Có một người mẫu Hà thành

Em Thúy. Tranh của HS TV Cẩn

Hiệu Minh mải đuổi theo các Sư tử ở Sing, ở Nhật, ở Úc…Nên KD lại gửi bài viết này về một người đàn bà Hà thành, từng là nguyên mẫu cho bức tranh nổi tiếng của danh họa Trần Văn Cẩn.

Bài của Kim Dung

Tôi đã lúng túng khá lâu trước cầu thang của một đơn nguyên khu tập thể. Không hiểu cái cổng đối diện là cửa tiền hay cửa hậu. Chao ôi, cửa tiền mà thấp tè đến khó tin. Tựa như không chỉ những khối bê tông cũ kỹ, nham nhở đè nặng lên nó, mà chính thời gian mới là khối lượng lớn nhất khiến cái cổng phải cúi xuống, đầy cam chịu. Ngay cả những bậc cầu thang lên xuống cũng sứt mẻ, vỡ nát khiến người đi, do bản năng phải bước rất nhẹ nhàng, bởi tưởng tượng nếu lỡ may dẫm chân mạnh…

Tranh có thân phận của tranh
 
Rồi người đàn bà ấy ra mở cửa. Tôi cảm nhận cũng bằng linh tính đàn bà. Một người đàn bà Hà Nội gốc, mái tóc đã bạc trắng, gương mặt vẫn giữ được nét đẹp thời con gái, đôi mắt vẫn có gì rất tinh anh, dáng điệu khoan thai, lịch thiệp nền nã. Cái cốt cách ấy thường chỉ gặp ở những người đàn bà HN sinh trưởng trong những gia đình nền nếp, mà những thăng trầm hay biến động của đời sống, của thời cuộc chỉ như những ngọn sóng táp men bờ…

Tôi lặng lẽ ngắm nhìn khi bà nhẹ nhàng đi lại lấy nước mời khách. Thời còn là một cô nhà báo tóc tết ngang vai, tôi đã sững sờ trước bức tranh có tựa đề Em Thúy. Đôi mắt Em Thúy trong trẻo, thánh thiện, dáng ngồi trẻ thơ non dại, với cái nhìn tựa như cuộc đời này chỉ bình yên và đẹp như cổ tích đã ám ảnh rất lâu.Tôi cứ thầm xuýt xoa, sao lại có vẻ đẹp tuyệt mỹ đến vậy, mà không chút ngờ rằng mấy chục năm sau, như lúc này đây, tôi lại ngồi đối diện với nguyên mẫu của bức tranh tuyệt tác.

Vâng, bà là Minh Thúy- người mẫu năm xưa của bức tranh Em Thúy có một không hai- làm nên tên tuổi của danh họa Trần Văn Cẩn.

Hóa ra, họa sĩ Trần Văn Cẩn là bác ruột của bà. Và câu chuyện làm người mẫu hội họa của bà cũng ngẫu nhiên, tự nhiên và giản dị như tuổi thơ, nhưng cũng có gì như cơ duyên của một người đẹp là thế.

Đó là vào năm 1943. Khi ấy bà mới lên 8 tuổi. Cả gia đình bà, một gia đình công chức HN khá phổ biến sống ở 23 phố Hàng Cót. Họa sĩ Trần Văn Cẩn cũng sống ở đó. Không hiểu sao, ông không lập gia đình, cứ ba lô trên vai rong ruổi khắp nơi, trở về nhà là vẽ, vẽ và vẽ…Lúc rảnh, bác Cẩn của bà lại tự nấu ăn và ông nấu ăn cũng rất giỏi. Trong mấy đứa cháu, họa sĩ Trần Văn Cẩn yêu quý bé Thúy nhất.

Nhưng để ngồi yên với một tư thế nhất định suốt mấy giờ liền cho họa sĩ, dù là bác ruột vẽ, với một đứa trẻ đang tuổi hiếu động quả là rất khó chịu. Bà kể cứ đi học về là bà phải ngồi vào ghế, làm mẫu cho. Ông vẽ lâu lắm…Vì thế mà bác Cẩn cứ phải dỗ dành bé Thúy, lúc cho kẹo, lúc hứa mua cho áo dài đẹp.

Mãi rồi bức tranh với chú thích ngắn gọn: “Em Thúy” cũng ra đời. Khi ấy, nói thật, cũng chẳng ai trong gia đình bà hiểu hết và ý thức được hết giá trị nghệ thuật của bức tranh, nhất là trong thời tao loạn, kháng chiến chống Pháp sắp bùng nổ, đâu đâu cũng thấy nói chuyện chuẩn bị đánh nhau, chuyện tản cư…Nhưng cả nhà, ai cũng thấy bức tranh rất đẹp, rất quý giá và với bà, còn là niềm sung sướng tự hào rất trẻ thơ.

Kháng chiến nổ ra. Bức tranh lênh đênh như phận người Hà thành. Khi gia đình bà Thúy từ nơi tản cư trở về thì bức tranh ấy bị trộm lấy lúc nào cũng không biết. Cái đẹp, cho dù là một bức tranh, dường như cũng có thân phận riêng của nó. Bức tranh trở lại với chủ nhân cũng ngẫu nhiên và tình cờ như khi mất trộm

Theo lời bà Thúy, gia đình đã phải chuộc lại bức tranh từ một nhà buôn. Ông nhà buôn này tìm được bức tranh đó ở nhà một người thợ cạo. Bức tranh được treo lại trang trọng trong ngôi nhà 23 hàng Cót, cho đến khi họa sĩ Trần Văn Cẩn tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật VN, chính thức trở thành tài sản quốc gia. Đó cũng là bức duy nhất, độc bản.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn có rất nhiều tác phẩm về người đẹp như Hai thiếu nữ trước bình phong, Chải đầu, Chợ Tết, Mùa thu…Nhưng dường như nói đến ông, người ta lại nhắc ngay đến Em Thúy có lẽ còn bởi điều này: Bức tranh chính là thông điệp giản dị về sự trong sáng, thánh thiện của con người. Về khát vọng hòa bình, khát vọng bình yên của con người giữa thời cuộc đầy biến loạn của chiến tranh.

Vẻ đẹp trẻ thơ của Em Thúy như một thứ ánh sáng nhân văn giữa những loạn lạc của tội ác, thức tỉnh cái thiện của lòng người trong cõi u mê, cuồng bạo…Chính bức tranh Em Thúy đã đem đến cho bà niềm xúc động được biết thêm bao tấm lòng.

Paul Zetter và bà Thúy

Có một người đàn ông ngoại quốc- người Anh- tên là Paul Zetter (Phó Giám đốc Hội đồng Anh), lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh Em Thúy. Paul đã như bị “sét đánh”, bị mê hoặc, bởi “Như nhìn thấy tuổi thơ của mình, thấy những xáo động nội tâm của mình…đến rơi nước mắt bởi sự mộc mạc, giản dị tuyệt đối của bức tranh”.

Là một nhà soạn nhạc, Paul đã nắm bắt lấy cái cảm giác ngọt đắng của tuổi thơ vào từng nốt nhạc của bản nhạc Điệu Minuet cho Em Thúy. Bản nhạc là một bài hát giản dị giành cho trẻ em theo điệu vanxơ được  Paul viết tặng cho bức tranh. Paul ao ước được gặp nhân vật của Em Thúy.

Paul đã đến thăm bà, và như anh nói: “Không phải ngày nào bạn cũng có diễm phúc được gặp một hình tượng quốc gia, người đã phản ánh rõ nét linh hồn, tính cách của đất nước đó, cũng như những giá trị đã được thừa nhận như tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tự hào”.

Cũng hiếm có một người yêu tranh nào như Paul. Khi bức tranh Em Thúy bị hư hại (do thời gian, do chất liệu và kỹ thuật bảo quản chưa tốt) cần được phục chế, Paul lại đôn đáo tìm mọi cách quyên góp, vận động bạn bè, và may mắn, có một người phụ nữ Úc là bạn Paul, đã sang Việt Nam giúp phục chế lại bức tranh tại bảo tàng. Dân khu vực nơi bà ở dần dần biết chuyện. Đi chợ, gặp bà, một bà già đã hơn 70 tuổi đẹp lão, họ đùa: Chào “Em Thúy”!

 Tôi đã quay trở lại Viện Bảo tàng Mỹ thuật một sáng xuân ẩm ướt, chỉ để ngắm lại bức tranh. Thời gian đã sang trang, thời cuộc đã sáng trang, và lịch sử cũng đã sang trang. Chỉ Em Thúy vẫn ngồi đó,  trước trang đời chưa mở, đôi mắt trong veo thánh thiện, đôi bàn tay bé gái khép nép, ngoan hiền, chiếc vòng cổ tay và chiếc ghế mây một thuở…Một vẻ Hà thành bình yên.

Cái duyên bức tranh Em Thúy chưa dừng ở đó. Người yêu tranh hẳn cũng không thể quên được một bức tranh chân dung tuyệt tác khác của danh họa Trần Văn Cẩn- bức “Bé Thúy Nga”. Bé Thúy Nga cũng chính là con gái của bà Thúy. Lịch sử của hội họa liệu có lặp lại? Danh họa Trần Văn Cẩn vẽ Em Thúy lúc bà 8 tuổi, và vẽ bé Thúy Nga, con gái của bà Thúy lúc bé Nga lên 7. Cũng một đôi mắt đen tròn, trong veo nhìn đời- nhưng là một cuộc đời, một thời cuộc đã khác, bình yên và không bình yên…

Cái duyên bức tranh Em Thúy còn mang tới cho bà niềm hạnh phúc bất ngờ. Đó là một lần, cô em dâu của bà phát hiện có cửa hàng treo bán bức tranh Em Thúy rất lớn, khảm bằng đá. Nghe tin, hai vợ chống bà tức tốc ra ngay cửa hàng hỏi mua. Mua được tranh xong, vợ chồng bà mới nói chuyện. Đến lượt chủ cửa hàng sửng sốt, và họ cũng thật mừng rỡ khi biết bà khách hàng chính là nguyên mẫu của bức tranh. Có lẽ, đó cũng là một kỷ niệm đẹp trong đời kinh doanh của họ.

…Và người, có thân phận của người

Như mọi thiếu nữ Hà thành gia giáo khác, bà Thúy theo học một trường học nổi tiếng của Hà Nội- Trường PT Trưng Vương. Dường như duyên phận đã đặt bà sau đó, học tiếp sư phạm và trở thành nhà giáo.

Bà đã trải qua một cuộc đời dạy học khá êm đềm nhưng không ít cung bậc khó khăn, vì đất nước những năm tháng đó đang có chiến tranh. Cô giáo Thúy lúc ở trường ngoại thành lúc chuyển về dạy ở nội thành. Hết dạy môn Văn- Sử- Địa ở trường phổ thông, lại dạy nữ công gia chánh ở trường sư phạm, môn học vốn là sở trường của những người đàn bà Hà thành khéo tay, tinh tế.

Giờ nhìn lại những tháng năm đi dạy học, bà bảo không hiểu sao mình cũng thích ứng được hoàn cảnh, cũng có thể làm được nhiều việc thế.

Ngày ấy và bây giờ

Nghe bà kể chuyện tình duyên, tôi cứ mỉm cười. Nó quá khác xa với chuyện của không ít người mẫu bây giờ. Nó giản dị mà sâu sắc, nặng lòng và đầy đức hy sinh như chính tình yêu là thế, nhưng bà vẫn tin đó là số mệnh, vì “Giời run rủi lắm”. Chồng bà, nguyên là Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục, một người tôi rất quen biết. Ông là một công chức mẫn cán, hiền lành và lịch lãm.

Số phận đưa đẩy ông quen người cô của bà Thúy, cũng là một nhà giáo. Người cô của bà bảo: “Này, tôi có đứa cháu gái xinh lắm, muốn làm mối cho anh!”. Câu nói nửa đùa nửa thật ấy lại hóa thành sợi dây tơ hồng. Hai người chưa nên vợ nên chồng thì ông phải đi học xa- tại Liên Xô cũ. Những năm tháng xa cách, nhớ nhung, bên ông, lúc nào cũng có bức tranh họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ lúc bà Thúy 24 tuổi- cái tuổi của vẻ đẹp thiếu nữ trẻ trung, lộng lẫy nhất.

Quả thực, bà vẫn “theo” ông trên mỗi chặng đường dài của xứ sở bạch dương lãng mạn, đầy tuyết trắng. Sự xa cách đằng đẵng của không gian, thời gian chỉ như những hạt muối làm mặn nồng thêm tình yêu đôi lứa, cho dù cuộc đời không phải lúc nào bà cũng ưng ý. Đến nay bức tranh này vẫn được ông bà gìn giữ như một kỷ vật.

Nhưng tôi đặc biệt chú ý nghe cả ngữ điệu ngôn ngữ của bà khi nghe bà kể về những đứa con. Dường như mọi xa cách, mọi vất vả của bà chẳng là gì nếu so với nỗi lòng của bà trước mọi nẻo đường của các con. Sự thành đạt của chúng là hạnh phúc lặng thầm vô bờ bến trong lòng bà. Sự vất vả rủi ro của chúng là nỗi xót xa lặng lẽ trong tim bà. Cũng may, các con của bà đều đã trưởng thành và con tầu cuộc đời chúng cuối cùng, cũng đều có bến đỗ.

Bà có hài lòng với số phận mình không? Tôi tin là có. Khi nhìn vào gương mặt của người mẫu Hà thành một thời ấy. Bất chợt, tôi nhìn lại căn hộ của bà. Khác hẳn một trời một vực với cái vẻ lão hóa, nham nhở của khu tập thể, căn hộ được sửa sang khá đẹp của bà như mở ra một thế giới khác hẳn- an lành và ấm cúng.

Đó cũng là điều bất ngờ và bí ẩn của con người và cuộc đời chăng? Trong cái già lão là cái trẻ trung. Trong cái hỗn độn là cái bình yên. Mà tựa vào đó con người ta mới có thể đi bằng đôi chân của mình trên hành trình nhân thế của kiếp người, hướng tới ánh sáng tinh thần của cái đẹp vĩnh cửu Chân- Thiện- Mỹ.

Bài viết: Kim Dung

Ảnh trong bài do gia đình bà Thúy cung cấp.

57 thoughts on “Có một người mẫu Hà thành

  1. Pingback: Có một người mẫu Hà thành | TravelSquare

  2. Da qui

    Chào Kỳ Duyên Nữ Sĩ và Chủ nhà Hiệu Minh !
    Dã Qùi vừa nhìn thấy có entry mới ” Đồng tiền có chân ” , chưa kịp còm thì ” nó ” …. chạy đâu mất tiêu nhỉ ?
    To anh Hiệu Minh :” Ghen quá , ghen quá !” Anh Hiệu Minh mà ghen với nàng Kỳ Duyên xinh đẹp thì có mà ghen cả … đời , hihi !
    Mà DQ lại cứ tưởng Chủ Nhà Hiệu MInh khỏi cần khen , vì chỉ cần nói đúng chất …. Hiệu Minh thôi , thì cũng là quá đủ rồi chứ nhỉ ????

    1. Kim Dung

      Daquy ơi. KD cũng đang đi tìm bài “Đồng tiền có chưn” đây,.Ko biết vì sao bài đó nó chạy mất tiêu. Hay vì có chưn, mà nó thích chạy loăng loăng, hay lại vào nhà giầu HM rùi ko chịu ra nữa. Khó hỉu quá!
      Nhưng chỉ cần thấy DQ vào comm là KD thấy vui rồi. DQ khỏe nhé.

      “Anh” HM “anh í” ko ghen với KD đâu, vì “anh í” chỉ ghen với em trẻ thôi!

  3. vd

    Em Thúy ngày xưa nay là bà
    Chớp mắt thời gian vụt trôi qua
    Đời người cũng ngắn như tia chớp
    Lóe sáng… còn lại sấm vang xa?

    Nữ sinh ngày xưa trong trẻo quá
    Dịu dàng, e lệ, đẹp như hoa
    Ngày nay mạnh mẽ và dữ dội
    Nữ sinh Hà Nội vẫn như hoa?

    Nhớ về Hà Nội thời cũ xưa
    Xe ngựa lác đác, nhịp chậm đưa
    Nhẹ nhàng tinh tế tà áo trắng
    Thướt tha hè vắng, mái trường xưa

    Hà Nội ngày nay thật xô bồ
    Nữ sinh nói chuyện bằng ‘công phu’
    Tự hỏi vì sao, sao nên nỗi?
    Hỏi rồi bưng mặt khóc hu hu!

    1. Kim Dung

      Cảm ơn vd:
      Tự hỏi vì sao, sao nên nỗi?
      Hỏi rồi bưng mặt khóc hu hu!

      KD tin là vd có thể trả lời được. Đó là nỗi buồn văn hóa sâu sắc, vd à!

      1. Chuột Nhắt

        trưa thứ 7 cuối tuần đọc bài này của cô KD suýt khóc, may là ở nhà bạn, chứ ngồi trong phòng 1 mình là khóc thiệt rồi, hic hic
        tự nhiên xúc động , lãng xẹt vậy đó

      2. Kim Dung

        Còn xúc động được là người tốt đó, Chuột à. Ko lãng xẹt đâu. Cô nhiều khi cũng hay rơi nước mắt vì những sự tử tế. Nó an ủi mình nhiều lắm. cho lòng mình sự ấm áp.

        Và nó cũng dạy mình phải làm điều thiện. Cô gắng sống theo điều đó, cho chính lòng mình thanh thản. Cảm ơn Chuột đã đồng cảm.

  4. Noname

    Thưa chị Kim Dung !

    Tôi có một đề nghị kính mong chị giúp đỡ ạ.

    Ở một số nước , người ta công bố địa chỉ Email của các nhà báo cho độc giả để độc giả tiện liên lạc. Việc này có lợi cho các nhà báo rất nhiều. Vì nhà báo có thể nhận được những thông tin đa dạng, những đề tài mới từ nhiều nguồn ,…
    Độc giả có người không biết viết hoặc không có thời gian để viết bài nhưng những ý tưởng, những gợi ý, những yêu cầu của họ cần được người cầm bút chuyển tải giúp.

    Trân trọng cám ơn chị !

    1. Kim Dung

      Rất cảm ơn Noname đã có gợi í hay. Ở VN KD ko rõ và có lẽ chưa có tiền lệ này. Nhưng KD có thể mách: Nếu cần, bạn có thể vào địa chỉ: tuanvietnam@vietnamnet.vn, vì KD thấy rất nhiều bạn đọc có bài, hoặc có í kiến gửi theo địa chỉ này của VNN đều đến được các nhà báo của TVN, trong đó, KD là một thành viên.

      Còn nếu cần có í kiến gửi riêng, thì đây là email của KD: kyduyen@vietnamnet.vn
      Cảm ơn Noname rất nhiều. Chúc bạn sức khỏe và may mắn

  5. Bức tranh “Em Thúy” HH đã được xem nhiều lần ở bảo tàng mỹ thuật HN. HH không biết vẽ tranh, không biết nặn tượng… nhưng có một sở thích là đi ngắm tranh, tượng các kiểu trong bảo tàng mỹ thuật (cả HN và các tỉnh thành trong nước cũng như ở các quốc gia mà HH đã từng được đi). Bức “Em Thúy” mang đến HH nhiều cảm xúc về một tuổi thơ hồn nhiên trong trắng, HH đã từng nghĩ rất lâu về số phận nhân vật trong tranh, không biết như thế nào trong tương lai, nếu như chỉ qua tranh mà đóan thì có thể sẽ rất “bằng phẳng”. Song HH mãi không có được lơi giải thắc mắc. Nhưng mãi sau này, nếu như không nhầm, thì mới năm ngóai 2009, HH đã có câu trả lời trên “thư HN” của VNN, bài viết của chị yêu KD về nhân vật “Em Thúy”.
    Từ tranh, tới bài báo, và bây giờ là “người thật, việc thật”, HH liên tưởng tới “nhân vật” chị yêu KD của HH. Chị cũng là một mẫu phụ nữ Hà Nội cực kỳ Hà Nội, mang cái duyên của thiếu nữ Hà Thành xưa trẻ mãi không già, cho dù bây giờ đã “lên chức” Bà.HH nhớ lần gặp đầu tiên Chị yêu ở trụ sở VNN, ngạc nhiên với một phụ nữ Hà Nội cực kỳ duyên dáng, ấm áp trong giọng nói, ấm áp cả nụ cười và mắt chị thì khá đặc biệt, có cái tinh anh của người đàn bà thông minh, sắc xảo, có cái long lanh của người đàn bà đa tình, có
    cái lúng liếng của người đàn bà hài hước vui vẻ… Nghĩa là Chị yêu KD cực kỳ đặc biệt trong mắt HH.
    Sau này HH còn khám phá ra nhiều tính cách Hà Nội truyền thống trong Chị yêu KD, mà lạ là không hề thay đổi, cho dù bây giờ có quá nhiều giá trị truyền thống của phụ nữ Hà thành xưa bị thay đổi (thay đổi ngay cả những phụ nữ xưa của đất Hà thành). HH thích cái nét xưa đó của Chị yêu.
    Sáng ra, nịnh Chị yêu tí xíu, vì quả thật HH rất thích cái khí chất “Hà Nội” của Chị yêu KD.
    HH là gái Nam Bộ chính cống (dân giá sống chứ không phải rau muống), nhưng lại rất mê tính cách của người Hà Nội.

      1. Tại HM không làm quen HH trước, nhưng HH nhớ là cũng có nhận xét HM qua comment trên blog này, thông qua sự miêu tả của chi yêu KD và cả của HM nữa.

    1. TD cũng ghen tỵ với bạn HH quá. Được thân biết với chị KD. Dù chưa gặp KD nhưng đọc những bài báo và xem ảnh của chị TD cũng thấy chị KD là người phụ nữ HN tuyệt vời : xinh đẹp, thông minh, lãng mạn, hài hước và đặc biệt là rất chu đáo, rất nhân hậu. Nhà TD có bà thím dâu là con gái làng Ngọc Hà, trước làm ở Bộ nông nghiệp. Bà cũng là người phụ nữ HN mà TD rất yêu quý và học tập. TD học đại học ở HN, sau đó ra trường làm viêc ở đó gần 10 năm. HN là nơi mình có nhiều bạn bè thân quen và nhiều kỷ niệm. Dù chưa gặp chị KD ngoài đời nhưng D vẫn cảm thấy thân thiết và tin tưởng chị rất nhiều. Cám ơn bài viết rất hay của chị về bức tranh Em Thúy của họa sỹ Trần văn Cẩn.

    2. Kim Dung

      To HH: Làm việc cả ngày ở VNN, mà ko sao vào được mạng wordpress để đọc blog mới khổ chứ, thành thử tối về mới vào được. Và được ngay cô em gái đổ cả lít mật vào tai. Úi giời ơi. Xấu hổ quá! Cho chị mượn cái rổ để chị che mặt tí. Anh nào được em HH này mà iu nhỉ, thì cả ngày bơi lóp ngóp trong biển mật ong mất.

      To “anh” HM:”Anh” HM à, HH đã có lần nói rùi đó, chị KD là chị iu, còn anh HM là anh iu quái! Đỡ ghen chưa?

      To thuyduongdoan: Cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của TDD. HH là cô em thích nịnh bà chị KD tí cho bà í ăn …dưa bở đó! He…he….

      Nhưng có điều này, KD đồng cảm với TDD: Đôi khi, KD được gặp những người phụ nữ HN gốc, họ nhẹ nhàng, lịch sự, và chân thành, chứ ko thô bạo, ko bất nhã…Khi ấy, KD rất thích ngắm họ, thích được trò chuyện với họ, như tìm thấy một HN bình yên mà thuở bé KD vãn được ngắm nhìn…

      Tâm sự với TDD một tí: năm 1977, KD vào SG, chợt bắt gặp lại một HN cũ của mình qua phong tục, tập quán ăn hỏi, cưới xin của các gia đình Bắc di cư…Nếu như lúc đó, có một số người Bắc mình thấy SG lạ lẫm, văn minh, thì ngược lại, KD thấy nó thân thuộc, nó ko hề xa lạ, chỉ vì tiếp xúc với một số cô bác người gốc bắc. Cái nếp xưa cũ của người HN cũ hay lắm. Mình ko cổ đâu, ngược lại khá hiện đại, TDD à. Nhưng rất trân trọng những gì là văn hóa của HN cũ…

      1. KTS Trần Thanh Vân

        KD ơi.
        Tôi là một người dân gốc THĂNG LONG, nhưng tôi không còn là một người dân GỐC HÀ NỘI.
        Tại sao tôi nói thế? Tại vì trong một lần nào đó tôi đã bộc bạch: Cụ nội tôi nguyên là một viên quan nhỏ trong đám tàn quân bảo vệ Thành Thăng Long, quê ở gần Tây Hồ. Sau khi Vua Gia Long phá thành Thăng Long và sau khi người Pháp đến, cụ tôi bị đánh bật ra khỏi Kinh thành, trở thành lính phản chiến, rồi trôi dạt và qua đời ở một làng nhỏ ven sông Hồng cách Hồ Tây 25Km, nơi đó sau này trở thành quê của tôi, bởi vì cụ tôi và ông bà nội tôi đều nằm lại ở đó.
        Cha tôi lớn lên trở về Hà Nội và trở thành một trong những Chiến sĩ bảo vệ Thủ đô từ đêm 19/12/1946 và mãi mãi sống chết với Thủ đô. Có lẽ vì thế mà cả cha tôi, cả tôi đều không thích hai tiếng Hà Nội, mà chỉ khát khao hai tiếng Thăng Long.
        Người Thăng Long hào hoa và người Thăng Long không khuất phục ai.
        Tôi nhớ trong một bài Thư Thăng Long Ha Nội, do KD biên tập, tôi có nhắc đến cha tôi với mấy câu thơ:
        Hà Nội ơi Hà Nội/ Đau đớn 9 năm ròng/ Quê ta thành đất giặc/ Ôi ngàn năm Thăng Long.
        Khi nói đến Hà Nội, tôi vừa yêu da diết, vừa thấy xót xa… Năm 2006 và đầu 2007, tôi viết 7 bài đăng trên báo NGƯỜI HÀ NỘI.
        Tôi gửi qua Email cho KD một bài đã làm rất nhiều người thích đọc. Đối với tôi, Người Hà Nội xưa thì quá cam chịu ( vì bị Vua Gia Long bỏ rơi và Vua Minh Mạng bỏ bùa, ) Còn Người Hà Nội nay thì quá xô bồ và quá lai tạp. Làm thế nào để giữ được cốt cách Thăng Long xưa là cả một vấn đề?
        KD đọc đi. Bài viết cũ rồi

      2. Kim Dung

        Cảm ơn chị Vân nhiều: KD vào email và đã đọc bài viết của chị. Thật ra, bài này, KD đã đọc trước đây, khi phim Đèn vàng của Trần Chiến được chiếu và nhận được nhiều lời khen ngợi. Bài viết là nỗi đau đáu của tác giả mong muốn cái hào khí Thăng Long được trở về, từ tên gọi Thủ đô đến cốt cách con người.

        Trần Chiến là một nhà báo có tài, có tâm và có nhân cách mà KD cũng rất nể. Ko hiểu sao khi chị nhắc đến Đèn Vàng, là KD lại nhớ đến câu chuyện này, nghĩ mà rất thương số phận các nhà báo thời bao cấp, trong đó có cả tự thương mình vì nghèo cực quá.

        Một lần, TC đến cơ quan gặp KD vào buổi sáng. Thấy TC xách theo lủng lẳng một cái cặp lồng. TC hỏi: Bạn có biết tôi mang cái này làm gì ko? KD: Mang làm gì? TC: Tôi mang đi để đến Nhà thương Cây Đa Nhà Bò xin nhau của bà đẻ về ăn đấy, cho có chất đạm. KD sợ quá. còn TC cười như nắc nẻ: Thật đấy! Ko tin à?

        Tin bạn ấy chứ. Nhưng vẫn sợ. Và sau này, thỉnh thoảng nhớ tới câu chuyện đó, thấy thương số phận con người VN mình một thời cuộc khổ đau thế.

        Cảm ơn chị V đã chia sẻ!

      3. KTS Trần Thanh Vân

        Sau khi Người Hà Nội đăng bài này, mình có đến thăm Trần Chiến tại nhà riêng mới làm ở ngõ 61 đường Trần Duy Hưng ( Em gái mình cũng mở TT Nội soi tại gần đó. Ngõ này mới được đổi thành phố Đỗ Quang ) Vì TC vẫn công tác ở Báo Hà Nội mới, mình có nhận xét cuộc sống của TC có khá hơn, nhưng hình như TC không thoải mái tinh thần hơn

  6. Thứ dân

    Cám ơn NCB về những gì bác đã viết. Chúc bác một ngày vui vẻ.

  7. To chị Thanh Vân ba chấm thủy ,to Quần Thoa Anh Kiệt và KD
    Đọc bài viết và còm của các bác ,tôi hiểu thêm ra nhiều điều lắm về một thời đất nước gian lao ,những trí thức nghệ sĩ ,cùng người thân của họ mỗi người một số phận ít ngọt bùi nhiều cay đắng .Đấy là ở thủ đô ,ở tỉnh lẻ thì cũng thế thôi . Nhiều lúc nghĩ thương nhà thơ Nguyễn Bính ở ND mất đúng vào ngày 30 tết , Thương bác gái Tào Mạt chăm chỉ nuôi lợn đem bán lúc gần tết để có ít tiền tiêu cho cả nhà .Lúc chở lợn đi cân cho nhà nước có cả bác trai ,ít lâu sau Bài ca giữ nước được mọi người ngợi ca vài năm là bác mất ..
    Bà ”Em Thúy ” sống vui khỏe đến giờ là được chút an ủi rồi .Bà vẫn giữ được vẻ đẹp thanh lịch của người HN cũng như chị Vân ,Anh Kiệt ,KD … vì bản sắc riêng của mỗi con người đâu có dễ đổi thay.

    1. Anh Kiệt

      Cảm ơn bác TV, CN…đúng là so với thời nói gì cũng bị chụp mũ, hôm nay chúng ta được đồng cảm với nhau như thế này đã thấy ơn cuộc sống rồi. Một vài thế hệ người tài đã phải hy sinh rất nhiều, nhất là hy sinh tự do tư tưởng. Em cũng đồng suy nghĩ với bác TV, chuyện tình cảm là chuyện riêng của mỗi người, cần được tự do, và chỉ người trong cuộc thực sự biết, nếu không ảnh hưởng đến hòa bình của đất nước thì không nên bàn tán xôn xao. Mà như bác CN viết đấy, cụ Tào Mạt cũng vất vả một đời, ( em đã được xem tranh chân dung họa sĩ Trần Duy vẽ cụ Tào Mạt, đẹp vô cùng), thế cũng là niềm an ủi, xem ra chúng ta nên nâng niu tự an ủi mình từ những điều nho nhỏ.
      To: bác TV, cùng thời đó cũng có những bài báo nói như em nêu ở còm trước đấy ạ ( có lẽ không phải báo lớn nên chưa được phổ biến sâu rộng thôi ạ).

    2. KTS Trần Thanh Vân

      “Thanh Vân ba chấm thủy” xin đa tạ. “Chuối ngự”là giống trái cây nhỏ nhắn, dưng mà thơm và cốt cách, chuối này được bày bán rất nhiều ở phố Chợ Sắt, thành phố Nam Định, mọi người có biết không? Mỗi năm đi Nam Định vài lần, lần nào tôi cũng ghé mua một vài buồng đem về treo trong nhà, khách đến thăm thì tự vặt mà ăn. Thơm và ngọt lịm.
      Còn chuyện cuộc đời chìm nổi thì ai chẳng từng trải qua? Tôi đã từng có lúc ngồi ở góc phố Tần Phú bán xôi sáng vào thời CCRĐ mà tôi đã từng khoe trong Blog này, nhưng tôi lại thấy đó là kỷ niệm hay. Sướng hay khổ, nhục hay vinh còn là cách lý giải của từng người. Mình đã vậy thì nghĩ làm chi đến chuyện nhà thơ Nguyễn Bính ra đi vào đúng ngày 30 Tết mà không khí Tết chưa kịp đến viếng thăm nhà?

    3. Kim Dung

      Cảm ơn Chuối Ngự nhiều. Cụ Tào Mạt cũng là người KD yêu quý và kính trọng lắm về phẩm cách nghệ sĩ, vì tuy là người t/p, nhưng cứ tết âm lịch đến, nếu ko được nghe chèo, và quan họ, KD thấy như chưa phải Tết. Rất lạ!

      1. Chị yêu ơi, em cũng vậy. Dù rất Tây, thích nghe nhạc giao hưởng,thường nghe nhạc Pop, Rock, nhưng lại đặc biệt thích nghe chèo cổ. Em cũng nhiều lần nghe và xem bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” của cụ Tào Mạt. Em cũng thích nghe quan họ, nhất là bài “còn duyên”.

  8. Thứ dân

    Hôm nay, theo trang Bauxite VN, Vinashin đề xuất được hoãn nợ nhưng các chủ nợ quốc tế đã khước từ ! Và một quan chức cao cấp cuả Vinashin đã bày tỏ quan điểm :”Không có khoản ký qũy nào cho khoản vay này. Nói một cách thẳng thắn, nếu họ thực sự muốn đàm phán, họ sẽ nhận được điều gì đó. Còn nếu không, họ sẽ không nhận được gì cả”. Vậy là sao? Mãi đến thế kỹ 21 mà vẫn còn những suy nghĩ vậy sao? Có lẽ, ông ta không nên làm quan- dù là cấp bậc nào đi nữa- vì suy nghĩ giống mafia quá ? Cứ làm ăn kiểu này trách sao thiên hạ không tin mình.

    1. nicecowboy

      NCB không nắm rõ về nội dung chi tiết về các hợp đồng tín dụng giữa Vinashin và các chủ nợ quốc tế. Theo luật pháp VN cũng như quốc tế, một khoản tín dụng có thể là tín chấp (không có tài sản bảo đảm), có thể là có bảo đảm (cầm cố, thế chấp, ký quỹ..) có thể là có bảo lãnh (của Nhà nước, Ngân hàng, hoặc tổ chức cá nhân khác). Tuy nhiên, đa số các khoản vay quốc tế quá lớn, thường là tín chấp hoặc có bảo lãnh của Nhà Nước (không thể có tài sản bảo đảm vật chất, cụ thể nào đủ lớn để bảo đảm).

      – Trong trường hợp Vinashin, nếu là những khoản vay tín chấp, thì người cho vay phải chịu rủi ro rất lớn nhưng bù lại họ lấy lãi khá cao. Nhưng mặt khác, nếu người vay cố ý xù, hoặc nếu làm ăn thất bại, hoặc phải phá sản theo luật, thì người cho vay xem như thua. Kiện cáo ra Tòa thì vô ích, khi tài sản còn lại chẳng là bao nhiêu và không thể hóa giá phát mãi được, cũng không phải là toàn bộ tiền phát mãi đó để trả cho chủ nợ không có tài sản bảo đảm .

      Lúc này những ông chủ nợ nào cho vay tín chấp, thì không dám làm căng, rất sợ Vinashin bị tuyên Phá sản, mà sẽ chịu thỏa thuận, thương lượng với Vinashin để gia hạn nợ, hoặc tái cơ cấu lại các khoản nợ. Như thế thì có thể còn vớt vát được chút ít. Đó là do khi xem xét cho vay, THAM thì thâm (tình hỉnh tài chính người vay yếu kém, không có bảo đảm hay bảo lãnh mà vẫn cho vay thì nếu có gì sau này thì người cho vay cũng phải gánh lấy phần hậu quả thôi vì người vay đang trong tình trạng không còn gì để thanh toán được ! ).

      – Ngược lại, những khoản vay nào của Vinashin mà có bảo lãnh của Ngân hàng uy tín, hoặc bảo lãnh của Chính phủ VN, thì sẽ an toàn hơn nhiều. Bởi vì Ngân hàng uy tín đó, và Chính phủ một khi đã bảo lãnh (tuyệt đối, vô điều kiện) thì phải trả thay trong bất kỳ trường hợp nào nếu người vay không trả được. Nếu mà xù, thì sau này sẽ không ai còn dám làm ăn với ngân hàng đó, hoặc CP nước đó.

      Vì thế, nếu đây là những món vay có bảo lãnh của Chính phủ, thì các tổ chức tín dụng quốc tế có thể làm rất căng, và họ dám không chấp nhận cho gia hạn, hoản nợ, hay cơ cấu lại khoản vay . Về phát biểu như quan chức cao cấp nào đó của Vinashin như nêu ở còm Thứ Dân, thì chứng tỏ là không nắm vấn đề, hoặc vẫn còn mang tư tưởng thời bao cấp vài chục năm trước đây, không phải là thời mở cửa hội nhập làm ăn với thế giới.

      – Còn một điểm nữa, là phải xem xét trong các HĐ đã ký là nếu có tranh chấp thì sẽ áp dụng luật của nước nào ? Nếu mà áp dụng Luật của VN, thì “Ôi thôi rồi nồi xôi !”, bên cho vay sẽ chịu thiệt thòi thôi. Nhưng nếu HĐ qui định xét xử theo luật của nước họ, hay nước văn minh thứ ba khác, thì Vinashin và CP Việt Nam đừng hòng mong muốn xử như “luật rừng” được đâu . (Mà thông thường các khảon cho vay quốc tế lớn, trong HĐ đều có qui định xử theo luật Anh, Mỹ, Sing… chứ chả ai chịu để xử theo luật VN cả)

      (Theo Luật Cao bồi miệt vườn)

  9. hgiang

    Không rành vê hôi hoa nhung minh thây rât thich buc tranh này, minh ngam nghia mai không chan guong mat xinh dep trong sang, dang ngôi khep nep cua em bé, em bé làm minh nho lai cai thoi ngày xua cua minh voi nhiêu mo mông ngây tho …. Cam on KD.
    Gân dây khi ngam nhin buc tranh dâu gia cua vua Hàm nghi o Paris minh cung xuc dông manh liêt và thây thuong quy vi vua này voi nhung ngày thang luu vong …

    1. Kim Dung

      Cảm ơn hgiang về sự chia sẻ. Chúc hgiang sức khỏe và mong được đón hgiang tới thăm blog HM

  10. Ai Nghĩ Dùm Tôi

    nicecowboy says:
    December 8, 2010 at 9:21 am
    Bài rất đáng xem ở Vietnamnet ngày 8/12/2010 :
    “Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An( nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ) khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị”.

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-07-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-khuyen-nghi-doi-moi-he-thong-chinh-tri

    Ông An gan thật! ngày xưa luật sư Lê Công Định cũng nói y chang như thế rồi lãnh án tù 7 năm.

  11. Ai Nghĩ Dùm Tôi

    To Gã Cao Bồi Lương Thiện:
    Cám ơn Gã Cao Bồi đã “nghĩ dùm” về cái Hội Đồng Anh. Kém thế nên mới lấy nick là “Ai nghĩ Dùm tôi” đó mờ! Thông thường đối với những kẻ “ngu lâu” người ta hay nói một các lịch lãm kiểu Hà Thành: người có đầu óc “lười suy nghĩ”….he he..Nếu cái gì cũng biết thì tại hạ đã lấy nick là : Người Biết Tuốt…rùi..hi hi 🙂
    À! hỏi nhỏ điều này! nhớ ngày xưa ham chơi, ông bà cụ thường mắng: Mày dốt như thế thì tống mày về quê…chăn bò.. cho thím hai. Bác cũng Chăn Bò (Cowboy) mà sao bác giỏi thế nhể???? 🙂
    Ai Nghĩ Dùm Tôi 🙂 😀 😉

    1. nicecowboy

      Khakha, chăn bò cũng phải đi học, cũng phải thường xuyên nâng cao kiến thức mà. Tớ hành nghề chăn bò đàng hoàng hợp pháp, phải đăng ký kinh doanh và được cấp chứng chỉ hành nghề đấy ! Có chuyện xưa copy lại đây cho ANDT và các còm sĩ đọc chơi, chuyện anh Sào Phủ hành nghề chăn trâu đấy (hơi giống chăn bò, nhưng cao cấp hơn)

      “ Đời xưa có ông Hứa Do, là một người sống ẩn dật ở trong chằm Bái Trạch.
      Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung Nhạc phía Nam sông Dĩnh Thuỷ.
      Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm tổng trưởng cả chín châu. Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe chuyện nữa, ra bờ sông Dĩnh Thuỷ rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do hỏi:
      – Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy?
      Hứa Do thuật chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng:
      – Ta toan cho trâu uống nước đây, lại e bẩn cả miệng trâu.
      Nói đến đoạn dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống nước.
      Lời bàn:
      Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận cũng là lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống cái nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ nữa.
      Ôi! đọc bài này, tưởng như Hứa Do với Sài Phủ là hai người, nếu chẳng ngông cuồng, thì cũng gàn dở. Nhưng vì Hứa do và Sào Phủ hiểu thấu danh lợi nó hãm hại người ta dễ làm cho mất hết liêm sỉ, cho nên hai ông không muốn để cái làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa cao quý vậy. Chả bù cho những phường tham danh, trục lợi thường say mê danh lợi, thậm chí đến chết vẫn chưa tỉnh cho! “

    1. Kim Dung

      KD đọc và kinh ngạc về tư duy mới của một người lãnh đạo cũ…he…he…

    2. Nhưng HH lại không khâm phục ông ấy vì đến bây giờ khi ông “về nhà” mới nói thẳng ý nghĩ của mình. Nếu như ông ấy nói ra khi đương nhiệm, có lẽ HH sẽ rất cảm phục. HH lại nhớ tới một người “rất xưa”, cũng “tai bay vạ gió” vì sự thẳng thắn của mình, HH rất kính trọng ông ấy. Người HH muốn nói là ông Trần Xuân Bách.

    3. HH thì không thích. Nếu như ông ấy viết điều này hay phát biểu về nội dung này khi đương nhiệm, HH sẽ rất khâm phục về bản lĩnh người lãnh đạo. HH chợt nhớ tới một “người xưa”, đã bị “tai bay vạ gió” vì sự thẳng thắn của mình, nhưng HH rất cảm phục vì ông ấy dũng cảm, dám nghĩ thật và nói thật, bất chấp những gì sẽ đến với mình. Người HH muốn nói là ông Trần Xuân Bách.

      1. Để được sự tôn trọng của dân chúng thì họ cần phải thể hiện bản lĩnh khi đương chức và cả sau khi về vườn. Khi đợi thành “nguyên” mới phát biểu thì đôi khi quá muộn, nhất là ở tầm lãnh đạo quốc gia.

  12. Ai Nghĩ Dùm Tôi

    Sao còm nhảy lung tung thế này nhể?

    Ui Choa! post lên xong mới đọc cái re còm của Anh Kiệt. Thành thật xin lỗi vì không hiểu rõ những nỗi khổ của bà Thúy (bắt đền nữ sĩ KD đấy, cứ sợ “nhạy cảm”, không chịu viết rõ ra những điều Anh Kiệt đã nói).
    Nhờ anh Hiệu Minh xoá cái còm vừa rồi dùm nhé! đa tạ..
    😦

    1. He he. HM đã xóa rồi nhưng nghĩ lại thấy anh Cao Bồi nói đúng. Chẳng có gì nhậy cảm và cũng là một cách hiểu khi bài báo không nói rõ về thân phận của bà Thúy vì nhiều lý do.

      Mấy lời của Anh Kiệt đã giải thích rõ. HM cũng nghe chuyện này khá lâu rồi, nhưng dưới ngòi bút của KD lại thấy một khía cạnh khác của thiếu nữ Hà Nội xưa.

      Thôi, cứ để lại bác ANDT ạ.

    2. Kim Dung

      Người đàn bà HN thời bao cấp nào cũng khổ cực cả, ANDT à. Rất ít người may mắn. Nhưng khi gặp Em Thúy ngoài đời thực, KD mới thấy, người HN gốc mà giữ được phong cách, thì bao giờ nó cũng có cái sang trọng ngầm, cái cốt cách nhẹ nhàng, rất khác biệt với người ko phải HN. Thật đó. Lịch sự và dễ chịu. Lại cũng rất chân thành nữa, ANDT à.

      Nhưng phải nói thêm cả điều này. Có rất nhiều ng\ười đàn bà HN nhẹ nhàng, nhưng con gái lớn lên trong thời HN mới thì đứa con khác hẳn bà mẹ. Nó xô bồ hơn, đáo để hơn, và cũng ko hề nhẹ nhàng chút nào. Có lẽ do môi trường xã hội sau này, đã giúp nó mất bớt đi những đức tính ,mà bà mẹ đã gìn giữ được,

      Có lẽ là do công lao Hội phụ nữ VN muốn giải phóng phụ nữ.:))) để bình đẳng nam giới. Vì thế, mà phải nói thật, KD ghét cay ghét đắng mấy bà Hội Phụ nữ VN.

  13. Ai Nghĩ Dùm Tôi

    Định nín thinh rồi nhưng ngứa miệng quá, vả lại thấy ít người kéo chăn Nữ sĩ KD nên góp nhặt vài lời.
    Bài viết vẫn rất là Kim Dung, với phong cách nhẹ nhàng, truyền cảm, và cách dùng ngôn từ một cách…bóng bẩy.

    Thành thực mà nói, nếu không biết, không đọc nữ sĩ KD, tôi nghĩ tác giả bài viết này chắc là viết theo đơn đặt hàng

    Tranh có thân phận của tranh
    …Và người, có thân phận của người

    Lướt qua những tiêu đề nghe rất kêu, ban đầu tôi hình dung đây chắc là câu chuyện thân phận thăng trầm tương tự như những bức tranh vẽ người đẹp của các danh hoạ thế giới hoặc ít ra cũng rất là “thân phận” như nàng Thuý….Kiều của cụ Tiên điền Nguyễn Du. Đọc một mạch, xong thì thấy chưng hửng, hụt hẩng….

    Thân phận bức tranh theo tôi không có gì phải đáng nói cả (cũng có thể do bản thân thiếu khả năng cảm nhận). Giá trị của bức tranh chỉ được cảm nhận sau khi nó được đưa vào bảo tàng viện. Ngay chính chủ nhân của nó cũng không thèm cất kỷ hay chôn dấu nó trước khi đi sơ tán để kẻ trộm lấy đi.
    Nếu cuộc đời của bà Thúy được biết qua bài viết: “Như mọi thiếu nữ Hà thành gia giáo khác, bà Thúy theo học một trường học nổi tiếng của Hà Nội- Trường PT Trưng Vương. Dường như duyên phận đã đặt bà sau đó, học tiếp sư phạm và trở thành nhà giáo….cung bậc khó khăn, vì đất nước những năm tháng đó đang có chiến tranh. Cô giáo Thúy lúc ở trường ngoại thành lúc chuyển về dạy ở nội thành. Hết dạy môn Văn- Sử- Địa ở trường phổ thông, lại dạy nữ công gia chánh ở trường sư phạm…” và nỗi trắc trở trong tình duyên là sự chờ đợi người tình đi học ở Nga về để làm quan (chứ không phải chờ anh đi bộ đội cứu nước, không hẹn ngày về) thì hơn nữa số người trên một đất nước với 80 triệu dân, trải qua hai cuộc chiến đánh Pháp và Mỹ sẽ “thân phận”, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh hơn rất nhiều.

    Chỉ vài lời về nhân vật chính của bài viết thế thôi. ANDT hoàn toàn không biết bà Thúy là ai, nên chẳng có thành kiến yêu hay ghét. Chỉ là một sự cảm nhận qua những gì đọc được, Đúng sai xin nhường cho nhận xét của bạn đọc ở đây vậy.

    Xin được nói thêm một tí nữa về ông tây Paul mà tác giả đã đưa vào đây để tăng thêm cái sự “khen” nhân vật Thúy của câu chuyện.

    Không biết Paul này có phải là chú Paul đã từng vào quậy phá nhà bọ Lập (blog Quê Choa) trước đây không..hi hi..

    Xin quote lại lời của Paul trước khi tôi lếu láo dăm câu để mua vui vài trống canh: “Không phải ngày nào bạn cũng có diễm phúc được gặp một hình tượng quốc gia, người đã phản ánh rõ nét linh hồn, tính cách của đất nước đó, cũng như những giá trị đã được thừa nhận như tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tự hào“.

    Trước tiên, nói sơ qua cái chức vụ “Giám Đốc Hội Đồng Anh”, Hội đồng Anh là cái chi chi rứa hè? (Mới nghe tưởng là ông Hội Đồng thời phong kiến)

    Có phải chăng Paul là một nhà soạn nhạc chắc tâm hồn cũng lãng mạn như cái “thằng tui” Hễ thấy người đẹp là tít mắt lại mà “nịnh đầm”, nịnh líu cả lưỡi, tối cả mắt mũi, nịnh kiểu “Cây đâu thơm lạ thơm lùng, thơm hoa, thơm lá, người trồng cũng thơm”. (Phần này tôi xin được khảng định một lần nữa sự so sánh ở đây chỉ là chuyện “nịnh đầm” kẻo bạn đọc là bảo tui thấy sang bắt quàng làm họ thì khộ đời). Nếu bảo bà Thuý là “hình tượng quốc gia”, là “tính cách và giá trị của một đất nước” thì chẳng lẻ hình tượng anh Giải Phóng Quân “và anh chết trong khi đang đứng bắn“, và giá trị tinh thần của lòng căm thù “Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng” đã và đang được giáo dục cho thế hệ trẻ trong sách giáo khoa như là hình tượng quốc gia, tính cách dân tộc là sai bét nhè à?

    Cái gì mới là hình tượng quốc gia, tính cách và giá trị dân tộc Việt, rối trí quá, ai nghĩ dùm tui, tui xin….hiến thân đền đáp…he he.. 🙂 😉 😀
    Ai Nghĩ Dùm Tôi

    1. nicecowboy

      @ ANDT : chào còm sĩ không xa lạ trong blog QC. Bạn là nhà phê bình khe khắt đấy, Tuy nhiên còm này của ANDT không có gì là nhạy cảm liên quan đến chính trị, và nhận xét phê bình của bạn dù đúng sai, hợp lý thế nào thì cũng là một “phản biện” lý thú !

      @ nhà báo KD : chắc có lẻ KD đưa entry này lên để đap lại entry trước của HM và vài còm sĩ (trong đó có Cao bồi, hihi) dám bôi bác các Sư tử Hà Thành . Hihi. Thật là phản pháo kịp thời, và hiệu qủa. Tuy vậy, còm trên của ANDT cũng đáng suy ngẫm đấy, có lẻ tính cách “nữ sĩ ” của KD vượt trội và lấn lướt tinh cách “nhà báo” của KD nhiều.

    2. Kim Dung

      To ANDT: Chít cười với ANDT. KD đã dần đoán ra, còm sĩ này ở QC là ai rùi. Rất thân thiết với QC, và nếu đúng người đó, KD rất vui mừng được đón ANDT tới thăm và chia sẻ, cho dù cãi nhau chí tử. Vì KD cũng rất nể những cái còm trí tuệ của ANDT. Vì những cái còm rất sâu sắc…xấu:))). Nhưng KD ko tranh luận, vì sự cảm nhận mỗi người khác nhau. nhất là trong chuyện chữ nghĩa.

      Chàng Paul đó là một chàng nhạc sĩ, chơi rất thân với con trai Em Thúy. Sang VN, chàng Paul làm việc với con trai Em Thúy, và tâm sự với con trai Em Thúy nguyện vọng muốn xem bức tranh ở Viện BTMT, mà ko biết mẹ của người bạn đồng nghiệp là nguyên mẫu bức tranh. Điều đáng quý, khi phát hiện bức tranh bị hỏng, chàng Paul này là người nhiệt tình nhất vận động bạn bè các nước sang giúp tu sửa lại bức tranh

      To NCB: Ko phải KD muốn đáp trả lại gì HM đâu. Chỉ vì biết HM đợt này bận rộn quá, ít thời gian viết bài mới cho blog, nên gửi đăng để bạn bè có tính chất hỗ trợ nhau, trong thời gian Tổng Cua bận tíu tít và chưa có bài mới thôi. Định đưa bài viết khác về hoa, nhưng mùa đông rồi, nên KD ko đưa bài hoa nữa, và tình cờ nhớ ra bài này về người phụ nữ HT, mà đưa thôi. Bài đã đăng ở Thư HN rất lâu rùi.

      Hôm trước, KD chưa com tranh cãi lại NCB: KD vào SG công tác, gặp một lần, một phụ nữ Huế chửi nhau trên tàu, và một lần khác, một người đàn bà Nam bộ cãi nhau, chửi người ta suốt đêm, ngay cạnh khách sạn KD nghỉ, đến nỗi KD mất ngủ. Sáng ra, giọng bà í khản đặc, dễ sợ, kinh khủng quá. Cậu bạn đồng nghiệp (đi cả nhóm 4 đứa nhà báo), dứt khoát ko ăn sáng ở hàng bà đó, vì ghét bà í quá. chết cười. Nhưng từ đó, KD thấy gái nào cũng ghê. He…he..

    3. nicecowboy

      Trong còm phản biện trên của ANDT, có đoạn này : “Trước tiên, nói sơ qua cái chức vụ “Giám Đốc Hội Đồng Anh”, Hội đồng Anh là cái chi chi rứa hè? (Mới nghe tưởng là ông Hội Đồng thời phong kiến) …t thêm ”
      Đọc câu này thì Cao bồi hơi thấy bị lạ đó ! Hội đồng Anh là tổ chức khá nổi tiếng (British council) không phải chỉ ở VN mà trên thế giới, mà sao ANDT lại nói thế, làm mât thêm điểm của còm nhé. Dưới đây là giải thích sơ lược về British council :

      “Hội đồng Anh là tổ chức quốc tế về hợp tác văn hoá và giáo dục của Vương quốc Anh. Hội đồng Anh có mặt tại hơn 100 nước trên thế giới, là tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động như một tổ chức từ thiện theo đăng ký tại Vương quốc Anh. Hội Đồng Anh bắt đầu hoạt động tại Việt nam từ năm 1993 và có hai văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”

  14. KTS Trần Thanh Vân

    Ôi “Em Thúy”.
    Tôi xem bức tranh này nhiều lần rồi và tôi cũng đọc bài này của KD lâu rồi. Tôi cứ ngờ ngợ, không nhớ hồi đó KD lấy bút danh là gì nhỉ? Có điều, tôi không “thích” bài này. KD có biết tại sao không? tại vì đọc xong tôi rất buồn, tại vì tôi tiếc thương một thời vàng son không còn nữa. Tôi rất quen họa sĩ Trần Văn Cẩn. Họa sĩ có một người bạn thân là một anh lính Com – măng – đô, bị quân ta bắt trong kháng chiến chống Pháp rồi ở lại theo ta luôn. Lấy tên là An, mọi người gọi là Anh An.
    Năm tôi 14,15 tuổi, Anh An rất hay đến nhà tôi chơi. Thấy tôi thích vẽ, Anh An nằng nặc đòi gửi tôi cho họa sĩ Trần Văn Cẩn để nhờ ông dậy giỗ. Tôi không chịu theo ngành hội họa vì tôi thích học Toán hơn, nhưng tôi rất hay đến thăm họa sĩ để xem ông vẽ. Ông có một phòng vẽ ở khu triển lãm Vân Hồ. Sau này trở thành KTS rồi, lấy chồng có con rồi, tôi vẫn thường đến thăm họa sĩ. Ông họa sĩ già sống độc thân mà chẳng độc thân, có gia đình mà vẫn cô đơn.
    Tôi cứ nhìn bức họa “Em Thúy” và đọc đoạn KD viết khi lần đầu tiên đến thăm “Em Thúy” là tôi bị ám ảnh bởi cảm giác đó.
    Tại sao những người tài hoa hay chịu số phận như thế nhỉ?

    1. Anh Kiệt

      Em chọc bác TV tý ạ, dạy dỗ ( không phải dạy giỗ ạ).
      Đọc bài bác KD lại thấy một thời thế hệ trí thức quá khổ. Và em thích đoạn nói vẻ cao sang của
      người phụ nữ Hà Nội. Em cũng biết một cô rất đẹp, một cuộc đời bị quăng quật sau vụ chồng bị bắt
      cùng thời với HMC. Trước đó chú ấy là PTBT một tờ báo lớn. Các con chật vật lắm mới vào được
      đại học vì lý lịch, cô và con gái phải bán bánh rán tối ở cửa ga Hà Nội, vậy nhưng gặp cô thấy lúc
      nào cũng nền nã, trong nhà cô trị giá nhất lúc bấy giờ chỉ là chiếc bàn là hoa dâu để quần áo dẫu ít ỏi nhưng lúc nào cũng phẳng phiu khi ra đường…đau đớn thật, vẻ đẹp đó này ở đâu?

    2. Kim Dung

      Cảm ơn chị Mây: Bài viết này, KD đăng trên Thư HN đã lâu, vẫn lấy tên Kỳ Duyên, chị à. Hóa ra, chị Mây biết rất rõ gia đình Danh họa? KD chơi với con dâu của bà Thúy, cũng là nhà báo. Bạn í trẻ hơn KD rất nhiều, và quý KD lắm, nên thích gọi “chị, em” cho KD …trẻ:))).

      Biết KD yêu thích nghệ thuật, trong đó, có hội họa, lúc đó bạn này vừa về làm dâu Em Thúy. Hi…hi…Thế là Con Dâu của Em Thúy khoe với KD về mẹ chồng. KD thích quá. Và đến ngay để viết. Đến nhà, lại gặp luôn cả phu quân của Em Thúy. Hóa ra, cụ là Đào Văn Phúc, nguyên Tổng biên tập Nhà XBGD, nới KD vẫn cộng tác, làm việc. Cuộc hội ngộ bất ngờ hóa ra khá thú vị.

      Tuy Danh họa ko lấy vợ, nhưng câu chuyện của Cụ với chị Hồng quả là một câu chuyện Tình Yêu đích thực. KD vẫn hẹn với cô bạn nhà báo, sẽ đến gặp chị Hồng, để hỏi chuyện và viết, dù biết rằng, chị Hồng có nhiều nhà báo đến viết rồi.

      Thực lòng, KD kính trọng Tình yêu đó của 2 người . Ko biết quan niệm chị Mây thế nào, và chị có biết rõ mối tình của 2 người đó ko? KD chỉ đọc trên báo chí nên rất ngưỡng mộ cả 2

      To Anh Kiệt: Cảm ơn sự đồng cảm của AK. AK viết thế làm mình cay mắt, vì xúc động. AK đã nói rất đúng cái chất người Hà Nội. Có nhiều người chê người HN là giả dối, khéo léo…Nhưng ngược lại, KD thấy người HN tinh tế, lịch sự nhiều hơn là khéo léo (nếu đúng là người gốc).

      AK đã nói rất đúng cái chất người HN đó. cho dù họ đói, họ khổ, nhưng lúc nào ăn mặc, cư xử cũng tươm tất. Nhưng điều đó lại bị một số người các địa phương khác cho là giả dối. Thật ra, sự tinh tế khéo léo, rất khác giả dối về bản chất, dù hình thức có vẻ khiến một số người nhầm lẫn, ngộ nhận. Nhưng tinh tường một tý là nhận được ra ngay thôi.

      Vì đơn giản, KD cũng rất ghét sự giả dối. Hì…hì..

      1. KTS Trần Thanh Vân

        Đầu tiên phải xin cám ơn Anh Kiệt, à Chị Kiệt, nàng quả là hay chọc ngoáy, ý dưng mà, chọc đâu trúng đó. Nói theo kiểu AQ , thì là rằng, tại vì thông minh quá, nên lão đây phải có đôi chút “ngu lâu” cho nó “điều hòa âm dương”
        Còn với KD, thì mình nghĩ không nên bới lại chuyện tình xưa của Nhà Danh họa làm gì nữa. Lý do thì nhiều, nhưng có lẽ không nên tiểu thuyết hóa một mối tình giang giở, mà thực chất, nó không đẹp như KD mong muốn.
        Hồi đó mình làm việc ở Viện QH Bộ XD, đường phố Ha Lư chưa có, cơ quan mình và Khu triển lãm Vân Hồ chỉ cách nhau một bức tường. Ngoài mối quan hệ giữa mình và cụ già đã có từ hồi mình còn nhỏ, thì Hội Mỹ thuật do Cố Họa sĩ đưng đầu lại có quan hệ gần gũi với Hội KTS do KTS Hoàng Như Tiếp làm thủ lĩnh, nên bọn trẻ chúng mình hay chạy sang thăm hỏi. Xưởng vẽ của Nhà Danh Họa chỉ là một góc lôi thôi, luộm thuộm. Còn Nàng? mình thấy Nàng chỉ là một “người mẫu” đáng yêu, chứ Nàng không là một “bà bếp” như cái cần có ở một người con gái đẹp Hà Thanh mà KD vẫn hằng ca ngợi. Thật tội nghiệp, lúc đó Nàng còn quá trẻ…nhưng tôi đã nhìn thấy nhiều người con gái trẻ, vì tình yêu, họ bất chấp mọi gian khó, sức ép gia đình và dư luận xã hội…
        Chỉ có một chuyện về danh dự của Họa sĩ Trần Văn Cẩn mà tôi muốn ai đó viết một bài làm rõ: Việc xác định Cố Họa sĩ Bùi Trang Chước đích thực là tác giả của Quốc huy nước VNDCCH xẩy ra sau khi hai Họa sĩ đã khuất núi, đã vô tình xúc phạm Họa sĩ Trần Văn Cẩn. Thực chất, Họa sĩ Trần Văn Cẩn chưa bao giờ vơ lấy quyền tác giả bản Quốc huy đó. Việc này không quá khó, nhưng tôi e KD không làm được, vì KD là hậu thế, lại ngoại nghệ.

      2. Anh Kiệt

        Em chào bác KD và TV, em muốn còm vào của bác TV nhưng do không reply được, nên vào từ bác KD ạ. “Chỉ có một chuyện về danh dự của Họa sĩ Trần Văn Cẩn mà tôi muốn ai đó viết một bài làm rõ: Việc xác định Cố Họa sĩ Bùi Trang Chước đích thực là tác giả của Quốc huy nước VNDCCH xẩy ra sau khi hai Họa sĩ đã khuất núi, đã vô tình xúc phạm Họa sĩ Trần Văn Cẩn. Thực chất, Họa sĩ Trần Văn Cẩn chưa bao giờ vơ lấy quyền tác giả bản Quốc huy đó. Việc này không quá khó, nhưng tôi e KD không làm được, vì KD là hậu thế, lại ngoại nghệ.” Việc này thì em có thể nói đã quan tâm nên trả lời bác đôi chút, nếu không được trọn vẹn mong bác lượng thứ. Em có biết nhà phê bình Mỹ thuật Triều Dương một học trò hâm mộ họa sĩ TVC đến mức tuyệt đối. ( bác TD đã mất), vì chính bản thân phụ trách mảng mỹ thuật của báo Văn nghệ nên đã nêu rất nhiều. Bản thân em cũng đã ngả nghiêng vấn đề này. Nhưng sau khi được tiếp xúc các nguồn tư liệu thì bản thân em phải suy nghĩ lại: Chắc chắn họa sĩ TVC không muốn tranh công gì ở Quốc huy, nhưng hoàn cảnh nó thế, và căn cứ những tư liệu có cũng như phong cách vẽ thì Bùi Trang Chước mới là tác giả chính. Song, bảo vệ trước Quốc hội và chỉnh sửa sau khi được các cấp cao góp ý để hoàn thiện là họa sĩ Trần Văn Cẩn. Thời điểm lịch sử đó dù là tác giả hay không cũng không mang lại danh lợi gì, tất cả cho phục vụ cách mạng như một nhiệm vụ. Gia đình bác Bùi Trang Chước cũng đã khó khăn lắm mới lấy lại được tiếng cho cha ông mình, từng bước phác thảo Quốc huy Việt Nam trước khi chỉnh sửa hiện còn lưu giữ ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3 ạ. Em kính cẩn và tôn trọng tài năng đức độ của cả hai cụ. Và như em đã nêu ở còm hôm trước: Sao mà có một thời trí thức Việt Nam đáng thương đến vậy, chỉ nghĩ đến những nỗi đắng cay mà họ – những con người vô cùng giỏi giang và hiểu biết phải trải qua mà không cầm lòng được, mà phải rơi nước mắt.

      3. KTS Trần Thanh Vân

        Lần còm này thì Anh Kiệt không chọc ngoáy tý nào.
        Cám ơn.
        Nhẹ hẳn người.
        Tôi cũng hiểu và cũng nghĩ như Anh Kiệt giải thích.
        Có điều tôi hơi lăn tăn là khi con cháu cụ Bùi Trang Chước đệ trình những tư liệu chứng minh cụ Chước đích thực là tác giả đầu tiên của các phác thảo Quốc Huy, thì không khí rộn lên, phẫn nộ hộ cụ Chước, mà không một ai lên tiếng, để một mặt thừa nhận nội dung khiếu nại của họ, mặt khác giải thích cho công luận hiểu rõ hoàn cảnh diễn biến của sự việc khiến mọi người không nghĩ sai về cụ TVC.
        Mà thôi, chuyện qua rồi. Chắc là hai cụ đã giải thích rõ sự tình và bắt tay giải hòa rồi? Còn chuyện tình éo le liên quan đến người còn sống hôm nay thì có lẽ cũng nên thôi. Anh Kiệt nhỉ?

  15. Pingback: Điểm tin 8-12-2010 « THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

  16. Kim Bang

    Chi KD viet hay qua, hehe.

    Anh TDT noi: tho chi co the cam nhan, khong the giai thich. Hoa co giong the chang? Nhung doc bai viet cua chi, thay buc tranh “Em Thuy” cang dep hon.

    Hay ngam lai buc tranh, doc bai cua KD, va cam nhan.

    Cam on chi.

    1. Kim Dung

      Cảm ơn Kim Bang:
      KBăng an ủi KDung.
      Họ hàng, hay chị em cùng đệm Kim?

      Chắc KB là người cùng họ, nên mới bênh vực nhau? Mong luôn được KB đến thăm và chia sẻ nhé.

  17. Quý Vũ

    Tôi không có khiếu về mỹ thuật. Thực tình không nhìn ra được cái đẹp, cái hồn của cả những bức tranh nổi tiếng ở các bảo tàng mỹ thuật. Tuy nhiên, bài viết này với bức họa Em Thúy, chị KD có nói rằng đó là “…thông điệp giản dị về sự trong sáng, thánh thiện của con người….”, bỗng tôi muốn viết vài dòng.
    …………

    Cứ mỗi năm tôi 2 lần về quê nhân ngày giỗ (ngày kỵ) ông bà nội, tôi thường đi tàu hỏa mà không đi máy bay. Gần 700km, tiếng xập xình của đoàn tàu dễ mang về những kỷ niệm, cả những suy nghĩ về cuộc đời, theo cách của mình. Tôi nhớ khi hơn 80 tuổi, ông tôi đã lẫn rất nhiều (mất trí nhớ), tôi hay dụ dỗ để ông ăn cơm. Việc đi tiêu tiểu như một em bé, ông hoàn toàn không biết gì cả. Ông bà mình nói “Già trẻ bằng nhau” thì cũng thật chí lý, theo nghĩa bóng của nó.

    “Già trẻ bằng nhau”. Theo thời gian, tôi thấy tính triết lý của nó không chỉ vậy. Như chị KD viết ở trên, ở thời thơ trẻ, ánh mắt và tâm hồn con người đều trong sáng và thánh thiện. Sau đó, bon chen trong đời, cạnh tranh, có cả lợi mình hại người….. cho đến một ngày tóc bạc, răng long. Rồi có phải khi về già, dù đôi mắt mờ đục do tuổi tác, nhưng cái nhìn, cái nhận thức lại trong sáng hơn, cái tâm lại trở nên thánh thiện. Không phải ngẫu nhiên mà cả như Albert Einstein, một nhà khoa học, những năm cuối đời ông đã hướng đến Phật giáo.

    “Già trẻ bằng nhau”. Đó có phải là lý do tại sao nhiều nhà chính trị, khi đã lớn tuổi, không còn đương chức, lại có những phát biểu hoặc hành động khác hẳn ngày tại vị, nó đời hơn, nó không vụ lợi mà vì con người. Có phải họ đã nghiệm ra rằng đem lại hạnh phúc cho nhân dân mới là tối thượng, vơ vén cho bản thân chỉ là của phù du. Tiếc thay, khi đó họ đã về với vườn nhà.

    Cái phúc của một dân tộc nào đó có phải là có được những nhà lãnh đạo tài năng nhưng cái tâm lại của trẻ thơ, của tuổi già, tức không màng lợi lộc cho bản thân.

    Vài dòng ủng hộ…. chị KD vì thấy ít còm quá, có sai sót, mong các bác lượng thứ!

    1. Kim Dung

      Lại hu…hu…tiếp đây. Ko ngờ tranh Em Thúy mà mình thích vô cùng lại bị rớt giá thế này. Em Thúy ơi là…Bà Thúy ơi:)))

      Cảm ơn vì QV luôn ủng hộ …chị KD. He…he…

  18. người qua đường HN

    Tem KD cia đã.
    Đâu rồi nhũng “Em Thúy ” của hôm nay???

    1. Kim Dung

      Bóc tem Người qua đường HN: Bóc xong, ko com, để bài viết bao nhiêu là tình cảm nhẹ như gió cuốn đi thế này. Hu…hu

Comments are closed.