhân quả dở dang
      Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao???

  41. CD@3n

    – cảm ơn HM, đọc entry này,mắt hơi bị “nhòe” đi, chỉ xin viết cmt đầu tiên “:ngắn” :
    vào những năm của thập kỷ 80, khi tui còn đeo huy hiệu “cánh tay phải của Đ”, một hôm, được kêu tới hội trường “tam điểm” thuộc đượng sắt (107 phố trân hưng đạo- đã sụp đổ vì chẳng ai lo sửa chữa), nghe Ô. Phó chủ nhiệm UBKHKT NN, kiêm viện trưởng viện “toán tin” ( hổi đó, toàn gọi là Cybernetic- theo tiếng Russia)…Câu chuyện ô. này nói hơn 3g, kể rất nhiểu chuyện “mới lạ”, với nhận thức của đầu óc “nhổi sọ” của thăng bé lớn lên với cái “khăn quàng đỏ thắm mầu cờ nước..”, thấy hứng thú lạ lùng…nhớ nhất là ô.nói về “động cơ” : cứ cho CNTB động cớ là “tiền’ là xâu đi, nhưng nó là THẬT, mà là thật, thì XHTB nó chạy….Còn ta, động cơ thì “trừu tượng”, không thật, nên XH không chạy được..! Nghe đâu, sau buổi nói chuyện này, mấy đ/c lãnh đạo đoàn TNLĐ tổ chức cuộc nói chuyện này cũng bị “ăn đòn’,và diễn giả thì …chẳng thể khá hơn..?! :mrgreen:
    Sau khi tốt nghiệp ra trường, cũng may mắn, M lại được quen biết một người : ô. Phạm văn Nghiên, cháu ruột của TT PVĐ, cũng dân toán ( ở Nga về) * dù M hông phải dân toán, tuy không dốt toán nhg mà không thích toán”, qua ô. Nghiên, biết thêm nhiểu điều vê ô. PĐD…và bay giờ, nghĩ lại, thấy ra nhiểu điêu…Nhưng chỉ có điều thấy thấm thía nhất, đó hình như là “luật Nhân Quả”, nhưng người như GS PĐD, qua entry, đã hưởng được một cuộc sống thực sự ý nghĩa, trọn ven, xứng đáng là người “tử tê”, dù trước đó, số phận “ba chìm, bẩy nổi, chín long đong” ?!…còn những kẻ “hét ra lửa 1 thời”, dân đái “ủng mồ mả”,tiếng chửi nguyền rủa thấu đến trời cao, nỗi hả hê “vỡ òa” khi thấy tên xuất hiên trong khung viền đen ở mục “cáo phó” đăng trên tờ báo mua bằng quỹ công đoàn và công dụng chủ yếu là gói cá mắm, tôm khô, măng khô ở chợ đồng xuân và chợ bến thành..! 🙂 :mrgreen: XD.
    Qua entry, xin chúc GS PĐD “trường thọ” và gia đình luôn chan đầy hạnh phúc của người tử tế !

      1. CD@3n

        thưa trưởng lão PVN, CD hông quên, thậm chí còn biết ‘nhiểu chiện’, dù lúc đó còn nhỏ, rằng : bịnh “trên bảo dưới không nghe” đã “trầm kha” từ hồi ô. PVĐ rùi, đến nỗi, mấy chục năm sau,”hâu sinh” của ô.PvĐ, ngài “đ/c X” còn nói : “tôi chưa xử phạt ai, như thủ tướng PVĐ..”…bác muốn rõ hơn, đọc những chuyện về chủ tịch nước Tôn đức Thằng, “công nhân 3 son- lính thủy pháp kéo cờ phản chiến trên chiến hạm Pháp..’ là biết liền, vì như cụ Tôn, mà còn “tau cũng sợ đến muốn đái…ra quần” ! :mrgreen:

  42. Các bạn nên đọc lại những bài trong mục chủ đề liên quan có đường dẫn ở trên. Hiệu Minh Blog có những dự cảm về xã hội và phát triển khá chính xác. Các còm sỹ có những đóng góp không nhỏ cho trí tuệ của blog.

    Nhớ lúc IDS ra đi, blog có bài chia tay mà lòng đắng ngắt về sự pha phí chất xám của lãnh đạo khi đó. Họ sợ sự phản biện xã hội của trí thức. Và sau 5-6 năm, mọi sự đã rõ.

    Dù có bắt thêm vài chục VIP cũng không thể lấp được khoảng trống mà tầm nhìn hạn hẹp và ích kỷ đã để lại.

    “IDS đã ra đi, không còn nghe được tiếng tơ lòng của họ. Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ, đáng sợ hơn là sự im lặng của những nhà hiền triết.”

    1. trungle118

      vậy nên con cái gia đình bác Diệu quá bán đã định cư bên Pháp. trẻ đi đã đành, già cũng chạy nốt chỉ về khi đã sức cùng lực kiệt tìm chổ nằm xuống trên đất mẹ.
      chỉ 1nhóm nhỏ người mà lại có quyền phá tan đất nước.

  43. Mike

    Phải công nhận Gs PĐ Diệu quá tốt phước. Cuộc đời đẹp như một câu chuyện cổ tích tuyệt vời.

    Bức ảnh chụp hai người khi trẻ, rỏ ràng anh Cua nói không ngoa. Bà rất đẹp lại duyên dáng và thuỳ mị. Ông ấy cũng được trai nữa.

    Con cái cai cũng đẹp, lại hết mực giỏi giang và thành đạt.

    Chưa hết, tiếng tăm của Gs Diệu từng vang xa như một trí thức thực thụ và hiếm hoi trong xã hội nhiều nguy hiểm cho tiếng nói trái chiều. Tôi đã từng đọc nhiều bài của ông ấy từ những năm 90 và cũng lấy làm cảm phục. Rất may cho ông ấy là không động chạm quá mức đến những người quyền thế.

    Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tuỵ, Hoàng Xuân Phú, … những trí thức đáng trân trọng.

    1. TM

      “Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tuỵ, Hoàng Xuân Phú, … những trí thức đáng trân trọng.”

      Thêm Giang công Cua, Trần thanh (*) HMong, Nguyễn văn (?) krok, v.v. và những người có tâm có tầm khác.

      Thế còn Hoàng xuân Dove? 🙂

      (*) Có lần bác Cua “lật tẩy” bác TamHMong bằng cách dẫn link về trang FB của bác í, theo trí nhớ còm cõi của tôi là Trần thanh Tâm, nhưng hình như không đúng (?).

      1. Dove

        Tên cúng cơm của TamHmong như tên cúng cơm của chúa tể Valdermort ấy, Dove biết nhưng chẳng dám hé môi.

      2. Mike

        Người trong blog không được khen chị à. Mấy cụ Gs kia mà vào đây chơi thì dân trong hang cũng cho ăn bùn chết bỏ.

        Còn nếu như được khen thì phải khen chị TM trước tiên: Người viết còm từ hay đến rất hay, không bao giờ thèm viết còm dở.

        1. TM

          Cảm ơn tấm thịnh tình của … Nguyễn văn Mike. 🙂 Nhưng I can you! Được Mike khen tặng thì TM sẽ “ăn bùn chết bỏ” đấy. 🙂

  44. Hầu như tất cả entry nào về kỷ niệm, bạn bè hoặc đồng nghiệp của bác Cua đều nhẹ nhàng, thâm thuý và dễ đồng cảm.

    P/S: hình như chú thích “Hơn nửa thập kỷ qua” cho tấm hình không được đúng lắm.

Comments are closed.